- Giới thiệu
- Tập I - Thiên Có Kệ 1. Chương I: Tương Ưng Chư Thiên
- 2. Chương II : Tương Ưng Thiên Tử
- 3. Chương III: Tương Ưng Kosala
- 4. Chương IV : Tương Ưng Ác Ma
- 5. Chương V : Tương Ưng Tỷ Kheo Ni
- 6. Chương VI : Tương Ưng Phạm Thiên
- 7. Chương VII : Tương Ưng Bà La Môn
- 8. Chương VIII : Tương Ưng Trưởng Lão Vangiisa
- 9. Chương IX : Tương Ưng Rừng
- 10. Chương X : Tương Ưng Dạ Xoa
- 11. Chương XI : Tương Ưng Sakka
- 12. Tập II : Thiên Nhân Duyên Chương I : Tương Ưng Nhân Duyên
- 13. Chương II : Tương Ưng Minh Kiến
- 14. Chương III: Tương Ưng Giới
- 15. Chương IV : Tương Ưng Vô Thỉ (Anamatagga)
- 16. Chương V : Tương Ưng Kassapa
- 17. Chương VI : Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính
- 18. Chương VII : Tương Ưng Ràhula
- 19. Chương VIII : Tương Ưng Lakkhana
- 20. Chương IX : Tương Ưng Thí Dụ
- 21. Chương X : Tương Ưng Tỷ Kheo
- 22a. Tập III: Thiên Uẩn Chương I : Tương Ưng Uẩn A. Năm Mươi Kinh Căn Bản
- 22b. B. Năm Mươi Kinh Ở Giữa
- 22c. C. Năm Mươi Kinh Sau
- 23. Chương Hai : Tương Ưng Ràdha
- 24. Chương III : Tương Ưng Kiến
- 25. Chương IV : Tương Ưng Nhập
- 26. Chương V: Tương Ưng Sanh
- 27. Chương VI : Tương Ưng Phiền Não
- 28. Chương VII : Tương Ưng Sàriputta
- 29. Chương VIII: Tương Ưng Loài Rồng
- 30. Chương IX : Tương Ưng Kim Xí Điểu
- 31. Chương X : Tương Ưng Càn Thát Bà
- 32. Chương XI : Tương Ưng Thần Mây
- 33. Chương XII : Tương Ưng Vacchagota
- 34. Chương XIII : Tương Ưng Thiền
- 35a. Tập IV: Thiên Sáu Xứ
- 35b. Năm Mươi Kinh Thứ Hai
- 35c. Năm Mươi Kinh Thứ Ba
- 35d. Năm Mươi Kinh Thứ Tư
- 36. Chương II: Tương Ưng Thọ
- 37. Chương III: Tương Ưng Nữ Nhân
- 38. Chương IV: Tương Ưng Jambukhàdaka
- 39. Chương V: Tương Ưng Sàmandaka
- 40. Chương VI: Tương Ưng Moggalàna
- 41. Chương VII: Tương Ưng Tâm
- 42. Chương VIII: Tương Ưng Thôn Trưởng
- 43. Chương IX: Tương Ưng Vô Vi
- 44. Chương X: Tương Ưng Không Thuyết
- 45. Tập V: Đại Phẩm
- 46. Chương II: Tương Ưng Giác Chi
- 47. Chương III: Tương Ưng Niệm Xứ
- 48. Chương IV: Tương Ưng Căn
- 49. Chương V: Tương Ưng Chánh Cần
- 50. Chương VI: Tương Ưng Lực
- 51. Chương VII Tương Ưng Như Ý Túc
- 52. Chương VIII: Tương Ưng Anuruddha
- 53. Chương IX: Tương Ưng Thiền
- 54. Chương X: Tương Ưng Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra
- 55. Chương XI: Tương Ưng Dự Lưu
- 56. Chương XII: Tương Ưng Sự Thật
Kinh Tương Ưng Bộ
34. Chương XIII : Tương Ưng Thiền
Nguồn: Hòa Thượng Thích Minh Châu
I. Thiền Định Thiền Chứng (Tạp 31, Đại 2,222c) (S,iii,263)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...)
3) Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người tu Thiền này. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, và cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
9) Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò cái, được sữa; từ sữa được lạc; từ lạc được sanh tô; từ sanh tô được thục tô; từ thục tô được đề hồ. Đề hồ này được gọi là tối tôn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về Thiền định trong Thiền định và cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
II. Chỉ Trú (S.iii,264)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có bốn vị tu Thiền này. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, và cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
9) Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò cái nên có sữa; từ sữa có lạc; từ lạc có sanh tô; từ sanh tô có thục tô; từ thục tô có đề hồ. Đề hồ được gọi là tối tôn.
10) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
III. Xuất Khởi (Vutthàna)
(Như kinh trên, chỉ đổi thiện xảo về xuất khởi cho thiện xảo về chỉ trú ).
IV. Thuần Thục (Kallavà)
(Như kinh trên, chỉ đổi thiện xảo về thuần thục cho thiện xảo về xuất khởi ).
V. Sở Duyên (Arammana)
(Như kinh trên, chỉ đổi thiện xảo về sở duyên ).
