Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương Mười: Hồi Hướng

03/12/201018:12(Xem: 9353)
Chương Mười: Hồi Hướng

CHƯƠNG X

HỒI HƯỚNG

1. Công đức do viết luận 
„Nhập Bồ Tát Hạnh“ này
Xin hồi hướng chúng sinh
Mong tất cả bước vào
Con đường củ
a Bồ Tát.

2. Nguyện nhờ công đức này
Mà tất cả chúng sinh
Đang chịu bao đau bệnh
Hành hạ thân và tâm
Được an vui vô tận.

3. Nguyện họ luôn hạnh phúc
Suốt sinh tử luân hồi. 
Nguyện họ luôn an lạc
Như chư vị Bồ Tát.

4. Nguyện chúng sinh khắp nơi
Đang ở trong địa ngục
Được niềm vui cực lạc 
Cõi Sukhavati.

5. Nguyện kẻ bị run rét
Trong địa ngục giá băng
Đều được hơi sưởi ấm;
Nguyện chúng sinh nóng nực
Trong địa ngục đốt nung
Được mây lành Bồ Tát
Giáng mưa làm dịu mát

6. Nguyện rừng lá gươm đao
Thành vườn hoa tráng lệ;
Nguyện cây cành giáo mác
Biến thành cây như ý
[Làm thoả mãn ước mơ].

7. Nguyện địa ngục thành vườn
Với hồ sen tỏa hương
Với thiên nga, nhạn, hạc
Hát ca vui rộn ràng.

8. Nguyện địa ngục đốt nung
Biến thành kho châu ngọc;
Nguyện cho nền sắt nóng
Thành thủy tinh lung linh ;
Nguyện địa ngục xay nghiền
Thành điện đền thờ Phật.

9. Nguyện mưa đá núi lửa
Biến thành trận mưa hoa ;
Nguyện chiến trường gươm giáo
Thành lễ hội tung hoa.

10. Nguyện chúng sinh chìm nổi
Trong dòng sông địa ngục
Nước nóng bỏng sục sôi
Nấu tiêu tan thịt da
Xương lòi ra trắng hếu
Nhờ công đức của tôi
Được sinh lên cõi trời
Sông Madukini.

11. Nguyện ngục tốt Diêm Vương
Và kên kên, chim quạ
Hình dáng thật dữ dằn
Trong bóng đen thâm u
Bỗng nhiên tan biến hết;
Chúng ngẩng lên hỏi nhau
“Ánh sáng kỳ diệu này
Từ đâu chiếu rọi đến?”
Và tất cả bỗng thấy 
Bồ Tát Kim Cương Thủ
Uy nghiêm đứng trên không.
Nhờ năng lực hoan hỷ
Rửa sạch hết lỗi lầm
Chúng cùng bay theo Ngài.

12. Nguyện tội nhân địa ngục
Gặp được mưa hoa sen
Chan hoà với nước thơm
Rơi xuống rưới tắt lửa
Liền hân hoan, khoan khoái.
Các tội nhân tự hỏi
“Ai đã làm thế này?”.
Chúng ngẩng nhìn hư không
Thấy Bồ Tát Quan Âm
Tay cầm hoa sen vẫy.
Chúng vô cùng cảm phục
Nhận hạnh phúc bất ngờ.

13. Nguyện hữu tình địa ngục
Vui thấy Đức Văn Thù.
Chúng lớn tiếng gọi nhau:
“Bạn ơi! Mau lại đây
Chiêm ngưỡng Đức Văn Thù
Ngài đến cứu chúng ta !
Ngài Văn Thù Đồng Tử
Trong hào quang tỏa rạng
Đã phát tâm Bồ Đề
Có năng lực diệt khổ
Và đưa đến an vui.
Ngài với tâm từ bi
Triệt để cứu muôn loài“.
14. "Bạn ơi! Hãy nhìn kia
Dưới gót sen của Ngài
Vương miện trăm vị Trời
Đang cúi xuống đảnh lễ
Tiếng Thiên nữ ca ngợi 
Mê ly khắp điện đền
Mưa hoa rắc đầu Ngài
Mắt Ngài óng từ bi”
Bao tội nhân địa ngục
Đều đứng dậy reo hò.

