Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Phẩm “Thuyền Đẳng Dụ”

03/01/202118:33(Xem: 8758)
14. Phẩm “Thuyền Đẳng Dụ”

 TỔNG LUẬN
 KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***

buddha-519

 

 

XIV. PHẨM “THUYỀN ĐẲNG DỤ”
Phần giữa quyển 561, Hội thứ V, ĐBN.

 

Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le

 

 

Tóm lược: 

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như khách buôn đi trên biển lớn, thuyền bè của họ bỗng bị hư, những người trong thuyền nếu vớ được gỗ, đồ vật, phao nổi, tấm ván hay tử thi làm chỗ để bám vào, thì nên biết những người này hoàn toàn không bị chết chìm, được đến bờ bên kia của biển lớn an ổn, không tổn, không hại, nhận được các sự vui thú. Các chúng Bồ Tát cũng như thế, nếu đối với Đại thừa có tín, có nhẫn, có ưa, có thích, có tinh tấn, có hiểu rõ, không buông lung, ưa thích tốt đẹp, lại có xả, có kính, có tâm thanh tịnh, có sự hộ trì tốt đẹp, không rời bỏ quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, lại thường giữ gìn Bát nhã Ba la mật làm nơi nương tựa, thì nên biết hạng người này nhất định chẳng thối lui giữa đường, sa vào địa vị Thanh văn, Độc giác, nhất định chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. (Q.561, ĐBN)

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có nam tử hoặc các nữ nhơn đem bình đất nung chín đến sông, hoặc ao, hoặc giếng, suối, kênh, ngòi v.v... lấy nước, nên biết, bình này chắc chắn chẳng hư rã. Vì sao? Vì bình này được nung kỹ, bền chắc có thể chứa đựng đầy nước.

Các chúng Bồ Tát cũng như thế, nếu đối với Đại thừa có tín, có nhẫn, có ưa, có thích, có tinh tấn, có thắng giải, không buông lung, ưa thích tốt đẹp, lại có xả, có kính, có tâm thanh tịnh, có sự hộ trì tốt đẹp, chẳng rời bỏ quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, lại có thể giữ gìn phương tiện thiện xảo của Bát nhã Ba la mật sâu xa, thì nên biết hạng này nhất định chẳng thối lui giữa đường, sa vào địa vị Thanh văn, hoặc Độc giác, nhất định chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có lái buôn có đủ trí khôn khéo, trước tiên tại bờ biển sửa chữa ghe thuyền cho bền chắc, xong rồi mới hạ thủy, biết không có lỗ thủng, sau đó mới đem hàng hoá, đồ dùng chất lên mà đi. Nên biết, ghe thuyền kia chắc chắn chẳng bị hư chìm, người và vật đi đến nơi đến chốn được an ổn.

Các chúng Bồ Tát cũng như thế, nếu đối với Đại thừa có tín, có nhẫn, có ưa thích, có tinh tấn, có thắng giải, không buông lung v.v… chẳng rời bỏ quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, lại có thể giữ gìn phương tiện thiện xảo của Bát nhã Ba la mật sâu xa, thì nên biết hạng này nhất định chẳng thối lui giữa đường, rơi vào địa vị Thanh văn hoặc Độc giác, nhất định chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như có người một trăm hai mươi tuổi, già nua, suy yếu, lại thêm có các thứ bệnh, đó là: bệnh phong, nhiệt, đàm, hoặc cả ba thứ bệnh. Người già yếu bệnh tật này muốn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến nơi khác, nhưng tự mình chẳng thể đi được. Nếu có hai người khỏe mạnh, xốc nách, từ từ đỡ lên và nói: “Chẳng có gì khó khăn, muốn đi lại tùy ý. Nay hai người chúng tôi luôn luôn ở bên cạnh, muốn đi đến đâu chắc chắn đều có thể đến an ổn, không tổn hại”.

Các chúng Bồ Tát cũng như thế, nếu đối với Đại thừa có tín, có nhẫn, có ưa, có thích, có tinh tấn, có thắng giải, không buông lung, không tán loạn  v.v… chẳng rời bỏ quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, lại có thể hộ trì phương tiện thiện xảo của Bát nhã Ba la mật sâu xa, thì nên biết hạng này nhất định chẳng thối lui giữa đường, rơi vào địa vị Thanh văn hoặc Độc giác, nhất định chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Nếu trái với những điều trên đây thì gọi là hắc ám, đen tối.

 

Sơ giải:

 

Tu phải biết chuẩn bị từ vật chất cũng như tinh thần, mới không bị suy bại lui sụt vào hàng Thanh văn, Duyên giác mới có hy vọng chứng đắc quả vị Vô Thượng Bồ đề.

Mặc dù, hữu tin, hữu nhẫn, hữu ái, hữu dục, hữu giải, hữu hành, hữu hỉ, hữu lạc, hữu xả, hữu tinh tiến, hữu tôn trọng, hữu tịnh tâm, ly phóng dật, bất tán loạn mà không nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật và tất cả pháp Phật làm phương tiện, cũng như lữ hành trèo non lặn suối để đến thành lớn lợi vui mà không chuẩn bị lương thực, thuốt men, khí cụ phòng thân sẽ tan thân mất mạng, không bao giờ hoàn thành mộng ước? Cũng giống như người vượt biển, thuyền bị đắm mà không dùng phao nổi hay tắm dán để bám vào làm sao thoát hiểm? Cũng như người đi lấy nước lại dùng bình bằng đất chưa nun chín, bình chẳng bao lâu rã mục làm sao lấy được nước? Giống như lái buôn chưa sửa chữa thuyền trước khi ra khơi, giục tốc chất hàng hóa lên thuyền rồi khởi hành, nếu gặp mưa to sóng lớn làm sao thoát khỏi hiểm? Cũng như người già nhiều tật bệnh không thể lê chân, nếu không có hai người lực lưỡng xốc nách giúp đở, không thể đi vài bước nói chi đến việc đi vài dậm để thưởng ngoạn?

