Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tường thuật nhanh Pháp thoại “Ngũ Giới” do SC Thích Nữ Giác Anh giảng tối thứ tư 19/10/2022

20/10/202210:01(Xem: 4297)
Tường thuật nhanh Pháp thoại “Ngũ Giới” do SC Thích Nữ Giác Anh giảng tối thứ tư 19/10/2022






Ghi nhanh bài Pháp Thoại “Ngũ Giới” do SC Thích Nữ Giác Anh chủ giảng tối thứ tư 19/10/2022 trên zoom do Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch TT Tổng thư ký Hội đồng điều hành GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan kiêm Trụ trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng

Kính bạch Ni Sư Thích Nữ Thảo Liên, trụ trì Tịnh Xá Thanh Lương Sydney, điều hợp viên chương trình

Kính bạch Sư Cô Giảng Sư Thích Nữ Giác Anh, Quyền trụ trì Thiền Lâm Pháp Bảo - Walacia - NSW

Kính thưa quý đạo hữu dã và không tham dự buổi pháp thoại.

 

 

Có lẽ dư âm từ sự thành tựu quá viên mãn có một không hai trong Phật Giảo Úc Châu trong suốt 8 ngày qua tại Tu Vện Quảng Đức từ (9/10-16/10/2022) đã câu hội vân tập về mà tổng số lên đến 120 vị Chư Hoà Thượng, Thượng Toạ, Đại Đức Tăng và Ni chúng bộ đến từ khắp nơi Úc, Mỹ , Nhật, Pháp, Đức, Na Uy, Phần Lan , Canada và VN …(xem danh sách), vì vậy cho nên những người tham dự dường như ít hơn những buổi pháp thoại trước vì vẫn còn chút mệt mỏi , thế nhưng sau đó con số tham dự đã lên đến 37 người vẫn đáng khích lệ cho Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục rồi.

 Và đã giải thích  vì sao Sư Cô Giảng Sư vào đúng 7 giờ mới có mặt trên zoom với lý do vừa hướng dẫn phái đoàn Kinh Sư nổi tiếng nhất tại Nha Trang đến từ VN đi thăm quan Sydney vừa kịp về tới.

Nhưng cũng nhờ vậy trong 10 phút giao lưu giữa Ni Sư MC Thảo Liên và TT Tổng Thư ký Giáo Hội Thích Nguyên Tạng mà chúng con đã được nghe những lời ( có thể nói là đạo từ) của một bậc đại trí mà HT Bổn Đạt (từ Canada) đã ca ngợi như Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi khi TT Nguyên Tạng trao tặng những Bằng Tán Dương Công Đức cho quý Phật tử, dù không một ngày làm công quả nhưng đã gieo duyên với đạo tràng Tu Viện Quảng Đức trong khoảng thời gian 32 năm qua dưới mọi hình thức khác nhau ….đã làm nhiều người rưng rưng dòng lệ khi nhận bằng tán dương ấy.

