Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Kinh Khu Rừng

18/05/202019:54(Xem: 9857)
17. Kinh Khu Rừng

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



17. Kinh KHU RỪNG

( Vanapattha sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn an trụ

          Kỳ Viên Tự  – Chê-Tá-Va-Na

              Do Cấp-Cô-Độc tín-gia

A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka – cúng dường 

          Tại đây, Đấng Pháp Vương liền gọi :

    – “ Chư Tỷ Kheo ! Ta nói pháp này

              Hãy nghe, suy nghiệm kỹ rày

       Về ‘Khu Rừng’, pháp Ta nay trình bày ”.

          Các Tỷ Kheo nơi đây vâng đáp

          Rồi lắng nghe thời pháp của Ngài.

 

        – “ Này chư Tỷ Kheo ! Ởđây      

       Tỷ Kheo nào sống ở ngay khu rừng

          Các niệm nào chưa từng an trú

Đã không được an trú tức thì

              Tâm tư chưa định tĩnh gì

       Không được định tĩnh mọi thì bình an

          Các lậu hoặc chưa hoàn toàn dứt

          Không hoàn toàn được dứt trừ nhanh

              Vô thượng an ổn tịnh thanh

       Khỏi các ác phược chẳng lành đáng chê

          Chưa chứng đạt, không hề chứng đạt

          Những vật dụng này, khác rất cần

              Cho người xuất gia, độc thân

       Phải sắm đầy đủ tự thân bốn phần :

          Thuốc trị bệnh, thức ăn khất thực,

Trung Bộ (Tập 1)  Kinh 17 :  KHU RỪNG          *  MLH  – 250

 

          Cùng sàng tọa, y phục của Tăng

              Các vật dụng kiếm khó khăn

       Vị Tỷ Kheo ấy phải cần nghĩ suy :

         ‘Khu rừng này mọi thì khó sống

          Khi ta sống đây chẳng dễ dàng

              Các niệm chưa được trú an

       Không được an trú hoàn toàn trong ta

          Tâm tư ta vốn chưa định tĩnh     

          Vẫn không được định tĩnh an hòa

              Rồi các lậu-hoặc của ta

       Chưa hoàn toàn diệt, vẫn là còn nguyên

          Chưa chứng đạt hiện tiền vô thượng

          Khỏi ác phược các chướng chưa thành

              Không được chứng đạt, hoàn thành

       Về tứ-vật-dụng rất cần cho ta

          Khó kiếm được nếu ta vẫn sống

          Tại khu rừng sâu rộng như vầy’.

              Này Tăng Chúng ! Tỷ Kheo này

       Phải từ bỏ khu rừng ngay tức thì

          Không ở lại làm gì rừng đó

          Dù ban đêm hay ở ban ngày.

 

          *  Mặt khác, vị Tỷ Kheo này

       Sống ở một khu rừng dày vắng teo

          Vị Tỷ Kheo sống nơi rừng ấy

          Tự cảm thấy niệm chưa trú an

              Thì niệm không được trú an

       Tâm chưa định tĩnh, không màng tĩnh an

          Các lậu hoặc chưa hoàn toàn dứt

          Không hoàn toàn được dứt trừ nhanh

              Vô thượng an ổn tịnh thanh

Trung Bộ (Tập 1)  Kinh 17 :  KHU RỪNG          *  MLH  – 251

 

       Khỏi các ác phược chẳng lành đáng chê

          Chưa chứng đạt, không hề chứng đạt

          Những vật dụng này, khác rất cần

              Cho người xuất gia, độc thân

       Phải sắm đầy đủ tự thân bốn phần :

          Thuốc trị bệnh, thức ăn khất thực

          Cùng sàng tọa, y phục của Tăng

              Vật dụng kiếm không khó khăn

      (Vì có làng xóm khá gần rừng đây)

          Tỷ Kheo này phải cần suy nghĩ :

 ‘Ta sở dĩ sống ở rừng này

              Không vì vật-dụng hằng ngày

       Y phục, vật thực nơi đây dư dùng

          Thuốc trị bệnh tốt, cùng sàng tọa,

          Ta là một hành-giả tu thiền 

              Các niệm không được trú yên

       Không được định tĩnh, chướng duyên vẫn còn

          Các lậu-hoặc không hoàn toàn dứt

          An ổn, khỏi ách phược không thành

              Thì sự lợi dưỡng phát sanh

Ích gì cho sự tu hành của ta !’.

