Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nghĩ về pháp thoại “Nhân Quả Ba Đời" do TT Thích Giác Tín được trực tiếp livestream và trên hệ thống Zoom

08/09/202210:46(Xem: 1900)
Vài cảm nghĩ về pháp thoại “Nhân Quả Ba Đời" do TT Thích Giác Tín được trực tiếp livestream và trên hệ thống Zoom

Vài cảm nghĩ về pháp thoại “NHÂN QUẢ BA ĐỜI” do TT Thích Giác Tín được trực tiếp livestream và trên hệ thống Zoom vào tối thứ tư hàng tuần của Tổng vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan ngày 7/9.2022.

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni,

Kính thưa quý đạo hữu gần xa đã và không tham dự buổi pháp thoại.


Kính bạch Giảng Sư,

 

Từ lâu trước khi con tường thuật một bài pháp thoại, nếu đã biết trước đề tài con thường xem qua các bài chú giải hoặc những tham khảo có liên quan về đề tài đó qua mạng Phật giáo điện tử hoặc kinh sách. Và trái với ý nghĩ trong đầu và cũng như bao thính chúng trong phòng  Zoom hôm nay chúng con lại thấy có chút gì khác lạ, thay vì nhắc đến Kinh Nhân Quả Ba Đời được dịch bởi HT Thích Thiền Tâm theo đó: Kinh nhân quả ba đời là bộ kinh đức Phật thuyết về Nhân quả thông suốt ba đời: Quá khứ, hiện tại và Vị lai. Bao gồm nhân đời trước, quả đời này, nhân đời này, quả đời sau. Tổ Ấn Quang dạy: “Hai chữ Nhân Quả gồm trọn hết thảy các pháp thế gian, xuất thế gian không sót chút gì”

 Chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi, do nhân thiện ác đã gieo mà chịu quả báo phước họa tương ứng. Quả báo này thâu trọn trong “thông báo ba đời”, nghĩa là:

1. Đời này làm thiện, làm ác, ngay đời này được phước, mắc họa, đó gọi là Hiện Báo.

2. Đời này làm thiện, làm ác, trong đời sau hưởng phước, mắc họa, đó gọi là Sanh Báo.

3. Đời này làm thiện, làm ác, đến đời thứ ba, hoặc đời thứ tư, hoặc mười, trăm, ngàn vạn đời, hoặc đến vô lượng vô biên kiếp sau mới hưởng phước, mắc họa, đó gọi là Hậu Báo. Hậu Báo sớm – trễ không nhất định. Hễ gây nghiệp quyết định không thể không thọ báo.

 

 .....hoặc các kinh liên hệ về Nghiệp thì Giảng Sư không đào sâu vào tiêu chỉ mà chỉ nhấn mạnh Nhân Quả là một định luật.

Thế nhưng đến cuối bài pháp thoại con chợt vỡ òa ...thì ra Giảng sư đã chọn một hình thức theo kiểu giảng mà sau đó người nghe phải tự nghiên cứu thêm chi tiết, nhất là đoạn Tứ Duyên và Lục Nhân.

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni và Giảng Sư

Kính thưa quý đạo hữu thính chúng,

 

Trong tinh thần đúng như TT Tổng Vụ Trưởng Thích Đạo Nguyên trong phần tổng kết buổi pháp thoại đã nhắn nhủ đến thính chúng sau giờ pháp thoại rằng:

“Nghe pháp, thường xuyên nghe pháp, nghe với sự lắng tâm đầy đủ là yếu tố đặc biệt lợi ích giúp cho chúng ta tăng trưởng được sự hoan hỉ sự thanh tịnh trí tuệ, và nhiều lợi lạc khác”.

 

Và đấy có lẽ là một đặc điểm rất đáng được tán dương mà TT Giảng Sư Thích Giác Tín đã khởi đầu cho bài giảng bằng cách đưa thành quả hiếm có nhất trong suốt 6 nhiệm kỳ của hội đồng điều hành GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan.

