Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   
Phat Viet_9_2021-biaPHẬT VIỆT
Tập San Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam
Số 2, PL 2565
Phát hành tại Hoa Kỳ, 2021.
ISBN: 978-1-0880-1110-2
© Phật Việt Tùng Thư.
__________________________


Lời Dẫn

 

Ngày nay chúng ta còn được thừa hưởng lợi lạc vô biên của giáo pháp vi diệu từ Phật Đà và chư lịch đại Tổ Sư là nhờ những nỗ lực truyền trì chánh pháp phi thường của quý Ngài qua bao thời đại.

Do đó, hoằng dương chánh pháp là sứ mệnh thiêng liêng cao cả mà cũng là nhu cầu trọng đại mà mỗi người con Phật, xuất gia và tại gia, dù ở thời đại nào, quốc độ nào cũng không thể lơ là.

Chánh pháp do Đức Thế Tôn truyền dạy và lịch đại Tổ Sư truyền bá không những có công năng chữa lành bệnh khổ cho muôn loài chúng sinh, mà còn là phương thức hữu hiệu để góp phần làm thăng hoa cuộc sống của con người và kiến tạo xã hội hòa bình thịnh trị.

Bởi vậy, Mâu Tử, một trí thức Trung Hoa tị nạn tại Giao Châu, đã viết về Đạo Phật trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ hai sau tây lịch, qua bản dịch Việt ngữ của Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát, như sau:

“Đạo làm ra muôn vật, ở nhà có thể dùng thờ cha mẹ, làm chủ nước có thể dùng trị dân, đứng một mình có thể dùng sửa thân. Noi theo mà làm thì đầy cả trời đất, bỏ mà không dùng thì mất mà không dời.” 

Sứ mệnh hoằng pháp có thể thực hiện qua nhiều phương thức, nhưng công tác quan trọng nhất là lưu truyền Kinh, Luật và Luận trong Tam Tạng Thánh Điển, mà cụ thể đối với tình hình Phật Giáo Việt Nam hiện nay là hoàn thành việc phiên dịch Đại Tạng Kinh tiếng Việt để là kim chỉ nam cho việc nghiên cứu, học hỏi và hành trì.

Bởi thế, đặc san Phật Việt số 2 kỳ này xoay quanh chủ đề “công tác hoằng pháp và phiên dịch Tam Tạng Kinh Điển.”

Để góp phần vào công tác hoằng dương chánh pháp trước hoàn cảnh mới của nhân loại và Phật Giáo Việt Nam, đặc biệt nhắm đến việc chuẩn bị hành trang Phật Pháp cho thế hệ Tăng, Ni và Phật tử trẻ tuổi, chư tôn đức Tăng, Ni và Cư Sĩ tại hải ngoại đã thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp vào đầu tháng 5 năm 2021 dưới sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN. Cơ cấu tổ chức của Hội Đồng Hoằng Pháp gồm chư tôn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan và Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn Chứng Minh; Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ làm Cố Vấn Chỉ Đạo; Hòa Thượng Thích Như Điển làm Chánh Thư Ký, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu và Hòa Thượng Thích Bổn Đạt làm Phó Thư Ký và chư tôn đức Tăng, Ni thành viên. Ngoài ra Hội Đồng Hoằng Pháp còn có 4 Ban, gồm Ban Phiên Dịch và Trước Tác, Ban Truyền Bá, Ban Báo Chí và Xuất Bản, và Ban Bảo Trợ.

Công tác phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam đã được chư tôn túc Giáo Phẩm lãnh đạo GHPGVNTN đặt lên hàng đầu qua việc Viện Tăng Thống GHPGVNTN thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng vào năm 1973, với 18 vị Thượng Tọa và Đại Đức làu thông Tam Tạng và các cổ ngữ đảm trách. Nhưng hiện nay chỉ còn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Từ đang trong tình trạng bất hoạt, và Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.

Thừa tiếp tâm nguyện của chư tôn túc Giáo Phẩm trong Hội Đồng Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, đã được sự tán thành của chư tôn đức Tăng, Ni và Cư Sĩ Phật Tử trong Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp lần thứ nhất được tổ chức qua Zoom vào cuối tháng 11 năm 2021, đã thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời để tiếp tục công tác phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam.