15. Nguyện chúng sinh địa ngục
Nhờ công đức của tôi
Thấy Phổ Hiền Bồ Tát
Hoá hiện vầng mây lành
Trút mưa thơm dịu mát
Khiến chúng đều hân hoan.

16. Nguyện tất cả chúng sinh
Lià sợ hãi, đau đớn
Như tại châu Kuru.

17. Nguyện loài vật hết sợ
Cảnh ăn thịt lẫn nhau
Nguyện cho loài ngạ quỷ 
An vui như những người
Ở Bắc Câu Lưu Châu.

18. Nguyện Đức Quán Thế Âm
Rưới nước cam lồ mãi
Khiến ngạ quỷ no ấm
Tắm được dòng sữa mát.

19. Nguyện kẻ mù được thấy
Nguyện người điếc được nghe
Nguyện các bà mang thai
Sinh nở không đau đớn
Như Hoàng Hậu Ma-gia.

20. Nguyện người trần thân trụi
Áo cơm có đầy đủ
Được những gì cần thiết
Cho cuộc sống yên bình.

21. Nguyện người đau thoát bệnh
Tù nhân được tự do
Kẻ yếu được mạnh ra
Mọi người thương mến nhau.

22. Nguyện người sợ hết sợ
Người trói được tháo dây
Người yếu được mạnh lên
Nguyện người người nhớ đến
Giúp nhau làm việc thiện.

23. Nguyện cho khách lữ hành
Đến đâu cũng an lành
Nguyện cho người buôn bán
Thu lợi nhuận dễ dàng.

24. Nguyện những kẻ đi thuyền
Đạt được nhiều mục tiêu
Thuyền bình an cập bến
Đoàn tụ cùng thân quyến.

25. Nguyện hành khách lạc đường
May gặp đoàn đi buôn
Thoát lo sợ bị cướp 
Hay thú dữ cọp beo
Hành trình được xuôi thuận.

26. Nguyện chư Thiên, Thánh Thần
Hộ trì kẻ bệnh hoạn
Kẻ say sưa, cùng bấn
Người già yếu, trẻ thơ
Kẻ ngu si, quẫn trí.

27. Nguyện chúng sinh thoát khỏi 
Tám hoàn cảnh hiện hữu
Không thuận cho việc tu (46) 
Nguyện họ đủ đức tin
Đủ từ bi, trí tuệ
Hoàn hảo trong hình tướng
Thuần thục cách hành xử
Nhớ lại được đời trước.

28. Nguyện chúng sinh có được
Những kho tàng vô tận
Là hư không, tự do
Nguyện họ sống hoà hợp
Không tuyệt vọng, lệ thuộc. 

29. Nguyện chúng sinh yếu đuối
Được trở thành mạnh mẽ;
Nguyện khất sĩ tiều tụy
Được đẹp tươi vô cùng.

30. Nguyện tất cả thiếu nữ 
Được trở thành nam nhi;
Nguyện kẻ địa vị thấp
Đạt được địa vị cao
Không thành kẻ kiêu mạn.

31. Nguyện tất cả chúng sinh
Nhờ phước đức của tôi
Mà dứt sạch điều ác 
Luôn thích làm điều lành.

32. Nguyện tất cả chúng sinh 
Không lìa tâm Bồ Tát
Hiến thân cho giải thoát
Thường được Phật gia hộ
Không vướng bẫy ma vương.

