Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thập Bát La Hán - Thích Phước Sơn

16/05/201313:10(Xem: 8702)
Thập Bát La Hán - Thích Phước Sơn

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Tìm Hiểu Các Vị Bồ Tát

Thập Bát La Hán 

Thích Phước Sơn

Nguồn: Thích Phước Sơn


Sự tích 16 vị La Hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La trước thuật và tam tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán.

Ngài Nan Đề Mật Đa La (cò có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn. Theo Pháp Trụ Ký thì Ngài chỉ lược thuật lại kinh Pháp Trụ Ký do Phật thuyết giảng mà thôi. Sách này trình bày danh tánh, trú xứ và sứ mệnh của 16 vị La Hán. Các Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thông và Bát giải thoát, vâng thừa giáo chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì chánh pháp và làm lợi lạc quần sanh. Mỗi khi các tự viện tổ?hức lễ hội khánh thành, làm phúc, cúng dường trai Tăng, các Ngài cùng với quyền thuộc thường vận dụng thần thông đến để chứng minh, tham dự, nhưng chúng ta không thể nào thấy được. Hiện nay tuổi thọ trung bình của loài người là 80 tuổi. Tuổi thọ này - theo Pháp Trụ Ký - sẽ giảm dần còn 10 tuổi là giai đoạn cuối cùng của kiếp giảm. Sau đó, sang giai đoạn kiếp tăng, tuổi thọ con người từ 10 tuổi tăng dần đến 70000 tuổi, bấy giờ các Ngài sẽ chấm dứt nhiệm vụ và nhập Niết bàn. (Bởi vì khi tuổi thọ loài người đến 80000 tuổi thì đức Phật Di Lạc sẽ ra đời).

Danh tánh và trú xứ của các Ngài như sau:

1. Tân Đâu Lô Bạt La Đọa Xà (S: Pindolabharadvàja), vị tôn giả này cùng 1000 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại Tây Ngưu Hóa châu.

2. Ca Nặc Ca Phạt Sa (S: Kanakavatsa), vị tôn giả này cùng với 500 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại phương Bắc nước Ca Thấp Di La.

3. Ca Nặc Ca Bạt Ly Đọa Xà (S: Kanakabharadvàja), vị tôn giả này cùng 600 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại Đông Thắng Thân châu.

4. Tô Tân Đà (S: Subinda), vị tôn giả này cùng với 700 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại Bắc Cu Lô châu.

5. Nặc Cự La (S: Nakula), vị tôn giả này cùng 800 vị A La Hán phần lớn cư trú tại Nam Thiệm Bộ châu.

6. Bạt Đa La (S: Bhadra), vị tôn giả này cùng 800 vi A La Hán, phần lớn cư trú tại Đam Một La châu.

7. Ca Lý Ca (S: Kàilika), vị tôn giả này cùng với 1000 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại Tăng Già Trà châu.

8. Phạt Xà La Phất Đa La (S: Vajraputra), vị tôn giả này cùng với 1100 vị A La Hán , phần lớn cư trú tại Bát Thứ Noa châu.

9. Thú Bát Ca (S: Jìvaka), vị tôn giả này cùng với 900 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Hương Túy.

10. Bán Thác Ca (S: Panthaka), vị tôn giả này cùng với 1300 vị A La Hán cư trú tại cõi trời 33. 11. La Hỗ La (S: Ràhula), vị tôn giả này cùng với 1100 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại Tất Lợi Dương Cù châu.

12. Ma Già Tê Na (S: Nàgasena), vị tôn giả này cùng với 1200 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại núi Bán Độ Ba.

13. Nhân Yết Đà ( S: Angala), vị tôn giả này cùng với 1300 vị A Lan Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Quảng Hiếp. 14. Phạt Na Bà Tư (S: Vanavàsin), vị tôn giả này cùng 400 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Khả Trụ.

15. A Thị Đa (S: Ajita), vị tôn giả này cùng với 1500 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Thứu Phong.

16. Chú Trà Bán Thác Ca (S: Cùdapanthaka), vị tôn giả này cùng với 600 vị A La Hán, phần lớn cư trú trong núi Trì Trục.

Sau khi Pháp Trụ ký được dịch sang chữ Hán, Thiền sư Quán Hưu (832-912), vốn là một họa sĩ tài ba đã vẽ ra hình ảnh 16 vị A La Hán. Tương truyền, nhân Thiền sư nằm mơ cảm ứng thấy được hình ảnh của các Ngài rồi vẽ lại. Những hình ảnh này ngày nay người ta còn tìm thấy tàng trữ nơi vách tường Thiên Phật đọng tại Đôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc trung Quốc. Sau Thiền sư Quán Hưu còn có hoạ sĩ Pháp Nguyện, Pháp Cảnh và Tăng Diệu cũng chuyên vẽ về các vị La Hán.

