Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Phẩm “Tỷ Muội”

08/01/202107:50(Xem: 8422)
18. Phẩm “Tỷ Muội”

 TỔNG LUẬN
 KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***


buddha-524

 

XVIII. PHẨM “TỶ MUỘI”(Chị Em)

Phần giữa quyển 563, Hội thứ V, ĐBN.

 

Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le

 

 

Gợi ý:

Phẩm này thật sự gồm hai phẩm nhập lại: 1. Phẩm “Tỷ Muội” thuộc Hội thứ V, ĐBN hay có tên khác là “Căng Già Thiên” và 2. Phẩm “Học Không Bất Chứng”. Trong phần tóm lược này, chúng tôi cũng chia phẩm này làm hai phần để thuyết giảng.

 

Tóm lược:

 

(1. Tỷ muội)

 

Bấy giờ trong hội có một thiên nữ, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật, phủ vai bên trái, gối phải quỳ sát đất, chấp tay cung kính bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Con ở trong đây cũng không sợ hãi, nguyện đời tương lai sẽ được thành Phật, cũng vì hữu tình thuyết pháp như thế.

Thưa như vậy xong, nàng lấy hoa vàng đẹp cung kính chí thành rải cúng Như Lai. Nhờ thần lực của Phật khiến hoa vàng ấy bay lên trụ rực rỡ trên hư không.

Đức Thế Tôn mỉm cười, từ miệng phát ra ánh sáng sắc vàng chiếu khắp mười phương, rồi trở lại nhập vào nơi đỉnh đầu.

Khi ấy, A Nan Đà thấy nghe việc như thế xong, cung kính chấp tay bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Do nhân gì mà Ngài mỉm cười như thế? Chư Phật mỉm cười chẳng phải là không có nguyên nhân?

Thế Tôn bảo Khánh Hỷ:

- Thiên nữ này ở đời vị lai sẽ thành Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, kiếp tên Tinh Dụ, Phật hiệu Kim Hoa.

Khánh Hỷ nên biết! Thiên nữ này chính là thân nữ cuối cùng của nàng. Xả thân này xong, liền thọ thân nam, cùng tận đời vị lai không còn thọ lại thân nữ. Từ đây mạng chung, sanh đến quốc độ của Phật Bất Động ở phương Đông, siêng tu phạm hạnh. Thiện nữ này ở cõi kia có tên là Kim Hoa, từ thế giới Phật Bất Động mạng chung, sanh ở thế giới của Phật phương khác. Bất cứ sanh chỗ nào cũng thường không xa lìa Phật. Như vua Chuyển luân, từ điện đài này đến điện đài khác, sung sướng hưởng lạc cho đến chết, chân không chạm đất… Thiện nữ này cũng thế, từ nước Phật này đến nước Phật khác, tùy theo sanh chỗ nào thường chẳng xa lìa chư Phật Thế Tôn, thường tu phạm hạnh cho đến giác ngộ.

Khi ấy, A Nan Đà thầm nghĩ: Nay không biết tỷ muội này khi thành Phật, sẽ có chúng hội như chúng hội của các Bồ Tát hôm nay không? Phật biết ý nghĩ đó, bảo Khánh Hỷ:

- Đúng như vậy! Đúng như điều ngươi đã nghĩ! Bồ Tát Kim Hoa khi thành Phật cũng sẽ tuyên thuyết Bát Nhã cho chúng hội như thế. Số Bồ Tát ở trong hội nhiều hay ít cũng như chúng hội Bồ Tát của Ta ngày nay. Số đệ tử Thanh văn khó đếm, chỉ có thể nói tổng quát là vô lượng, vô số. Thế giới của đức Phật Kim Hoa hoàn toàn không có thú dữ, giặc ác, đói khát, bệnh tật v.v... Cũng không có các sự phiền não sợ hãi khác.

Khánh Hỷ bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Tỷ muội này trước đây ở chỗ Phật nào phát tâm Vô Thượng Bồ đề đầu tiên, trồng các căn lành, hồi hướng phát nguyện?

Phật bảo Khánh Hỷ:

- Thiện nữ này quá khứ ở chỗ Phật Nhiên Đăng đầu tiên phát đại tâm, cũng dùng hoa vàng dâng lên đức Phật kia, hồi hướng phát nguyện nên nay được gặp lại Ta.