 

Quả đúng vậy có nghe chú tâm và sau đó nghiên cứu thêm những chi tiết trong bài giảng ta sẽ thấy rằng bắt buộc người nghe pháp cần phải có khả năng tiêu hóa được cái gì chúng ta nghe. Chân lý thâm sâu vi diệu đó đôi khi chúng ta nghe một vài vị trình bày hay là đọc qua một trang sách không đủ để chúng ta có thể thâm nhập nhìn thấy tất cả mọi chiều kích của đề tài. Nhờ nhân nào đó nhờ duyên nào đó mà chúng ta có thể nhìn những gì được nghe, con kính mạn phép được bổ sung trong bài viết này những chi tiết về 4 duyên và 6 nhân mà Giảng Sư chỉ nói qua loa không đi sâu vào vì có lẽ thời gian không cho phép.

Kính trân trọng,

 

Giảng Sư đã khéo dẫn nhập “Thế nào là nhân quả 3 đời?” một đời là mình cũng đủ chết rồi , nhưng đó chỉ là tên gọi của ba thời: Quá Khứ- Hiện Tại-Vị Lai. Đơn giản TT Giảng Sư đã định nghĩa hai chữ Nhân và Quả như sau:

 

Nhân là hạt giống – Quả là bông trái.

Nhân quả là một tiến trình tuần tự đi từ lúc ban đầu đến lúc kết thúc khi quả được hình thành,

Nhưng từ Nhân đến quả phải có sự trung gian của DUYÊN.

 

Theo lời Giảng Sư ...trên bình diện giáo lý có 4 duyên và 6 nhân , Bốn duyên được nêu tên nhưng không đi sâu vào chi tiết đó là: Nhân duyên- Tăng thượng duyên- Đẳng vô gián duyên-  Sở duyên duyên.

 

Và cũng như 6 Nhân được liệt kê thoáng qua như: 1-Năng tác nhân 2-Câu hữu nhân 3-Đồng loại nhân 4-Tương ưng nhân 5-Biến hành nhân 6-Dị thục nhân.

 

Nay con kính xin được mạn phép ghi lại chi tiết định nghĩa của 4 duyên và 6 nhân đế cùng nhau ghi nhớ thêm vậy,

 

1-NHÂN DUYÊN trong các pháp hữu vi có khả năng tự thân sinh ra từ quả. Như giống lúa mạch sinh ra lúa mạch, giống lúa dé sinh ra lúa dé. Thể tánh của nhân duyên này có hai:

a - Chủng tử (hạt giống), chỉ cho tất cả các pháp thiện, ác, vô ký hàm tàng trong thức thứ tám A-lại-da chủng tử này đối với dị thời (một lúc nào đó) có thể dẫn sinh chủng tử tự loại (chủng tử sinh chủng tử), đối với đồng thời (cùng lúc) có khả năng sinh khởi hiện hành tự loại (chủng tử sinh hiện hành).

 

b - Hiện hành, chỉ cho hiện hành của bảy chuyển thức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, mạt-na có khả năng huân tập thành chủng tử tự loại trong bản thức (đệ bát thức) (hiện hành huân chủng tử).

 

2-ĐẲNG VÔ GIÁN DUYÊN: là quan hệ sinh khởi của tâm, tâm sở do ý nghĩ trước dẫn sinh ý nghĩ sau, từng ý nghĩ, ý nghĩ tương tục không có gián đọan.

 

3-SỞ DUYÊN DUYÊN: phàm đối tượng của tâm, tâm sở thành tựu thì đó là nguyên nhân, mà khiến cho tâm, tâm sở lúc sản sinh ra kết quả, thì đối tượng của tâm, tâm sở gọi là sở duyên duyên.