VÌ SAO 16 VỊ LA HÁN TRỞ THÀNH 18 VỊ ?

Từ khi có hình ảnh 16 vị La Hán, các chùa thường tôn trí hình ảnh của các Ngài, và từ con số 16 người ta thêm tôn giả Khánh Hữu thành 17 và tôn giả Tân Đầu Lô thành 18 (nhưng không biết ai là tác giả đầu tiên của con số 18 này). Thật ra tôn giả Khánh Hữu (tên dịch nghĩa ra chữ Hán) vốn là Nan Đề Mật Đa La (tên phiên âm từ chữ Phạn), người đã thuyết minh sách Pháp Trụ Ký; còn Tân Đầu Lô chính là Tân Đầu Lô Bạt La Đọa Xa2, vị La Hán thứ nhất trong 16 vị. Do khômg am tường kinh điển và không hiểu tiếng Phạn mà thành lầm lẫn như thế. Về sau, Sa môn Giáp Phạm và Đại thi hào Tô Đông Pha (1036-1101) dựa vào con số 18 này mà làm ra 18 bài văn ca tụng. Mỗi bài đều có đề tên một vị La Hán . Rồi họa sĩ Trương Huyền lại dựa vào 18 bài văn ca tụng của Tô Thức mà tạc tượng 18 vị La Hán, nhưng lại thay hai vị 17 và 18 bằng tôn giả Ca Diếp và Quân Đề Bát Thán. Do thế mà từ con số 16 lần hồi trở thành con số 18. Từ đời Nguyên trở đi, tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, con số 18 này được mọi người mặc nhiên chính thức công nhận, con số 16 chỉ còn lưu giữ trong sổ sách mà thôi. Nhưng, tại Tây Tạng, ngoài 16 vị trên, người ta thêm Đạt Ma Đa La, Bố Đại Hòa Thượng, hoặc thêm hai tôn giả Hoàng Long, Phục Hổ, hoặc thêm Ma da Phu nhân, Di Lặc để thành ra 18 vị.

NGOÀI RA CÒN CÓ HAI SỰ TÍCH KHÁC NÓI VỀ 18 VỊ LA HÁN.

1. Sự tích thứ nhất được kể trong tập sách viết bằng chữ hán của thầy Giao thọ Hoằng Khai, trụ trì chùa Càn An, tỉnh Bình Định, vào năm Tự Đức thứ tư (1851). Theo sách này thì nước Triệu có nàng công chúa tên là Hy Đạt, vốn rất chí thành mộ đạo, nàng chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà. Năm 15 tuổi, nàng ăn một đóa hoa sen vàng rồi hoài thai đến 6 năm mới sinh ra 18 đồng tử. Các đồng tử ấy về sau được đức Quan Âm hóa độ và thọ ký đe73 họ trở thành 18 vị La Hán.

Nội dung sự tích này khá lý thú, tương đối có giá trị về mặt văn chương, nhưng cốt truyện lại pha trộn tinh thần Phật, Khổng, Lão nên ít có giá trị về mặt lịch sử.

2. Sự tích thứ hai: tương truyền ngày xưa tại Trung Quốc có 18 ttên tướng cướp rất hung hãn. Về sau họ hồi tâm cải tà quy chánh , nương theo Phật pháp tu hành và đắc quả A La Hán.

Sự tích này tương đối có ý nghĩa, nhưng lại có tính cách huyền thoại, do đó ít được người ta chấp nhận.

(Xem: Phật Quang Đại Tư Điển, tr.359, 394, 4791, 6787; Phật học Đại Tư Điển, tr. 2844-2845; Pháp Trụ Ký, Hán tạng tập 49 tr.12;Phật Tổ Thống Kỷ, quyển 33, Hán tạng tập 49, tr. 319; Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Kinh, Hán tạng tập 14, tr.421 - )