Khánh Hỷ nên biết! Thời quá khứ, Ta ở nơi Phật Nhiên Đăng, dùng năm cành hoa dâng lên đức Phật kia, hồi hướng phát nguyện. Nhiên Đăng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác biết các căn của Ta đã thuần thục, thọ ký cho Ta: “Ông đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Năng Tịch, cõi nước tên Kham Nhẫn, kiếp hiệu là Hiền”.

Bấy giờ, Thiên nữ nghe Phật kia (Nhiên Đăng) thọ ký cho Ta đại Bồ đề, vui mừng hớn hở, liền dùng hoa trời dâng lên đức Phật kia, hồi hướng phát nguyện: “Mong rằng đời sau của con, khi Bồ Tát này (tức Phật thích Ca hôm nay) được thành Phật, cũng như hôm nay, Phật hiện tiền thọ ký đại Bồ đề, cũng thọ ký cho con như thế”. Nên nay Ta thọ ký cho nàng.

Khánh Hỷ nghe Phật dạy, vui mừng hớn hở, bạch:

- Bạch Thế Tôn! Tỷ muội này từ lâu đã tu tập Bồ đề tâm, hồi hướng phát nguyện, nay được thành thục.

Phật bảo Khánh Hỷ:

- Đúng như vậy! Đúng như lời ngươi nói!

 

(2. Học Không bất chứng)

 

Bấy giờ, Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bồ Tát làm sao hành Bát Nhã hiện nhập định Không?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Nếu các Bồ Tát hành Bát Nhã quán sắc, thọ, tưởng, hành, thức Không, khi quán như thế không làm cho tâm loạn. Nếu tâm không loạn thì như thật thấy pháp, tuy như thật thấy pháp nhưng không chứng đắc.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bồ Tát làm sao tuy thấy pháp là Không, mà không chứng đắc?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Các Bồ Tát này khi quán pháp Không, trước hết nghĩ: Ta nên quán tướng các pháp đều Không, mà ở trong đó chẳng nên chứng đắc. Ta vì học nên quán pháp Không, chẳng vì chứng mà quán pháp Không. Nay là thời học, chẳng phải thời chứng. Các Bồ Tát này chưa nhập vào ngôi vị định lâu dài, còn nhiếp tâm ở cảnh, Bồ Tát này tuy chẳng thối thất Bồ đề phần pháp, nhưng chẳng sạch được các lậu. Vì sao? Các Bồ Tát này thành tựu căn lành có thể tự nghĩ kỹ: Ta đối với pháp Không, bây giờ là thời học, chẳng phải thời đắc. Ta nên giữ gìn Bát Nhã sâu xa, quán các pháp Không, viên mãn tất cả Bồ đề phần pháp. Nay không nên chứng Thật tế, rơi vào địa vị Nhị thừa, mà không đắc được Bồ đề.

Giống như có người lực lưỡng, dũng mãnh, đứng đi vững chắc, hình dáng đoan nghiêm, sáu mươi bốn tài năng đều đầy đủ. Đối với các kỹ thuật khác, học đến chỗ rốt ráo; đầy đủ nhiều công đức giới luật tối thắng, thông minh trí tuệ, nói năng khéo léo, thường giỏi đối đáp, đủ từ đủ nghĩa; có thế lực lớn, làm bất cứ điều gì đều có thể thành tựu sự nghiệp tốt đẹp, nên ít công nhiều lợi; do đó mọi người đều kính mến. Có nhân duyên nên người ấy đem cha mẹ, vợ con, quyến thuộc đi đến nơi khác. Giữa đường, ngang qua đồng hoang, hiểm nạn, trong đó có nhiều thú dữ, oán tặc; thân thuộc lớn bé đều rất kinh hoàng. Người đó nhờ vào nhiều kỹ năng, sức mạnh, sự dõng mãnh nên thân ý thư thái, an ủi cha mẹ, vợ con, quyến thuộc: “Chớ có lo buồn, chắc chắn con sẽ giúp thoát khổ, mau vượt qua đồng hoang, đến chỗ an ổn lợi vui”.

Bấy giờ, người kia hóa làm các thứ binh trượng bén nhọn, gặp các oán địch làm cho bọn họ trông thấy, tự nhiên giải tán. Nên tráng sĩ kia ở giữa đồng hoang, ác thú, oán tặc mà không bị tổn hại, phương tiện khéo léo đưa các quyến thuộc nhanh chóng vuợt qua đồng hoang, đến chỗ an vui.

