Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Cái Lưỡi Dê

07/09/201113:53(Xem: 6430)
14. Cái Lưỡi Dê

LÒNGTHƯƠNG YÊU SỰ SỐNG
(THELOVE of LIFE)
Tácgiả: G.B. Talovick - Người dịch: HT. Thích Trí Chơn

CáiLưỡi Dê

Triềuđại nhà Ðường từ năm 618 đến năm 907 sau tây lịch làmột trong những thời đại huy hoàng nhất của lịch sử TrungHoa. Bấy giờ ông Phan Quả sống tại kinh đô là một quânnhân nghệ sĩ có tài cho nên ông được mời giữ một chứcvụ trong triều đình khi ông còn rất trẻ. Ông dễ dàng kếtthân với mọi người; do đó ông có nhiều thân hữu trongsố những người bạn trẻ cùng làm chung với ông.

Ngàynọ, nhóm bạn của ông đang đi dọc theo một nghĩa trang. Giữanhững ngôi mộ, ông gặp thấy một con dê đi lạc. Nó đangchăm chú gặm cỏ. Ông Phan cùng với mấy người bạn đếnbao quanh và lôi con dê về nhà. Nó bắt đầu kêu la. Bọn họsợ người chăn dê nghe tiếng kêu sẽ đi tìm nó. Cho nên ôngPhan đã tới dùng rễ cây mà kéo đứt cái lưỡi con dê ra.Ông ta hãnh diện đã làm cái việc ác đức này quá nhanh.

Saukhi về tới nhà những người bạn của ông Phan đã làm thịtvà quay con dê. Rồi họ vui vẻ hả hê nhậu rượu với thịtdê.

Nămsau, ông Phan hoảng hốt khi thấy cái lưỡi của mình co rútlại. Mỗi ngày nó càng ngắn thêm và cuối cùng ông ta khôngnói được. Ông không thể tiếp tục đến sở làm và rồiông Phan đành phải nghỉ việc. Ông đi tìm thầy để chữatrị cái lưỡi.

ÔngTrịnh, người cấp trên của ông Phan nghĩ rằng ông ta lườibiếng nên đã bảo ông đưa lưỡi ra để ông xem thử, ôngPan có thực đau không. Ông Trịnh ngạc nhiên thấy cái lưỡicủa ông Pan đã biến mất. Chỉ còn lại một chút nơi gốccái lưỡi thôi. Ông Cheng muốn tìm hiểu tại sao xảy ra nhưvậy. Ông Pan cầm lấy bút lông và viết trả lời: “Chắcbởi tại năm ngoái chúng tôi bắt trộm một con dê và khinó bắt đầu kêu la, tôi liền kéo đứt cái lưỡi nó ra.”

ÔngTrịnh biết rằng ông Phan bị mất cái lưỡi để bù trảlại cái lưỡi mà ông đã tướt đoạt của con dê. Ông khuyênông Phan nên làm những Phật sự và hồi hướng các phướcđức ấy cho con dê để mong bù đắp sự khổ đau thiệt thòicủa nó. Ông Trịnh bảo ông Phan sao chép lại kinh PhápHoa.

ÔngPhan ân hận về hành động ác mà ông đã làm. Ông thề nguyềnsẽ không bao giờ ăn thịt thú vật nữa và hết lòng cốgắng tạo sự an lạc cho con dê, qua những việc làm phướcđức, giúp đỡ chùa chiền và cầu nguyện của ông.

Mộtnăm sau cái lưỡi của ông Phan bắt đầu mọc trở lại. Ôngta vui mừng thấy lưỡi của mình đang từ từ dài ra. ÔngPhan đến sở làm để báo tin cho ông Trịnh biết. Ông Trịnhhãnh diện thấy ông Phan đã ăn năn sám hối sửa lỗi củamình.