33. Nguyện tất cả hữu tình 
Được sống lâu vô tận
Luôn luôn được hạnh phúc
Chữ “chết’ không hề nghe .

34. Nguyện mười phương thế giới
Đầy rừng cây như ý
Vang diệu âm thuyết pháp
Của chư Phật, Bồ tát.

35. Nguyện toàn cõi địa cầu
Không gồ ghề sỏi đá 
Bằng phẳng như lòng tay
Dịu êm đầy ngọc báu.

36. Nguyện pháp hội Bồ Tát
Mở ra khắp nơi nơi
Điểm trang cho mặt đất
Bằng hào quang các ngài.

37. Nguyện tất cả chúng sinh
Nghe pháp âm vi diệu
Vang bất tận từ rừng 
Từ chim muông, ánh sáng
Từ trời rộng mênh mông.

38. Nguyện chúng sinh kề cận
Chư Phật và Bồ Tát
Với lễ vật cúng dường
Nhiều như mây bốn phương
Dâng lên đấng đạo sư.

39. Nguyện chúng sinh được mưa
Rơi xuống đúng thời vụ
Mùa màng được sung túc;
Nguyện thế giới giàu sang
Vua quan đều chính trực.

40. Nguyện thuốc thang công hiệu
Nguyện thần chú ứng linh
Nguyện quỷ ma, phù thủy
Đều phát tâm từ bi.

41. Nguyện tất cả chúng sinh
Không gặp điều bất hạnh
Bị tội lỗi, đau bệnh
Bị đàn áp khinh khi
Không còn tâm độc ác.

42. Nguyện tu viện, chùa chiền
Tu học được hưng thịnh
Tăng chúng sống vững bền
Mọi việc đều thành tựu.

43. Nguyện tăng sĩ siêng tu
Đạt trí tuệ càng nhiều
Thích giữ gìn giới luật
Diệt trừ sạch tán loạn
Tâm trí được khinh an.

44. Nguyện cho các ni cô
Không tranh chấp lẫn nhau
Thu lợi từ giáo pháp ;
Nguyện những vị khất sĩ
Luôn đầy đủ giới hạnh.

45. Nguyện người bị phạm giới
Biết ăn năn sám hối
Nguyện họ sinh cõi lành
Không còn phạm giới thêm.

46. Nguyện những vị xuất gia
Học rộng và uyên thâm
Được tặng phẩm, bố thí
Được tâm ý sạch trong
Vang mười phương tiếng tốt.

47. Nguyện chúng sinh không khổ
Và không gặp gian nan
Vì số kiếp tồi tàn
Với thân người duy nhất 
Trở thành bậc Chánh giác.

48. Nguyện tất cả chúng sinh
Luôn cúng dường chư Phật
Được hạnh phúc khôn lường
Nhờ phước Phật vô biên.

49. Nguyện Bồ Tát hoàn thành 
Ước nguyện cứu thế gian;
Nguyện tất cả chúng sinh 
Được chư Phật, Bồ Tát
Xót thương và cứu độ.

50. Nguyện cho hàng Độc Giác,
Và Thanh Văn an lạc
Luôn luôn được Trời, người, 
A Tu La cúng dường.

51. [Cuối cùng] Nguyện cho tôi
Nhận được sự gia hộ
của Văn Thù Bồ Tát
Nhớ lại những đời trước.
Nguyện đời nào cũng tu
Để chứng Cực Hỷ Địa (47)

52. Nguyện suốt mọi thời gian 
Định lực đều duy trì;
Nguyện đời đời kiếp kiếp
Có được chốn thanh tịnh 
Để thuận lợi tu hành.

53. Nguyện khi tìm học Pháp
Đều được Đức Văn Thù 
Giải ngộ những chướng ngại
Và được ngài hộ trì.

54. Nguyện như Đức Văn Thù
Đi khắp mọi chân trời
Làm lợi cho chúng sinh
Tôi mong được như ngài.

55. Ngày nào hư không còn
Ngày nào quả đất còn
Ngày đó tôi tiếp tục
Diệt khổ của trần gian.

56. Nguyện đau khổ chúng sinh
Chín muồi nơi thân tôi;
Nguyện phước đức Bồ Tát
Mãi mãi đem hạnh phúc
Đến tất cả chúng sinh.

57. Nguyện giáo pháp Như Lai
Là linh dược duy nhất 
Trừ đau khổ thế gian
Được trường tồn, ca ngợi
Được xuyển dương, hộ trì. 

58. Nay tôi xin kính lễ
Đức Văn Thù Sư Lợi
Nhờ ân đức của ngài
Mà tâm tôi hướng thiện;
Kính lễ thiện tri thức
Nhờ ân đức các vị
Mà tâm tôi lớn lên.