Các chúng Bồ Tát cũng như thế, thương xót các loài hữu tình bị khổ sanh tử, luôn luôn an trụ từ, bi, hỷ, xả, bảo vệ căn lành thù thắng của Bát nhã Ba la mật, phương tiện thiện xảo như Phật đã hứa khả mà hành trì, đem các công đức, hồi hướng quả vị Vô Thượng Bồ đề. Tuy tu viên mãn pháp Không, nhưng chẳng chứng đắc, hết lòng thương xót, nghĩ đến tất cả hữu tình; đối với các hữu tình muốn ban cho họ sự an lạc.

Các Bồ Tát này vượt các loại phiền não, cũng vượt các loại ma và địa vị Nhị thừa. Tuy trụ định Không nhưng chưa hết các lậu, tuy trụ học Không mà chẳng chứng đắc. Bấy giờ, Bồ Tát trụ trong định Không, tuy chẳng chấp tướng mà chẳng chứng vô tướng. Như chim có cánh khỏe, bay lượn giữa hư không, nhào liệng tự tại, mà không bị rơi xuống. Tuy nương hư không đùa giỡn mà chẳng trụ hư không, cũng chẳng bị hư không làm trở ngại. Các chúng Bồ Tát này cũng như thế, tuy học pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng chẳng trụ không, vô tướng, vô nguyện. Cho đến khi Phật pháp chưa được viên mãn cùng cực thì hoàn toàn không nương nơi đó, dứt hẳn các lậu.

Như có người khỏe mạnh, thông thạo nghệ thuật bắn cung, muốn biểu diễn tài nghệ của mình, ngửa mặt bắn lên hư không, vì muốn mũi tên ở trên hư không không rơi xuống đất nên lại lấy mũi tên sau bắn đuôi mũi tên trước... Lần lượt như thế, trải qua nhiều giờ, mũi tên trước, mũi tên sau nương nhau không rơi xuống đất. Nếu muốn cho rơi xuống thì ngưng bắn mũi tên sau, thì các chuỗi tên trên không mới rơi xuống.

Các Bồ Tát này cũng như thế, hành Bát Nhã sâu xa, giữ gìn phương tiện thiện xảo thù thắng, cho đến khi căn lành chưa cùng cực thuần thục thì nửa đường hoàn toàn chẳng chứng Thật tế. Nếu khi căn lành đã thuần thục, liền chứng thật tế, đắc đại Bồ đề.

Thế nên Bồ Tát hành Bát Nhã sâu xa, phương tiện thiện xảo đều nên như thế, quán sát kỹ pháp tánh sâu xa. Nếu chưa cùng cực viên mãn pháp của chư Phật thì chẳng nên chứng đắc.

Bấy giờ, Thiện Hiện bạch Phật:

- Thật kỳ lạ, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu, bạch Thiện thệ! Các Bồ Tát này thường làm việc khó làm, tuy học pháp sâu xa nhưng không chứng đắc.

Phật bảo Thiện Hiện:

- Đúng như vậy! Các Bồ Tát này thề không xả bỏ tất cả hữu tình nên có thể làm xong việc như thế. Nghĩa là các Bồ Tát phát tâm rộng lớn, vì giải thoát khổ sanh tử cho hữu tình nên tuy luôn phát khởi ba môn giải thoát mà ở nửa đường chẳng chứng thật tế. Vì sao? Vì muốn độ thoát hữu tình nên chẳng bỏ vậy. Được phương tiện thiện xảo hộ trì nên trong thời gian đó chẳng chứng Thật tế.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu các Bồ Tát đối với chỗ sâu xa, muốn dùng Bát nhã Ba la mật quán sát kỹ thì đó là cách thức tu hành ba pháp môn giải thoát Đẳng trì là: Không, vô tướng, vô nguyện. Các Bồ Tát này nên nghĩ: Hữu tình luôn luôn phát khởi tưởng hữu tình, chấp có sở đắc, đưa đến các nẻo tà kiến xấu, luân hồi sanh tử, chịu khổ không cùng. Ta vì dứt trừ nẻo tà kiến xấu kia nên cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, vì các hữu tình thuyết pháp sâu xa Không, làm cho dứt trừ chấp trước để ra khỏi khổ sanh tử. Thế nên tuy học pháp môn giải thoát Không, mà chẳng chứng Thật tế trong khoảng thời gian đó.