Nhiều người cảm thấy ái ngại vì chưa làm gì xứng đáng để nhận tấm bằng công đức, nhưng qua lời giải thích vì sao có công đức để được tán dương từ HT Viện Chủ Thích Tâm Phương và TT Trụ trì Thích Nguyên Tạng hẳn mọi người nghe thấy nhẹ nhàng và hoan hỷ trong lòng … phước đức là cái bên ngoài mà có, còn công đức lưu xuất từ nội tâm an tĩnh của hành giả; phước đức là hữu lậu, công đức là vô lậu; làm gì cũng mong có phước để hưởng phước, nhưng không tu thì vẫn bị đọa lạc trầm luân nên mới bị gọi là hữu lậu; còn công đức là “hành nhi vô hành”, nghĩa là làm mà xem như không làm gì, không làm gì mà làm rất nhiều việc, làm giỏi, làm chu đáo, làm hiệu quả nhưng bản thân người làm không câu chấp, không nặng nề, mình làm để mang lại niềm vui cho người và cho mình, làm vơi bớt khổ đau của người và của mình, ngoài mục đích này (hết khổ sanh tử, đạt đến giải thoát niết bàn), tuyệt đối mình không làm, đó mới gọi là công đức; theo ý nghĩa đó, chỉ cần người Phật tử bước vào cổng Tu Viện Quảng Đức, đi những bước chân thanh thản, thong dong, tự tại, thắp nhang, chấp tay thành kính trước tôn tượng lộ thiên khuôn viên Tu Viện …hình ảnh đẹp ấy khiến cho người khác bắt chước theo để khởi phát thiện tâm tin Phật, hay một lần nào đó khi nghe một bài pháp thoại từ quý Ngài mà chuyển hoá được cuộc sống mình trở nên hạnh phúc, bình an mà các đệ tử không phải quấy rầy đến các sư phụ trong bước đường giáo hóa thì cũng đủ để vị ấy được tán dương công đức rồi. Ôi, quả thật đáng kính ngưỡng làm sao! Đúng như lời tán dương của Ni Sư MC Thích Nữ Thảo Liên….”đây là lần đầu tiên chúng con được nghe lời giải thích về công đức sâu sắc như thế”

Sau khi niệm Hồng danh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ni Sư Điều hợp viên Thích Nư Thảo Liên đã bắt đầu chương trình với lời giới thiệu hành trạng, và thành tích của Sư Cô Thích Nữ Giác Anh, tuy còn rất trẻ nhưng qua pháp học, pháp hành, và pháp hoằng đã như một làn gió Xuân thổi vào ngôi nhà Phật Pháp tại Úc Châu (nói riêng) và Phật giáo thế giới (nói chung),

Về Pháp học : Thạc sĩ đại học Sydney ngành Phật Học - Dịch thuật những bài viết từ Anh sang Việt Ngữ , giảng dạy thiếu niên Phật tử bằng Anh Ngữ.

Về Pháp hành : đang hành trì nghiêm mật giới luật

Về pháp hoằng: với Tài, Đức vẹn toàn đang được giao phó quyền trụ trì Thiền Lâm Pháp Bảo, Sydney

 

Và tiếp theo Sư Cô Giảng Sư Giác Anh đã cảm ơn lời sách tấn của Ni Sư Thảo liên cùng xin TT Tổng Thư ký Giáo Hội Thích Nguyên Tạng, vì Phật sự quá đa đoan không thể tham dự đại lễ vừa qua tại Tu Viện Quảng Đức.

Với đề tài Ngũ Giới rất quen thuộc mà Sư Cô Giác Anh chủ giảng hôm nay , Sư Cô đã kính lễ chư Tôn Đức có mặt xin được chứng minh giùm , riêng Sư Cô và thính chúng cùng suy tư và đồng hành thính pháp như là một sự ôn tập qua từng giai đoạn sau

1- Vì sao Ngũ Giới rất là quan trọng ?

2- Điều gì đã ngăn cản không cho chúng ta hoàn thiện ngũ giới ?

3- Trên con đường tu học chúng ta cần bao nhiêu thời gian để hoàn thiện ngũ giới ?

 

Giảng Sư đã bắt đầu vô cho thính chúng rằng : Đức Phật sanh ra tại Ấn Độ và trước đó dòng dõi thuộc Ấn Độ Giáo sau đó mới xuất gia và chiêm nghiệm rằng để có được an vui hạnh phúc thì phải giữ được 5 giới. Đó là Không được giết hại; Không được trộm cướp; Không được tà dâm; Không được nói dối; Không được uống rượu.

Năm giới điều này y cứ trên tâm từ bi, bình đẳng trên phương diện dứt trừ tội lỗi cá nhân và đem lại trật tự, an vui cho xã hội mà thành lập. Lời Ngài chỉ dạy từ 2500 năm về trước cho đến nay dù là thời đại vật chất, điện tử nhưng vẫn đúng

 

Điểm đặc biệt khi thuyết giảng về ngũ giới, Sư Cô Giác Anh đã bắt đầu từ GIỚI THỨ NĂM là Giới uống rượu và không dùng những chất có tính say, nghiện mà Sư Cô cho là giới tương đối dễ giữ nhất,

Thật ra với tuổi trẻ thời đại này và tại Hải ngoại và các nước đang phát triển thì đây cũng là một giới khó giữ.