VI. Hành Cảnh(Gocara)
(Như kinh trên, chỉ đổi thiện xảo về hành cảnh ).
VII. Sở Nguyện (Abhiniiara)
(Như kinh trên, chỉ đổi thiện xảo về sở nguyện ).
VIII. Thận Trọng (Sakkaccakàrii)
(Như kinh trên, chỉ đổi thiện xảo về thận trọng ).
IX. Kiên Trì (Sàtacca)
(Như kinh trên, chỉ đổi thiện xảo về kiên trì ).
X. Thích Ứng (Sappàyam)
(Như kinh trên, chỉ đổi thiện xảo về thích ứng ).
XI. Chỉ Trú Trong Thiền Chứng (S.iii,269)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Có bốn hạng tu Thiền này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, cũng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, và cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, người tu Thiền thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định và cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị tu Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
XII. Xuất Khởi Từ Thiền Chứng
((Như kinh trên, chỉ thế thiện xảo về xuất khởi thay cho thiện xảo về chỉ trú.
XIII. Thuần Thục Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào thiện xảo về thuần thục ).
XIV. Sở Duyên Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào thiện xảo về sở duyên ).
XV. Hành Cảnh Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào thiện xảo về hành cảnh ).
XVI. Sở Nguyện Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào thiện xảo về sở nguyện ).
XVII. Thận Trọng Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào thiện xảo về thận trọng ).
XVIII. Kiên Trì Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào thiện xảo về kiên trì).
XIX. Thich1 Ứng Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào thiện xảo về thích ứng ).
XX. Chỉ Trú - Xuất Khởi ( S.iii,272)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
- Có bốn hạng tu Thiền này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, cũng không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, và cũng thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.
8-9) Tại đây, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định và cũng thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị tu Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, bậc tối thượng, tối diệu.
XXI - XXVII. Thuần Thục Cho Đến Thích Ứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào thuần thục, sở duyên, hành cảnh, sở nguyện, thận trọng, kiên trì, thích ứng trong chỉ trú ).
XXVIII. Xuất Khởi - Thuần Thục (S.iii,272)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
- Có bốn hạng người tu Thiền này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, cũng không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, và cũng thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.
8-9) Tại đây, vị tu Thiền thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định và cũng thiện xảo về thuần thục trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, tối thượng và tối diệu.
XXIX - XXXIV. Sở Duyên - Thích Ứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào sở duyên cho đến thích ứng ).
XXXV. Thuần Thục - Sở Duyên
1-4) Nhân duyên ở Sàvatthi...
- Có bốn hạng người tu Thiền này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, cũng không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, và cũng thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.
8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về thuần thục trong Thiền định và cũng thiện xảo về sở duyên trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị tu Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, là vị tối thượng, tối diệu.
XXXVI - XL. Thuần Thục (S.iii,275)
(Vị ấy thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, nhưng (a) không thiện xảo về hành cảnh... (b) không thiện xảo về sở nguyện, (c) không thiện xảo về thận trọng, (d) không thiện xảo về kiên trì, (e) không thiện xảo về thích ứng).
XLI. Sở Duyên - Hành Cảnh
1-7) Nhân duyên ở Sàvatthi...
... thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.
... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.
... không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, cũng không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.
... thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, cũng thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.
XL.II-XL.V. Sở Duyên
... vị ấy thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, nhưng (a) không thiện xảo về sở nguyện, (b) không thiện xảo về thận trọng, (c) không thiện xảo về kiên trì, (d) không thiện xảo về thích ứng.
XL.VI. Hành Cảnh - Sở Nguyện
... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.. .. thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.. .. không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định, và cũng không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.
... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định và cũng thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.
XLVII-XLIX. Hành Cảnh
... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định, nhưng (a) không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định, (b) không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, (c) không thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.
L. Sỏ Nguyện - Thận Trọng
1-7) Nhân duyên ở Sàvatthi...
... thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định.
... thiện xảo về thận trọng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.
... không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định, và cũng không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định.
... thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định và cũng thiện xảo về thận trong trong Thiền định.
LI-LII. Sở Nguyện Và Kiên Trì
... thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định, nhưng (a) không thiện xảo về kiên trì, và (b) không thiện xảo về thích ứng.
LIII. Thận Trọng Và Kiên Trì
... thiện xảo về thận trọng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.. .. thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định.
... không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định, và cũng thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.
... thiện xảo về thận trọng trong Thiền định và cũng thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.
LIV. Thận Trọng Và Thích Ứng (S.iii,277)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người tu Thiền này. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về thích ứng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định và cũng không thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, và cũng thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, người tu Thiền thiện xảo về kiên trì trong Thiền định và cũng thiện xảo về thích ứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, người tu Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, là tối thượng và tối diệu.
9) Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò cái, có được sữa; từ sữa có lạc; từ lạc có sanh tô; từ sanh tô có thục tô; từ thục tô có đề hồ. Và đề hồ được xem là tối tôn.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền này đối với bốn vị tu Thiền ấy, vị này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, là tối thượng, và tối diệu.
10) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
(Như vậy có 55 câu trả lời vắn tắt cần phải giải thích cho rộng.