GIÁO KHOA PHẬT HỌC
CẤP MỘT
Nguyên tác Hán ngữ của PHƯƠNG LUÂN cư sĩ
Cư sĩ HẠNH CƠ dịch và biên soạn bổ túc
(Sơ Cấp Phật Học Giáo Bản – nguyên tác Hán ngữ của cư sĩ Phương Luân, Đài-loan)
Cư sĩ Hạnh Cơ dịch, chú thích bổ túc, đánh máy, và trình bày trang sách
Cư sĩ Tịnh Kiên đọc và sửa chữa bản thảo
Hòa thượng Thích Đỗng Minh chứng nghĩa
Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam in lần thứ nhất tại Việt-nam, năm 2002
(lưu hành nội bộ),
Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam in lần thứ nhì tại California, Hoa-kì, năm 2002
Giáo Khoa Phật Học - Cấp Một
Cư sĩ Hạnh Cơ dịch, chú thích bổ túc, đánh máy, và trình bày trang sách
Cư sĩ Tịnh Kiên đọc và sửa chữa bản thảo
Hòa thượng Thích Đỗng Minh chứng nghĩa
Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam in lần thứ nhất tại Việt-nam, năm 2002
(lưu hành nội bộ),
Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam in lần thứ nhì tại California, Hoa-kì, năm 2002
Giáo Khoa Phật Học - Cấp Một
LỜI GIỚI THIỆU
Đạo Phật có mặt trên đất nước Việt-nam đã 20 thế kỉ. Quốc văn của Việt-nam với Hán văn của Trung-quốc lúc bấy giờ, có thể nói là cùng đúc chung một lò. Từ xưa đến nay, tất cả các sách giáo khoa Phật học tại Việt-nam đều dùng Hán hệ làm chủ yếu.
Trước đây khoảng 5 năm, Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh ở Đài-loan có tặng cho tôi một bộ sách giáo khoa Phật học bằng Hán văn, mang tên là “Phật Học Giáo Bản”, gồm 3 quyển, dành cho 3 trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Bộ sách do cư sĩ Phương Luân (người Đài-loan) soạn. Tôi đọc thấy hay. Phương pháp soạn sách có khoa học. Tôi gợi ý với ông Hạnh Cơ (là sư đệ và là học trò của tôi hiện ở
Gia-nã-đại) nên dịch bộ sách ấy ra Việt ngữ, và soạn thêm một vài phần bổ túc, để làm thành một bộ sách giáo khoa Phật học thích ứng với tăng ni sinh Việt-nam. Cư sĩ Hạnh Cơ đã tán đồng ý kiến của tôi, và hoan hỉ nhận trách nhiệm thực hiện Phật sự này.
Nay, quyển Một (Sơ cấp) của bộ sách ấy đã hoàn thành, có tên là “Giáo Khoa Phật Học - cấp một”. Sách được làm thành hai bản: một bản dành cho giáo thọ, và một bản dành cho học chúng. Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh phát tâm ấn hành để phổ biến cho tăng ni sinh trong nước cũng như ngoài nước.
Tôi trân trọng tán thán công đức của Hòa thượng Tịnh Hạnh cùng hai cư sĩ Hạnh Cơ và Tịnh Kiên; đồng thời xin giới thiệu bộ sách Giáo Khoa Phật Học này đến quí vị giáo thọ và tăng ni sinh quốc nội cũng như quốc ngoại.
Tì kheo THÍCH ĐỖNG MINH
(nguyên Vụ Trưởng Vụ Phật Học Viện,
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất)
Nha-trang, Việt-nam,
ngày Trưởng-tịnh có trăng,
tháng Mười Một năm Canh Thìn,
Phật lịch 2544 (2000)
MỤC LỤC CẤP I
Lời Giới Thiệu (HT. Thích Đỗng Minh)Cẩn Bạch (lời dịch giả)
Phàm Lệ (lời tác giả - dịch)
Bài 1 Phật
Bài 2 Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (1)
Bài 3 Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (2)
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 1, 2 và 3
Bài 4 Đức Phật Dược Sư
Bài 5 Mười Hiệu Như Lai
Bài 6 Phật Pháp
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 4, 5 và 6
Bài 7 Bồ Tát
Bài 8 Bồ Tát Di Lặc
Bài 9 Bốn Cảnh Núi Nổi Tiếng ở Trung Quốc (1)
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 7, 8 và 9
Bài 10 Bốn Cảnh Núi Nổi Tiếng ở Trung Quốc (2)
Bài 11 Sáu Pháp Qua Bờ (1)
Bài 12 Sáu Pháp Qua Bờ (2)
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 10, 11 và 12
Bài 13 Cư sĩ Duy Ma Cật
Bài 14 Mười Địa của Bồ Tát
Bài 15 Bốn Cách Thu Phục - Bốn Tấm Lòng Rộng Lớn - Bốn Lời Nguyện Lớn
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 13, 14 và 15
Bài 16 Tăng và Sáu Pháp Hòa Kính
Bài 17 Bốn Thánh Đế
Bài 18 Bốn quả Thanh Văn
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 16, 17 và 18
Bài 19 Duyên Giác Thừa và Mười Hai Nhân Duyên (1)
Bài 20 Duyên Giác Thừa và Mười Hai Nhân Duyên (2)
Bài 21 Quay Về Nương Tựa
Ba Ngôi Báu
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 19, 20 và 21
Bài 22 Bảy Chúng và Giới Luật
Bài 23 Luân Hồi Sáu Nẻo (1)
Bài 24 Luân Hồi Sáu Nẻo (2)
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 22, 23 và 24
Bài 25 Mười Nghiệp Đạo Lành (1)
Bài 26 Mười Nghiệp Đạo Lành (2)
Bài 27 Năm Uẩn Đều Không
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 25, 26 và 27
Bài 28 Lỗi Lầm của Sự Uống Rượu
Bài 29 Đại Thiên Thế Giới
Bài 30 Kiếp và Sự Thành Hoại của Thế Giới
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 28, 19 và 30
Bài 31 Ba Tai Nạn Lớn và Ba Tai Nạn Nhỏ
Bài 32 Đời Ác với Năm Thứ dơ bẩn
Bài 33 Địa Ngục Vô Gián và Vua Diêm La
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 31, 32 và 33
Bài 34 Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo (1)
Bài 35 Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo (2)
Bài 36 Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo (3)
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 34, 35 và 36
PHỤ LỤC: Bậc Đạo Sư Cao Cả
Tài Liệu Tham Khảo
XEM PHIÊN BẢN PDF: GIÁO KHOA PHẬT HỌC CẤP MỘT PDF
Gửi ý kiến của bạn