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2023(Xem: 3378)
Lần đầu tiên, mạt nhân được biết tên tuổi của Ngài là vào năm 1986. Trong một lần đến chùa Dược Sư (quận Bình Thạnh) thỉnh kinh, lục lạo trong đống kinh sách cũ, vô tình mạt nhân tìm được cuốn A Di Đà Kinh Giảng Ký của pháp sư Thích Diễn Bồi. Giở xem thấy văn phong khá giản dị, đủ để một người vốn liếng chữ Hán nhấp nhem như mạt nhân khi đó hiểu được dễ dàng ý tác giả qua vài trang sách đầu tiên. Thế là với bản giảng kinh ấy, mạt nhân có dịp tập tành luyện đọc văn Bạch Thoại. Càng đọc càng thấy những lời giải thích của Ngài tuy giản dị, dễ hiểu, nhưng vẫn thâm trầm, hàm súc, có thể nói không quá đáng là lời giảng của Ngài rất lợi lạc cho mọi tầng lớp người đọc, nhất là hạng hành nhân sơ cơ. Từ nhân duyên đặc biệt ấy, mạt nhân tâm nguyện bất cứ khi nào mình có được một bản giảng kinh nào của Ngài, sẽ cố gắng dịch sang tiếng Việt.
01/08/2023(Xem: 2964)
Từ khi Trí tuệ nhân tạo xuất hiện AI, một trong những đề tài theo tôi xem qua nhận thấy được nhiều người tham vấn vẫn là Tôn giáo và Khoa học, nhất là câu hỏi “tín ngưỡng có thể làm giảm đi tính chất khoa học trong tôn giáo không “ khi mà Albert Einstein đã cho rằng : “Science without religion is lame, religion without science is blind” tam dịch “ Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng, tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng”.
29/06/2023(Xem: 2948)
28/6/2023: Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Liên Hoa Sanh (Padmasambhava/Guru Rinpoche) tại Chùa Tây Tạng, Bendigo, Victoria, Úc Châu
15/06/2023(Xem: 20383)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
20/05/2023(Xem: 3455)
Kính ngưỡng Đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Từ lâu con không đợi đến ngày Đại Lễ Đức Phật đản Sinh và Vía Lễ Đức Ngài Để dâng lời ca ngợi cung kính tỏ bày Vì trong con nhị vị bậc Đạo Sư là một Hằng ngày mỗi sáng công phu..... Thành tâm tán thán ân đức, trí đức cùng tột !
02/04/2023(Xem: 2401)
Lạy Đức Địa Tạng Vương Con xin làm hành khất Ngửa hai bàn tay gầy Giúp đời bớt bơ vơ Lạy Đức Địa Tạng Vương Con xin làm hành khất Để được nắm cơm thừa Ấm lòng đàn trẻ thơ Lạy Đức Địa Tạng Vương
26/08/2022(Xem: 10053)
Kính mừng Ngày Lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Hạnh nguyện vĩ đại Ngài ...ý nghĩa diệu thâm Toát lên lòng từ bi biểu tượng Bản Tâm Chuyển hóa được tất cả chủng tử xấu ác Hình tượng Ngài... Tích trượng phá tan sáu khoen cửa giải thoát Đội mão tỳ ly, vầng sáng hào quang Tay trái Như Ý Châu...mọi đau khổ xua tan. Nguyện cứu độ tất cả ...Mới Thành Phật !!!
09/08/2022(Xem: 3398)
Thế Chí Đại sĩ, bình báu lung linh Thâu nhiếp niệm Phật thệ nguyện rộng thênh Biển cả bao la, hầu cận Di Đà Trừ mê cứu khổ thoát khỏi Ta Bà Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần).
15/07/2022(Xem: 3803)
Gần đây nhờ theo dõi thường xuyên các khoá An Cư Kiết Đông của Phật Giáo Đại thừa thường kiết giới bắt đầu từ rằm tháng tư và giải chế tự tứ vào rằm tháng 7 và một trong các thời khoá có nghi thức lạy Ngũ bách Danh Quan Thế Âm hoặc lạy mỗi chữ một lạy trong kinh Pháp Hoa mà cuối câu đều là Quán thế Âm thí dụ :
13/06/2022(Xem: 5968)
Lễ An Vị Bồ Tát Quan Âm Tam Diện Lộ Thiên tại A Di Đà Land, Taralga, NSW, Úc Châu (11/6/2022) MC: Phật tử Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên -Phật tử tề tựu -Cung thỉnh Chư Tôn Đức quang lâm -Giới thiệu chương trình, chư tôn đức và quý quan khách tham dự -Lời chào mừng của Đạo hữu Tony Thạch Quân Thật, pd: An Hậu -Lời đạo từ của Thượng Tọa chứng minh -Lễ tụng kinh sái tịnh an vị (TT Nguyên Tạng & NS Như Như) -Tặng quà và phát bằng tán dương công đức đến quý Phật tử đóng góp công quả cho A Di Đà land trong thời gian qua -Chụp hình lưu niệm -Thọ trai và hoàn mãn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]