Để có thể chấp nhận tạm thời mình có thể cho thông qua khi giữ được giới này , trộm nghĩ …. có thể Sư Cô nên nói tác hại mà rượu và chất gây mê sẽ gây ra nhiều tội lỗi khác như trong Kinh thường : (- Của cải rơi mất; Tăng trưởng lòng giết hại; Trí tuệ kém dần; Sự nghiệp chẳng thành; Thân tâm nhiều khổ; Thân mang tật bệnh; Tâm sân hận bồng bột)

Cũng như con đã nghĩ rằng có lẽ vì theo đường hướng mới với song ngữ Anh- Việt nhiều hơn nên Sư Cô đã không dùng những câu kệ như :

“Rượu là gốc phóng dật

Không uống ngăn đường ác

Thà bỏ trăm ngàn thân

Không hủy phạm giáo pháp

( kinh Ni Kiền Tử)

Dù Giảng Sư đã mở đầu với trí tuệ siêu việt của Đức Phật, Ngài không bắt buộc chúng ta phải triệt để tuân theo và cũng không hăm dọa nếu chúng ta không tuân theo, nhưng tự chúng ta phải khắc ghi rằng nếu không giữ được giới này thì khó mà bảo toàn hạt giống trí tuệ và ngăn ngừa được những nguyên nhân sanh ra tội lỗi.

 

Sang đến GIỚI THỨ TƯ con đồng ý hoàn toàn khi Sư Cô Giác Anh cho rằng đây là giới khó giữ nhất vì nói dối bao gồm có bốn : Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.

Hơn thế nữa 4 cách của giới này chính lại là là nơi phát sinh các nghiệp do miệng gây ra .Phật dạy: "Phàm kẻ ở đời, lưỡi búa bén nằm sẵn trong miệng, sở dĩ chém mình là do lời nói ác". Đã đành nói ly gián, nói xuyên tạc là để hại người, nhưng khi đã làm hại người thì thế nào người cũng hại lại mình. "Ác lai ác báo" là thế. Để tránh sự thù hằn, tránh nghiệp dữ, chúng ta không nên dối trá, điêu ngoa.

Có thể vì thời gian được quy định trong một giờ nên Sư Cô Giác Anh đã tóm tắt rất ngắn như VÌ THIẾU CHÁNH NIỆM và vì nội tâm chưa thanh tịnh nên ý nghĩ lời nói việc làm trước sau mâu thuẫn, trên dưới khác nhau, trong ngoài bất nhất, đều thuộc về nói dối cả.

Và khi mình giữ được giới không Nói lưỡi hai chiều sẽ xây dựng tốt với người xung quanh vì đã bảo tồn sự trung tín trong một gia đình, một đoàn thể, một xã hội nghĩa là sẽ giải quyết được những phiền não sẽ mang lại

Con cũng rất đồng ý với Giảng Sư qua câu “TƯỚNG TUỲ TÂM SANH “ đó là phải điều phục Tâm bằng cách Tôn trọng sự thật:và Nuôi dưỡng lòng từ bi

vì Cái động lực chính của sự dối trá là lòng ích kỷ, ác độc, muốn hại người để thỏa lòng dục vọng đen tối của mình…..Và vì Đạo Phật là Đạo như thật; người tu theo Đạo Phật phải tôn trọng sự thật. Người quen với dối trá, không thiết tìm sự thật thì khó có thể chứng quả được.