***

CHÚ THÍCH :

(01) Phật: Trong Luận „ Nhập Hạnh Bồ Tát“, ngài Santideva đã dùng nhiều danh hiệu khác nhau để thay cho danh hiệu „Phật“, ví dụ như: đức Thế Tôn, bậc Chiến Thắng, đức Như Lai, bậc Đạo Sư, Hiền Giả v..v..
(02) Những vị Thừa Kế đức Phật bao gồm những vị thừa kế lời Phật dạy như hàng Thanh Văn, Độc Giác Phật và những vị thừa kế tâm của Phật như hàng Bồ tát.
(03) Các nơi Bồ tát ở: Là những nơi chốn và địa điểm sống và tu tập của Bồ tát Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm (Siddhàrtha Gautama) trước khi giác ngộ thành vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni.
(04) Tam Bảo: gồm có Phật, Pháp và Tăng
(05) Phạm Thiên: Là một hình thái hiện hữu của thế giới các vị Trời tối thượng
(06) Ba ruộng phước (Phước điền): Là những vị mà Phật tử nên cúng dường để được phước đức lớn cho đời này và đời sau. Thứ nhất là cúng dường Phật, Pháp Tăng (Kỉnh điền). Thứ hai là cúng dường cha mẹ (Ân điền). Thứ ba là cúng dường những kẻ nghèo khó (Bi điền)
(07) Pháp cạn, sâu: Chỉ cho Tiểu Thừa và Đại Thừa
(08) Chú thuật Mật tông: Đó là những câu tụng niệm có âm thanh chứa đựng một sức mạnh huyền bí của vũ trụ hay của Phật tính với công năng ủng hộ kẻ tu niệm
(09) Kinh Ba Phần: Là kinh gồm có ba phần: sám hối, phát nguyện và hồi hướng
(10) Truyện Cát Trường Sinh: Trong Kinh Hoa Nghiêm
(11) Nữ thần Durga: Là Nữ thần của Đạo Karnapa, Nam Ấn Độ
(12) Đổi vị trí cho nhau: Là một trong những phương tiện giúp đỡ tu tập, được miêu tả rõ trong Chương 8, từ câu 90-100 và từ câu 101-139
(13) Hoá sinh trong lòng sen: Đây là cảnh hóa sinh tại cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà
(14) Chiến công trọn thành: Tức là đạt được sự giác ngộ, thành Phật và truyền dạy giáo lý (Chuyển Pháp Luân)
(15) Xem chương VII, câu 16
(16) Xem chương IX, câu 73
(17) Bồ tát Diệu Hoa Nguyệt (Supuspacandra): Mặc dầu biết vua Curadatta rất ác độc, song vẫn cương quyết thuyết pháp vì lợi ích cho chúng sinh và đã bị vua hành hạ.
(18) Tinh huyết của cha mẹ
(19) Từ câu 141 đến câu 154 (trong ngoặt kép): Nơi đây ngài Santideva đã tự đặt mình vào địa vị của một người khác rồi hướng về „cái Ta“ (ngã) mà nói
(20) Chân lý thế gian: Còn gọi là tục đế, chân lý tương đối, chân lý bao phủ
(21) Chân lý tuyệt đối: Còn gọi là chân đế, thắng nghĩa đế
(22) Đây là cuộc tranh luận giữa Tôn giả Santideva (Trung Quán) và phái Duy Thức. Duy thức chủ trương rằng mỗi sự vật và hiện tượng bên ngoài đều là ảo tưởng. Chúng không có thật mà chỉ là bóng dáng của tâm. Chỉ có tâm mới hiện hữu thật sự
(23) Phụ nữ vô sinh: Là phụ nữ không thể nào sinh con được. Vì vậy sự bàn luận về sắc đẹp của đứa con gái của một phụ nữ vô sinh chỉ là chuyện vui đùa
(24) Đây là ví dụ về một con gấu bị chuột cắn làm độc. Gấu ngủ suốt mùa đông. Đến mùa xuân, khi nghe tiếng sấm nó tỉnh dậy và cảm thấy đau đớn mới nhớ lại đã bị chuột cắn. Ký ức của con người cũng tương tự như vậy
(25) Tâm siêu nhiên = Tha tâm thông
(26) Nơi đây Tôn giả Santideva phản bác lại phái Tiểu thừa đã quan niệm rằng sau khi đức Phật nhập Niết Bàn thì Ngài không còn làm lợi ích cho chúng sanh được nữa.
(27) Bám víu đối tượng hay sự vật = chấp pháp. Bám víu cái Ta = Chấp ngã
(28) Theo Prajanàkarumati thì các câu 50, 51 và 52 là những câu đã được tác giả khác từ ngoài đưa vào
(29) Chướng ngại hiểu biết = Sở tri chướng
