Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

102. Kinh Năm Và Ba

19/05/202010:57(Xem: 9973)
102. Kinh Năm Và Ba

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


102. Kinh NĂM và BA

( Pancacattaya sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ 

          An trú tại Xá-Vệ thành này

              Sa-Vát-Thí (1) cũng là đây

       Kỳ Viên Tinh Xá  hôm mai tịnh, hòa

          Còn có tên Chê-Ta-Va-Ná  (2)

          Khu vườn do Trưởng giả tên là

              A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka  (3)

       Tức Cấp-Cô-Độc , thuần hòa tín gia

          Mua lại từ Kỳ Đà thái tử  (4)

          Để cúng dường Điều Ngự Thế Tôn

              Cùng với Tăng đoàn Sa-môn

       Có nơi hoằng hóa pháp môn nhiệm huyền.

     __________________________

 

(1) : Thành Xá-Vệ – Savatthi  – là thủ phủ của nước Kosala, do vua 

       Ba-Tư-Nặc ( Pasenadi ) trị vì.

(2) & (3) : Kỳ Viên Tinh Xá – Jetavana Vihàra,  do Trưởng giả Tu-

     Đạt (Sudatta ) thường được gọi là Cấp Cô Độc (Anathapindika)

    dâng cúng. 

(3) : Thái tử Kỳ-Đà – Jeta , là con vua Ba-Tư-Nặc, là chủ nhân của

    khu vườn mà ông Cấp Cô Độc muốn mua để dâng cúng làm Tinh

   Xá. Thái tử thì không muốn bán, ông Sudatta thì quyết tâm muốn

   mua vì thấy khu vườn rất thích hợp. Bị nài nỉ mãi nên Thái tử mới

   nói để ông Trưởng giả bỏ ý định mua : trải vàng tới đâu thì bán

  tới đó. Không ngờ ông Trưởng giả hoan hỷ cho chở vàng đến lót

  khắp vườn. Cảm phục trước tâm đạo nhiệt thành đó nên Thái tử

  xin dâng cúng luôn toàn bộ cây cối trong vườn.   Do đó Tinh Xá

  có tên là Jetavanànàthapindikàràma  – Kỳ thọ Cấp-cô-độc viên

  ( vườn Cấp-cô-độc, cây Kỳ-đà ).   Nhưng sau Thái tử bịgiết bởi 

  người em cùng cha khác mẹ là Vidubha  -  Tỳ-Lưu-Ly, nổi loạn  

  cướp ngôi vua cha và tận diệt dòng họ Thích Ca.  

Trung Bộ (Tập 3)  Kinh 102 :   NĂM  và BA           *   MLH –  504

 

          Lúc bấy giờ Phật liền cho gọi

          Chúng Tỷ Kheo câu hội đủ đều

              Phật gọi : “ Này các Tỷ Kheo ! ”

       Chúng Tăng cung kính vâng theo lời Ngài.

 

Luận bàn về Tương Lai :

 

          Các Tỷ Kheo ! Như Lai nay bảo

          Hãy nghe cho thấu đáo, hiểu thông.

              Một số Sa-môn, Bàn-môn

       Tương Lai bàn luận, bảo tồn ý đây

          Thảo luận về tương lai, y cứ

          Vào tương lai và tự chấp vào,

              Tuyên bố quan điểm khác nhau

       Một số tuyên bố : “ Mai sau chết rồi

          Tự ngã thời không bệnh, có tưởng ”.

 

          Một số có khuynh hướng không dời :

            “ Tự ngã sau khi chết rồi

       Không bệnh, không tưởng”. Hay nơi số người   

          Đã tuyên bố : “ Chết rồi, tự ngã

          Không bệnh, cả phi tưởng, phi phi ”.    

 

              Hay họ chủ trương mọi thì      

    “ Đoạn diệt, hủy hoại, diệt đi hữu tình

          Hiện đang sống ”. Hoặc sinh luận giải     

          Tuyên bố về Hiện tại Niết Bàn.