 

Về GIỚI THỨ BA : Không Tà Dâm

Tà dâm tức là muốn nói về sự dâm dục phi lễ, phi pháp. Luật dạy người xuất gia ly tục phải dứt hẳn dâm dục, mới có thể chứng được một trong tứ quả còn người tại gia thì không được tà dục....có nghĩa là khi đã có người phối ngẫu rồi không nên quan hệ xác thịt với người khác nhưng đó chỉ là nói về mặt thô thiển. Nói một cách vi tế hơn, thì phàm những sự phóng tâm đắm sắc, nghĩ ngợi bất chánh, chơi bời lả lơi, cũng đều thuộc về loại tà dâm cả.

Giữ được giới tà dâm sẽ tránh được oán thù và quả báo xấu xa và tôn trọng sự công bằng đồng thời bảo vệ hạnh phúc gia đình:

Phật dạy: "Người ôm lòng ái dục cũng như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, quyết bị nạn cháy tay" (Kinh Tứ Thập Nhị chương).

Do vậy Sư Cô Giác Anh cho rằng Giáo Pháp của Đức Phật đã tạo cho mình một tư lương để đi vào giải thoát như từng viên gạch nhỏ để xây lên một bức tường thành trì .

Vậy thì phải nên nhận thức rằng Giới này rất quan trọng.

 

GIỚI THỨ HAI : KHÔNG TRỘM CẮP là lấy những tài vật thuộc quyền sở hữu của người, khác mà không có sự ưng thuận, hay cưỡng ép người khóc ưng thuận bằng võ lực hay quyền hành.

Đây cũng là một giới khó vì đòi hỏi một TÂM CHÂN THẬT và sẽ tạo cho mình một uy tín , giá trị chất lượng cuộc sống tăng thêm khiến nhiều người tin tưởng có thể nhờ đó làm điểm tựa

Trong quá trình dạy dỗ thiếu nhi Giảng Sư đã nhiều lần gặp đứa trẻ rất hồn nhiên nhưng cũng có nhiều em đã biết trộm cắp vì sao vậy có lẽ do tập khí từ trước ( dù gia đình khá giả ) hoặc sống trong môi trường hoàn cảnh nào đó …

Nhưng sống xã hội có tổ chức, tôn trọng lẽ công bằng, thì tội trộm cắp bao giờ cũng bị trừng trị dù ở độ  tuổi nào. Khi bị bắt, người trộm cướp phải bi trói buộc, tra khảo, ngồi tù, nhốt khám. Phận mình đã đành cực thân khổ trí, lại làm cho gia đình mình, cha mẹ, vợ con cũng buồn rầu, xấu hổ, và mất hết cả hy vọng ở tương lai.

Nhưng nếu luật pháp thế gian không trừng trị, thì người trộm cướp cũng không thoát khỏi luật nhân quả nghiệp báo. Phật dạy: "Người tham luyến sắc tài không chịu rời bỏ, cũng như đứa bé luyến tiếc một chút mật trên lưỡi dao, thè lưỡi liếm, phải bị cái họa đứt lưỡi" (Kinh Tứ Thập Nhị Chương).

Kính xin được phụ vào với GS những lời dạy được đọc trong kinh qua bài kệ cảnh tỉnh của vua Trần Thái Tông:

Khoét vách soi tường chí những đâu,

Ngàn mưu trăm kế luống tham cầu;

Của người dầu có đời nay được,

Đời khác luôn luôn kiếp ngựa trâu.

 

Do vậy Người không trộm cướp tức là đã âm thầm ban cho người khác sự an ổn rồi. Nhà Nho có câu: "Nhân phi nghĩa bất giao, vật phi nghĩa bất thủ", Huống chúng ta là Phật tử lại đi trộm cướp hay sao?

 

GIỚI THỨ NHẤT KHÔNG SÁT SINH –

Rất khó giữ vì Phật khuyên chúng ta, là không được giết sanh mạng, từ loài người cho đến loài vật. Sanh mạng là một giá trị qúy báu, nhất là sanh mạng người; giết hại sanh mạng kia để tô bồi cho sanh mạng này là một điều ác, không hợp lý đạo.

