- Giới thiệu
- Tập I - Thiên Có Kệ 1. Chương I: Tương Ưng Chư Thiên
- 2. Chương II : Tương Ưng Thiên Tử
- 3. Chương III: Tương Ưng Kosala
- 4. Chương IV : Tương Ưng Ác Ma
- 5. Chương V : Tương Ưng Tỷ Kheo Ni
- 6. Chương VI : Tương Ưng Phạm Thiên
- 7. Chương VII : Tương Ưng Bà La Môn
- 8. Chương VIII : Tương Ưng Trưởng Lão Vangiisa
- 9. Chương IX : Tương Ưng Rừng
- 10. Chương X : Tương Ưng Dạ Xoa
- 11. Chương XI : Tương Ưng Sakka
- 12. Tập II : Thiên Nhân Duyên Chương I : Tương Ưng Nhân Duyên
- 13. Chương II : Tương Ưng Minh Kiến
- 14. Chương III: Tương Ưng Giới
- 15. Chương IV : Tương Ưng Vô Thỉ (Anamatagga)
- 16. Chương V : Tương Ưng Kassapa
- 17. Chương VI : Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính
- 18. Chương VII : Tương Ưng Ràhula
- 19. Chương VIII : Tương Ưng Lakkhana
- 20. Chương IX : Tương Ưng Thí Dụ
- 21. Chương X : Tương Ưng Tỷ Kheo
- 22a. Tập III: Thiên Uẩn Chương I : Tương Ưng Uẩn A. Năm Mươi Kinh Căn Bản
- 22b. B. Năm Mươi Kinh Ở Giữa
- 22c. C. Năm Mươi Kinh Sau
- 23. Chương Hai : Tương Ưng Ràdha
- 24. Chương III : Tương Ưng Kiến
- 25. Chương IV : Tương Ưng Nhập
- 26. Chương V: Tương Ưng Sanh
- 27. Chương VI : Tương Ưng Phiền Não
- 28. Chương VII : Tương Ưng Sàriputta
- 29. Chương VIII: Tương Ưng Loài Rồng
- 30. Chương IX : Tương Ưng Kim Xí Điểu
- 31. Chương X : Tương Ưng Càn Thát Bà
- 32. Chương XI : Tương Ưng Thần Mây
- 33. Chương XII : Tương Ưng Vacchagota
- 34. Chương XIII : Tương Ưng Thiền
- 35a. Tập IV: Thiên Sáu Xứ
- 35b. Năm Mươi Kinh Thứ Hai
- 35c. Năm Mươi Kinh Thứ Ba
- 35d. Năm Mươi Kinh Thứ Tư
- 36. Chương II: Tương Ưng Thọ
- 37. Chương III: Tương Ưng Nữ Nhân
- 38. Chương IV: Tương Ưng Jambukhàdaka
- 39. Chương V: Tương Ưng Sàmandaka
- 40. Chương VI: Tương Ưng Moggalàna
- 41. Chương VII: Tương Ưng Tâm
- 42. Chương VIII: Tương Ưng Thôn Trưởng
- 43. Chương IX: Tương Ưng Vô Vi
- 44. Chương X: Tương Ưng Không Thuyết
- 45. Tập V: Đại Phẩm
- 46. Chương II: Tương Ưng Giác Chi
- 47. Chương III: Tương Ưng Niệm Xứ
- 48. Chương IV: Tương Ưng Căn
- 49. Chương V: Tương Ưng Chánh Cần
- 50. Chương VI: Tương Ưng Lực
- 51. Chương VII Tương Ưng Như Ý Túc
- 52. Chương VIII: Tương Ưng Anuruddha
- 53. Chương IX: Tương Ưng Thiền
- 54. Chương X: Tương Ưng Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra
- 55. Chương XI: Tương Ưng Dự Lưu
- 56. Chương XII: Tương Ưng Sự Thật
Kinh Tương Ưng Bộ
22c. C. Năm Mươi Kinh Sau
Nguồn: Hòa Thượng Thích Minh Châu
I. Phẩm Biên
a. Biên Kinh (Tạp 3, Đại 2,18b) (S.iii,157)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Có bốn biên này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn? Hữu thân biên, hữu thân tập khởi biên, hữu thân đoạn diệt biên, hữu thân đoạn diệt đạo biên.
4) Này các Tỷ-kheo, thế nào là thân biên? Phải trả lời là năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn thức thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là năm thủ uẩn.