Nội dung đặc san Phật Việt số 2 gồm trên 30 bài viết và tài liệu xoay quanh vấn đề hoằng pháp và phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam. Đây có thể nói là một tuyển tập các tài liệu và bài viết của chư tôn đức Tăng, Ni và Cư Sĩ Phật Giáo liên quan đến công cuộc hoằng pháp trong ngoài nước và công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam. Có những bài rất xưa và hiếm thấy như bài “Dịch Kinh và Đại Học” của Cố Hòa Thượng Thích Minh Châu từ thời Viện Đại Học Vạn Hạnh còn hoạt động trước năm 1975. Hoặc bài “Tường Thuật Lễ Hoàn Thành Công Tác Phiên Dịch Trường Bộ Kinh” được trích lại từ Tạp Chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh. Hay bài “Lời Tựa và Giới Thiệu Từ Điển Bách Khoa” do Hòa Thượng Thích Trí Thủ chủ trương và Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát chủ biên từ những năm đầu thập niên 1980s.

Còn nữa, đặc san Phật Việt số 2 cũng có nhiều bài viết giá trị của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Hòa Thượng Thích Phước An, Hòa Thượng Thích Như Điển, Hòa Thượng Thích Đức Thắng, Hòa Thượng Thích Thái Hòa, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, Hòa Thượng Thích Trường Sanh, Thượng Tọa Thích Tâm Hòa; cùng quý Ni Sư Thích Nữ Tịnh Quang, Sư Cô Thích Nữ Huệ Trân, Sư Cô Thích Nữ Khánh Năng. Và các bài viết của những học giả và tri thức Phật Giáo như Cư Sĩ Pháp Hiền, Đạo Sinh, Vĩnh Hảo, Huỳnh Kim Quang, Bạch Xuân Phẻ, Tâm Quảng Nhuận, Nhuận Pháp, v.v…

Nói chung, đặc san Phật Việt số 2 là một tập hợp tài liệu giá trị về công tác hoằng pháp và phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam. Dĩ nhiên, công tác hoằng truyền chánh pháp là tối quan trọng và bao quát khắp mọi sinh hoạt của cộng đồng Tăng, Ni và Phật Tử các giới. Cũng vậy, công tác phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam là tối cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của Phật Giáo Việt Nam.

Vì vậy, đặc san Phật Việt số 2 chỉ là một nỗ lực sơ khởi và rất khiêm tốn nhằm ghi lại một số thành quả và tài liệu liên quan đến hai sứ mệnh trọng đại này. Chắc chắn sẽ phải cần đến những nỗ lực tương tự trong tương lai lâu dài về sau.

Mong lắm thay!
Ban Biên Tập Phật Việt


Phat Viet_9_2021-bia-2
Phật Việt số 2 (tháng 9_2021)-5
Phật Việt số 2 (tháng 9_2021)-6

Phật Việt số 2 (tháng 9_2021)-7

Phật Việt số 2 (tháng 9_2021)-8
pdf-downloadPhật Việt số 2 (tháng 9_2021)