Thật ra điều Phật dạy thường nằm trong nguyên tắc không làm hại người khác và không làm hại mình. Càng tạo nghiệp sát, càng lao mình vào đau khổ. Phật dạy: "Người thường sanh tâm sát hại, càng tăng trưởng nghiệp khổ, mãi xoay vần trong sanh tử, không có ngày ra khỏi" (Kinh Lăng Già).

Muốn vậy cần phải có Bồ Đề Tâm và Đại Bi Tâm và biết buông cái Bản Ngã của mình ra

Và cuối cùng con rất tán thán khi GS đã cho kết luận rằng đây là một sự sắp xếp rất ưu việt của Đức Phật.

Giữ được Ngũ Giới này không những đưa người mạnh tiến trên đường giài thoát, mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, quốc gia, xã hội nữa.

Ngũ giới chính là giềng mối chắc thật tạo hạnh phúc cho cá nhân và đoàn thể, chính là ông thầy ngăn ngừa chúng ta làm điều xằng bậy trong thời mạt pháp vậy .

 

Phần pháp thoại được tiếp theo với chủ đề “ Làm sao mình không hoàn thiện ngũ giới một cách toàn triệt được?

Đó chẳng qua là vì chúng ta còn cái Ngã quá lớn mà văn hoá Á Đông cho là Giữ thể diện - đây là một trong những phương cách đã chống lại con đường giải thoát vì người chấp ngã ở trường hợp nào cũng muốn hoàn cảnh theo mình, qui hướng về mình.

Thật vậy Trên cõi đời này, tất cả chúng ta dù lớn hay nhỏ, ai cũng như ai đều thấy mình (bản ngã) là quan trọng; cho mình là trung tâm của vũ trụ, nên xem thường mọi người và muốn mọi người quí trọng mình, hướng về mình. Đó là cái bệnh rất lớn làm cho con người đau khổ.

Thế nên Phật thuyết giáo chỉ dạy cho chúng ta là phải buông xả kiến chấp về bản ngã, để thoát khỏi mọi khổ đau. Người chấp ngã chẳng những không thấu đạt chân lý mà còn đặt để ra nhiều điều bất công sai lầm khiến cho người vật phải khổ đau vì mình.

 

Có một câu hỏi từ đạo hữu Tịnh Bảo liên quan đến giới tà dâm có nhắc đến những lời dạy của Đức Phật trong Trung Bộ kinh bài 46 và bài 41 về KHÔNG CÓ TÀ HẠNH THÌ KHÔNG CÓ TÀ DỤC VÀ KHÔNG LIÊN HỆ BẤT CHÁNH VỚI NGƯỜI NỮ ….và theo đạo hữu nghĩ rằng đó là vì 3 độc tố tham, sân ,si mà ra

GS đã tán thán Đh Tịnh Bảo đã học giáo lý rất giỏi nhưng cho biết chữ Dục đã bao hàm tất cả, vì một khi giới hạn được chữ Dục ( mong muốn) chính là nền tảng vở lòng đi vào giác ngộ giải thoát và nên nhớ rằng khi đã có một ý nghĩ gì về tà hạnh trong các dục chính là mình đang phạm giới vậy.

TT Tổng thư ký Giáo Hội nhân không còn câu hỏi đã tán thán bài pháp thoại rất hay về ngũ giới và cũng nhân đây TT hỏi thêm về sự chuẩn bị ráo riết của TT Trụ Trì Thiền Lâm Pháp Bảo Thích Phổ Huân và SC Giác Anh (Quyền Trụ Trì Tự Viện Pháp Bảo) để đón tiếp hơn 400 học viên đến từ các tiểu bang ngoài NSW và trong Sydney nội bộ mà chỉ còn 2 tháng nữa là đến rồi.

Thật quý hoá thay cho hàng đệ tử chúng con gần xa khi nghe ban tổ chúc đã nhường mọi ưu tiên cho các học viên  ngoài Sydney được an trú tại Thiền Lâm Pháp Bảo không sợ hãi vì không phải di chuyển đi và về từ hotel cách xa chùa vài km và đặc biệt các vị cao niên được dành riêng mỗi người một giường sẽ thoải mái hơn.