 

4-TĂNG THƯỢNG DUYÊN:  ngoài điều kiện nguyên nhân sinh khởi tất cả các pháp như ba duyên đã ghi trên, duyên này phạm vi thật là rộng rãi, tất cả đều được thu nhiếp vào trong duyên này

 

Kính trình bày thêm về 6 Nhân theo sự tham khảo của người viết, đó là:

 

1-NĂNG TÁC NHÂN (kāraṇa-hetu): Vật nào khi sinh ra, phàm tất cả sự vật không phải là đối tượng phát sinh ra tác dụng trở ngại, thì sự vật ấy là năng tác nhân, phạm vi của nó rất rộng. Gồm có hai loại:

a/ Hữu lực năng tác nhân (cho sức, tăng sức): như nhãn căn sinh ra nhãn thức, đất cát sinh ra thảo mộc, song đối với pháp hữu vi, ít giới hạn.

b/ Vô lực năng tác nhân (không trở ngại): như hư không đối với vạn vật, dành chung cho tất cả pháp vô vi.

Quả có được của nhân này là quả tăng thượng.

 

2-CÂU HỮU NHÂN (sahabhū-hetu): là nhân câu hữu với quả. Gồm có hai loại:

a/ Nhân câu hữu hỗ tương với quả.

b/ Nhân câu hữu đồng nhất với quả.

Quả có được của nhân này là quả sĩ dụng.

 

3-ĐỒNG LOẠI NHÂN (sabhāga-hetu): là tất cả các pháp hữu vi thuộc phạm vi quá khứ hiện tại mà pháp nào cùng loại hay tương tợ thì đều là nhân, cho nên gọi là đồng loại nhân. Như pháp thiện làm nhân cho pháp thiện, cho đến pháp vô ký làm nhân cho pháp vô ký. Pháp đồng loại này căn cứ vào tánh thiện ác mà lập. Quả có được của nhân này là quả đẳng lưu.

 

4-TƯƠNG ƯNG NHÂN (samprayukta-hetu): Lúc nhận thức mới phát sinh, tâm cùng tâm sở đồng thời phát khởi tương ưng, hỗ tương nương vào nhau mà tồn tại. Cho nên gọi là tương ưng nhân. Quả có được của nhân này là quả sĩ dụng.

5-BIẾN HÀNH NHÂN (sarvatraga-hetu): Chỉ cho phiền não có khả năng biến đi khắp đối với tất cả các pháp nhiễm ô mà nói. Cùng với đồng lọai nhân ở trên là pháp nhân quả dị thời trước sau, song vì đồng loại nhân thông đối với tất cả các pháp, trong khi biến hành nhân thì do mười một biến hành trong tâm sở biến sinh khắp tất cả các hoặc, cho nên gọi là biến hành nhân vì sinh ra đủ loại phiền não. Quả có được của nhân này gọi là đẳng loại quả.

6-DỊ THỤC NHÂN(vipāka-hetu): Chỉ cho nhân nghiệp thiện ác của quả báo khổ vui trong ba đời. Quả có được của nhân này gọi là quả dị thục.

 

Như vậy  sự nhiếp thâu giữa tứ duyên và lục nhân giống như trên đã nói là Năng tác nhân bao gồm cả ba duyên: đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, câu hữu nhân cùng năm nhân khác kia thâu nhiếp chung cả nhân duyên.

 

Giảng Sư cũng nhắc đến:Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức. Giảng Sư cũng nhấn mạnh đến lẽ tất nhiên của vũ trụ quan (tòan bộ thế giới này có vô số nhân và quả do những yếu tố đất, nước, gió, lửa, hư không, những bản thể vật lý và phi vật lý, dương tử và phi dương tử tạo thành) cho nên không một phạm thiên, thượng đế hay một đấng vô hình nào có thể tạo ra một vật hữu hình.

 

Chúng ta cũng ngạc nhiên khi Giảng Sư đưa ra một thí dụ khi chiết cành để trồng cây thay vì gieo hạt giống để giới thiệu bản chất hiện hữu của cảm thọ để thuyết phục người nghe rằng “Tại sao ta phải mượn tấm thân vật lý này để thành tựu tâm lý theo nhân và quả thuận, nghịch”. Và may thay  Đức Thế Tôn đã chỉ ra con đường mà người con Phật muốn giác ngộ phải có được nhân Từ Bi và Trí Tuệ mà Đức Thế Tôn đã tự thể bản thân bằng những cảm thọ khi đối tác giữa 6 căn tiếp xúc sáu trần.