Khiông Phan có thể nói được trở lại bình thường, ông Trịnhđã thăng chức cho ông. Ông Trịnh là con người thànhthực và sáng suốt, cho nên ông rất được mọi người kínhmến. Tiếng đồn về những việc làm tốt của ông Trịnhđã đến tai vua Thái Tông, một trong những vị vua hiền đứcnhất trong lịch sử Trung Hoa. Và vào năm 635 tây lịch, tức năm thứ 9 dưới triều đại của ngài, ông Trịnh đãđược nhà vua thăng cấp lên đến chức Giám Sát Quan là mộttrong những chức vụ cao cấp nhất triều đình.

ÔngTrịnh tâu với đức vua rằng ông được thăng chứclà do điều lành mà ông đã tạo ra nhằm giúp cho con dê đaukhổ vì mất lưỡi có được hạnh phúc.

TheGoat’s Tongue

TheT’ang dynasty from 618 to 907 AD was one of the great eras of Chinesehistory. In the capital lived one P’an Kuo, whose skill as a martialartist earned him a post in the government offices when he was still veryyoung. He was easy to get along with, so he made many friends among theother young men working there.

Oneday, a group of them was walking along by a cemetery. Among the tombs,P’an spotted a goat that a shepherd had forgotten. The goat was mindingits own business, eating the grass. P’an and his friends surrounded itand dragged it off towards home. The goat started bleating. They were afraidthe shepherd would hear and come after his goat, so P’an reached in andpulled out the goat’s tongue by the roots. He was proud of his quickwits.

Afterthey got home, they slaughtered the goat and roasted it. They washed itdown with a lot of wine and had a good time.

Inthe following year, P’an was horrified to discover his tongue shrinking.As it got shorter and shorter, P’an lost his speech. He couldn’t carryout his official duties, so he quit his job. He had to find some way tocure his tongue.

Hisboss, Cheng suspected P’an was just being lazy, so he ordered him toopen his mouth to prove whether or not he was really sick. He was surprisedto see that P’an’s tongue had already disappeared. All that was leftwas a little stub at the root. He demanded to know what had happened. P’antook up a brush and wrote, “It must be because a bunch of us were stealinga goat last year, and when the goat started bleating, I ripped its tongueout.”

Chengknew that P’an lost his tongue to balance the tongue he took from thegoat. He ordered his subordinates to carry out Buddhist services to bringthe goat fortune to compensate for its loss. He told P’an to copy theLotus Sutra.

P’anwas sorry for what he had done. He swore never again to eat the flesh ofan animal, and to do his best to bring the goat fortune through good deeds,dharma services, and prayers.

Aftera year, his tongue began to grow back. When he found his tongue was growingback, P’an was thrilled. He ran to the office to report to Cheng. Chengwas proud of P’an for his determination to correct his mistake.

Whenhe could speak normally again, he promoted him. Cheng was so honest andwise that people always praised him. The word of his good deeds reachedthe Emperor T’ai Tsung, one of the best emperors in Chinese history,and in the 9th year of his reign, 635 AD, Cheng was promoted to thepost of Imperial Censor, one of the highest positions in the Empire.