Các Bồ Tát này do phát khởi niệm phương tiện thiện xảo này, tuy ở trong khoảng thời gian đó chẳng chứng thật tế, mà không thối thất bốn pháp Thắng định là: Từ, bi, hỷ, xả. Vì sao? Vì các Bồ Tát này được phương tiện thiện xảo của Bát Nhã sâu xa hộ trì, nên càng tăng bạch pháp, các căn lanh lợi dần; lực giác đạo chi càng tăng trưởng lợi ích.  

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát này nên nghĩ: Hữu tình từ lâu ở trong các tướng phát khởi các loại chấp trước, do đây luân hồi chịu khổ không cùng. Ta vì dứt các tướng chấp kia nên cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, thuyết pháp vô tướng cho các hữu tình, khiến cho dứt tướng chấp để ra khỏi khổ sanh tử. Do đây thường nhập Đẳng trì vô tướng. Các Bồ Tát này do trước đây thành tựu phương tiện thiện xảo và đã phát sanh tác ý, nên tuy luôn hiện nhập Đẳng trì vô tướng mà trong khoảng thời gian đó chẳng chứng Thật tế, chẳng thối thất bốn định vô lượng. Vì sao? Vì các Bồ Tát này được phương tiện thiện xảo của Bát Nhã hộ trì, nên càng tăng bạch pháp, các căn lanh lợi dần; lực giác đạo chi càng thêm tăng trưởng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát này nghĩ: Hữu tình từ lâu tâm thường phát khởi tưởng thường, tưởng lạc, tưởng ngã, tưởng tịnh, do đó phát sanh chấp trước điên đảo, luân hồi sanh tử chịu khổ không cùng. Ta vì dứt bốn điên đảo nên cầu quả vị Vô Thượng Bồ đề, thuyết pháp không điên đảo cho các hữu tình. Nghĩa là nói sanh tử không thường, không lạc, không ngã, không tịnh, duy chỉ có Niết bàn tịch tĩnh vi diệu, đầy đủ các thứ công đức chơn thật. Do đó thường nhập Đẳng trì vô nguyện. Các Bồ Tát này do trước đây thành tựu phương tiện thiện xảo và phát khởi tác ý, nên tuy thường hiện nhập Đẳng trì vô nguyện, nhưng các Phật pháp chưa rốt ráo viên mãn, thì trong khoảng thời gian đó không chứng Thật tế, chẳng thối thất bốn định vô lượng. Vì sao? Vì các Bồ Tát này được phương tiện thiện xảo của Bát Nhã hộ trì nên càng tăng bạch pháp, các căn lanh lợi dần; lực giác đạo chi càng thêm tăng trưởng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát này nghĩ: Hữu tình trước đây đã luôn luôn hành có sở đắc, nay cũng hành có sở đắc; trước đã hành có tướng, nay cũng hành có tướng; trước đã hành điên đảo, nay cũng hành điên đảo; trước đã hành tưởng hòa hiệp, nay cũng hành tưởng hòa hiệp; trước đã hành tưởng hư vọng, nay cũng hành tưởng hư vọng; trước đã hành tà kiến, nay cũng hành tà kiến. Do đây luân hồi chịu khổ không cùng. Ta vì dứt trừ tội lỗi như thế cho hữu tình nên cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, thuyết pháp sâu xa cho họ, khiến họ dứt trừ lỗi lầm, nên không còn luân hồi chịu khổ sanh tử, mau chứng Niết bàn thường lạc chơn tịnh.

Các Bồ Tát này nhờ rất thương xót nghĩ đến tất cả hữu tình nên mới thành tựu phương tiện thiện xảo thù thắng, được Bát Nhã sâu xa hộ trì, thường ưa quán sát pháp tánh sâu xa, đó là: Không, vô tướng, vô nguyện, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô tánh, Thật tế.

Các Bồ Tát này thành tựu tri kiến thù thắng như thế, nếu rơi vào pháp hữu tướng, hữu tác, hoặc trụ ba cõi thì hoàn toàn không có điều đó.