Tu hành không có nghĩa là nương vịn, tuy nhiên phải dùng các phương tiện vật chất hay tinh thần để tự trang bị mới có hy vọng đạt được hạnh nguyện. Bát nhã Ba la mật và các pháp mầu Phật đạo là tư lương Bồ đề Bồ Tát. Ý chí và nghị lực là sức mạnh để vượt mọi trở ngại. Trí và Bi là hai người khỏe mạnh nâng đở, bảo hộ thân tâm.

Nếu không có phương tiện, không lập nguyện, không có ý chí và nghị lực thì sẽ bị rơi rụng vào hàng Thanh văn hay Duyên giác thì làm sao thành thục chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, quay xe diệu pháp cứu độ hữu tình. Kinh nói:

 Các chúng Bồ Tát cũng như thế, nếu đối với Đại thừa có tín, có nhẫn, có ưa, có thích, có tinh tấn, có thắng giải, không buông lung v.v… chẳng rời bỏ quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, lại có thể hộ trì phương tiện thiện xảo của Bát Nhã sâu xa, thì nên biết hạng này nhất định chẳng thối lui giữa đường, rơi vào địa vị Thanh văn hoặc Độc giác, nhất định chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Nếu trái với những điều trên đây thì gọi là hắc ám, đen tối”.

Tất cả các phương tiện thiện xảo và hạnh nguyên đó là lương thực, thuốc men, khí giới, là chiết phao nổi, là bình bằng đất nung chín, cũng giống như hai người lực lưỡng… như Trí và Bi giúp hành giả đạt được sở cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Đó là ý nghĩa của phẩm “Thí Dụ” thuộc Hội thứ V. Phẩm này đã thuyết tất cả là 5 lần về các giáo pháp này trong 5 pháp hội khác nhau, rất dễ hiểu, như vậy là quá đủ, nên không cần thuyết giảng thêm nữa./.

 

---o0o---

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2016(Xem: 22608)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 51 , tháng 2 năm 2016, • THƯ TÒA SOẠN, trang 2 • NGÀY XUÂN - LỄ PHẬT ĐẦU NĂM (Nguyên Siêu), trang 3 • HUYỀN NGHI, ÂM HƯỞNG, HOÀI CẢM (thơ Phù Du), trang 4 • Ý NIỆM VỀ MÙA XUÂN DI LẶC (Tuệ Như), trang 5 • TRÀ KHUYA & TRĂNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 6 • ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN HÁI LỘC (Pháp Hỷ), trang 7 • ĐẦU XUÂN KÍNH NGUYỆN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 • MÙA XUÂN HOA NGHIÊM (Nguyễn Thế Đăng), trang 9 • BẢN HOÀI CỦA TU SĨ (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 11 • BIỂN VÀ THƠ (thơ Minh Lương), trang 12 • SÁU PHÁP MÔN MẦU NHIỆM (Thích Thái Hòa), trang 13
06/01/2016(Xem: 19728)
Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động mạnh mẽ của bảy dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại đất nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt Nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế và dòng Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt Nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746) và Thiên Thai
23/07/2015(Xem: 15420)
Kinh Pháp Hoa. Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập. Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định
23/07/2015(Xem: 30237)
Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng (trọn bộ 8 quyển)
06/07/2015(Xem: 19753)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ.
12/04/2015(Xem: 16093)
Những ngày tàn xuân năm ấy, gió bấc thổi không mang theo giá lạnh mà lại thốc vào cả một luồng bão lửa nóng bức, kinh hoàng. Không ai mong đợi một cơn bão lửa như thế. Bão lửa, từ bắc vào nam, từ cao nguyên xuống đồng bằng, từ rừng sâu ra hải đảo, từ thôn quê vào thị thành… thiêu rụi bao cội rễ của rừng già nghìn năm, đốt cháy bao cành nhánh của cây xanh vườn tược. Tất cả mầm non đều héo úa, quắt queo, không còn sức sống, không thể đâm chồi, nẩy lộc. Tất cả những gì xinh đẹp nhất, thơ mộng nhất, đều tan thành tro bụi, hoặc hòa trong sông lệ để rồi bốc hơi, tan loãng vào hư không. Màu xanh của lá cây, của biển, của trời, đều phải nhạt nhòa, biến sắc, nhường chỗ cho màu đỏ, màu máu, màu đen, màu tuyệt vọng.
04/02/2015(Xem: 30994)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
07/01/2015(Xem: 16518)
Để trả lời nghi vấn của một số độc gỉa TVHS về một bức tranh đen trắng vẽ Đức Phật Thích Ca khi Ngài còn tại thế (khoảng năm 41 tuổi) do một đệ tử của Ngài là Phú Lâu Na (Purna) vẽ, chúng tôi đã liên lạc với tác giả quyển sách Mùi Hương Trầm , GSTS. Nguyễn Tường Bách, người đã đề cập đến bức tranh vẽ này trong quyển sách của ông. Tác gỉa đã gửi cho chúng tôi bài đề ngày 16-1-2003 trả lời ông Vương Như Dương Chuyết Lão, người cũng có thắc mắc tương tự.
02/12/2014(Xem: 25726)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam, và được nhà xuất bản Thanh Văn ấn hành lần đầu tiên vào năm 1991 tại California, Hoa kỳ đã được nhiều độc giả tiếng Việt hâm mộ. Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả quí độc giả và hành giả tu tập thiền nhiệt tình, và nhà xuất bản Thanh Văn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]