              Như vậy, họ chủ trương sang

       Về năm lãnh vực hoàn toàn khác nhau.

          Những  thuyết này luận vào như vậy

          Đã thành Năm trở lại thành Ba.

              Hay là sau khi thành Ba

       Trở thành Năm lại, tức là trải qua

          Là tổng thuyết Năm và Ba đó !      

Trung Bộ (Tập 3)  Kinh 102 :   NĂM  và BA          *   MLH –  505

 

          Các Tỷ Kheo ! Đã có Sa-môn,

              Các Phạm-Chí (Bà-La-Môn)

 

 1)  Chủ trương : “ Sau chết vẫn còn điều đây :

          Tự ngã này không bệnh, có tưởng ”.

 2)     Hoặc : “ Tự ngã có tưởng, thuộc về

              Có sắc, không bệnh ” mọi bề.

 3) “ Sau chết, tự ngã không hề bệnh chi,

          Có tưởng và mọi thì có sắc ”.  

 4)      Hoặc : “ Có sắc & không sắc đồng thời

              Có tưởng, không bệnh ” thảnh thơi.    

 5) “ Không sắc & không không sắc thôi, cùng là 

          Có tưởng và không bệnh ”, định hướng. 

 6)      Hoặc : “ Nhất tưởng, có tưởng, bệnh không ”.

 7)       “ Dị tưởng, có tưởng, bệnh không ”.     

 8) “ Thiểu tưởng, có tưởng và không bệnh” gì.

 9)    “ Vô lượng tưởng, đồng thì có tưởng

          Và không bệnh ”, định hướng như vầy.

 

              Nhưng có một số người này

       Đã tuyên bố Thức biến (1) đây khi mà

          Vượt khỏi, (2) thành vô lượng, bất động.

          Các Tỷ Kheo ! Ta vốn hiểu sâu :

              Những Sa-môn, Bàn-môn nào

       Chủ trương chín loại nêu vào trên đây

          Hay Như Lai biết ngay loại tưởng

          Trong các tưởng vừa kể, xưng danh

              Tối thắng, đệ nhất, tịnh thanh,

       Vô thượng, tức sắc tưởng danh, hay là :

          Vô sắc tưởng, nhất tưởng, dị tưởng,   

   ______________________________

 

  (1) : Thức biến – Viññanakasina .

  (2) :  Vượt qua khỏi – Upativattatam .           

Trung Bộ (Tập 3)  Kinh 102 :   NĂM  và BA          *   MLH –  506

 

          Một số vị có hướng chủ trương :

           “ Vô-sở-hữu-xứ vô lường, 

       Bất động ”. Biết cái này thường hữu-vi

          Là thô pháp, nhưng vì có biết

          Sự đoạn diệt các hành ở đây.

              Biết được sự đoạn diệt này

       Như Lai thấy giải thoát ngay khỏi vòng

          Pháp hữu vi ; vượt xong pháp ấy.

 

          Các Tỷ Kheo ! Như vậy hiểu thông 

              Những Sa-môn, Bà-la-môn

       Chủ trương sau chết vẫn còn ngã đây.

          Tự ngã này “không bệnh, không tưởng ”.

 

          Hoặc : “Có sắc, không tưởng, bệnh không”.

            “ Không sắc, không tưởng, bệnh không”.

    “ Có sắc & không sắc và không bệnh gì,

          Cùng không tưởng ”.  Các vì Tôn-giả

          Chủ trương rằng tự ngã sau khi

              Những hữu tình đã chết đi

    “ Không sắc & không không sắc gì, bệnh không,

          Và cũng không tưởng ” , luôn bảo thủ.

 

          Chư Phích-Khú ! Các vị Sa-môn    

              Hay là các Bà-la-môn

       Chủ trương sau chết vẫn còn điều đây :

         ‘Tự ngã này không bệnh, có tưởng’,

          Bị một số phỉ báng. Vì sao ?

              Vì rằng họ nói như sau :

     ‘Tưởng là bệnh hoạn, thuộc vào mũi tên,

          Hay mụn nhọt. Tịnh yên, thủ diệu

          Là vô tưởng’. Phát biểu như vầy.