(30) Số luận (Samkhya) là một học thuyết phi Phật giáo do Rishi Kapila thành lập vào thời cổ Ấn Độ, tin rằng mọi hiện tượng - trừ cái ngã trường cửu bất biến - được tạo thành từ một thần ngã Prakrti hay là thực chất tối sơ thấm khắp mọi sự. Khi tiếp xúc với thực chất này thì một loạt những biểu hiện như tri thức, cảm quan và đối tượng cảm giác phát xuất từ đấy và được cái ngã cảm thọ. Thực chất tối sơ là một chất liệu trường cửu, phổ biến tạo nên mọi sự và là bản chất của các pháp trong thế giới kinh nghiệm. Ngã là nguyên lý tâm bất biến trở nên liên kết với ngoại giới do sự đồng nhất sai lầm của nó với biểu hiện của thực chất tối sơ. (Theo: Thích Nữ Trí Hải: Nhập Bồ Tát Hạnh, Trang nhà Quảng Đức, Chương 9: Trí Tuệ, câu 60). Xem thêm Tìm hiểu sáu phái Triết học Ấn Độ, Thích Mãn Giác, 2002, Trang nhà Quảng Đức.
(31) Âm thanh: Là đối tượng của sự nghe = Trần cảnh
(32) Cái biết, Tánh biết= nhận thức
(33) Ba đức (nguyên lý) tối sơ của Số luận là: rajah, sattwa và tamah. Tùy theo dịch gỉa mà có nhiều cách dịch khác nhau. Cách dịch ở đây dựa theo E. Steinkellner với ba thuật ngữ: Güte, Leidenschaft và Finsternis (Santideva: Eintritt in das Leben zur Erleuchtung - Bodhicarỳavatàra. Eugen Diederichs Verlag, 1981, trang 125.) 
Thích Nữ Trí Hải dịch là: ưu, hỷ, ám. Sách đã dẫn, câu 64 
Thích Trí Siêu dịch là thanh tịnh, tạo tác u mê (Thích Trí Siêu: Bồ Tát Hạnh, Trang Nhà Quảng Đức, chương 9: Trí huệ, câu 64)
(34) “Một”: Theo Trung Quán, một sự vật có thật (có tự tính) còn được gọi là “Một”. Tự nó là nó, không do nhiều điều kiện khác (nhân duyên khác) phối hợp mà thành
(35) Năm Uẩn: Ngũ Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức
(36) Ảo tưởng: Được sinh ra từ tưởng tượng, từ tà kiến hoặc do chấp trước
(37) Giác quan = Căn: tai mắt, mũi, lưỡi thân
Đối tượng: ví dụ như sự vật = Trần: như âm thanh, màu sắc, mùi vị, va chạm
(38) Hạt bụi cực nhỏ = vi trần hoặc cực vi trần và lân hư trần, nhỏ đến mức dường như không có gì cả
(39) Xem lại các câu 86 – 88 của chương chín
(40) Xem lại các câu 58 – 88 của chương chín
(41) Phản bác phái Hữu Bộ. Phái này quan niệm rằng tâm và vật là hai thực thể khác biệt
(42) Phái Vô Nhân: Phái này chủ trương rằng tất cả các pháp không do nhân gì sinh ra, họ bảo: “Mọi sự vật như mặt trời mọc, nước chảy xuống núi, hạt đậu tròn, gai nhọn và lông đuôi con công … không do ai làm ra cả, chúng tự nhiên sinh (Thích Nữ Trí Hải, sđd, chương 9, câu 116)
(43) Thường Luận: Phái này tin rằng mọi sự do thần Tự Tại Thiên sinh ra. Vị này có năm đức là thiêng liêng, trong sạch, đáng kính, trường cửu, độc nhất và là sáng tạo chủ của mọi sự (Thích Nữ Trí Hải, sđd, chương 9, câu 118)
(44) Bốn Đại chủng: gồm có đất, nước, lửa, không khí và không gian
(45) Cõi lành, Cõi phước = Bát phước sanh xứ: Tám cõi nhờ có phước đức mà được sinh đến đó, gồm có cõi người giàu sang, cõi trời bốn vị Thiên Vương, cõi trời Đao-lỵ, cõi trời Dạ-Ma, cõi trời Đâu-Suất, cõi trời Hoá-Lạc, cõi trời Tha-Hoá và cõi trời Phạm Thiên (Theo Đoàn Trung Còn: Phật học Từ điển, Saigon 1966, tập I, trang 243)
(46) Tám hoàn cảnh xấu (Bát nạn): Tám cảnh ngộ ngăn chận sự tu học để được giác ngộ, gồm có Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Châu Uất đan việt (Châu Bắc-cu-lư) người ở châu này sung sướng mãi nên tu học không được, cảnh trời Trường thọ (Vô tưởng thiên), nơi đây không có tâm tưởng nên không tu học được, đui, điếc, câm, Thế trí biện thông (ỷ mình thông minh biện bác theo thế sự mà không lo tu học, trước Phật và sau Phật, hai thời này không có sự bành trướng của đạo Phật nên không thể tu học (Đoàn Trung Còn, sđd, tr. 235)
(47) Cực Hỷ Địa: Sơ Địa của Bồ Tát

