- Phần mở đầu
- 1. Giới thiệu Thiên cung sự và Ngạ quỷ sự
- 1. Quyển một: Bồ Tát Địa
- 2. Kinh Lâu đài có sàng tọa
- 2. Quyển hai: Bồ Tát Địa
- 3. Kinh Lâu đài có con voi
- 3. Quyển ba: Bồ Tát Địa
- 4. Kinh Lâu đài của ngựa Kiền-trắc
- 4. Quyển tư: Bồ Tát Địa
- 5. Kinh Lâu đài trinh phụ
- 5. Quyển năm: Bồ Tát Địa
- 6. Chuyện Nữ nhân sói đầu
- 6. Quyển sáu: Bồ Tát Địa
- 7. Chuyện Củ sen và hoa sen
- 7. Quyển bảy: Bồ Tát Địa
- 8. Quyển tám: Bồ Tát Địa
- 9. Quyển chín: Bồ Tát Địa
- 10. Quyển mười: Bồ Tát Địa
Trích giảng Tiểu Bộ Kinh
5. Kinh Lâu đài trinh phụ
Nguồn: Nguyên Tâm Trần Phương Lan
Bấy giờ, đức thế tôn trú tại Sàvatthì. Trong thành ấy có một trinh phụ. Nàng sống hoà hợp với chồng, nhẫn nại và thông minh. Nàng không la mắng ai, dù khi hờn giận. nàng nói năng dịu dàng, chân thật, đầy tín tâm và cúng dường bố thí tuỳ theo phương tiện của nàng.
Khi lâm trọng bệnh, nàng từ trần và được tái sinh vào cõi trời ba mươi ba. Phần còn lại cũng giống như chuyện đã được kể:
1. Thiên nga, sếu, hạc với chim công,
Cu gáy du dương lượng khắp vòng
Lầu các, lạc viên hoa tuyệt sắc,
Dập dìu bao ngọc nữ tiên đồng.
2. Thiên nữ đằng kia đại hùng lực
Thay đổi hình dạng với thần thông
Cùng đoàn tiên nữ vây quanh ấy
Múa hát vui chơi thật thoả lòng
3. Đạt thành thiên lực đại oai thần
Nàng tạo đức gì giữa thế nhân
Vì cớ gì oai nghi rực rỡ,
Dung quang toả khắp mười phương?
4. Nàng thiên nữ ấy tâm hỉ tràn,
Được Mục Liên Tôn Giả hỏi han
Nàng giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và đây là kết quả cho nàng:
5. Khi được làm người giữa thế nhân,
Con là trinh phụ chẳng tà dâm
Như hiền mẫu che chở con trẻ,
Không nói lời thô lúc sân hận.
6. Chân thật, đoạn trừ các vọng ngôn,
Hân hoan bố thí, tính ân cần,
Với tâm thành tín, con cung kính
Hào phóng cúng dường thức uống ăn.
7. Vì vậy sắc con đẹp thế này,
Và con vinh hiển ở nơi đây
Bất kì lạc thú nào trong dạ
Yêu chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
8. Xin trình Tôn Giả đại oai thần,
Công đức con làm giữa thế nhân,
Vì thế oai nghi con rực rỡ,
Dung quang toả sáng khắp mười phương.
-ooOoo-
Nhận xét:
Ngoài những bài kinh thuyết giảng cho Tăng chúng về đời sống phạm hạnh, Đức Phật còn lưu tâm dạy bảo giới cư sĩ về hạnh phúc của đời sống tại gia. Điển hình là kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt trong Kinh Trường Bộ, trình bày những lời dạy thiết thực của Ngài về đường lối xử thế đúng đắn trong tương quan giữa cha mẹ con cái, thầy trò, vợ chồng, bằng hữu và chủ tớ. Nói chung, đó là những tương quan đầy thân ái giữa người và người trong gia đình cũng như ngoài xã hội nhằm đem lại hạnh phúc chân chánh ngay tại đời này và kết quả tốt đẹp ở đời sau.
Đặc biệt trong bộ kinh Tăng Chi, Đức Phật còn giáo hoá cho nàng dâu Sujàta của ông Anathapindika (Cấp cô độc) bằng cách nêu rõ bảy hạng người vợ ở đời: ba loại đầu tiên gồm những người vợ có ác tính cư xử với chồng như kẻ sát nhân, trộm cắp hoặc chủ nhân, đem lại sự đau khổ suy vong cho nhà chồng và lãnh nghiệp báo cho bản thân ở đoạ xứ, địa ngục lúc tái sinh.
Bốn hạng vợ hiền kế tiếp được miêu tả với các đức tính tốt đẹp, cư xử với chồng như một người mẹ hiền, hoặc một người chị em, hoặc một người bạn và thậm chí như một nữ tì. Bốn hạng vợ này có thể đem lại sự hưng thịnh hạnh phúc cho nhà chồng và phước báo cho bản thân ở thiện thú, thiên giới đời sau.
Chuyện lâu đài trinh phụ này là một thí dụ về người vợ hiền thục đầy đủ các đức tính cao đẹp của người phụ nữ, cư xử với chồng như một người mẹ bao dung độ lượng. Nàng lại thông minh để có thể làm bạn luận bàn cùng chồng, vừa dịu dàng thành thật như chị em, vừa nhẫn nhục như một nữ tì. Ngoài ra, nàng còn là một tín nữ mộ đạo, bố thí cúng dường tuỳ theo phương tiện của nàng. Tóm lại, nàng là mẫu người phụ nữ lí tưởng xứng đáng được mọi người yêu mến của mọi người trong mọi thời đại. Và hậu quả tất nhiên của đức hạnh ấy là những phúc lạc thanh cao nàng hưởng thụ trên cõi Thiên sau khi mạng chung.
Những vần thi kệ Pali một lần nữa lại đưa ta vào một cảnh Thiên cung đầy kì thú diễm lệ dành cho những hạng người làm được nhiều việc thiện ở đời này, đem lại hạnh phúc an lạc cho mình và cho người khác.