5) Này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân tập khởi biên? Chính là khát ái này, đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này, chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân tập khởi biên.
6) Này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân đoạn diệt biên? Chính là sự ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự xả ly, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự thoát ly chấp trước. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân đoạn diệt biên.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân đoạn diệt đạo biên? Chính là Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân đoạn diệt đạo biên.
b. Khổ (S.iii,158)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về Khổ, Khổ tập khởi, Khổ đoạn diệt, Con đường đưa đến khổ đoạn diệt. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Khổ? Phải trả lời là năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn... thức thủ uẩn. Đây gọi là Khổ, này các Tỷ-kheo.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Khổ tập khởi? Chính là khát ái này, đưa đến tái sanh... phi hữu ái. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Khổ tập khởi.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Khổ đoạn diệt? Chính là sự ly tham, đoạn diệt không dư tàn khát ái ấy, sự xả ly, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự thoát ly chấp trước. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Khổ đoạn diệt.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Con đường đưa đến khổ đoạn diệt? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Con đường đưa đến khổ đoạn diệt.
c. Hữu Thân (Tạp 3, Đại 2,18b) (S.iii,159)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về hữu thân, hữu thân tập khởi, hữu thân đoạn diệt, con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân? Phải trả lời rằng chính là năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân tập khởi? Chính là khát ái này... Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân tập khởi.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân đoạn diệt? Chính là sự ly tham, đoạn diệt không có dư tàn khát ái ấy... sự thoát ly chấp trước. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân đoạn diệt.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt.
d. Sở Biến Tri (Tạp 3, Đại 2,19a) (S.iii,159)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông các pháp cần phải biến tri, sự biến tri và con người đã biến tri. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp cần phải biến tri? Sắc, này các Tỷ-kheo, là pháp cần phải biến tri. Thọ... tưởng... các hành... thức là pháp cần phải biến tri. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các pháp cần phải biến tri.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự biến tri? Sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sự biến tri.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con người đã biến tri? Cần phải trả lời là bậc A-la-hán. Bậc Tôn giả này, với tên như vậy, với dòng họ như vậy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con người đã biến tri.
e. Các Sa Môn (S.iii,160)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Có năm thủ uẩn, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn... thức thủ uẩn.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm thủ uẩn này... như thật biết rõ...; tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú.
f. Các Sa Môn (S.iii,160)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.
4-5) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của năm thủ uẩn này... biết rõ...; tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú.
g. Dự Lưu (S.iii,160)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này. Thế nào năm? Tức là sắc thủ uẩn... thức thủ uẩn.
4) Và khi nào vị Đa văn Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm thủ uẩn này, vị Đa văn Thánh đệ tử ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Dự lưu, không còn bị thối thất, đã được quyết định, hướng đến Chánh Đẳng Giác.
h. A-La - Hán (S.iii,161)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn... thức thủ uẩn.
4) Và khi nào vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của năm thủ uẩn này, được giải thoát không có chấp thủ. Vị Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị A-la-hán, các lậu hoặc được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí.
i. Dục Được Đoạn Trừ (S.iii,161)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Này các Tỷ-kheo, phàm có dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào đối với sắc, hãy đoạn trừ nó. Như vậy sắc ấy sẽ được đoạn trừ, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi lại trong tương lai.
4-6) Đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành...
7) Này các Tỷ-kheo, phàm có dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào đối với thức, hãy đoạn trừ nó. Như vậy, thức sẽ được đoạn trừ, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi lại trong tương lai.
k. Dục Được Đoạn Trừؠ(S.iii,161)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Này các Tỷ-kheo, phàm có dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào, phàm có những chấp thủ phương tiện, tâm thủ trước, thiên chấp tùy miên nào đối với sắc... hãy đoạn trừ chúng. Như vậy, sắc ấy sẽ được đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ...
4-6)... Đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành...
7) Này các Tỷ-kheo, phàm có dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào, phàm có những chấp thủ phương tiện, tâm thủ trước, thiên chấp tùy miên nào đối với thức, hãy đoạn trừ chúng. Như vậy, thức ấy sẽ được đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi lại trong tương lai.
II. Phẩm Thuyết Pháp
a. Vô Minh (Hay Vị Tỷ-kheo) (S.iii,162)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- "Vô minh, vô minh", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Cho đến như thế nào, một người là vô minh?