 

Giảng Sư cũng nhắc đến lời phát biểu của nhà bác học Albert Einstein về Phật Giáo như sau: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vươt lên Thượng đế của cá nhân, tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học. Đạo Phật trả lời cho những sự mô tả này. Nếu có một tôn giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại đấy sẽ là Đạo Phật.”

Có lẽ đã hơn thời gian để trình bày cho phép và 2 câu hỏi từ đạo hữu Tịnh Bảo như sau:

1-Sống theo đúng nhân quả thì thế nào gọi là Sống đúng Chánh pháp và Tà pháp ? Chữ Nghiệp có liên quan đến vận mệnh con người chăng?

2- Ta vẫn thường Sám Hối để tiêu nghiệp tội, nếu nhân quả là một định luật thì việc sám hối ấy có hiệu quả thế nào?

Lời giải đáp của Giảng sư có thể chưa làm vừa ý đạo hữu Tịnh Bảo vì Thượng Tọa không nhắc gì đến việc sám hối và chữ Nghiệp mà chỉ nói rằng Nhân quả là một đề tài khá lớn và đây là một định luật, một nguyên lý không ai có thể chối cãi.

Riêng con chợt nhớ đến câu hỏi đáp tương tự của trung tâm hộ tông do HT Viên Minh chỉ đạo rằng: “Nếu biết rõ nhận thức và hành vi sai lầm trước đây thì sám hối là điều chỉnh nhận thức và hành vi cho đúng tốt. Nhưng có những hậu quả không biết chính xác nguyên nhân nào thì có thể dựa trên luật nhân quả mà suy đoán để sám hối chung chung cũng được. Khi biết do nghiệp chính mình tạo ra hậu quả hiện tại thì cần chấp nhận với tâm nhẫn nại, cảm thông và thương yêu chứ không nên sân hận và đối kháng. Đành rằng nhân nào tạo ra cảnh giới sa đọa nhân đó gọi là pháp bất thiện. Nhân nào tạo ra cảnh giới an lạc thì nhân đó gọi là hạt giống thiện.”



tt giac tin (6)tt giac tin (2)tt giac tin (3)tt giac tin (5)tt giac tin (8)








Lời Kết:

 

 Đây là lần thứ  sáu của chương trình hoằng pháp tổ chức trên hệ thống online, từ lúc bắt đầu với con số người tham dự rất khiêm nhượng từ 20 đến cuối giờ 32 người quả cũng là một món quà tinh thần cho Tổng Vụ Hoằng Pháp, hơn thế nữa thuyết nhân quả là một trong những thuyết cơ bản nhất của đạo Phật. Không một ai đã hướng theo đạo Phật  mà không hiểu rõ về triết lý nhân quả. Nhân: chính là nguyên nhân, là cái nhân mà mình gieo trồng. Qủa: chính là điều mình nhận được, là trái của cây ( nhân ) mà mình gieo trồng. Áp dụng vào đời sống, đó là khi chúng ta làm việc thiện thì sẽ gặp những điều lành, cuộc sống được hạnh phúc, ấm no, sung sướng. Còn nếu như ta làm điều ác thì chúng ta thọ lãnh quả ác, cuộc sống đau khổ bất hạnh.

Đời này nhân gặp đủ duyên thì sẽ biến thành quả, quả sinh ra nếu hội đủ duyên thì lại biến thành nhân rồi để sinh ra quả khác, từ đó tạo thành một chuổi nhân quả liên tiếp và kế tục. Luật nhân quả luân hồi và tiếp tục, hãy sống tốt và đẹp để hưởng được phước lành trong cuộc sống. Hy vọng với những bài kệ Đức Phật đã giảng trong kinh Nhân Quả Ba Đời sẽ giúp chúng ta chiêm nghiệm thêm.

Thiện nam, tín nữ nghe ta nói:

Suy nhớ kinh Nhân Quả ba đời

Nhân quả ba đời việc chẳng nhỏ,

Phật nói lời Phật chớ chê khinh.