Links: Về Ngài Tịch Thiên 

http://www.daouyen.com/Data/Ph_T/T184.htm
http://www.daouyen.com/Data/Ph_T/T185.htm

http://www.quangduc.com/BoTat/index.html

http://www.namsebangdzo.com/category_s/2418.htm

http://www.kagyu-asia.com/t_bodhicaryavatara.html

Sàntideva 
(Tôn giả Tịch Thiên) 
Bodhicaryàvatàra
NHẬP HẠNH BỒ TÁT
Việt dịch: Nguyên Hiển
Hiệu đính: Lê Triều Phương

Liên Lạc
Tuệ Quang Wisdom Light Foundation
PO Box 91748
Henderson, NV 89009, USA
(702)564-9186

Email: [email protected]

WEBSITE: WWW.DAITANGVIETNAM.COM

Ấn bàn điện tử, Xuân 2009

Chịu trách nhiệm ấn bản điện tử lần 2 : Nguyên Định (2/2009). 
Xin hồi hướng công đức đến hương linh đạo hữu TS Lê Văn Tâm, pd. Nguyên Thái, bút hiệu Lê Triều Phương, nguyên giáo sư Đại học Göttingen (CHLB Đức), mãn phần ngày 12/06/2008 tại Gò Vấp, Việt Nam, hưởng thọ 70 tuổi.