4-8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
9) Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh.
b. Minh (Hay Vị Tỷ-kheo) (S.iii,163)
1-4) Nhân duyên ở Sàvatthi... Ngồi xuống một bên, vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- "Minh, minh", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, như thế nào là minh? Cho đến như thế nào, một người là minh?
5) Ở đây, này Tỷ-kheo, bậc Đa văn Thánh đệ tử biết rõ sắc, biết rõ sắc tập khởi, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt.
6-8)... biết rõ thọ... biết rõ tưởng... biết rõ các hành... biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
9) Này Tỷ-kheo, đây gọi là minh. Và cho đến như vậy, một người là minh.
c. Vị Thuyết Pháp (Tập 3, Đại 2,5c) (S.iii,163)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Sau khi ngồi xuống, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- "Vị thuyết pháp, vị thuyết pháp", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, được (gọi) là vị thuyết pháp?
4) Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo đi vào thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp tùy pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc, được giải thoát, không có chấp thủ; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại.
5-7) Nếu Tỷ-kheo đối với thọ... Nếu Tỷ-kheo đối với tưởng... Nếu Tỷ-kheo đối với các hành...
8) Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo đi vào thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp tùy pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức, được giải thoát không có chấp thủ; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại.
d. Vị Thuyết Pháp (S.iii,164)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- "Vị thuyết pháp, vị thuyết pháp", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là vị thuyết pháp? Cho đến như thế nào, được gọi là vị thực hành pháp tùy pháp? Cho đến như thế nào, được gọi là vị đã đạt đến Niết-bàn ngay trong hiện tại?
3-4) Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo đi vào thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp tùy pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc, được giải thoát, không có chấp thủ; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại.
5-7) Nếu Tỷ-kheo đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành...
8) Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo đi vào thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp tùy pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức, được giải thoát, không có chấp thủ; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại.
e. Trói Buộc (Tạp 2, Đại 2,19b) (S.iii,164)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh... không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là kẻ vô văn phàm phu, bị trói buộc bởi các trói buộc của sắc, bị trói buộc bởi các trói buộc nội ngoại, kẻ không thấy bờ bên này, kẻ không thấy bờ bên kia, khi sanh bị trói buộc, khi chết bị trói buộc, khi đi từ đời này qua đời khác bị trói buộc.
4-6). .. quán thọ... quán tưởng... quán các hành...
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh... không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán thức như là tự ngã, tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là kẻ vô văn phàm phu, bị trói buộc bởi các trói buộc của thức, bị trói buộc bởi các trói buộc của nội ngoại, kẻ không thấy bờ bên này, kẻ không thấy bờ bên kia, khi sanh bị trói buộc, khi chết bị trói buộc, khi đi từ đời này qua đời khác bị trói buộc.
8) Còn vị Đa văn Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, thấy rõ các bậc Thánh... tu tập pháp các bậc Chân nhân, không quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Đa văn Thánh đệ tử, không bị trói buộc bởi các trói buộc của sắc, không bị trói buộc bởi các trói buộc nội ngoại, vị đã thấy bờ bên này, vị đã thấy bờ bên kia. Ta nói, vị ấy được giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ.
9-11)... Đối với thọ... với tưởng.... với các hành...
12). .. không quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Đa văn Thánh đệ tử, không bị trói buộc bởi sự trói buộc của thức, không bị trói buộc bởi sự trói buộc nội ngoại; vị đã thấy bờ bên này, đã thấy bờ bên kia. Ta nói, vị ấy đã giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ.
f. Gỉai Thoát (Tạp 2, Đại 2,19c) (S.iii,165)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo? Các Ông có quán sắc: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
3-5). .. thọ... tưởng... các hành...
6). .. các Ông có quán thức: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông phải như thật quán thức với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
7) Do thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ: "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
g. Gỉai Thoát (Tạp 2, Đại 2,19c) (S.iii,166)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Ông có quán sắc: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi"?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải như thật quán sắc với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
3-5). .. thọ... tưởng... các hành...
6). .. các Ông có quán thức: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi"?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải như thật quán thức với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
7) Do thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ: "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
h. Kiết Sử (S.iii,166)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về các pháp bị trói buộc và sự trói buộc. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị trói buộc? Thế nào là sự trói buộc? Sắc, này các Tỷ-kheo, là pháp bị trói buộc. Dục và tham đối với sắc là sự trói buộc của sắc.