 

              Các Tỷ Kheo ! Vấn đề này 

Trung Bộ (Tập 3)  Kinh 102 :   NĂM  và BA          *   MLH –  507

 

       Như Lai vốn biết như vầy viên thông :

       “ Các Sa-môn, Phạm-Chí Tôn-giả

          Bảo tự ngã khi đã chết đi

              Là “Không tưởng, không bệnh gì ”.      

       Hoặc “Có sắc, không bệnh gì, tưởng không”.

          Hoặc “Không sắc, bệnh không, không tưởng”.

          Hoặc “Không tưởng, không bệnh – cũng đồng

              Có sắc và không sắc” trong.

       Hoặc “Không có sắc, không không sắc gì,

          Không bệnh chi, đồng thì không tưởng”.  

 

          Lại có vị chủ xướng ý là :        

             ‘Ngoài sắc, thọ, tưởng, hành… và

       Ngoài thức, sẽ chủ trương là : Vãng, lai,

          Tử, sinh rày tăng trưởng, tăng đại,

          Sự tình không như vậy mọi thì.

 

              Biết cái này thuộc hữu vi   

       Là thô pháp, đoạn diệt đi các hành.

          Biết rõ rành sự đoạn diệt ấy

          Như Lai thấy sự giải thoát ngay

              Các pháp hữu vi ở đây

       Và đã vượt khỏi pháp này hữu vi.

 

          Các Tỷ Kheo ! Một khi các vị 

          Sa-môn hay Phạm-Chí nêu ra

              Sau khi chết, tự ngã là :

    * Phi tưởng phi phi tưởng và bệnh không.

       * Tự ngã không bệnh và có sắc,

          Phi tưởng phi phi các tưởng vầy.   

              Hoặc quan điểm chác vị này

  ( Sa-môn, Phạm-Chí ) như vầy chủ trương : 

      * Tự ngã thường không bệnh, không sắc,      

Trung Bộ (Tập 3)  Kinh 102 :   NĂM  và BA          *   MLH –  508

 

          Phi tưởng phi phi các tưởng trong.

            * Có sắc, không sắc, bệnh không,

       Phi tưởng phi phi tưởng đồng chủ trương.

       * Hay chủ trương sau chết, tự ngã

          Không sắc, cả không không sắc này,

              Phi tưởng phi phi tưởng đây

       Và không bệnh. Các vị đây nói vầy.

 

          Các Tỷ Kheo ! Ở đây các vị

          Sa-môn hay Phạm Chí tán đồng

           * Tự ngã có tưởng, bệnh không,

    * Hoặc không tưởng và cũng không bệnh gì.

          Một số người tức thì phỉ báng.

          Sao phỉ báng ? Vì họ chấp vào

              Thiên kiến. Họ nói như sau :

     ‘Tưởng là bệnh hoạn, thuộc vào mũi tên,

          Hay mụn nhọt. Tịnh yên, thủ diệu

          Là vô tưởng’. Họ hiểu như vầy.

 

              Còn các chủ trương tiếp đây

       Cũng đều bị phỉ báng ngay dạng này.

 

          Các Tỷ Kheo ! Ở đây những vị

          Sa-môn hay Phạm Chí nói vầy :

             ‘Sự thành tựu của xứ này

       Chỉ nhờ ‘hành’ được thấy ngay, nghe liền,

          Tư duy chuyên và ý thức được,

          Đây được xưng sau trước nên danh’.

 

              Chúng Tăng ! Điều đó sẵn dành   

       Tổn hại cho sự tựu thành xứ đây

        ( A-Da-Ta-Na ). Này Tăng Chúng !   ( Ayatana )         

          Xứ này cũng không được xưng danh

              Có thể đạt thành nhờ dành            

Trung Bộ (Tập 3)  Kinh 102 :   NĂM  và BA          *   MLH –  509

 

       Hữu hành thành tựu ( Sa-Sanh-Kha-Rà )

          Xứ này được xưng là có thể        (Sasankhara )

          Đạt được nhờ sự thể tựu thành

              Không có hành nào còn dành,

       Cái này thuộc hữu vi danh, cũng là

          Thuộc thô pháp, nhưng mà có sự

          Đoạn diệt hết các thứ hành ngay.