Kính chúc Thượng Toạ Tổng Vụ Trưởng Thích Đạo Nguyên tứ đại thường an, pháp duyên vô ngại tiếp tục chủ đạo những buổi hoằng pháp thật lợi lạc cho Phật tử,

 Kính Chúc TT Giảng Sư Thích Giác Tín (Phó Thư ký 1 kiêm Tổng Vụ phó Tổng Vụ Tăng Sự hội đồng điều hành GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan) có nhiều buổi  giảng về Nhân quả và Nghiệp thêm để thính chúng hiểu thấu và thông pháp Phật hơn nữa, kính chúc Ngài được nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc.

Sống chân thành với định luật nhân quả

Gieo gì gặt nấy quả hiện rõ tương đương

Phước đức trần gian vẫn đó...bao Gương

Phật dạy:

Nhân quả ba đời...chỉ từ Tâm Thiện!

 

Bài pháp thoại nghe rồi tìm hiểu...nguyện

Được làm người dù gặp thuận nghịch duyên

Quán nhìn Như Thị...vũ trụ thiên nhiên

Thông “Tứ Diệu Đế học về Khổ, Diệt Khổ”

 

Nhân và quả đều nằm trong đây tất cả

Tóm gọn Pháp thế gian và Xuất thế gian

Muốn cho cuộc sống  thanh thản an nhàn

Tin định luật này.... không một ai thoát được!

Bạn ơi...cùng nhau tu huệ và tu Phước!

Nam Mô A Di Đà Phật

Melbourne 8/9/2022

Huệ Hương

 

  

 

Những bài liên quan:

* Tường thuật nhanh về Lễ Ra Mắt Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục 

1/ Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ (Bài giảng của TT Tâm Minh

2/ Gương Hiếu của Tôn giả Xá Lợi Phật (TT Thích Nguyên Tạng)

3/ “Chữ Hiếu Trong Đạo Phật” (NS Thích Nữ Thảo Liên)

4/ “Hiếu Đạo” (TT Thích Viên Trí)

5/ “Thiền Chánh Niệm” (TT Thích Đạo Nguyên)

6/ Nhân Quả Ba Đời (TT Thích Giác Tín)

7/ Cốt tủy Kinh Thủ Lăng Nghiêm (HT Thích Huyền Tôn)

8/ Quy Y Tam Bảo (NS Thích Nữ Tâm Lạc)

9/ Vô Thường (TT Thích Phổ Huân)

10/ Bồ Tát Giới (Đức Trưởng Lão HT Thích Bảo Lạc) 

11/ Nguyên nhân và quá trình hình thành GHPGVN Thống Nhất" (HT Thích Như Điển)

12/Ngũ Giới (Sư Cô Giác Anh)

13/Tổng Quan về Kinh Bát Đại Nhân Giác (TT Thích Đạo Hiển)