Các Bồ Tát này thành tựu công đức thù thắng như thế mà xả bỏ hữu tình để thẳng đến viên tịch, chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, chẳng lợi ích hữu tình, cũng không có điều đó.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu các Bồ Tát muốn được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề nên phải thỉnh hỏi các Bồ Tát khác: Bồ Tát làm sao tu tập tất cả Bồ đề phần pháp? Dẫn phát tâm nào năng khiến Bồ Tát học được không, vô tướng, vô nguyện, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô tánh, thật tế mà chẳng tác chứng?

Thiện Hiện! Lúc thử hỏi như trên, nếu Bồ Tát đó đáp thế nầy: Bồ Tát chỉ nên quán không, chỉ nên quán vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô tánh, thật tế. Bồ Tát chẳng nên học không, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt v.v… chẳng nên học Bồ đề phần pháp.

Thiện Hiện! Phải biết Bồ Tát đó chưa được chư Phật thọ ký Vô thượng Bồ đề. Tại sao? Vì người nầy chẳng nói được chỗ sở học của bậc Bồ Tát bất thối chuyển, chẳng trình bày được, chẳng giải đáp được.

Nếu Bồ Tát đó nói được, giải đáp được chỗ sở học của bậc bất thối chuyển, phải biết đó là bậc đã học đạo Bồ Tát, nhập bậc Bồ Tát bất thối chuyển.

Khi ấy, Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nhân duyên nào để biết đó là các Bồ Tát Bất thối chuyển không?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Cũng có nhân duyên để biết các Bồ Tát đó là Bất thối chuyển. Nghĩa là có các Bồ Tát đối với Bát Nhã sâu xa hoặc nghe, hoặc chẳng nghe, cũng có thể trả lời đúng những điều người ta thưa hỏi trước đây và có thể thực hành đúng các hạnh của Bồ Tát ở địa vị Bất thối chuyển. Do nhân duyên đó nên biết, Bồ Tát đó là Bất thối chuyển.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì có nhiều Bồ Tát hành Bồ đề hạnh mà lại ít có vị có thể trả lời đúng được?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Mặc dù có nhiều Bồ Tát hành hạnh Bồ đề nhưng có ít Bồ Tát được thọ ký đắc trí tuệ vi diệu ở địa vị Bất thối chuyển như thế. Nếu có vị nào được thọ ký như thế thì vị ấy có thể trả lời đúng.

Thiện Hiện nên biết! Các Bồ Tát này căn lành trong sáng, trí tuệ rộng sâu. Trời, người, A tu la v.v... trong thế gian không thể phá hoại tâm đại Bồ đề.

 

Sơ giải:

  

1. Như ở các Hội trước, chúng tôi có nói Thiên nữ Căng Già Thiên cũng như bất cứ thiên nữ hay nữ nhân bình thường nào khác trong thế giới 10 phương. Thiên nữ này chẳng có gì đặc biệt hay nổi danh như Quán Thế Âm Bồ Tát. Nhưng nàng trở thành đặc biệt vì hạnh nguyện của mình: Phát Bồ đề tâm, tích tụ thiện căn công đức, tu lục độ vạn hạnh và phát nguyện rộng lớn quyết tâm trở thành Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Phật Thích Ca Mâu Ni biết được hạnh nguyện rộng lớn ấy, nên trong pháp hội này mới thọ ký cho nàng trở thành Phật.

Nếu những ai cần tu khổ hạnh, tích tụ thiện căng công đức, quyết tâm chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, thành thục chúng sanh, thanh tịnh Phật độ... thì cũng có phần. Đây có thể nói không phải là trường hợp đặc biệt mà trở thành đặc biệt bởi những lý do đó. Vậy, mới biết chứng đắc Vô Thượng Bồ đề không phải là độc quyền của Phật kể từ khi Ngài chứng ngộ mà Ngài sẳn sàng trao phần thưởng này cho bất cứ ai mong cầu giác ngộ để cứu độ chúng sanh.

 

2. Học Đẳng trì Không nhưng chẳng chứng thật tế không để vào Niết bàn. Đó là giáo lý căn bản của Bồ Tát Đại thừa. Mục tiêu của Bồ Tát Đại thừa là học tất cả thiện pháp, học các pháp mầu Phật đạo hay bất cứ pháp nào cho đến viên mãn, đó là thời học không phải thời chứng. Nên gọi là học không bất chứng. Học để chứng nhưng học mà chẳng chứng là cái nghịch đời, nhưng đó là mục đích của những người tu Đại thừa.