              Biết rõ có đoạn diệt này     

       Ta thấy sự giải thoát ngay khỏi vòng

          Pháp hữu vi, vượt xong pháp ấy.  

 

          Các Tỷ Kheo ! Ta lại nói vào

              Những Sa-môn, Phạm Chí nào

       Chủ trương đoạn diệt, hủy mau, diệt tàn

          Của hữu tình hiện đang sống đó.

 

          Các Tỷ Kheo ! Còn có những vì

              Chủ trương sau khi chết đi

      ‘Tự ngã có tưởng đồng thì bệnh không’.

          Một số đông phỉ báng vị đó.

 

          Còn những vị đã có chủ trương :   

              Sau khi chết, tự ngã thường

    ‘Không tưởng, không bệnh’. Cũng dường như khi

          Có các vì Sa-môn, Phạm Chí

          Chủ trương kỹ : Tự ngã sau khi

              Chết đi, phi tưởng phi phi

       Không bệnh, thì chính các vì trước sau

          Bị phỉ báng. Vì sao như vậy ?

          Những vị Tôn giả ấy : Sa-môn            

     _________________________

 

   (1) : Thành tựu xứ : Ayatana.

   (2) : Thành tựu hữu hành : Sasankhara.

Trung Bộ (Tập 3)  Kinh 102 :   NĂM  và BA          *   MLH –  510

 

              Hay Phạm Chí ( Bà-la-môn )

       Hướng thượng, tuyên bố bảo tồn ý riêng.

        ( Có chấp trước ) nêu lên lý lẽ :

        “Chúng ta sẽ hiện hữu đời sau”.  

              Ví như người lái buôn nào

       Nghĩ rằng : “Ta sẽ có mau vật này

          Kể từ đây. Rồi ta sẽ có

          Vật thích đó từ cái này đây”.

              Cũng vậy, các Tôn giả này

       Giống người buôn đó, khi bày ý trên.

 

          Các Tỷ Kheo ! Ta liền biết được :

        “ Những Tôn giả Phạm Chí, Sa-môn

              Chủ trương đoạn diệt, không còn,

       Diệt tận sinh loại sinh tồn hiện đang.

          Những vị ấy hoang mang sợ hãi

          Và yểm ly với lại tự thân

              Chỉ chạy theo, chạy xoay vần

       Quanh tự thân”. Ví như nhân chuyện là

          Con chó nhà bị giây trói buộc

          Vào cây cột vững chắc như đồng,

              Nó chạy theo, chạy vòng vòng

       Quanh cây cột ấy. Và trong việc này

          Ta biết ngay thuộc hữu vi pháp

          Là thô pháp, nhưng có diệt ngay.

              Biết được có đoạn diệt này    

       Như Lai thấy giải thoát rày hữu vi

          Và vượt khỏi hữu vi pháp ấy.

 

          Các Tỷ Kheo ! Như vậy trước sau

              Những Sa-môn, Bàn-môn nào

       Luận bàn hoặc y cứ vào tương lai

Trung Bộ (Tập 3)  Kinh 102 :   NĂM  và BA          *   MLH –  511

 

          Tuyên bố ngay quan điểm sai khác.

          Tất cả các tuyên bố ở đây      

              Đều thuộc vào năm xứ này

       Hay một trong chúng, trình bày khác thôi !

 

Luận bàn về Quá Khứ :

 

          Các Tỷ Kheo ! Một thời, các vị

          Sa-môn hay Phạm Chí luận bàn

              Thảo luận, y cứ rõ ràng

       Về quá khứ, tuyên bố ngang như vầy

          Quan điểm có nhiều sai khác cả :

       “ Thế giới và tự ngã thường còn

              Điều đó chân thật hoàn toàn,

       Ngoài ra hư vọng ”. Luận bàn, y theo.