          Tỷ Kheo sau khi qua suy nghĩ

          Rốt cuộc chỉ chọn một con đường :

              Từ bỏ, không ở lại rừng.

 

   *  Này Tỷ Kheo Chúng ! Đã từng trải qua

          Vị Tỷ Kheo nào mà sống tại

          Một khu rừng nào đấy cưu mang

              Các niệm chưa được trú an

       Thì được an trú dễ dàng tại đây

          Tâm chưa định thì nay định tĩnh

Trung Bộ (Tập 1)  Kinh 17 :  KHU RỪNG          *  MLH  – 252

 

          Các lậu-hoặc mắc dính đoạn trừ

              Vô thượng an ổn như như

       Khỏi các ác phược, an từ chứng ngay

          Nhưng tại đây khó khăn vật thực,

          Thuốc trị bệnh, y phục khó khăn

              Sàng tọa ngủ nghỉ … các phần

       Nói chung tứ sự khó khăn, thiếu nhiều.

          Nhưng Tỷ Kheo đăm chiêu suy nghĩ :

         ‘Ta sống đây để chỉ tu hành

              Tuy tứ-vật-dụng phát sanh

       Thảy đều thiếu thốn sẵn dành cho ta

          Nhưng đường tu của ta chứng đạt

          Còn việc khác, lợi dưỡng không cần’,

              Tỷ Kheo suy tính, quyết rằng

       Phải nên ở lại tinh cần tịnh tu.  

 

      *  Còn Phích-Khu đã từng an trú

          Tại một nơi rừng rú, tu thiền

              Các niệm đã được trú yên

       Tâm tưđịnh tĩnh, an nhiên vô vàn

          Các lậu-hoặc hoàn toàn diệt được

          Khỏi ách phược, an ổn chứng rồi.

              Thuốc trị bệnh dễ kiếm thôi

       Thức ăn khất thực cũng dồi dào ra

          Y phục và sàng tòa đầy đủ

          Nói chung tứ-vật-dụng dễ dàng.

              Tỷ Kheo ấy cần nghĩ rằng :

      ‘Nơi đây đáp ứng điều hằng ước mong

          Bề tứ-sự thì không trở ngại

          Đường tu hành cũng lại hanh thông

              Chứng đạt được phần đợi trông’,

Trung Bộ (Tập 1)  Kinh 17 :  KHU RỪNG          *  MLH  – 253

 

       Vịấy cần phải sống trong khu rừng

          Đến trọn đời nếu từng phát nguyện

          Không thối chuyển rời bỏ rừng đây.

 

          *  Mặt khác, vị Tỷ Kheo này

       Sống tại làng mạc, sống ngay đô thành

          Tinh Xá nào hay quanh thị trấn

          Trong địa phận một quốc gia nào

              Sống gần vị thiện hữu nào

      (Một vị Sư trưởng hay vào bạn tu)       

      *  Trường hợp một, cho dù chuyên chú

          Các niệm không an trú, vọng tâm

              Tâm không định tĩnh, sóng ngầm

       Các lậu-hoặc không được thầm diệt đi

          Chưa chứng đạt những gì mong mỏi

          Về tứ sự các loại cần dùng :

              Vật thực, y phục, phụ tùng

       Thuốc men, sàng tọa – nói chung thiếu nhiều.

          Vị Tỷ Kheo trọng điều chứng đắc

          Suy tính thật chu đáo ngọn ngành

              Cần phải bỏ chốn này nhanh

       Không cần xin phép vị hành giả kia.

 

      *  Trường hợp hai, cùng chia gian khổ

          Sống cùng chỗ phạm hạnh đồng tu

              Tỷ Kheo dù cố công phu

       Nhưng các niệm vẫn mịt mù không an

          Tâm chưa định,hoàn toàn không định 

          Các lậu-hoặc mắc dính không trừ

              Không chứng đạt để an như

       Dù tứ-vật-dụng thường dư dả nhiều.