Chengtold the Emperor that perhaps he won his promotion to balance the fortunehe had won for the goat that lost its tongue.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2011(Xem: 5823)
Trái Chuối và Các Lợi Ích - Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
14/06/2011(Xem: 5119)
Các nhà khoa học ước tính rằng cứ ba người dân Hoa Kỳ sẽ có một người bị bệnh ung thư, và trong tương lai rất gần, bệnh ung thư có thể sẽ vượt qua bệnh nhồi máu cơ tim, là căn bệnh đứng hàng đầu hiện nay ở Hoa Kỳ. Nhưng cũng không phải là không có lối thoát, Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ ước tính rằng tám phần mười nguyên nhân dẫn đến các bệnh ung thư phổ thông nhất đều có liên hệ mật thiết tới dinh dưỡng. Điều này có nghĩa là phần lớn sự nguy hiểm của căn bệnh được đặt dưới sự kiểm soát của chính chúng ta. Và chúng ta đã biết, dinh dưỡng đúng cách giúp chúng ta phòng ngừa căn bệnh quái ác này... Đậu nành và các sản phẩm biến chế từ nó, có đầy đủ protein và nhiều hóa thảo quý báu, là nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo của nhân loại...
11/06/2011(Xem: 5508)
Nói đến cháo, đối với những người Phật Giáo là phải nhắc đến một chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng vào thời kỳ bình minh của Phật Giáo. Đó là bát cháo sữa do tự tay nàng Sujata nấu dâng cúng Đức Thích Ca trước khi Ngài thành đạo. Sau khi thọ dụng bát cháo nhiều dinh dưỡng ấy Ngài đã ngồi thiền định suốt 49 ngày liền và sau đó Đức Thích Ca đã giác ngộ thành Phật. Có lẽ bát cháo đã giúp sức cho Ngài và nó đã trở thành món ăn quan trọng trong tăng đoàn, được xem như là một thứ dược phẩm và thường được Đức Phật nhắc đến trong kinh điển.
04/06/2011(Xem: 4232)
Dâu tây, xoài, cà chua, đu đủ, đều chứa lượng carotene và một số hóa chất thực vật khác rất phong phú, giúp ích cho việc kháng suy lão...
01/06/2011(Xem: 8279)
Nói chung là “cả chục” loại rau dại mọc khắp nơi trong vườn quê, đồng ruộng, gò bãi ven sông, dưới lòng mương máng. Do đó, rau tập tàng còn được gọi là rau vặt, rau thập cẩm... Về tên gọi, có những giải thích khác nhau: (1) “Tập tàng” là hỗn hợp, lẫn lộn nhiều thứ vốn có giá trị không đáng kể vào nhau. (2) Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường thì chữ “tàng” thuộc bộ thảo, là cỏ hoang, một cách nôm na tên gọi “tập tàng” tập hợp nhiều loại rau cỏ. (3) Theo đa số các bà nội trợ người Huế lớn tuổi ngày xưa, từ “tập tàng” là nói trại của “thập toàn” (mười món rau toàn diện) như kiểu chè “thập cẩm” (mười món chè quý giá).
28/05/2011(Xem: 6326)
Mức gia tăng dân số dự báo 3 tỷ người, mức tiêu thụ thịt toàn cầu tăng gấp đôi trong vòng 40 năm tới đang dẫn chúng ta đến cuộc khủng hoảng dinh dưỡng nghiêm trọng.
20/05/2011(Xem: 4621)
Trong các kỳ trước chúng tôi đã đề cập đến nhiều nguyên nhân và mục đích khác nhau thúc đẩy người ta từ bỏ việc ăn thịt chúng sinh mà chuyển qua ăn thực phẩm rau đậu. Những nguyên nhân gần và những nguyên nhân xa. Gần như bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân người ăn chay, giúp người ăn chay ít bệnh tật hơn như khoa học ngày nay đã chứng minh. Xa hơn là để bảo vệ môi trường sống, giúp cho hệ sinh thái, nguồn nước và không khí thở trong lành hơn và giảm thiểu quả địa cầu ấm nóng gây bão lụt xảy ra hàng năm ở Việt Nam và trên thế giới.
07/05/2011(Xem: 19656)
Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửiđến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ănchay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyvà Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và TríTuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn mộtvài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thờigian để làm sáng tỏ.
14/04/2011(Xem: 7779)
Bưởi có tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho sức khoẻ con người. Bưởi chứa lượng vitamin C và vitamin A dồi dào...
14/04/2011(Xem: 7411)
Đậu hủ chiên vàng sơ, cắt miếng vừa ăn. Đậu bắp xắt xéo, mỏng. Khoai xắt miếng nhỏ cạnh chừng 2,5cm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]