 

          Các Tỷ Kheo ! Số khác bàn tới :

       “ Tự ngã và thế giới vô thường,

              Điều đó chân thật khôn lường,

       Khác là hư vọng”. Chủ trương sâu dày.

 

          Còn như vầy một số bàn tới :

       “ Tự ngã và thế giới ở đây

              Thường còn, vô thường rõ bày,

       Khác là hư vọng, điều này đúng thôi !”.

 

          Số khác thời tuyên bố sai khác :

       “ Tự ngã thật không phải thường còn  &

              Không phải vô thường ” – tuyên ngôn.  

 

       Hoặc : “ Tự ngã, thế giới toàn hữu biên ”.

 

      – “ Là vô biên tự ngã & thế giới ”. 

 

      – “ Tự ngã và thế giới này chuyên

              Hữu biên và cũng vô biên”.

 – “ Tự ngã & thế giới không tuyền hữu biên 

Trung Bộ (Tập 3)  Kinh 102 :   NĂM  và BA          *   MLH –  512

 

          Cũng không phải vô biên” – luận tới.

      –  Hoặc : “Tự ngã, thế giới trải qua

             ‘Nhất tưởng, dị tưởng’  hay là

     ‘Thiểu tưởng, vô lượng tưởng’, và hướng sang

         ‘Nhất hưởng lạc’ hay toàn ‘hướng khổ’,

          Là ‘lạc, khổ’  &  ‘không khổ, lạc ‘ gì. 

              Điều đó chân thật bất di

       Khác là hư vọng, chẳng chi phải bàn ”.

 

          Các Tỷ Kheo ! Các hàng Phạm-Chí

          Hoặc Sa-môn, chấp kỹ chủ trương

              Ta vừa nêu ra tỏ tường

       Thì ngoài tín, hỷ, ngoài thường tùy văn,

          Ngoài lý do được năng thẩm định,

          Ngoài kham nhẫn, chấp dính kiến tà,

              Trí mình thành thanh tịnh ra,

       Sự tình ấy không xảy ra bao giở.

          Các Tỷ Kheo ! Nếu cơ sự đó 

          Trí tự mình không có tịnh thanh

              Thời cho đến chí một phần

       Của trí, mà những thành phần Sa-môn

          Hay Bàn-môn làm cho trong sạch

          Chính như vậy là cách được xưng

              Chấp trưóc đối với thành phần

       Sa-môn, Phạm Chí đã từng nêu đây.

 

          Biết cái này thuộc hữu-vi pháp

          Là thô pháp, diệt các hành ngay,

              Biết có sự đoạn diệt này

       Như Lai thấy giải thoát  rày hữu vi,

          Và vượt thoát hữu vi pháp ấy ”.

*

Trung Bộ (Tập 3)  Kinh 102 :   NĂM  và BA          *   MLH –  513

 

t*  Niết Bàn hiện tiền :

 

          Các Tỷ Kheo ! Cũng lại một thì  

              Sa-môn, Bàn-môn các vì

       Do từ bỏ hẳn những gì lê thê

          Quan điểm về tương lai, quá khứ

          Do hoàn toàn không tự chú tâm

              Những dục kiết sử mê lầm

       Đạt viễn-ly-hỷ, âm thầm trú an.

          Vị ấy nghĩ : “ Đây mang sự thật    

          Là thủ diệu, tức đạt hoàn toàn

              Viễn-ly-hỷ, ta trú an”.

       Nhưng nếu viễn ly hỷ đang có vầy 

          Bị diệt, do điều này bị diệt

          Thời chắc thiệt ưu tư khởi sanh,

              Nếu ưu tư đoạn diệt nhanh

       Thời viễn ly hỷ an lành khởi sanh.

 

          Này Chúng Tăng ! Ví như bóng mát

          Nơi chỗ này chỗ khác tỏa yên

              Sức nóng mặt trời mất liền.