          Vị Tỷ Kheo trọng điều chứng đắc

Trung Bộ (Tập 1)  Kinh 17 :  KHU RỪNG          *  MLH  – 254

 

          Suy tính thật chu đáo ngọn ngành

              Cần phải bỏ chốn này nhanh

       Không cần xin phép vị hành giả kia.

 

      *  Trường hợp ba, không lìa phạm hạnh

          Cùng chung sống trong cảnh đạo tràng

              Tỷ Kheo các niệm trú an

       Tâm được định tĩnh hoàn toàn nghiêm trang

          Các lậu-hoặc hoàn toàn diệt được

          Khỏi ác phược chứng đạt chánh chân,

              Tứ-sự thì kiếm khó khăn

       Y phục, thuốc bệnh, thức ăn, sàng tòa.

          Nhưng Tỷ Kheo trải qua suy tính :

 ‘Vì mục đích giải thoát khổ này

              Dù tứ-vật-dụng nơi đây

       Khó kiếm, thiếu thốn hằng ngày cho ta,

          Nhưng phải ở lại mà hành đạo

          Phải theo sát vị giáo-thọ này’.

 

          *  Trường hợp thứ tưởđây

       Vị Tỷ Kheo ấy hằng ngày cùng tu

          Với vị thầy ôn nhu phạm hạnh

          Được thuận lợi trong cảnh đạo tràng

              Các niệm chưa được trú an

       Thì được an trú, tâm càng thảnh thơi

          Tâm chưa định nay thời định tĩnh

          Các lậu-hoặc mắc dính, đoạn trừ

              Khỏi các ác phược, an như

       Chứng đạt vô thượng do từđiều đây.

          Tứ-vật-dụng nơi này đầy đủ

          Do khất thực, thí chủ cúng dường,

              Tỷ Kheo ấy cần am tường

Trung Bộ (Tập 1)  Kinh 17 :  KHU RỪNG          *  MLH  – 255

 

       Những gì mình được, phải thường suy tư :

  ‘Vị giáo-thọ hiền từ bên cạnh

          Đồng phạm hạnh sách tấn cùng nhau

              Kết quả tu tập tiến mau

       Chứng đạt những pháp cao sâu mình cần

          Tứ-vật-dụng các phần đầy đủ

Đây là nơi an trú tốt thay !’,

              Này Tăng Chúng ! Tỷ Kheo này

       Cần phải theo sát vị thầy ởđây

          Suốt trọn đời, không thay đổi ý

          Không lìa bỏ, dù bị đuổi đi ”.       

 

              Nghe Phật thuyết giảng uy nghi

       Chư Tăng tín thọ, hành trì pháp siêu ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*    *

 

