Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Phẩm “Thuyền Đẳng Dụ”

03/01/202118:33(Xem: 8482)
14. Phẩm “Thuyền Đẳng Dụ”

 TỔNG LUẬN
 KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***

buddha-519

 

 

XIV. PHẨM “THUYỀN ĐẲNG DỤ”
Phần giữa quyển 561, Hội thứ V, ĐBN.

 

Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le

 

 

Tóm lược: 

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như khách buôn đi trên biển lớn, thuyền bè của họ bỗng bị hư, những người trong thuyền nếu vớ được gỗ, đồ vật, phao nổi, tấm ván hay tử thi làm chỗ để bám vào, thì nên biết những người này hoàn toàn không bị chết chìm, được đến bờ bên kia của biển lớn an ổn, không tổn, không hại, nhận được các sự vui thú. Các chúng Bồ Tát cũng như thế, nếu đối với Đại thừa có tín, có nhẫn, có ưa, có thích, có tinh tấn, có hiểu rõ, không buông lung, ưa thích tốt đẹp, lại có xả, có kính, có tâm thanh tịnh, có sự hộ trì tốt đẹp, không rời bỏ quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, lại thường giữ gìn Bát nhã Ba la mật làm nơi nương tựa, thì nên biết hạng người này nhất định chẳng thối lui giữa đường, sa vào địa vị Thanh văn, Độc giác, nhất định chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. (Q.561, ĐBN)

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có nam tử hoặc các nữ nhơn đem bình đất nung chín đến sông, hoặc ao, hoặc giếng, suối, kênh, ngòi v.v... lấy nước, nên biết, bình này chắc chắn chẳng hư rã. Vì sao? Vì bình này được nung kỹ, bền chắc có thể chứa đựng đầy nước.

Các chúng Bồ Tát cũng như thế, nếu đối với Đại thừa có tín, có nhẫn, có ưa, có thích, có tinh tấn, có thắng giải, không buông lung, ưa thích tốt đẹp, lại có xả, có kính, có tâm thanh tịnh, có sự hộ trì tốt đẹp, chẳng rời bỏ quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, lại có thể giữ gìn phương tiện thiện xảo của Bát nhã Ba la mật sâu xa, thì nên biết hạng này nhất định chẳng thối lui giữa đường, sa vào địa vị Thanh văn, hoặc Độc giác, nhất định chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có lái buôn có đủ trí khôn khéo, trước tiên tại bờ biển sửa chữa ghe thuyền cho bền chắc, xong rồi mới hạ thủy, biết không có lỗ thủng, sau đó mới đem hàng hoá, đồ dùng chất lên mà đi. Nên biết, ghe thuyền kia chắc chắn chẳng bị hư chìm, người và vật đi đến nơi đến chốn được an ổn.

Các chúng Bồ Tát cũng như thế, nếu đối với Đại thừa có tín, có nhẫn, có ưa thích, có tinh tấn, có thắng giải, không buông lung v.v… chẳng rời bỏ quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, lại có thể giữ gìn phương tiện thiện xảo của Bát nhã Ba la mật sâu xa, thì nên biết hạng này nhất định chẳng thối lui giữa đường, rơi vào địa vị Thanh văn hoặc Độc giác, nhất định chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như có người một trăm hai mươi tuổi, già nua, suy yếu, lại thêm có các thứ bệnh, đó là: bệnh phong, nhiệt, đàm, hoặc cả ba thứ bệnh. Người già yếu bệnh tật này muốn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến nơi khác, nhưng tự mình chẳng thể đi được. Nếu có hai người khỏe mạnh, xốc nách, từ từ đỡ lên và nói: “Chẳng có gì khó khăn, muốn đi lại tùy ý. Nay hai người chúng tôi luôn luôn ở bên cạnh, muốn đi đến đâu chắc chắn đều có thể đến an ổn, không tổn hại”.

Các chúng Bồ Tát cũng như thế, nếu đối với Đại thừa có tín, có nhẫn, có ưa, có thích, có tinh tấn, có thắng giải, không buông lung, không tán loạn  v.v… chẳng rời bỏ quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, lại có thể hộ trì phương tiện thiện xảo của Bát nhã Ba la mật sâu xa, thì nên biết hạng này nhất định chẳng thối lui giữa đường, rơi vào địa vị Thanh văn hoặc Độc giác, nhất định chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Nếu trái với những điều trên đây thì gọi là hắc ám, đen tối.

 

Sơ giải:

 

Tu phải biết chuẩn bị từ vật chất cũng như tinh thần, mới không bị suy bại lui sụt vào hàng Thanh văn, Duyên giác mới có hy vọng chứng đắc quả vị Vô Thượng Bồ đề.

Mặc dù, hữu tin, hữu nhẫn, hữu ái, hữu dục, hữu giải, hữu hành, hữu hỉ, hữu lạc, hữu xả, hữu tinh tiến, hữu tôn trọng, hữu tịnh tâm, ly phóng dật, bất tán loạn mà không nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật và tất cả pháp Phật làm phương tiện, cũng như lữ hành trèo non lặn suối để đến thành lớn lợi vui mà không chuẩn bị lương thực, thuốt men, khí cụ phòng thân sẽ tan thân mất mạng, không bao giờ hoàn thành mộng ước? Cũng giống như người vượt biển, thuyền bị đắm mà không dùng phao nổi hay tắm dán để bám vào làm sao thoát hiểm? Cũng như người đi lấy nước lại dùng bình bằng đất chưa nun chín, bình chẳng bao lâu rã mục làm sao lấy được nước? Giống như lái buôn chưa sửa chữa thuyền trước khi ra khơi, giục tốc chất hàng hóa lên thuyền rồi khởi hành, nếu gặp mưa to sóng lớn làm sao thoát khỏi hiểm? Cũng như người già nhiều tật bệnh không thể lê chân, nếu không có hai người lực lưỡng xốc nách giúp đở, không thể đi vài bước nói chi đến việc đi vài dậm để thưởng ngoạn?