       Bóng mát rời bỏ, nóng liền lan ra.

          Các Tỷ Kheo ! Những Sa-môn ấy

          Hay Phạm Chí như vừa nêu trên

              Do vượt viễn-ly-hỷ, nên

       Đạt ‘Phi vật chất lạc’, liền trú an.

          Vị ấy nghĩ : “ Đây mang sự thật    

          Là thủ diệu, tức đạt hoàn toàn

            ‘Phi-vật chất lạc’, trú an”.

       Như Lai thấy được rõ ràng ở đây

          Biết cái này thuộc hữu vi pháp

          Là thô pháp, diệt các hành ngay.

Trung Bộ (Tập 3)  Kinh 102 :   NĂM  và BA          *   MLH –  514

 

              Biết được có đoạn diệt này    

       Như Lai thấy giải thoát rày hữu vi

          Và vượt khỏi hữu vi pháp ấy.  

 

          Các Tỷ Kheo ! Cũng lại một thì

              Sa-môn, Bàn-môn các vì

       Do từ bỏ hẳn những gì lê thê

          Quan điểm về tương lai, quá khứ

          Do hoàn toàn không tự chú tâm

              Các dục-kiết-sử mê lầm

       Vượt viễn-ly-hỷ, âm thầm vượt qua

          Phi-vật-chất-lạc và sau đó

          Đạt vô khổ vô lạc thọ ngay.

              Rồi diễn tiến tiếp như vầy :

       Vượt tất cả điều trình bày ở trên

          Rồi trú yên vô khổ, lạc thọ,

          Nghĩ về nó : “ Sự thật là đây

              Đây là thủ diệu tròn đầy

       Vô khổ, vô lạc thọ này đạt xong

          Ta an trú ở trong thọ ấy.

          Rồi vị đấy liền quán như vầy :

            “Ta là tịch tịnh nghiêm oai

       Tịch diệt không chấp thủ ngay điều gì ”.

 

          Các Tỷ Kheo ! Tường tri sự việc   

          Như Lai biết rõ ràng điều đây

            “Vị Tôn-giả Sa-môn này

       Hay vị Phạm Chí bỏ ngay điều này

          Quan điểm về tương lai, quá khứ

          Do hoàn toàn không tự chú tâm

              Các dục-kiết-sử mê lầm

       Vượt viễn-ly-hỷ, âm thầm vượt qua           

Trung Bộ (Tập 3)  Kinh 102 :   NĂM  và BA          *   MLH –  515

 

          Phi vật chất lạc và sau đó

          Vượt vô khổ vô lạc thọ ngay

              Vị ấy liền quán  như vầy :

     “Ta là tịch tịnh, lòng đầy sáng trong

          Là tịch diệt, ta không chấp thủ”.

          Như vậy đủ chắc chắn ở đây

              Tuyên bố của Đại Đức nào

       Thích hợp để dẫn đến ngay Niết Bàn. 

          Nhưng nếu mà các hàng Tôn-giả

          Bà-La-Môn và cả Sa-Môn

              Khởi lên chấp thủ, bảo tồn

       Quan điểm quá khứ hay còn tương lai,

          Hoặc dục-kiết-sử này chấp thủ,

          Hoặc chấp thủ viễn-ly-hỷ ngay,

              Chấp phi-vật-chất-lạc này,

       Vô khổ vô lạc điều đây chấp vào,

          Dù vị này trước sau đã quán :

       “ Ta xứng đáng là tịch tịnh an,

              Ta là tịch diệt rõ ràng,

       Ta không chấp trước mọi đàng xưa nay ”.

          Nhưng vị này vẫn bị đánh giá

          Là vị đã có chấp trước rồi

              Về những điểm ấy chẳng rời.

 

       Như Lai thấy được ở nơi đây vầy :  

          Biết cái này thuộc hữu-vi pháp

          Là thô pháp, nhưng diệt hành ngay,

              Biết có sự đoạn diệt này

       Như Lai thấy giải thoát rày hữu-vi

          Và vượt khỏi hữu-vi-pháp ấy.

