Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thập Đại Đệ Tử - Sự Tích Mười Vị Đệ Tử Lớn của Đức Phật

23/02/201111:03(Xem: 6375)
Thập Đại Đệ Tử - Sự Tích Mười Vị Đệ Tử Lớn của Đức Phật
Buddha_3
THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ 十大弟子
Sự Tích Mười Vị Đệ Tử Lớn của Đức Phật
Tác Giả: HT. Thích Tinh Vân - Dịch Giả: Như Đức

01. Xá Lợi Phất(zh. 舍利弗, sa. śāriputra, bo. ཤཱ་རིའི་བུ་): Trí huệ đệ nhất, đệ tử quan trọng nhất của Phật trong các kinh Nguyên Thủy (sa. hīnayāna)icn_pdf
02. Mục Kiền Liên(zh. 目犍連, sa. mahāmaudgalyāyana, bo. མོའུ་འགལ་གྱི་བུ་): Thần thông đệ nhất, hay đi đôi với Xá-lợi-phất icn_pdf
03. Phú Lâu Na(zh. 富樓那, sa. pūrṇa, bo. གང་པོ་): Thuyết Pháp đệ nhất icn_pdf
04. Tu Bồ Đề(zh. 須菩提, sa. subhūti, bo. རབ་འབྱོར་): Giải Không (sa. śūnyatā) đệ nhất. Tu-bồ-đề thường xuất hiện trong kinh điển hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa. icn_pdf
05. Ca Chiên Diên(zh. 迦旃延, sa. katyāyana, bo. ཀ་ཏྱའི་བུ་): Biện luận đệ nhất
06. Ma-ha-ca-diếp(zh. 摩訶迦葉, sa. mahākāśyapa, bo. འོད་སྲུང་ཆེན་པོ་): Đầu-đà đệ nhất, được xem là Sơ tổ Thiền tông Ấn Độ icn_pdf
07. A Na Luật(阿那律, sa. aniruddha, bo. མ་འགགས་པ་): Thiên nhãn đệ nhất icn_pdf
08. Ưu Ba Ly(優波離, sa. upāli, bo. ཉེ་བར་འཁོར་): Giới luật đệ nhất icn_pdf
09. A Nan Đà(zh. 阿難陀, sa. ānanda, bo. ཀུན་དགའ་བོ་): Đa văn đệ nhất, người “nghe và nhớ nhiều nhất”, được xem là Nhị tổ Thiền tông Ấn Độ. A-nan-đà hay được trình bày trong tranh tượng đứng bên cạnh Phật cùng với Ma-ha-ca-diếp
10. La Hầu La(羅睺羅, sa. rāhula, bo. སྒྲ་གཅན་འཛིན་): Mật hạnh đệ nhất icn_pdf


LỜI DỊCH GIẢ

thapdaidetu-biaỞ mức độ tín ngưỡng dân gian, sức gia trì thuộc về tha lực mà không phải là tự lực. Đây chính là dùng tâm lực, nguyện lực và chú lực của người gia trì trực tiếp giải quyết vấn đề cho người khác. Điều này được dân chúng nói chung tin tưởng và mong cầu. Vì như vậy không cần phải tự mình tu tập, cũng không cần phải trả một giá đắt nào mà có thể giải quyết được nguy cơ to lớn. Đây là lý do vì sao tín ngưỡng quỉ thần trong dân gian được phổ biến như vậy. Song gia trì theo cách ấy mãi, chỉ có thể ngăn tai họa trong một lúc, mà không thể giải quyết vấn đề triệt để và vĩnh viễn. Đây cũng giống như nương tựa thế lực của nhà quyền thế, để tránh sự truy tìm của chủ nợ hay xã hội đen. Một mai thế lực đó không còn nữa, tai nạn sẽ xảy ra, mà còn hung hiểm hơn nhiều.

Phật Pháp không như vậy, nếu bị oan nghiệt túc trái quấy nhiễu, làm chướng ngại, thì người gia trì sẽ đem tâm từ bi, sức tu trì của mình ra để cảm hóa, khuyên dắt những oan gia trái chủ đó, khiến họ không còn tâm oán hận, chấp trước, báo thù nữa. Oan gia trái chủ nhân đó sẽ chuyển sinh vào đường lành, người được gia trì nhờ đó được tiêu tai giải nạn, kiết tường như nguyện. Song sau đó đương sự phải qui y Tam Bảo, tu học Phật Pháp, tạo phúc cho chúng

Ứng nhu cầu đại chúng, nên không có phủ định và phản đối lòng tin và tác dụng của việc gia trì.

Công năng gia trì đến từ chú lực, nguyện lực và tâm lực. Người trì chú công phu thâm hậu, bản thân chú ngữ sẽ sinh ra sức cảm ứng, có thể cảm thông quỉ thần, giúp đỡ và gia trì cho người khác. Người có nguyện lực mạnh, có thể dùng tâm phát nguyện cảm thông chư Phật và Bồ-tát, cho đến Hộ Phápm long thiên hộ trì, cứu giúp. Người có tâm lực mạnh, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Tâm Niệm của người được gia trì, làm mạnh tthêm ý chí, chuyển đổi quan niệm cho họ. Bảo rằng gặp hung hóa kiết, tiêu tai trị bệnh, đều do sức mạnh tâm linh làm chủ.

Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn, tăng cường dũng khí và nghị lực của họ để đối diện với thực tế, mà không phải là tránh nợ, trốn lánh hiện thực. Đương nhiên nhờ sức gia trì có thể làm giảm đi áp lực và chướng ngại trước mắt. Sau đó mượn sức gia trì làm đà biến thành sức mạnh tự tu, hóa giải hết áp lực và chướng ngại.

Chánh, đâu là tín ngưỡng dân gian, những gì là Chánh Pháp, những gì là phi Pháp; và nhất là đính chánh những quan niệm lệch lạc, sai lầm về Phật giáo. Nhờ vậy, chúng ta sẽ tự tin, vững bước trên nẻo đường học Phật, mà không sợ sa lạc vào ngã rẽ tà kiến. Vì tính chất đặc thù của quyển sách, chúng ta có thể đọc nó từ đầu đến cuối, hay xem mục lục, chọn đọc trước những vấn đề mà quan tâm thắc mắc.

Nhận thấy giá trị và lợi ích của quyển sách này, dịch giả đã phát tâm dịch ra Việt văn để kết Pháp duyên cùng tất cả mọi người. Kính nguyện những ai có duyên đọc được, chánh kiến, chánh tín chưa sinh sẽ sinh; chánh kiến, chánh tín đã sinh càng kiên cố; Bồ đề tâm tăng trưởng, bất thoái cho đến ngày viên thành Phật đạo.

Nghiên Cứu Sở Phật Học Trung Hoa
ngày 19.09.1999
Dịch giả cẩn chí




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/10/2011(Xem: 3997)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
14/09/2011(Xem: 6033)
Long Thọ Đại Sĩ, tiếng Phạn gọi là Nagarjuna, người dòng Phạm chí, ứng thế ở xứ Nam Thiên Trúc, sau Phật diệt độ bảy trăm năm. Tương truyền ngài sanh dưới cây A Châu Đà Na, cây này có năm trăm vị Long thần ở, lại nhờ Long Vương Bồ Tát mà thành đạo, nên lấy hiệu là Long Thọ.
14/09/2011(Xem: 3889)
Đời nhà Minh, niên hiệu Sùng Trinh thứ mười sáu, có Bồ Tát dùng phương tiện giáng thần ở Ngô môn, tự xưng là Giác Minh Diệu Hạnh, thường khuyên dạy về Phật pháp. Đến năm Thuận Trị thứ tư đời nhà Thanh, do nhân duyên trước, ngài lại giáng đàn, tùy cơ nói pháp, khai diễn về môn Tịnh độ. Trước tiên, Bồ tát dùng lời kệ khai thị rằng...
12/08/2011(Xem: 9309)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
09/08/2011(Xem: 7241)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
05/08/2011(Xem: 9281)
Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả một cách nhanh chóng vì Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành, cho nên trong hiện đời được gặp Phật...
16/06/2011(Xem: 18143)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giới là bản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật. Đại thừa giới xác nhận thân là thân chúng sinh, tâm là tâm chúng sinh, nhưng thân ấy tâm ấy đều nhập cả vào giới pháp Phật tánh: đều đem ra mà thọ và trì Đại thừa giới. Đại thừa giới căn cứ quan điểm hiếu thuận: hiếu thuận với tất cả chính là giữ giới. Đại thừa giới lại xác định là cái Phật đi, cái Phật làm, nên thọ giới ấy là nhập vào cương vị của Phật.
07/06/2011(Xem: 4809)
Trong khóa tu Hayagriva đầunăm 2010, Lama Zopa Rinpoche đã nhấn mạnh vào thái độ Bồ Tát đúng đắn, và bangiáo lý súc tích này về cách thực hành [được trích dẫn từ “Taking the Essence All Day andNight” (Rút ra Tinh túy Cả Ngày lẫn Đêm), một cuốn sách mớivề cách làm cho mọi việc làm hàng ngày của ta trở nên có ý nghĩa nhất, do Dịchvụ Giáo dục của Tổ chức FPMT ấn hành]: Hãytụng hay hát những vần kệ sau đây vào buổi sáng hay vào những lúc khác trongngày và suy niệm ý nghĩa để tạo nên một sự thay đổi toàn bộ cho thái độ ái ngãbình thường, là điều chỉ làm hại ta và những người khác. Sau đó hãy sống theothực hành này. Hãy tụng tất cả những câu kệ hay ít nhất là hai hay ba câu cuối.Trì tụng cùng thực hành tonglen (thực hành cho và nhận):
12/05/2011(Xem: 3551)
Trưởng lão Chu-lợi Bàn-đặc (Cūlapanthaka) là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật. Tàu âm ra nhiều tên khác nhau: Chu-lợi Bàn-đặc, Chu-lợi Bàn-đà-già, Chú-trà Bán-thác-ca, Tri-lợi Mãn-đài, v.v. Trong Tăng chi, Chương Một Pháp, liệt kê các vị Tỳ khưu đại đệ tử, ngài Cūlapanthaka được nhắc đến 2 lần...
06/04/2011(Xem: 7058)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]