Khi hết lậu tận mới chứng thật tế, nhưng không vội nhập Niết bàn nếu còn một chúng sanh chưa được diệt độ. Vì sao? Vì hạnh nguyện của các Ngài là phục vụ chúng sanh. Nên đối với các Ngài là học để hành đạo chứ không phải học để mau chứng thật tế, sợ trần sa hoặc, rồi trốn vào Niết bàn, quên đi những đau khổ của tất cả các chúng sanh khác.

 

Giáo pháp này đã được Phật thuyết giảng quá kỹ ở bốn pháp hội trước, nên ở đây chỉ sơ lược để ôn lại mà thôi! Chẳng có gì mới mẻ cần phải nhấn mạnh ở đây. Đây là phẩm thuyết giảng hết sức giản dị so với các phẩm tương đương của các Hội khác. Nên không cần dong dài nữa./.

 

---o0o---

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2016(Xem: 22608)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 51 , tháng 2 năm 2016, • THƯ TÒA SOẠN, trang 2 • NGÀY XUÂN - LỄ PHẬT ĐẦU NĂM (Nguyên Siêu), trang 3 • HUYỀN NGHI, ÂM HƯỞNG, HOÀI CẢM (thơ Phù Du), trang 4 • Ý NIỆM VỀ MÙA XUÂN DI LẶC (Tuệ Như), trang 5 • TRÀ KHUYA & TRĂNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 6 • ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN HÁI LỘC (Pháp Hỷ), trang 7 • ĐẦU XUÂN KÍNH NGUYỆN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 • MÙA XUÂN HOA NGHIÊM (Nguyễn Thế Đăng), trang 9 • BẢN HOÀI CỦA TU SĨ (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 11 • BIỂN VÀ THƠ (thơ Minh Lương), trang 12 • SÁU PHÁP MÔN MẦU NHIỆM (Thích Thái Hòa), trang 13
06/01/2016(Xem: 19728)
Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động mạnh mẽ của bảy dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại đất nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt Nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế và dòng Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt Nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746) và Thiên Thai
23/07/2015(Xem: 15420)
Kinh Pháp Hoa. Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập. Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định
23/07/2015(Xem: 30237)
Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng (trọn bộ 8 quyển)
06/07/2015(Xem: 19753)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ.
12/04/2015(Xem: 16093)
Những ngày tàn xuân năm ấy, gió bấc thổi không mang theo giá lạnh mà lại thốc vào cả một luồng bão lửa nóng bức, kinh hoàng. Không ai mong đợi một cơn bão lửa như thế. Bão lửa, từ bắc vào nam, từ cao nguyên xuống đồng bằng, từ rừng sâu ra hải đảo, từ thôn quê vào thị thành… thiêu rụi bao cội rễ của rừng già nghìn năm, đốt cháy bao cành nhánh của cây xanh vườn tược. Tất cả mầm non đều héo úa, quắt queo, không còn sức sống, không thể đâm chồi, nẩy lộc. Tất cả những gì xinh đẹp nhất, thơ mộng nhất, đều tan thành tro bụi, hoặc hòa trong sông lệ để rồi bốc hơi, tan loãng vào hư không. Màu xanh của lá cây, của biển, của trời, đều phải nhạt nhòa, biến sắc, nhường chỗ cho màu đỏ, màu máu, màu đen, màu tuyệt vọng.
04/02/2015(Xem: 30994)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
07/01/2015(Xem: 16518)
Để trả lời nghi vấn của một số độc gỉa TVHS về một bức tranh đen trắng vẽ Đức Phật Thích Ca khi Ngài còn tại thế (khoảng năm 41 tuổi) do một đệ tử của Ngài là Phú Lâu Na (Purna) vẽ, chúng tôi đã liên lạc với tác giả quyển sách Mùi Hương Trầm , GSTS. Nguyễn Tường Bách, người đã đề cập đến bức tranh vẽ này trong quyển sách của ông. Tác gỉa đã gửi cho chúng tôi bài đề ngày 16-1-2003 trả lời ông Vương Như Dương Chuyết Lão, người cũng có thắc mắc tương tự.
02/12/2014(Xem: 25726)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam, và được nhà xuất bản Thanh Văn ấn hành lần đầu tiên vào năm 1991 tại California, Hoa kỳ đã được nhiều độc giả tiếng Việt hâm mộ. Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả quí độc giả và hành giả tu tập thiền nhiệt tình, và nhà xuất bản Thanh Văn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]