 

          Các Tỷ Kheo ! Như vậy hiểu rằng

Trung Bộ (Tập 3)  Kinh 102 :   NĂM  và BA          *   MLH –  516

 

              Vô thượng tịch tịnh chánh chân

       Và tối thắng đạo muôn phần thẳng ngay

          Được Như Lai giác ngộ nghiêm mật,

          Tức sau khi như thật biết rành

              Sự tập khởi, sự diệt nhanh,

       Vị ngọt, sự nguy hiểm quanh vấn đề

          Sáu xúc xứ, đạt về giải thoát

          Không chấp thủ, an lạc lành thay !”.

 

              Thế Tôn thuyết giảng như vầy

       Chư Tăng tín thọ, lòng đầy hân hoan ./-

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt  Kinh  số 102 : NĂM VÀ BA  – 

PANCATTAYA  Sutta  )




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2018(Xem: 3505)
Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn, Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn Chữ bay từng cánh chim ngàn Mỗi câu là mỗi Niết bàn hóa thân. Xin phép được “tựa” vào hai câu thơ của cố Giáo sư Vũ Hoàng Chương, để bước vào thế giới văn chương của Văn Công Tuấn. Vì rằng, có lẽ, anh đã có nhiều duyên lành để dung thông với tư tưởng uyên áo của các bậc Thầy khả kính nơi ngôi trường Vạn Hạnh của ngày xưa Sài Gòn. Cũng như sau nầy có nhiều thuận duyên để tìm hiểu thêm về tư tưởng các danh nhân trên thế giới. Trong đó anh đã dành cảm tình đặc biệt với văn hào Hermann Hesse. Người đã được thừa hưởng “gia tài tâm linh” của một “ông lái đò” qua câu chuyện dòng sông. (“Khi dòng sông phẳng lặng thì bóng dáng chân như sẽ hiển bày”).
01/04/2018(Xem: 15284)
Chánh Pháp, số 77, tháng 4.2018, ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ XUÂN ĐẾN VUI GÌ? (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ KHI GIỮA ĐỜI THƯỜNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 12 ¨ BẢN TÍNH CON NGƯỜI VỐN VỊ KỶ HAY VỊ THA? (Nguyên Hạnh dịch), trang 13 ¨ THƯ CUNG THỈNH CHỨNG MINH/THAM DỰ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2562 (TK. Thích Pháp Tánh), trang 15 ¨ HOÀI NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ (Quách Tấn), trang 16 ¨ CÔ ĐỘC HÀNH, HOÀI HƯƠNG (thơ Phù Du), trang 18 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG, t.t. (Tuệ Uyển dịch), trang 19 ¨ KHÓC TỐ NHƯ (thơ Diệu Viên), trang 22 ¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: NI SƯ THÍCH NỮ NHƯ THỦY VIÊN TỊCH (Tổng vụ Ni Bộ), trang 23 ¨ TƯỞNG NIỆM NI TRƯỞNG THÍCH NỮ NHƯ THỦY (TN Như Đức), trang 24 ¨ NHỮNG BÀI HỌC TỪ CÁCH ỨNG XỬ (TN. Như Bảo), trang 26 ¨ MỘT VẦNG TRĂNG (thơ Vĩnh Hảo), trang 27 ¨ VEN. SANGHARAKSHITA (1925 -)
25/03/2018(Xem: 4123)
Khi dòng sông phút trước không còn là dòng sông phút sau, thì đời người phút trước cũng không giống đời người phút sau. Theo dòng thời gian, mọi thứ trôi qua còn nhanh hơn thế nữa. Nhưng thời gian có không, trong sự dịch chuyển của đơn vị vật chất nhỏ nhất (neutron, proton, quantum, photon...)? Một phần triệu giây, hoặc ngắn hơn! Có đơn vị thời gian nhỏ nhất hay không? Có tên gọi cho một khoảnh thời gian quá nhỏ nhiệm như thế không? Thời gian, đối với lý thuyết vật lý hiện đại, chỉ còn là một khái niệm, dường như có, dường như không, hoặc không hề tồn tại, hoặc tồn tại như một ảo tưởng, ảo giác từ tâm thức, hoặc như là một mộng ảo từ sự sinh diệt của một lượng tử, một hạt ‘ánh sáng’ hay ‘sóng’ mơ hồ tức-hữu tức-vô. Long Thọ (1) từ thế kỷ thứ hai chẳng đã từng nói là không làm gì có thời gian hay sao! (2) Vì thời gian do nơi vật thể mà có; mà vật thể như photon (hạt căn bản—elementary particle) còn không thể nói là có hiện hữu như là một “vật” thì thời gian làm gì hiện hữu? (3)