Tu hành không có nghĩa là nương vịn, tuy nhiên phải dùng các phương tiện vật chất hay tinh thần để tự trang bị mới có hy vọng đạt được hạnh nguyện. Bát nhã Ba la mật và các pháp mầu Phật đạo là tư lương Bồ đề Bồ Tát. Ý chí và nghị lực là sức mạnh để vượt mọi trở ngại. Trí và Bi là hai người khỏe mạnh nâng đở, bảo hộ thân tâm.

Nếu không có phương tiện, không lập nguyện, không có ý chí và nghị lực thì sẽ bị rơi rụng vào hàng Thanh văn hay Duyên giác thì làm sao thành thục chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, quay xe diệu pháp cứu độ hữu tình. Kinh nói:

 Các chúng Bồ Tát cũng như thế, nếu đối với Đại thừa có tín, có nhẫn, có ưa, có thích, có tinh tấn, có thắng giải, không buông lung v.v… chẳng rời bỏ quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, lại có thể hộ trì phương tiện thiện xảo của Bát Nhã sâu xa, thì nên biết hạng này nhất định chẳng thối lui giữa đường, rơi vào địa vị Thanh văn hoặc Độc giác, nhất định chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Nếu trái với những điều trên đây thì gọi là hắc ám, đen tối”.

Tất cả các phương tiện thiện xảo và hạnh nguyên đó là lương thực, thuốc men, khí giới, là chiết phao nổi, là bình bằng đất nung chín, cũng giống như hai người lực lưỡng… như Trí và Bi giúp hành giả đạt được sở cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Đó là ý nghĩa của phẩm “Thí Dụ” thuộc Hội thứ V. Phẩm này đã thuyết tất cả là 5 lần về các giáo pháp này trong 5 pháp hội khác nhau, rất dễ hiểu, như vậy là quá đủ, nên không cần thuyết giảng thêm nữa./.

 

---o0o---

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 9153)
Chuyến hành hương Thái Lan và Nhật Bản bắt đầu từ ngày 22 tháng 10 đến mùng năm tháng 11 năm 2012, vào một sáng mùa thu với nắng vàng ươm và se se gió lạnh. Có ai biết con số ghi tên tham dự chuyến hành hương Nhật Bản này lên đến bao nhiêu không? Trước giờ khóa sổ vào đầu tháng 10 là hơn một trăm vị, sau rút lui từ từ để dừng lại con số 85 với 14 quốc gia trên thế giới. Một con số đáng ngại trong lịch sử đi hành hương của quý Thầy.
21/02/2013(Xem: 12755)
Hòa thượng húy là Trần Hữu Phước, pháp danh Thích Thanh Từ, sau đổi lại húy là Trần Thanh Từ. Sinh ngày 24 tháng 07 năm Giáp Tý (1924), tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long). Thân phụ của Hòa thượng húy Trần Văn Mão, từ nhỏ theo nghiệp Nho, giữ nếp sống thanh bần. Cụ ông theo đạo Cao Đài, lập gia đình hơi muộn. Thân mẫu của Hòa thượng húy Nguyễn Thị Đủ quê làng Thiện Mỹ, dòng thanh bạch, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ. Cụ bà chân chất hiền lành, suốt đời tận tụy hi sinh vì chồng vì con.
20/02/2013(Xem: 9790)
Đạo Phật có mặt trên đất nước Việt-nam đã 20 thế kỉ. Quốc văn của Việt-nam với Hán văn của Trung-quốc lúc bấy giờ, có thể nói là cùng đúc chung một lò. Từ xưa đến nay, tất cả các sách giáo khoa Phật học tại Việt-nam đều dùng Hán hệ làm chủ yếu. Trước đây khoảng 5 năm, Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh ở Đài-loan có tặng cho tôi một bộ sách giáo khoa Phật học bằng Hán văn, mang tên là “Phật Học Giáo Bản”, gồm 3 quyển, dành cho 3 trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Bộ sách do cư sĩ Phương Luân (người Đài-loan) soạn.
31/01/2013(Xem: 8036)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
19/01/2013(Xem: 23197)
Bộ sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh gồm 80 đầu sách dạng ebook (sách điện tử) với 3 định dạng PDF, EPUB và MOBI.
30/11/2012(Xem: 14974)
Mùa hạ năm 1970 tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, chúng tôi được Thầy Đức Chơn và Thầy Phước Châu giao việc dán lại trang Bát-Kính-Pháp bị nhầm trong sách "Phật và Thánh Chúng" của Thầy Cao Hữu-Đính do Phật Học Viện Trung Phần ấn hành và in tại Nhà in Hoa Sen, NhaTrang. Sau khi công việc hoàn tất, chúng tôi được Quý Thầy cho mỗi người một quyển sách này, tuy rằng lúc ấy chưa phát hành. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị tác động rất lớn, qua hình ảnh các Phật-tích ở Ấn Độ và những câu chuyện về Đức Phật và các đệ tử trong quyển sách.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]