- Phần mở đầu
- 1. Kinh Pháp môn căn bản (a)
- 2. Kinh Tất cả lậu hoặc
- 3. Kinh Thừa tự Pháp
- 4. Kinh Sợ hãi và khiếp đảm
- 5. Kinh Không uế nhiễm
- 6. Kinh Ước nguyện
- 7. Kinh Ví dụ tấm vải
- 8. Kinh Đoạn giảm
- 9. Kinh Chánh tri kiến
- 10. Kinh Niệm xứ
- 11. Tiểu kinh Sư tử hống
- 12. Đại kinh Sư tử hống
- 13. Đại kinh Khổ uẩn
- 14. Tiểu kinh Khổ uẩn
- 15. Kinh Tư lượng
- 16. Kinh Tâm hoang vu
- 17. Kinh Khu rừng
- 18. Kinh Mật hoàn
- 19. Kinh Song tầm
- 20. Kinh An trú tầm
- 21. Kinh Ví dụ cái cưa
- 22. Kinh Ví dụ con rắn
- 23. Kinh Gò mối
- 24. Kinh Trạm xe
- 25. Kinh Bẫy mồi
- 26. Kinh Thánh cầu
- 27. Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
- 28. Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
- 29. Đại kinh Ví dụ lõi cây
- 30. Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
- 31. Tiểu kinh Khu rừng sừng bò
- 32. Đại kinh Khu rừng sừng bò
- 33. Đại kinh Người chăn bò
- 34. Tiểu kinh Người chăn bò
- 35. Tiểu kinh Saccaka
- 36. Đại kinh Saccaka
- 37. Tiểu kinh Đoạn tận ái
- 38. Đại kinh Đoạn tận ái
- 39. Đại kinh Xóm ngựa
- 40. Tiểu kinh Xóm ngựa
- 41. Kinh Saleyyaka
- 42. Kinh Veranjaka
- 43. Đại kinh Phương quảng
- 44. Tiểu kinh Phương quảng
- 45. Tiểu kinh Pháp hành
- 46. Đại kinh Pháp hành
- 47. Kinh Tư sát
- 48. Kinh Kosampiya
- 49. Kinh Phạm thiên cầu thỉnh
- 50. Kinh Hàng ma
- 51. Kinh Kandaraka
- 52. Kinh Bát thành
- 53. Kinh Hữu học
- 54. Kinh Potaliya
- 55. Kinh Jivaka
- 56. Kinh Ưu-ba-ly
- 57. Kinh Hạnh con chó
- 58. Kinh Vương tử Vô-úy
- 59. Kinh Nhiều cảm thọ
- 60. Kinh Không gì chuyển hướng
- 61. Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Am-bà-la
- 62. Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
- 63. Tiểu kinh Malunkyaputta
- 64. Đại kinh Malunkyaputta
- 65. Kinh Bhaddali
- 66. Kinh Ví dụ con chim cáy
- 67. Kinh Catuma
- 68. Kinh Nalakapana
- 69. Kinh Gulissani
- 70. Kinh Kitagiri
- 71. Kinh Vacchagotta về Tam minh
- 72. Kinh Vacchagotta về lửa
- 73. Đại kinh Vacchagotta
- 74. Kinh Trường Trảo
- 75. Kinh Magandiya (a)
- 76. Kinh Sandaka
- 77. Đại kinh Sakuludayi
- 78. Kinh Samanamandika
- 79. Tiểu kinh Sakuludayi
- 80. Kinh Vekhanassa
- 81. Kinh Ghatikara
- 82. Kinh Ratthapala
- 83. Kinh Makhadeva
- 84. Kinh Madhura
- 85. Kinh Vương tử Bồ-đề
- 86. Kinh Angulimala
- 87. Kinh Ái sanh
- 88. Kinh Bahitika
- 89. Kinh Pháp trang nghiêm
- 90. Kinh Kannakatthala
- 91. Kinh Brahmayu
- 92. Kinh Sela
- 93. Kinh Assalayana
- 94. Kinh Ghotamukha
- 95. Kinh Canki
- 96. Kinh Esukari
- 97. Kinh Dhananjani
- 98. Kinh Vasettha
- 99. Kinh Subha
- 100. Kinh Sangarava
- 101. Kinh Devadaha
- 102. Kinh Năm Ba
- 103. Kinh Như Thế Nào
- 104. Kinh Làng Sama
- 105. Kinh Làng Sama
- 106. Kinh Bất Động Lợi Ích
- 107. Kinh Ganaka Moggallana
- 108. Kinh Gopaka Moggakamma
- 109. Đại Kinh Mãn Nguyệt
- 110. Tiểu Kinh Mãn Nguyệt
- 111. Kinh Bất Đoạn
- 112. Kinh Sáu Thanh Tịnh
- 113. Kinh Chân Nhân
- 114. Kinh Nên Hành Trì Không Nên Hành Trì
- 115. Kinh Đa Giới
- 116. Kinh Thôn Tiên
- 117. Đại Kinh Bốn Mươi
- 118. Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm
- 119. Kinh Thân Hành Niệm
- 120. Kinh Hành Sanh
Kinh Trung Bộ
52. Kinh Bát Thành
Nguồn: Hòa Thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Ananda trú ở Vesali (Tỳ-xá-ly), tại (Trúc Lâm Ấp). Lúc bấy giờ gia chủ Dasama, người ở thành Atthaka đến tại Pataliputta (Ba-la-lị phất Thành) có công việc. Rồi gia chủ Dasama, người ở thành Atthaka đi đến Kukkutarama (Kê Viên), đến một Tỷ-kheo, đảnh lễ vị này, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, gia chủ Dasama, người ở thành Atthaka thưa với Tỷ-kheo ấy:
– Bạch Tôn giả, Tôn giả Ananda nay an trú ở đâu ? Chúng con muốn gặp Tôn giả Ananda.