5-7). .. Thọ... Tưởng... Các hành...
8) Thức, này các Tỷ-kheo, là pháp bị trói buộc. Dục và tham đối với thức là sự trói buộc của thức.
9) Này các Tỷ-kheo, các pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là các pháp bị trói buộc. Đây là sự trói buộc.
i. Chấp Thủ (S.iii,167)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông về các pháp bị chấp thủ và sự chấp thủ. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị chấp thủ? Thế nào là sự chấp thủ? Sắc, này các Tỷ-kheo, là pháp bị chấp thủ. Dục và tham đối với sắc là sự chấp thủ đối với sắc.
5-7)... Thọ... Tưởng... Các hành...
8) Thức, này các Tỷ-kheo, là pháp bị chấp thủ. Dục và tham đối với thức là sự chấp thủ đối với thức.
9) Này các Tỷ-kheo, các pháp này, được gọi là các pháp bị chấp thủ. Đây là sự chấp thủ.
k. Vị Giữ Giới (Tạp 10, Đại 2,65b) (S.iii,167)
1) Một thời, Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất) và Tôn giả Mahà Kotthika trú ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isipatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.
2-3) Rồi Tôn giả Mahà Kotthika, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Sàriputta... thưa như sau:
- Thưa Hiền giả Sàriputta, những pháp gì Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý?
4) Này Hiền giả Kotthika, Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.
5) Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này Hiền giả Kotthika, vị Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.
6) Này Hiền giả, sự kiện này xảy ra: Tỷ-kheo giữ giới do như tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Dự lưu.
7) Với Tỷ-kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Sàriputta, những pháp gì cần phải như lý tác ý?
8-9) Với Tỷ-kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Dự lưu, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Nhứt lai.
10) Nhưng Tỷ-kheo Nhứt lai, này Hiền giả Sàriputta, phải như lý tác ý các pháp gì?
11) Tỷ-kheo Nhứt lai, này Hiền giả Kotthika, phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Nhứt lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Bất lai.
12) Nhưng Tỷ-kheo Bất lai, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý những pháp gì?
13-15) Tỷ-kheo Bất lai, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Bất lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả A-la-hán.
16) Nhưng vị A-la-hán, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý các pháp gì?
17) Vị A-la-hán, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.
18) Với vị A-la-hán, này Hiền giả, không có gì phải làm nữa, hay không có phải thêm gì nữa trong công việc làm. Nhưng sự tu tập, làm cho sung mãn những pháp này sẽ đưa đến hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.
l. Vị Có Nghe (S.iii,169)
(Hoàn toàn như kinh trước, chỉ thay thế vị có nghe cho vị giữ giới ).
m. Kappa (Tạp 1, Đại 2,4c) (S.iii,169)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi Tôn giả Kappa đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kappa bạch Thế Tôn:
- Do biết như thế nào, do thấy như thế nào, bạch Thế Tôn, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, lại không có (tư tưởng) ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn?
4) Phàm có sắc gì, này Kappa, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc thắng hay liệt, hoặc xa hay gần; tất cả sắc ấy cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
5-7) Phàm có thọ gì... tưởng gì... các hành gì...
8) Phàm có thức gì, này Kappa, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả thức cần phải như quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
9) Do biết như vậy, do thấy như vậy, này Kappa, đối với thân có thức này, và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có (tư tưởng) ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn.
n. Kappa (S.iii,170)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kappa bạch Thế Tôn:
- Do biết như thế nào, thấy như thế nào, bạch Thế Tôn, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, tâm ý không còn các tư tưởng ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn, vượt qua kiêu mạn, tịch tịnh, khéo giải thoát?
3) Phàm có sắc gì, này Kappa, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại... tất cả sắc, sau khi như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", được giải thoát, không có chấp thủ.
4-6) Phàm có thọ gì... tưởng... các hành...
7) Phàm có thức gì, này Kappa, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả thức, sau khi như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", được giải thoát, không có chấp thủ.
8) Do biết như vậy, thấy như vậy, này Kappa, đối với thân có thức này, và trong tất cả tướng ở ngoài, tâm ý không có (các tư tưởng) ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn, vượt ngoài kiêu mạn, khéo giải thoát.<
III. Phẩm Vô Minh
a. Tập Pháp (Tạp 10, Đại 2,64b) (S.iii,171)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến...