Kính đa tạ lòng quảng đại từ bi của HT Phương Trượng Thích Bảo Lạc và TT Trụ trì Thích Phổ Huân và Sư Cô Quyền Trụ Trì Thích Nữ Giác Anh.

Và cuối cùng là lời cảm tạ thật nồng nàn và chân tình của Ni Sư Thích Nữ Thảo Liên với vai trò điều hợp viên, Ni Sư đã đồng thuận vơi Giảng Sư về cái Ngã.... đã nắm phần chủ chốt trong việc điều phục tâm để có thể giữ được trọn vẹn Ngũ Giới.

Theo như con đoán không lầm Ni Sư Thảo Liên đã xuất khẩu thành thơ với 4 câu :

Cũng tại tâm này tạo nên mọi điều ác

Cũng tại tâm này tu các thiện lành

Cũng với tâm này mê hoặc chúng sanh

Cũng từ tâm này Giác, Chơn thành tựu.

 

Thật là một bài pháp thoại ngắn nhưng đầy đủ tất cả, kính xin tán dương SC Giảng Sư Thích Nữ Giác Anh.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát

 


su co giac anh (2)su co giac anh (3)su co giac anh (4)su co giac anh (5)su co giac anh (6)

su co giac anh (1)



Lời kết :

Con rất tâm đắc khi toàn bài pháp thoại đã nói lên được lợi ích của sự giữ gìn năm giới mà mỗi giới đều dung hoà và tương nhiếp với nhau và cái hay là có lẽ đúng như Giảng Sư nghĩ …một khi thông qua được giới thứ năm không dùng chất say và dùng rượu thì

 

Người đã phát tâm quy y Tam Bảo là đã bước chân lên nấc thang giải thoát, nhưng nếu không giữ năm giới là sẽ không bảo toàn hạt giống trí tuệ và không  ngăn ngừa được những nguyên nhân sanh ra các tội khác, mặt khác có giới sẽ sinh định và có định sẽ sinh ra Tuệ

Và con rất tâm đắc khi GS đã cho biết thời gian để thực hiện toàn thiện sự giữ giới chính là quá trình từ tâm thức đã được chuyển hoá và một khi giữ được năm giới trên thì lợi ích cho mình, cho người không siết kể.

 

Để tán dương Giảng Sư đã trình bày thật rõ ràng con kính xin được trích lời dạy của Đức Phật trong kinh Di Giáo, Ngài đã có lời di chúc khẩn thiết sau đây trước khi Ngài nhập Niết bàn:

- "Sau khi ta diệt độ, các người tu hành phải tôn kính giới luật làm thầy; dầu cho ta còn tại thế để dạy dỗ cho các người mấy ngàn đời đi nữa, ta cũng không thêm điều nào ngoài các giới luật này." Giới luật Phật chế ra rất nhiều, vì cần phải áp dụng cho nhiều hạng người tu hành: - Tỳ kheo,- Tỳ kheo ni,- Sa di, -Sa di ni.

 Riêng đối với hàng Phật tử tại gia, thì chỉ có 5 giới mà thôi nhưng một người đã phát tâm quy y Tam Bảo là đã bước chân lên nấc thang giải thoát, nhưng nếu không giữ năm giới là chỉ mới bước một nối đầu rồi dừng lại, không thể tiến đến giải thoát “ .

Kính chúc sức khỏe TT Tổng Thư ký Giáo Hội và Trụ trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng đã tham dự và ban nhiều pháp nhủ chan chứa đạo tình khi nói về bằng tán dương công đức được trao tặng nhân dịp lễ mừng chu niên 32 năm khai sơn Tu viện Quảng Đức và đã cung thỉnh toàn ban kinh Sư nổi tiếng nhất mà Sám Chủ TT Thích Tâm Tựu giúp mọi giới đàn chẩn tế bạt độ âm linh cô hồn lần thứ nhất được thực hiện tại Úc Châu (xem hình ảnh).

