Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Thiền Sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch

12/10/202117:37(Xem: 17875)
24. Thiền Sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch

124_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Hue Tich


Nam mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (807-883), một thiền sư Trung Hoa nổi tiếng, đệ tử lừng danh của Tổ Sư Quy Sơn Linh Hựu và cũng là đệ nhị Tổ của Tông Quy Ngưỡng.

Năm 17 tuổi, cha mẹ của Ngài sắp đặt sẳn cho Ngài cuộc hôn nhân. Ngài đã có ý chí xuất gia. Sau một đêm suy nghĩ, Ngài chặt hai ngón tay, máu tuôn chảy, Ngài để lên dĩa đưa trước mặt mẹ và bày tỏ ý chí xuất gia là báo hiếu cho cha mẹ. Cha Mẹ thấy sợ quá, thương con quá, nên đành phải chìu ý con, cho con xuất gia.

Bạch Sư Phụ, con cảm thấy xúc động và kính phục công hạnh của Tổ Huệ Tích khi Sư phụ kể chuyện ngài chặt 2 ngón tay để nói lên ý chí quyết liệt chọn lựa con đường xuất trần thượng sĩ chứ không chịu nghe lơi cha mẹ để cưới vợ sanh con, con nghĩ chắc hẳn chí nguyện xuất gia này của ngài đã có từ bao kiếp trước rồi.

Ngài tới yết kế Thiền Sư Đam Nguyên, TS Đam Nguyên trao cho Ngài một tập gia truyền gồm 97 Viên Tướng, phương pháp giáo hoá bí truyền.

Sư phụ giải thích rằng 97 viên tướng (vòng tròn) được Lục Tổ Huệ Năng truyền xuống cho Quốc Sư Huệ Trung (Sư đệ của TS Nam Nhạc Hoài Nhượng), rồi QS Huệ Trung truyền cho đệ tử là TS Đam Nguyên, ngài Đam Nguyên truyền cho ngài Huệ Tịch và được ngài sử dụng để giáo hóa trong Tông Quy Ngưỡng. 97 viên tướng này được dùng như mật ngữ để trao đổi kinh nghiệm Giác ngộ thâm sâu giữa các thiền sư hoặc giữa sư phụ và đệ tử. Mỗi vòng tròn được viết chữ "Phật", chữ "Giác", chữ "Ngưu"...... qua những vòng tròn này 2 bên đối thoại mật ngôn với nhau. Vì khó hiểu, khó ngộ, nên pháp này chỉ truyền bí mật và chỉ truyền cho những đệ tử thượng căn, thượng trí. Chính vì thế mà về sau 97 viên tướng này đã thất truyền, hiện nay chỉ còn lại hình bóng trong những bức tranh "thập mục ngưu đồ" mà thôi, hay nói khác hơn "10 bức tranh chăn trâu" là sản phẩm có ảnh hưởng gián tiếp từ 97 viên tướng trên.

Câu chuyện về 97 viên tướng quá tuyệt vời, tuyệt vời nhất là khi ngài Huệ Tịch đọc xong rồi đem đốt ngay. Hôm sau TS Đam Nguyên bảo đem lại cho ngài xem, ngài Huệ Tịch thưa là đã đốt ra tro rồi, nhưng thưa "nếu Sư phụ cần thì con có thể chép lại". Sau đó ngài chép một mạch và đem trình SP và được Sp duyệt qua là "sao y bản chánh, không sai 1 chữ nào ". Quả thật trí nhớ của ngài còn hơn máy mp3 thời nay và cố nhiên Ngài đã đạt đến vô sư trí một cách thượng thừa.


Kính mời xem tiếp




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 15562)
Thiền uyển tập anh, sao dùng nghĩa đó? Xin thưa, dùng sự anh tú của nó làm nghĩa vậy. Sao thế? Người theo Thiền tôn cố nhiên là nhiều, nhưng kẻ biết lẽ huyền thật ra lại hiếm: chính như một con phụng giữa bầy gà, một cây lan trong đám cỏ. Nếu chẳng phải phú bẩm anh dị, tri kiến siêu quần, làm sao thấu được ý chí huyền vi, để có thể làm lãnh tụ cho kẻ hậu học và mô thức cho người đời sau?
09/04/2013(Xem: 6907)
Đạo Phật có một kho tàng kinh-điển phong phú hơn hết thảy các tôn giáo triết học khác. Nội một Đại-Tạng-Kinh gồm gần mười ngàn pho cũng đủ làm cho những học-giả kiên-chí nhất phải lắc đầu e ngại. Huống nữa còn biết bao nhiêu sách vở cận đại trên thế giới, trước tác, giải thích, bình luận về giáo lý đạo Phật!
08/04/2013(Xem: 6329)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian,Ngôn ngữ, Giáo nghĩa,và Giải hành liên qua đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung Luận, bản tiếng Phạn.Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải,Hành,Chứng trong Hoa nghiêm.
08/04/2013(Xem: 13621)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 22353)
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.
08/04/2013(Xem: 5649)
Giải thích tổng quát về Kinh Hoa Nghiêm theo hệ Kinh tạng Đại Thừa: Đức Phật ra đời vì “hạnh phúc an lạc của chư Thiên và loài người” như lời Ngài đã từng tuyên bố. Thế nên sự sống mà Đức Phật ra đời thật vô cùng quan trọng, đó là chân lý, là Pháp âm được vang lên khắp vũ trụ sơn hà. “Pháp âm bất tuyệt” tất cả tiếng chim hót, dế ngân, sóng vỗ, thảo mộc, khai hoa, thông reo suối chảy, đến tiếng đá rơi ... đều là pháp, không nơi đâu không phải là pháp.
08/04/2013(Xem: 17515)
Ðể có thể nhận diện được tổng thể hệ thống loại hình sám văn, đó là cách phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa. Tuy nhiên, vì sám văn có quá nhiều chủ đề, tùy theo lĩnh vực mà sử dụng riêng khác, nên rất phong phú đa dạng. Ðể nắm được tổng thể bố cục của cách phân loại nầy, chúng tôi xin khái lược về các cách phân loại có liên hệ trực tiếp. Qua đó, chúng ta có cơ sở để nhận diện được toàn hệ thống phân loại.
08/04/2013(Xem: 13188)
Xin quí vị bấm vào xem PDF
08/04/2013(Xem: 25059)
Phật Pháp hằng còn mãi ở thế gian là nhờ sự hoằng truyền sâu rộng trong quần chúng. Thiếu sự hoằng truyền, Phật pháp phải bị mờ và có thể đi lần đến chỗ tiêu diệt. Trong công đức hoằng truyền ấy, phiên dịch là một phần rất quan trọng.
08/04/2013(Xem: 6359)
SỰ THẬT VỀ CON ĐƯỜNG (Marga-satya): Sự thật thứ tư là con đường trực tiếp đưa đến sự giải thoát chấm dứt khổ đau. Sự thật này là tác nhân giải thoát hiện tại đưa đến chấm dứt quả khổ gần hay xa trong . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]