14/ Thập Thiện Nghiệp Đạo (TT Thích Viên Tịnh)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2024(Xem: 462)
Cuộc đời của mỗi người ai cũng có cho riêng mình một vùng trời ký ức, chỉ là một đời sống bình dị thôi, nhưng lưu lại và đọng sâu trong trí nhớ. Giữa cuộc sống bộn bề ở nơi xứ người, có thể khiến người ta quên đi rất nhiều thứ. Nhưng chắc chắn rằng, tận sâu trong một góc của trái tim, luôn có hình ảnh quê nhà và hình bóng của Mẹ của cha. Nhớ những con đường dẫn vào nhà, trở về với những điều thân thuộc, về cùng với Mẹ bữa cơm chiều .....Và ký ức của tuổi thơ trở về .
07/02/2024(Xem: 438)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo. Sau đó vài năm, tôi viết thêm vài mục với lời tựa mới là ‘Thực Tiễn’. Bây giờ sau 10 năm, quyển sách lại được ‘tái sanh’ lần thứ ba với tựa mới ‘Kẻ Sống Lang Thang trên Bờ Biển’. Tôi đã thay tên mới, tên mà tôi cảm thấy thích hợp hơn cả. Từ trước đến nay, tôi luôn thích đi bộ dọc theo bờ biển nhìn sóng biển đưa vào đủ thứ thập vật: vỏ sò, đá cuội, gỗ mục, v.v.. . Đây là một lối nhìn khác về cuộc sống, mở ra cho thấy những điều không ngờ tới, rút ra được những bài học, tự hỏi ta có thể biến thành hữu dụng, những gì mà người khác cho là vô dụng
31/01/2024(Xem: 1172)
Hello có nghĩa Xin chào Goodbye tạm biệt, thì thào Whisper Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ Thấy cô gái đẹp See girl beautiful I want tôi muốn, kiss hôn Lip môi, Eyes mắt ... sướng rồi ... oh yeah! Long dài, short ngắn, tall cao Here đây, there đó, which nào, where đâu
27/01/2024(Xem: 483)
Phần này bàn về các cách dùng Trì Trì, mlồi/mlô, chiem thành (~ Chiêm Thành/NCT) từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời hay sau đó. Nhân tiện nhìn rộng ra và bàn thêm về tên gọi Chàm, Chăm và *Lâm (trong quốc hiệu Lâm Ấp). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài
14/01/2024(Xem: 488)
Một buổi sáng, trên đồi hoang vu với tinh mơ còn vương chút nắng mới, những cánh hoa khép mình điêu tàn dưới bình minh tràn đầy nhựa sống. Tuy nhiên, cũng có những nụ hoa mới hé nở đang mơn trớn với thanh khí của đất trời giữa bao la thiên biến. Bên kia vòm trời, mây vẫn bay cho những cuộc mộng tàn phai trong từng phút giây sinh diệt. Con bướm đa tình cũng vờn dưới nắng mai giữa hoa tàn nguyệt tận của kiếp đời lưu biến. Sự sanh diệt của hiện tượng vạn hữu vẽ nên một bức tranh muôn màu cho thiên thu bất tận. Cái huyền diệu của cuộc đời hầu như phô diễn trùng trùng trước thiên di tuyệt náo. Khung trời mới của trăm nay hay nghìn năm về lại tắm gội dòng biến hiện giữa ngàn thu tuế nguyệt.
13/01/2024(Xem: 941)
Mời các bạn chiêm nghiệm nhưng danh ngôn để biết vị Thầy tốt nhất của mình bạn nhé! -“Cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm lại giúp ta lớn lao hơn, dù đôi khi khó nhận ra điều này. Bởi thế giới được dựng lên để phát triển bản lĩnh và ta phải học được rằng những bước lùi và nỗi đau ta phải chịu đựng giúp ta tiến về phía trước." - Henry Ford -“Bạn phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng con sóng, đi tìm sự vĩnh hằng trong từng khoảnh khắc." - Henry David Thoreau -“Chúng ta không học được từ trải nghiệm… chúng ta học được từ việc suy ngẫm lại về trải nghiệm." - John Dewey -“Sự tương tác giữa tri thức và kỹ năng với trải nghiệm là chìa khóa của việc học hỏi." - John Dewey -“Hối tiếc trải nghiệm của bản thân là ngăn chặn sự phát triển của chính mình. Phủ nhận trải nghiệm của bản thân là thì thầm lời nói dối trên môi cuộc đời của chính mình. Điều đó không gì khác chính là phủ nhận tâm hồn mình." - Oscar Wilde -“ Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm - Al
10/01/2024(Xem: 1841)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
07/01/2024(Xem: 680)
Nước Việt trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ban đầu chỉ là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dần dần tiến về Nam sáp nhập nhiều phần lãnh thổ khác để có được diện mạo như hôm nay. Quá trình phát triển ấy cũng nhiều thăng trầm nghiệt ngã, có lúc tưởng như diệt vong nhưng rồi laị phục hồi và phát triển trở laị. Nước Việt chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hoá: Trung Hoa, Ấn, Champa, Khme, Pháp, Mỹ…Ngay từ thuở ban đầu chỉ là thời đaị bộ lạc, bộ tộc. Tộc Việt cũng đã có một nền văn hoá riêng, tiếng nói riêng:
03/01/2024(Xem: 1662)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 1942)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567