Kính chúc Sư Cô Giảng Sư Thích Nữ Giác Anh , và Ni Sw Thích Nữ Thảo Liên được giới Đức tiến tu, Phước trí trang nghiêm, viên thành đạo quả.

Kính chúc thành viên trong ban Tổng Vụ Hoằng Pháp và quý đạo hữu đang và chưa nghe pháp thoại tâm Bồ đề kiên cố hàng ngày an lạc với Chánh tín và Chánh trí, thể hiện giáo lý nhiệm mầu của Phật ngay giữa dòng đời ô trược.

Kính trân trọng  

Melbourne 20/10/2022

Huệ Hương kính trình pháp




  

Những bài liên quan:

* Tường thuật nhanh về Lễ Ra Mắt Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục 

1/ Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ (Bài giảng của TT Tâm Minh

2/ Gương Hiếu của Tôn giả Xá Lợi Phật (TT Thích Nguyên Tạng)
3/ “Chữ Hiếu Trong Đạo Phật” (NS Thích Nữ Thảo Liên)

4/ “Hiếu Đạo” (TT Thích Viên Trí)

5/ “Thiền Chánh Niệm” (TT Thích Đạo Nguyên)
6/ Nhân Quả Ba Đời (TT Thích Giác Tín)

7/ Cốt tủy Kinh Thủ Lăng Nghiêm (HT Thích Huyền Tôn)
8/ Quy Y Tam Bảo (NS Thích Nữ Tâm Lạc)

9/ Vô Thường (TT Thích Phổ Huân)

10/ Bồ Tát Giới (Đức Trưởng Lão HT Thích Bảo Lạc) 
11/ Nguyên nhân và quá trình hình thành GHPGVN Thống Nhất" (HT Thích Như Điển)

12/Ngũ Giới (Sư Cô Giác Anh)