 ***
facebook
youtube

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2021(Xem: 27980)
Thiền Sư Bổn Tịnh (1100-1176) Đời thứ 09, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (từ thời Vua Lý Nhân Tông đến thời Vua Lý Cao Tông) Kính dâng Thầy bài trình pháp rất khiêm nhượng so với bài pháp thoại của Thầy về Thiền Sư Bổn Tịnh đời thứ 9 thiền phái Vô Ngôn Thông quá súc tích và sâu sắc tuyệt vời mà trình độ con vẫn chưa thể catch-up . Kính đảnh lễ Thầy và kính tri ân những gì Thầy đã chỉ ra tông chỉ của Đạo Phật " Trong cái thấy chỉ là cái thấy " và tâm từ bi của Thầy cũng nguyện như Ngài là dùng phương tiện dẫn dắt chúng đệ tử đồng vào Phật Đạo . Kính chúc sức khỏe Thầy , HH Lịch sử Tổ Sư Thiền trải dài nhiều thế kỷ từ Ấn Độ sang Trung Quốc đến Việt Nam nhưng mãi đến thế kỷ thứ 12 này chúng ta mới tìm gặp trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam một vị Thiền sư có tâm đại bi cao quý và quảng đại đã dõng mãnh phát lời đại nguyện tuyệt diệu để lại cho đời sau . Đó là Thiền Sư Bổn Tinh ( đời thứ chín , thiền phái Vô Ngôn Thông ) " Sư thường phát đại nguyện: - Nguyện con đời đờ
16/09/2021(Xem: 22737)
Thiền Sư Bảo Giám, Đời thứ 09, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Triều Đại Vua Lý Anh Tông (1138-1175) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 286 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 16/09/2021 (11/08/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
10/09/2021(Xem: 8453)
NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 TIẾNG MÕ KINH CẦU, BÊN ÁN SƯƠNG LAM… (thơ Thắng Hoan), trang 8 BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9
05/09/2021(Xem: 9212)
Đôi lời tao ngộ Quý vị đang cầm tác phẩm này trên tay là kết quả của mấy mươi năm học hỏi cũng như tu luyện. Quý Thầy Hạnh Bảo và quý Thầy Giác Ân, Giác Tri đã có ý hay là nên sưu tập những câu nói của tôi được đăng tải đó đây trên các bài viết, tạp chí hay sách vở trong 30 năm qua, nhằm đánh dấu một chặng đường đã đi qua và làm cơ bản cho chặng đường sắp tới của những người đệ tử. Suốt 30 năm trời (1978-2008) là một chuỗi thời gian quá ý nghĩa đối với tôi. Vì đời đã cho tôi một cơ hội để học hỏi. Đạo đã dạy cho tôi biết học hai chữ nhẫn nhục cũng như tánh không. Rồi đây tất cả ai trong chúng ta cũng phải ra đi; nên để lại một cái gì đó cho đời một món quà tinh thần thật ý nghĩa.
18/08/2021(Xem: 12742)
LỜI GIỚI THIỆU Trong Hán Tạng, kinh Đại Bát Niết Bàn do Ngài Đàm Vô Sấm dịch với thời Bắc Lương (thế kỷ thứ 5) có ghi lại lời dạy cuối cùng của Đức Phật với các đệ tử: „… Sau khi ta nhập Niết Bàn, đại chúng phải tinh tấn tu hành sớm ra khỏi ba cõi, chớ có giải đãi, phóng dật tán tâm…“ (Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm 26)
17/08/2021(Xem: 6907)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều “nhân” xấu nên khi chết đi chịu “quả” ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
08/08/2021(Xem: 9856)
Trong mùa An Cư Kiết Hạ năm nay (1995), tôi đã dành gần một tháng (từ 19-6 đến 14-7-95) đến an cư tại chùa Quan Âm ở Montréal Canada. Trong những ngày này tại đây quý Phật Tử đã vân tập về chùa lạy kinh Đại Bát Niết Bàn (mỗi chữ mỗi lạy), thọ Bát Quan Trai, tọa thiền, niệm Phật, thực hành trà đạo theo Nhật Bản và vấn đạo v.v… Đó là một công đức rất to lớn mà quý Phật Tử tại chùa đã hành trì trong thời gian tôi ở lại đây.
22/07/2021(Xem: 12336)
Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức cho đến năm nay (1988) đã trải qua 10 năm hoạt động trong các lãnh vực Tôn Giáo, Văn Hóa và Xã Hội cho người Việt Nam cũng như người Đức; nên muốn ghi lại những sinh hoạt này và đã sắp xếp thành một quyển sách với nhan đề là "Hình ảnh 10 năm sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức".
07/07/2021(Xem: 8887)
Tường Thuật Về Đại Hội Ban Chấp Hành Hội Đồng Tăng Già Thế Giới, Kỳ 1 nhiệm kỳ 5 tại Hannover - Đức Quốc, từ ngày 13 - 17 tháng 4 năm 1991. Thượng tọa Thích Như Điển chuyển dịch từ Anh văn và Hoa văn sang Việt văn
03/07/2021(Xem: 16035)
Vào thời đại khủng hoảng niềm tin của tất cả tôn giáo, lòng người càng lúc hồi hộp bất an, giáo lý đức Thích Ca Mâu Ni như mặt trời chiều xuống bóng hoàng hôn ,Mật Tông Kim Cang Thừa như ngọn đèn sắp tắt, chỉ còn lại những bộ đại tạng kinh phủ đầy bụi trên những kệ kinh, nằm bất tỉnh không ai hỏi thăm trong những tu viên,viện bảo tàng cô đơn thiếu bóng người. Cuốn sách Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải Toàn Thư Tập Hai, là sự trình bày và phô diễn mật nghĩa thậm thâm của Đại Phật Đảnh Lăng Nghiêm đà la ni , Bát Đại Kim Cang Thần Kinh và các phụ bản vô thượng du già. Là sự trợ duyên cho những ai, đã có gieo hạt giống pháp môn này, có thể khai hoa kết trái thành tựu sự tu tập giải thoát. Linh Quang từ nhỏ xuất gia tu học , tầm sư học đạo, và đi du học nhiều nước, nên trong đầu nhiều ngôn ngữ lộn qua lộn lại, bây giờ Tiếng Việt cũng quên dần,chính tả viết sai nhiều lắm, nên quý vị thông cảm bỏ qua những lỗi lầm về câu văn từ ngữ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]