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- "Vô minh, vô minh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Và cho đến như thế nào được gọi là vô minh?
4) Ở đây, này Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, không như thật biết rõ: "Sắc chịu sự tập khởi" là sắc chịu sự tập khởi, không như thật biết rõ: "Sắc chịu sự đoạn diệt" là sắc chịu sự đoạn diệt, không như thật biết rõ: "Sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt" là sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt.
5-7). .. "Thọ... Tưởng... Các hành..".
8). .. không như thật biết rõ: "Thức chịu sự tập khởi" là thức chịu sự tập khởi, không như thật biết rõ: "Thức chịu sự đoạn diệt" là thức chịu sự đoạn diệt, không như thật biết rõ: "Thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt" là thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt.
9) Như vậy, này Tỷ-kheo, gọi là vô minh. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.
10) Khi được nói vậy, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- "Minh, minh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, bạch Thế Tôn? Cho đến như thế nào được gọi là minh?
11) Ở đây, bậc Đa văn Thánh đệ tử như thật biết rõ: "Sắc chịu sự tập khởi" là sắc chịu sự tập khởi, như thật biết rõ: "Sắc chịu sự đoạn diệt" là sắc chịu sự đoạn diệt, như thật biết rõ: "Sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt" là sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt.
12-14). .. "Thọ... Tưởng... Các hành..".
15)... Như thật biết rõ: "Thức chịu sự tập khởi" là thức chịu sự tập khởi, như thật biết rõ: "Thức chịu sự đoạn diệt" là thức chịu sự đoạn diệt, như thật biết rõ: "Thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt" là thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt.
16) Như vậy, này Tỷ-kheo, được gọi là minh, cho đến như vậy được gọi là minh.
b. Tập Pháp (S.iii,172)
1) Một thời, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahà Kotthika trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, vườn Lộc Uyển.
2) Rồi Tôn giả Mahà Kotthika, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kotthika thưa với Tôn giả Sàriputta:
- "Vô minh, vô minh", thưa Hiền giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Thế nào là vô minh, thưa Hiền giả Sàruputta? Cho đến như thế nào được gọi là vô minh?
(... như kinh trên).
c. Tập Pháp (S.iii,173)
1-2) Một thời, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahà Kotthika trú ở Bàrànasi (Ba-la-nại), Isipatana (Chư Tiên đọa xứ), tại vườn Lộc Uyển.
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kotthika thưa với Tôn giả Sàriputta:
- "Minh, minh", thưa Tôn giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả Sàriputta? Cho đến như thế nào được gọi là minh?
(. .. như kinh trên).
d. Vi Ngọt
1-2) Tại Bàrànasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahàa Kotthika thưa với Tôn giả Sàriputta:
- "Vô minh, vô minh", thưa Hiền giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Thế nào là vô minh, thưa Hiền giả? Và cho đến như thế nào được gọi là vô minh?
4) Ở đây, này Hiền giả, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.
5-7)... thọ... tưởng... các hành...
8)... không như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.
9) Đây là vô minh, này Hiền giả. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.
e. Vị Ngọt (S.iii,174)
1-2) Tại Bàrànasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển...
3) "Minh, minh", này Hiền giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả? Như thế nào được gọi là minh?
4-8) Ở đây, này Hiền giả, bậc Đa văn Thánh đệ tử như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc... của thọ... của tưởng... của các hành... như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.
9) Đây gọi là vô minh, này Hiền giả. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.
f. Tập Khởi (S.iii,174)
1-2) Bàrànasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển...
3) "Vô minh, vô minh", thưa Hiền giả Sàriputa, được nói đến là như vậy. Và thế nào là vô minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào được gọi là vô minh?
4) Ở đây, này Hiền giả, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.
5-7)... thọ... tưởng... các hành...
8)... không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.
9) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là vô minh. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.
g. Tập Khởi (S.iii,174)
1-2) Bàrànasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kotthika thưa với Tôn giả Sàriputta:
- "Minh, minh" thưa Hiền giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào được gọi là minh?
4) Ở đây, thưa Hiền giả, bậc Đa văn Thánh đệ tử như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.
5-7). .. thọ... tưởng... các hành...
8). .. như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.
9) Như vậy được gọi là minh, này Hiền giả. Cho đến như vậy được gọi là minh.
h. Kotthika (S.iii,175)
1) Bàrànasi, Isipatana, Migadàya.