Người gửi: Nguyên Định

Các bản dịch khác:
Nhập Bồ Tát Hạnh do Ni Sư Thích Nữ Trí Hải dịch năm 1998

Bồ Tát Hạnh, do Thượng Tọa Thích Trí Siêu (Pháp) dịch năm 1990

Source: thuvienhoasen


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2011(Xem: 7025)
Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng với 52 vịBồ-tát đồng tu một pháp môn cùng đứng dậy cung kính chấp tay bạch Phật : - Tôi nhớ hằng sa kiếp trước có Đức Phật ra đờihiệu Vô Lượng Quang
20/03/2011(Xem: 12580)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
23/02/2011(Xem: 6378)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
21/01/2011(Xem: 4244)
Bồ tát Di Lặc, vị Phật tương lai, có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật Giáo. Di Lặc là vị bồ tát duy nhất được các tông phái Phật Giáo, từ tiểu thừa, đại thừa và mật tông tôn kính. Các kinh điển trong cổ ngữ tiếng Phạn Pali và Sanskrit, cũng như kinh tạng đại thừa chữ Hán và tiếng Tây Tạng đều có nói đến vị Phật tương lai này.
13/01/2011(Xem: 3507)
Cùng với thầy của mình là Bồ Tát Di Lặc, Vô Trước là khai tổ của Du Già Tông, hay Duy Thức Tông, một trường phái của Đại Thừa Phật Giáo. Ba người con trai lớn nhất, đều gọi là Thiên Thân (Vasubandhu), sinh ra ở Purusapura (Peshwar), là những thành viên của gia đình Kiều Thi Ca (Kausika) thuộc dòng dõi Bà La Môn, Ấn Độ. Tất cả ba người đều đã trở thành những Tỳ Kheo Phật Giáo. Người em trai út của Vô Trước được biết là Tỉ-Lân-Trì-Bạt-Bà (Virincivatsa), trong khi người em giữa được biết đơn thuần là Thiên Thân (Vasubandhu), tác giả của Duy Thức Tam Thập Tụng.
04/01/2011(Xem: 3195)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam. Chữ Phạn của tên gọi này là Avalokitvesvara, thường được dịch sát là Quán Tự Tại. Chữ Tự Tại (Isvara) này không hề mang nghĩa thanh thản độc lập như nhiều người vẫn nghĩ. Nó là một từ tố thường thấy ngay sau tên gọi của các vị thần Ấn Độ, một chút dấu vết của Ấn Giáo, xa hơn một tí là Bà La Môn giáo thời xưa. Nói mấy cũng không đủ, với phương tiện Internet ngày nay, người muốn biết xin cứ Online thì rõ. Nãy giờ chỉ nói cái tên, cái ý nghĩa hay vai trò của khái niệm Quán Thế Âm mới là quan trọng.
19/12/2010(Xem: 5880)
Qua kinh sách thuộc truyền thống Đại thừa ta được biết mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Đức Phật A Di Đà có Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí làm thị giả thì một trong hai vị thị giả chính của Đức Phật Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi, đại biểu cho trí tuệ siêu việt. Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư.
19/12/2010(Xem: 4344)
Từ trước đến nay, những khuynh hướng bài bác Đại Thừa -cả trong lẫn ngoài Phật giáo- thường cho rằng kinh điển Đại Thừa là ngụy tạo, từ đó họ cũng hạ bệ luôn tất cả những vị Bồ Tát đã được quần chúng Phật tử lâu đời tôn thờ kính ngưỡng -đặc biệt là Bồ Tát Địa Tạng- coi đó như là những nhân vật hư cấu, sản phẩm của đầu óc tưởng tượng phong phú của người Trung Hoa. Tuy nhiên các học giả nghiên cứu về Phật giáo cổ Ấn Độ hồi gần đây đã xác định rằng tín ngưỡng tôn thờ Bồ Tát Địa Tạng (Kshitigarbha) đã được khai sanh tại Ấn Độ rất lâu đời, có thể là vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau công nguyên (C.E.), cùng một lúc với sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng Phật giáo Đại Thừa, (2) mà bằng chứng cụ thể là Bồ Tát Địa Tạng và những kinh sách liên quan về Ngài đã được đưa vào chương trình học tập, nghiên cứu tại Đại học cổ điển Phật giáo nổi tiếng Nalanda xứ Ma Kiệt Đà.
14/12/2010(Xem: 2873)
Bồ Tát Quán Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta mang sứ mệnh Bồ Tát vào đời để cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn hay chỉ là một nhân vật huyền thoại tôn giáo? Với những người mang nặng tinh thần duy lý cho rằng Đạo Phật không hề đặt cơ sở trên những niềm tin mù quáng và do đó, tin vào sự cứu độ của một tha lực bên ngoài –ví dụ như Quán Thế Âm Bồ Tát- theo họ là một hình thức dị đoan mê tín, khó chấp nhận.
03/12/2010(Xem: 13542)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]