13/Tổng Quan về Kinh Bát Đại Nhân Giác (TT Thích Đạo Hiển)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2024(Xem: 1439)
Thật là một hoan hỷ đặc biệt đối với con khi được nghe về Tịnh Độ Mật Giáo và những vấn đề ngộ nhận dù rằng từ hơn 15 năm nay con đã khám phá, tìm tòi, học hỏi , rồi chia sẻ về THIỀN, TỊNH, MẬT theo cách phát triển cá nhân, theo quan điểm thọ nhận của mình bằng những bước đi tuần tự như thu thập bằng cách đọc, nghe và dành thời gian để suy ngẫm, tiêu hóa những kiến thức đã thu thập được.
04/10/2024(Xem: 3376)
Talk show: Đi Tu Để Làm Gì ? (Sean Le, Channel Người Việt Hải Ngoại phỏng vấn: HT Thích Như Điển)
25/09/2024(Xem: 1555)
Chúng ta thấy rằng cuộc đời của Ngài Thiếu Khang rất là kỳ đặc, sanh ra cho tới năm bảy tuổi Ngài không nói tiếng nào hết, tới năm bảy tuổi bà mẹ mới dẫn Ngài đi chùa, bản tánh của người mẹ rất thương con, dù con không nói được tiếng nào nhưng bà vẫn nói chuyện, vẫn tâm sự với con, dẫn vào Chánh điện lễ Phật chỉ vào tượng Phật hỏi mới biết con mình biết nói, Bà rất cảm động vui mừng vì không ngờ con mình im lặng bảy năm trời hôm nay mới mở miệng nói, mà nói đúng tên Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni vị Giáo chủ của cõi Ta Bà, thật là tuyệt vời. Khi đọc tiểu sử của Ngài Thiếu Khang Thầy nhớ tới câu chuyện của Tổ thứ chín của Thiền tông Ấn Độ là Tổ Phục Đà Mật Đa (Budhamitra) đệ tử của Tổ Phật Đà Nan Đề, sanh ra sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khoảng ba trăm năm.
25/09/2024(Xem: 4239)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
21/09/2024(Xem: 3121)
Con trộm nghĩ nếu câu Niệm Phật được thực hiện đúng, nghĩa là luôn được gắn chặt vào một suy nghĩ bất cứ lúc nào thì suy nghĩ duy nhất này sẽ đẩy ra tất cả những suy nghĩ khác thì đương nhiên tác động kỳ diệu của việc niệm Phật rất giống với Thiền.( một yếu tố bắt buộc trong việc học Phật .) Hơn thế nữa con được nghe rằng “ Học lịch sử mà không làm sống lại được nhân vật và hoàn cảnh lịch sử thì nào có bổ ích gì" nhấn mạnh rằng việc học lịch sử không chỉ đơn thuần là ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng, hay tên tuổi mà còn phải hiểu rõ bối cảnh, tâm tư và động lực của những nhân vật trong lịch sử. Nếu chỉ học theo cách máy móc mà không thể thấu hiểu và cảm nhận được những giá trị ẩn sau sự kiện, ta sẽ bỏ lỡ những bài học quan trọng nhất.
17/09/2024(Xem: 1491)
Từ lâu, con đã học được ý nghĩa câu nói tuyệt vời của Ngài “ Mahatma Gandhi” như sau: “Hãy sống như thể bạn sẽ chết vào ngày mai. Hãy học như thể bạn sẽ sống mãi mãi.” Theo sự hiểu biết của con : Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trân trọng từng khoảnh khắc trong cuộc sống và không ngừng học hỏi. Sống với sự ý thức rằng thời gian có hạn sẽ thúc đẩy mình tận dụng mỗi ngày một cách tối đa, nhưng đồng thời hãy luôn duy trì tinh thần ham học hỏi, giống như mình còn nhiều thời gian để khám phá thêm những điều mới mẻ.
17/09/2024(Xem: 1775)
Chương trình Hoằng Pháp và gây quỹ xây dựng Học Viện PG Viên Giác (Đức Quốc) của Hòa Thượng Thích Như Điển tại Cali vào tháng 10-2024
01/09/2024(Xem: 2670)
Kính bạch Ngài, trước khi vào buổi thuyết giảng, nhờ biết trước chủ đề được giảng là “ TỰ LỰC VÀ THA LỰC TRONG TỊNH ĐỘ TÔNG NHẬT BẢN “ nên con đã nghiên cứu nhiều tài liệu có liên quan về chủ đề này nhất là tác phẩm “ Tìm hiểu giáo nghĩa của Chân tông Tịnh Độ Nhật Bản “ được Giáo Sư Định Huệ dịch từ tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83) với sự kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.
30/08/2024(Xem: 1446)
Ngàn người đến nghe Thượng tọa Thích Pháp Hòa giảng pháp tại chùa Đức Viên, San Jose, Hoa Kỳ. Nhân mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu năm 2024, Phật lịch 2568; Thượng tọa Thích Pháp Hòa, trụ trì tu viện Trúc Lâm và tu viện Tây Thiên (Canada) đã đến thăm và thuyết giảng tại chùa Đức Viên, thành phố San Jose, tiểu bang California (Hoa Kỳ) vào chiều thứ tư ngày 28 tháng 8 năm 2024.
28/08/2024(Xem: 1797)
Thưa đại chúng, câu kinh này là nói rõ về Sự Tịnh Độ, tức là cung cấp cho chúng ta một địa chỉ rõ ràng về cõi giới vật chất Tịnh Độ cách đây hơn mười muôn ức cõi Phật. Và cũng ngay trong câu kinh này, cũng nói về Lý Tịnh Độ, Tịnh Độ ngay tại tâm của mình, nếu hành giả vượt qua được mười kiết sử trọn vẹn: 1/Thân kiến 2/ Hoài nghi 3/ Giới cấm thủ 4/Tham (cõi dục) 5/ Sân hận 6/ Tham đắm vào cõi sắc 7/Tham đắm vào cõi vô sắc 8/Kiêu Mạn 9/Trạo cử vi tế 10/Vô minh (si vi tế)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]