2) Tôn giả Sàriputta vào buổi chiều...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Kotthika:
- "Vô minh, vô minh", này Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Thế nào là vô minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào, được gọi là vô minh?
4) Ở đây, này Hiền giả, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.
5-7). .. thọ... tưởng... các hành...
8). .. không như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.
9) Như vậy gọi là vô minh, thưa Hiền giả. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.
10) Khi được nói vậy, Tôn giả Sàriputta và nói với Tôn giả Kotthika:
- "Minh, minh", thưa Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào, được gọi là minh?
11) Ở đây, thưa Hiền giả, vị Đa văn Thánh đệ tử như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm, và sự xuất ly của sắc.
12-14). .. thọ... tưởng... các hành...
15). .. như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.
16) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là minh. Cho đến như vậy được gọi là minh.
i. Kotthika (S.iii,175)
1) Bàrànasi, Isipatana, Migadàya.
2-3) "Vô minh, vô minh", thưa Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Thế nào là vô minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào được gọi là vô minh?
4) Ở đây, này Hiền giả, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.
5-7). .. thọ... tưởng... các hành...
8). .. không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.
9) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là vô minh. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.
10) Được nói vậy, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Kotthika:
- "Minh, minh", thưa Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào được gọi là minh?
11) Ở đây, này Hiền giả, bậc Đa văn Thánh đệ tử như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.
12-14). .. thọ... tưởng... các hành...
15). .. như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.
16) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là minh. Cho đến như vậy, được gọi là minh.
k. Kotthika (S.iii,176)
1-2) Nhân duyên như trên.
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Kotthika:
- "Vô minh, vô minh", thưa Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Và thế nào là vô minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào, được gọi là vô minh?
4) Ở đây, thưa Hiền giả, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt.
5-7). .. thọ... tưởng... các hành...
8). .. không biết rõ thức, không biết rõ thức tập khởi, không biết rõ thức đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
9) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là vô minh. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.
10) Khi được nói vậy, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Kotthika:
- "Minh, minh", thưa Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào, được gọi là minh?
11)- Ở đây, này Hiền giả, bậc Đa văn Thánh đệ tử như thật biết rõ sắc, biết rõ sắc tập khởi, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt.
12-14). .. thọ... tưởng... các hành...
15). .. biết rõ thức, biết rõ thức tập khởi, biết rõ thức đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
16) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là minh. Cho đến như vậy được gọi là minh.
IV. Phẩm Than Đỏ
a. Than Đỏ Hực (S.iii,177)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Sắc là than đỏ, này các Tỷ-kheo! Thọ là than đỏ! Tưởng là than đỏ! Các hành là than đỏ! Thức là than đỏ!
4) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Đa văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với các hành, nhàm chán đối với thức.
5) Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
b. Vô Thường (S.iii,177)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Cái gì vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đây các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Này các Tỷ-kheo, cái gì là vô thường?
3) Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường.
4-6)... Thọ... Tưởng... Các hành...
7) Thức là vô thường, ở đây, các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.
8) Cái gì vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đây các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.
c. Vô Thường
(Như kinh trên, chỉ khác là tham (ràga) thay thế cho dục (chanda).
d. Vô Thường
(Như kinh trên, chỉ khác là cả dục và tham ).
e-f-g. Khổ (1,2,3)
(Như kinh trên, chỉ khác là khổ thay thế cho vô thường ).
h-i-k. Vô Ngã (1,2,3)
(Như kinh trên, chỉ khác là vô ngã thay thế cho khổ ).
l. Thiện Nam Tử Khổ (Tạp 2, Đại 2,12a) (S.iii,179)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Đối với vị thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, này các Tỷ-kheo, đây là thuận pháp (anudhammam): Hãy sống nhàm chán nhiều đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành, hãy sống nhàm chán nhiều đối với thức.
4) Ai sống nhàm chán nhiều đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành, ai sống nhàm chán nhiều đối với thức thời sẽ biến tri sắc... thọ... tưởng... các hành, biến tri thức.
5) Vị nào biến tri sắc, biến tri thọ, biến tri tưởng, biến tri các hành, biến tri thức, thời được giải thoát khỏi sắc, được giải thoát khỏi thọ, được giải thoát khỏi tưởng, được giải thoát khỏi các hành, được giải thoát khỏi thức, được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói vị ấy được giải thoát khỏi đau khổ.
m. Thiện Nam Tử Khổ
(Như kinh trên, chỉ khác là thấy vô thường thay thế sống nhàm chán ).
n. Thiện Nam Tử Khổ
(Như kinh trên, ở đây chỉ khác là thấy vô ngã ).