– Này Gia chủ, Tôn giả Ananda nay ở Vesali, tại ấp Beluvagamaka.
Rồi gia chủ Dasama, người ở thành Atthaka, sau khi làm xong công việc ở Pataliputta, liền đi đến Vesali, ấp Beluvagamaka, đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, gia chủ Dasama người ở thành Atthaka thưa với Tôn giả Ananda:
– Bạch Tôn giả Ananda, có pháp độc nhất gì do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố, nếu có Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần sống hành trì pháp ấy, thời tâm chưa giải thoát của vị ấy được giải thoát, hay các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, hay pháp an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt ?
– Này Gia chủ, có pháp độc nhất, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố. Nếu có Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm chưa giải thoát của vị ấy được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt.
– Bạch Tôn giả Ananda, pháp độc nhất ấy là gì, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố, nếu có Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm chưa giải thoát của vị ấy được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt ?
– Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Vị ấy suy tư và được biết: "Sơ Thiền này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt". Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này. Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố, nên Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt.
Lại nữa, này Gia chủ, vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm, vị ấy suy tư và được biết: "Thiền thứ hai này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt". Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này. Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất do Thế Tôn bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố. Nếu Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt được chứng đạt.
Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Vị ấy suy tư và được biết: "Thiền thứ ba này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt". Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc... chưa chứng đạt, được chứng đạt.
Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy suy tư và được biết: "Thiền thứ tư này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt". Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc... chưa chứng đạt, được chứng đạt.
Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy suy tư và được biết: "Từ tâm giải thoát này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt". Vị ấy do vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc... chưa chứng đạt, được chứng đạt.
Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi... Với tâm câu hữu với hỷ... với tâm câu hữu với xả; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy suy tư và được biết: "Xả tâm giải thoát này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, Phàm sự việc gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt". Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc... chưa chứng đạt, được chứng đạt.
Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Vị này suy tư và được biết: "Không vô biên xứ định này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt". Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc... chưa chứng đạt, được chứng đạt.
Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Vị này suy tư và được biết: "Thức vô biên xứ này là pháp hữu vi do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường chịu sự đoạn diệt". Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ các lậu hoặc.... chưa chứng đạt, được chứng đạt.
Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vị này suy tư và được biết: "Vô sở hữu xứ định này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt". Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này. Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố. Nếu Tỷ-kheo nào, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát, được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt.
Khi được nghe nói vậy, Gia chủ Dasama, người ở thành Atthaka bạch Tôn giả Ananda:
– Bạch Tôn giả Ananda, như người tìm một kho tàng cất dấu, trong một lúc tìm được mười một kho tàng cất dấu. Cũng vậy, bạch Tôn giả, con đi tìm một pháp môn bất tử mà được nghe một lần mười một pháp môn bất tử. Bạch Tôn giả, như ngôi nhà người ta có đến mười một cửa, khi ngôi nhà bị cháy, thì chỉ do một cửa người ta cũng có thể thoát ra một cách an toàn. Cũng vậy, bạch Tôn giả, chỉ với một cửa bất tử trong mười một cửa bất tử này, con có thể đạt được sự an toàn cho con. Bạch Tôn giả, đệ tử các ngoại đạo này sẽ tìm cầu tiền của cúng dường cho vị thầy của mình, sao con lại không cúng dường cho Tôn giả Ananda.
Rồi gia chủ Dasama, người ở thành Atthaka cho mời họp Tỷ-kheo Tăng ở Pataliputta và Vesali, tự tay mời ăn và làm cho thỏa mãn với các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, tặng cho mỗi Tỷ-kheo, mỗi vị một cặp y, tặng cho Tôn giả Ananda ba y và xây dựng một Tăng xá trị giá năm trăm đồng tiền vàng (hay có năm trăm Tăng phòng) cho Tôn giả Ananda.