Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Bồ tát Quán Âm chọn đạo tràng

06/04/201114:36(Xem: 3436)
1. Bồ tát Quán Âm chọn đạo tràng

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

1. BỒ TÁT QUÁN ÂM CHỌN ĐẠO TRÀNG

Sau khi triều bái đức Phật ở Tây phương về, Quán Âm Đại sĩ muốn tìm một chỗ lập đạo tràng để truyền kinh thuyết pháp. Nga Mi Sơn đã có Phổ Hiền Bồ Tát nhanh chân lên trước, Ngũ Đài Sơn thì Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tuyển dụng, Cửu Hoa Sơn đã có Địa Tạng Bồ Tát ngự trị; Bồ Tát Quán Âm nhất định tìm một thánh địa đủ đẹp để sánh tày với những đạo tràng kia mới nghe.

Hôm ấy, Bồ Tát Quán Âm bước lên đóa mây liên hoa, đến biển Đông Hải, từ trên không nhìn xuống thấy chi chít những quả núi hay hòn đảo với hình thù kỳ quái, giống như từng viên, từng viên ngọc phỉ thúy ẩn hiện trong một tấm thảm nhấp nhô sóng biếc ngàn trùng, quang cảnh quả thật là đẹp! Tuy nhiên, giữa hơn một ngàn hòn đảo ngọc, nên chọn đảo nào là thích hợp nhất?

Bồ Tát Quán Âm dùng trí huệ chọn tới chọn lui, thấy rằng đảo nào cũng được, nhưng lại hình như không có đảo nào hoàn mỹ cả. Ngài nghĩ, phải tìm một hòn đảo có đủ 100 đầu núi, thế mới xứng đáng được gọi là đất thánh cửa Phật.

Cuối cùng, ngài Quán Âm giáng đài sen xuống đỉnh cao nhất của ngọn Cù Sơn. Ngài thấy trên núi khói mây mù mịt, với những cây tùng xanh thẳng tắp, duới chân núi thì chập chùng sóng bạc trên một nền màu xanh ngọc bích, điểm thêm những cánh buồm màu vàng nghệ căng gió. Phong cảnh tú lệ như thế khiến ngài Quán Âm vô cùng đẹp lòng, thế là Ngài đi từ đông sang tây, từ nam lên bắc, và bắt đầu đếm đầu núi.

Thấy ngài Quán Âm làm như thế, Long Vương ở dưới biển Đông thấp thỏm lo sợ. Biển Đại Cù rộng lớn diễm lệ vốn là kho báu của Long Vương, làm sao có thể để cho ngài Quán Âm lập đạo tràng ngay bên cạnh kho báu của mình được!

Thế là Đông Hải Long Vương bèn nổi gió to, dậy sóng lớn, che lấp những đỉnh núi, phá rối khiến cho ngài Quán Âm đếm đi đếm lại mà đếm hoài không xong. Ngài Quán Âm hiểu rất rõ nguyên do, nhưng Ngài cũng không muốn tranh đua cao thấp với Long Vương nên mau mau rời đi chỗ khác. Về sau người ta đặt cho tên đỉnh núi cao ấy là “Quán Âm Sơn”.

Bồ Tát Quán Âm rời Cù Sơn, tiếp tục tiến tới phía trước tìm kiếm, đột nhiên thấy một hòn đảo nhỏ ngay dưới mắt mình, non xanh nước biếc, có những tảng đá linh ngạo nghễ đứng thẳng, thật là một nơi lý tưởng để thuyết pháp truyền kinh. Ngài lập tức thâu mây lành về, bước xuống đài sen ở địa điểm cao nhất của hòn đảo nhỏ, ngồi xếp bằng và cẩn thận đếm những đầu núi. Nhưng từ phải đếm sang trái, từ trái đếm trở về phải, đếm trọn một vòng rồi đếm tới đếm lui, mà cuối cùng vẫn chỉ có 99 đầu núi mà thôi!

Ngài Quán Âm vô cùng tiếc rẻ, quyến luyến không muốn rời, bước lên đài sen cưỡi mây lành đi. Từ trên tận mây cao quay đầu nhìn lại hòn đảo nhỏ, Ngài định thần đếm lại một lần nữa, thì lần này đếm được 100 đầu núi không dư không thiếu! Thì ra ban nãy Ngài không cẩn thận, quên đếm ngọn núi nơi mình đang ngồi! Ngài định quay trở lại, nhưng nghĩ rằng trên biển Đông có hơn một ngàn hòn đảo lớn nhỏ, lẽ nào lại chẳng có chỗ khác làm cho mình mãn ý hơn, nên hướng về phía đông tìm một ngôi Phật địa khác. Hòn đảo này dầu sao cũng được ngài Quán Âm dừng chân, nên người sau đặt tên là đảo Sóng Phật (Phật Ba Đảo).