24/03/2018(Xem: 3854)
Nghe, lắng nghe, và không nghe khác nhau ở điểm nào? Nghe. Dĩ nhiên là bằng đôi tai rồi. Nhĩ căn tiếp nhận, giao lưu với Thanh trần. Nhưng có kiểu nghe mà không nghe. Âm thanh vẫn chảy vào, chui vào, tấn công vào hai bên màng nhĩ, mình cảm nhận được là mình đang có nghe, nhưng mình chỉ biết là có nghe vậy thôi, chứ không rõ là mình đang nghe cái chi chi, cái gì gì. Nhà thiền có một công phu, thôi, gọi là phương pháp cho dễ hiểu, là phương pháp mở rộng hết, mở toang ra cả lục căn (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý) để đón nhận lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) trong cùng một lúc.
16/03/2018(Xem: 15353)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 14388)
Cùng là một tảng đá, một nửa làm thành tượng Phật, một nửa làm thành bậc thang. Bậc thang không phục hỏi tượng Phật rằng: - Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi, nhưng lại sùng bái người?! Tượng Phật trả lời: - Vì người chỉ chịu 4 nhát dao đã có được hình hài đó, còn ta lại trải qua trăm ngàn ngọn dao đục đẽo, đau đớn muôn vàn. Lúc đó bậc thang im lặng... Cuộc đời con người cũng thế: Chịu được hành hạ, Chịu được cô đơn,Gánh được trách nhiệm, Vác được sứ mệnh, Thì cuộc đời mới có giá trị...
12/03/2018(Xem: 6843)
Tắt máy. Xuống xe, Mỉm cười. Bình yên. Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến. Lạy Phật. Lạy Pháp. Lạy Tăng. Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
10/03/2018(Xem: 3898)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - sinh thì là chết?, Các phần trước của loạt bài "Sinh thì là chết?" (11.1, 11.2 và 11.3) đã ghi nhận khả năng liên hệ sinh 生 trong sinh thì với cách đọc Hán Việt thăng[2] 升 và phương ngữ ở phía Nam Trung Quốc (TQ) qua dạng sing/seng (shēng bình thanh, giọng BK bây giờ), hay là một cách dùng nhầm của tiếng Việt[3] (so với nghĩa sinh thì/sinh thời trong tiếng Việt hiện đại). Phần này bàn về khả năng sinh thì là kết quả thể hiện qua ngôn ngữ từ tư duy tổng hợp của người VN: kết hợp lòng tin Công giáo với truyền thống tôn trọng người đã ‘qua đời’ qua uyển ngữ Hán Việt (HV). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn
03/03/2018(Xem: 18161)
Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.
01/03/2018(Xem: 11604)
- "Động Cửa Thiền" (ĐCT) là truyện ngắn đắc ý nhất của Tâm Không Vĩnh Hữu (TKVH), đã được rất nhiều trang web đăng tải, được người khác chuyển thể thành thơ lục bát, được vài tổ chức phi chính phủ đưa vào audio "đọc truyện", được đến 2 nhóm điện ảnh tự ý chuyển thể kịch bản phim để tham dự Liên hoan Phim Ngắn Quốc Tế, và cũng được nhiều tác "giả" tự tiện cải tên đổi hiệu lấy làm sáng tác của chính mình...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]