V. Phẩm Kiến
a. Nội (Tạp 7, Đại 2,43b) (S.iii,180)
1-2) Ở Sàvatthi...
3) Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì, nội lạc, khổ khởi lên?
4) Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...,...
5) Này các Tỷ-kheo, do có sắc, do chấp thủ sắc, nội lạc, khổ khởi lên.
6-8)... thọ... tưởng... các hành...
9) Do có thức, do chấp thủ thức, nội lạc, khổ khởi lên.
10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
- Vô thường, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, nội lạc, khổ có thể khởi lên không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
11-13). .. Thọ... Tưởng... Các hành...
14) Thức là thường hay vô thường?
- Vô thường, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời nội lạc, khổ có thể sanh khởi không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15) Do thấy vậy... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
b. Cái Này Là Của Tôi (Tạp 7, Đại 2,43a) (S.iii,181)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì mà quán: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
4) Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
5-9) Này các Tỷ-kheo, do có sắc, do chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc... do có thức, do chấp thủ thức, do thiên chấp thức nên quán: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".
10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
- Vô thường, bạch Thế Tôn...
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
11-13). .. Thọ... Tưởng... Các hành...
14) Thức là thường hay vô thường?
- Vô thường, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy và quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15) Do thấy vậy... vị ấy biết rõ... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
c. Ngã (Tạp 7, Đại 2,43c) (S.iii,182)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
- Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì, tà kiến này khởi lên: "Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại"?
4) Đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
5) Này các Tỷ-kheo, do có sắc, chấp thủ sắc, thiên chấp sắc nên khởi lên tà kiến như sau: "Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại".
6-9)... thọ... tưởng... các hành...
10) Do có thức, chấp thủ thức, thiên chấp thức nên khởi lên tà kiến như sau: "Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại".
- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến như sau: "Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ trở thành thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại"?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
11-14). .. Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là thường hay vô thường?
- Là vô thường, bạch Thế Tôn?
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến như sau: "Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại"?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15) Do thấy vậy... vị ấy biết rõ... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
d. Và Nếu Không Phải Của Tôi (S.iii,183)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì tà kiến như sau sanh khởi: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta"?
3) Đối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
4) Này các Tỷ-kheo, do có sắc, chấp thủ sắc, thiên chấp sắc nên tà kiến này khởi lên: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta".
5-7). .. thọ... tưởng... các hành...
8) Do có thức, chấp thủ thức, thiên chấp thức nên tà kiến này khởi lên: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta".
9) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
- Vô thường, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến như sau: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta"?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
10-13)... Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là thường hay vô thường?
- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi tà kiến như sau: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta"?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
Do thấy vậy... vị ấy biết rõ... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
e. Tà Kiến (S.iii,184)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
- Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ gì, do thiên chấp gì, tà kiến khởi lên?
4) Đối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
5) Này các Tỷ-kheo, do có sắc, có chấp thủ, do thiên chấp sắc, khởi lên tà kiến.
6-9)... thọ... tưởng... các hành...
Do có thức, có chấp thủ thức, do thiên chấp thức nên khởi lên tà kiến.
10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
11-14). .. Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là thường hay vô thường?
- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
Do thấy vậy... vị ấy biết rõ... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
f. Hữu Thân
(Giống như kinh trước, chỉ thế hữu thân cho tà kiến ).
g. Ngã Kiến
(Giống như kinh trước, chỉ thế ngã kiến (attànuditthi) cho hữu thân ).
h. Thiên Kiến
(Giống như kinh trước, chỉ thế bị trói buộc, thiên chấp kiết sử cho ngã kiến ).
i. Thiên Kiến
(Giống như kinh trước, chỉ thêm: Sự tham trước về sự trói buộc, thiên chấp các kiết sử ).
k. Ananda (S.iii,187)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi...
2) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến... bạch Thế Tôn:
3) Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, để sau khi nghe pháp, con sống một mình an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
4) Ông nghĩ thế nào, này Ananda, sắc là thường hay vô thường?
- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này tự ngã của tôi"?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
5-8) Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là thường hay vô thường?
- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
9) Do thấy vậy... vị ấy biết rõ... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".