Ngài Quán Âm rời đảo Sóng Phật, cưỡi mây liên hoa vừa bay vừa nhìn xuống, và cuối cùng đến Phổ Đà Sơn.

Nhìn chung thì thấy núi sông chầu mặt trời, trên núi sương mai lượn lờ, có những cây chương cổ thụ tỏa hương, có những dòng suối biếc róc rách, cát vàng óng ánh trải trên bờ biển. Ngài Quán Âm rất vừa ý, vội thâu mây lại bước xuống chỗ cao nhất của đảo. Lần này Ngài rất thận trọng, bắt đầu đếm từ ngọn núi dưới chân mình, đếm đi đếm lại mấy lần mà cuối cùng vẫn chỉ có 99 đầu núi mà thôi. Ngài nghĩ có thể cũng giống như lần trước mình đã quên đếm đầu núi ngay dưới chân mình chăng? Vì Ngài quá ưa thích hòn đảo này nên chẳng có tâm trí đâu để suy nghĩ kỹ, bèn cộng thêm đầu núi mình đang ngồi với 99 đầu núi kia, thế là gom vừa chẵn 100 đầu!

Ngài hài lòng cười lên, thế là Phổ Đà Sơn được Ngài tuyển chọn. Về sau, chùa chiền am miếu được cất trên đảo càng ngày càng nhiều, có một thời lên đến hơn 300 ngôi! Từ đó, Phổ Đà Sơn trở nên “Quán Âm Đạo Tràng, Hải Thiên Phật Quốc”.

Kỳ thật, Quán Âm Đại sĩ thừa biết rằng đảo Phổ Đà không có đến 99 đầu núi chứ đừng nói gì tới 100 đầu! Chỉ vì Ngài quá ưa thích hòn đảo nhỏ xinh đẹp đầy linh khí này nên mới ở lại, thế thôi!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2017(Xem: 9276)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
28/07/2016(Xem: 4240)
Ở Việt Nam khi nói đến mùa mưa bão, người ta thường nghĩ đến khúc ruột miền Trung thường nhiều hơn. Thế nhưng, từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy, có khi đi gần vào đến bờ thì chuyển hướng ra Bắc hoặc vào Nam rồi bão tan. Không p
07/06/2016(Xem: 9045)
Nam Mô Bồ Tát Thường Lắng Nghe, Quán Thế Âm có nghĩa là lắng nghe một cách sâu sắc, trọn vẹn những âm thanh, tiếng nói của cuộc sống, cuộc đời. Chữ Quán ở đây hàm nghĩa lắng nghe trong sự hiểu biết cộng với sự quan sát sâu sắc của lòng yêu thương từ ái. Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu thương của cuộc đời. Không chỉ
09/04/2016(Xem: 15467)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
21/03/2016(Xem: 4581)
Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con người và con người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con người và động vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.
09/09/2015(Xem: 8844)
Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”. Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.
12/07/2015(Xem: 9646)
Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ. Bản dịch của Viên Huệ Dương Chiêu Anh
03/04/2015(Xem: 14971)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa.
21/01/2015(Xem: 7199)
Phía Tây của Long thành, phía Nam của Tản sơn, thẳng ra ngoài cõi Ai Lao, Xiêm La, có một nơi gọi là Hương Tích Sơn, nằm giữa Bắc kỳ, Nam hải, nơi ấy là động thiên bậc nhất vậy. Núi thì đặc thù, nước thì tú lệ, cảnh trần tịch tĩnh, nơi cầu tự cầu tài, chốn chữa bệnh trừ tai. Mỗi năm Xuân về, không dưới ba vạn người, có người ở gần về dự, có người ở xa ngàn muôn dặm cũng đến. Tiếng linh diệu lớn lao, rung động mắt tai người, rõ ràng là “thần quyền thời đại”, thật lạ thường thay. Ngoài núi non và con người, Hương sơn mà xa cách một ngày như ép buộc đi đến trần cương; ba mươi năm qua trọn chẳng đến một lần, nỗi buồn nào như đây; ngày nay năm mươi sáu tuổi vẫn còn viện cớ. Sức thuyền từ một phen đưa chuyển, kết quả có thể xuyên qua, đến nước lên non, niềm vui có thể nhận biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567