(  Chấm dứt  Kinh số 17 :  KHU RỪNG – 

VANAPATTHA Sutta  )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2018(Xem: 2998)
Lá và cành khô đã gẫy đổ, giạt theo mặt hồ từ những ngày tàn xuân. Một số cành khác đã mục rữa từ dưới nước, nhưng vẫn gắng bám rễ nơi sình lầy, đong đưa những chiếc lá khô teo rúm cho đến khi thực sự bật gốc. Rồi một ngày, hai ngày, rồi nhiều ngày qua đi... khi nắng hạ oi ả nóng bức bắt đầu thiêu đốt những lá khô sót lại cuối mùa, những chồi xanh mơn mởn của lá sen vươn lên; từng lá, từng lá, mở ra tròn đầy, mạnh mẽ như thể đang chuẩn bị bảo vệ, chào đón sự xuất hiện phát tiết của những cành hoa. Và khi lá đủ lớn, màu trở nên xanh thẫm hơn, thì những nụ sen cũng vừa trồi khỏi mặt nước, đong đưa theo làn gió nhẹ trưa hè.
10/04/2018(Xem: 3569)
Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn, Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn Chữ bay từng cánh chim ngàn Mỗi câu là mỗi Niết bàn hóa thân. Xin phép được “tựa” vào hai câu thơ của cố Giáo sư Vũ Hoàng Chương, để bước vào thế giới văn chương của Văn Công Tuấn. Vì rằng, có lẽ, anh đã có nhiều duyên lành để dung thông với tư tưởng uyên áo của các bậc Thầy khả kính nơi ngôi trường Vạn Hạnh của ngày xưa Sài Gòn. Cũng như sau nầy có nhiều thuận duyên để tìm hiểu thêm về tư tưởng các danh nhân trên thế giới. Trong đó anh đã dành cảm tình đặc biệt với văn hào Hermann Hesse. Người đã được thừa hưởng “gia tài tâm linh” của một “ông lái đò” qua câu chuyện dòng sông. (“Khi dòng sông phẳng lặng thì bóng dáng chân như sẽ hiển bày”).
01/04/2018(Xem: 15656)
Chánh Pháp, số 77, tháng 4.2018, ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ XUÂN ĐẾN VUI GÌ? (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ KHI GIỮA ĐỜI THƯỜNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 12 ¨ BẢN TÍNH CON NGƯỜI VỐN VỊ KỶ HAY VỊ THA? (Nguyên Hạnh dịch), trang 13 ¨ THƯ CUNG THỈNH CHỨNG MINH/THAM DỰ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2562 (TK. Thích Pháp Tánh), trang 15 ¨ HOÀI NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ (Quách Tấn), trang 16 ¨ CÔ ĐỘC HÀNH, HOÀI HƯƠNG (thơ Phù Du), trang 18 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG, t.t. (Tuệ Uyển dịch), trang 19 ¨ KHÓC TỐ NHƯ (thơ Diệu Viên), trang 22 ¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: NI SƯ THÍCH NỮ NHƯ THỦY VIÊN TỊCH (Tổng vụ Ni Bộ), trang 23 ¨ TƯỞNG NIỆM NI TRƯỞNG THÍCH NỮ NHƯ THỦY (TN Như Đức), trang 24 ¨ NHỮNG BÀI HỌC TỪ CÁCH ỨNG XỬ (TN. Như Bảo), trang 26 ¨ MỘT VẦNG TRĂNG (thơ Vĩnh Hảo), trang 27 ¨ VEN. SANGHARAKSHITA (1925 -)
25/03/2018(Xem: 4179)
Khi dòng sông phút trước không còn là dòng sông phút sau, thì đời người phút trước cũng không giống đời người phút sau. Theo dòng thời gian, mọi thứ trôi qua còn nhanh hơn thế nữa. Nhưng thời gian có không, trong sự dịch chuyển của đơn vị vật chất nhỏ nhất (neutron, proton, quantum, photon...)? Một phần triệu giây, hoặc ngắn hơn! Có đơn vị thời gian nhỏ nhất hay không? Có tên gọi cho một khoảnh thời gian quá nhỏ nhiệm như thế không? Thời gian, đối với lý thuyết vật lý hiện đại, chỉ còn là một khái niệm, dường như có, dường như không, hoặc không hề tồn tại, hoặc tồn tại như một ảo tưởng, ảo giác từ tâm thức, hoặc như là một mộng ảo từ sự sinh diệt của một lượng tử, một hạt ‘ánh sáng’ hay ‘sóng’ mơ hồ tức-hữu tức-vô. Long Thọ (1) từ thế kỷ thứ hai chẳng đã từng nói là không làm gì có thời gian hay sao! (2) Vì thời gian do nơi vật thể mà có; mà vật thể như photon (hạt căn bản—elementary particle) còn không thể nói là có hiện hữu như là một “vật” thì thời gian làm gì hiện hữu? (3)
24/03/2018(Xem: 3913)
Nghe, lắng nghe, và không nghe khác nhau ở điểm nào? Nghe. Dĩ nhiên là bằng đôi tai rồi. Nhĩ căn tiếp nhận, giao lưu với Thanh trần. Nhưng có kiểu nghe mà không nghe. Âm thanh vẫn chảy vào, chui vào, tấn công vào hai bên màng nhĩ, mình cảm nhận được là mình đang có nghe, nhưng mình chỉ biết là có nghe vậy thôi, chứ không rõ là mình đang nghe cái chi chi, cái gì gì. Nhà thiền có một công phu, thôi, gọi là phương pháp cho dễ hiểu, là phương pháp mở rộng hết, mở toang ra cả lục căn (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý) để đón nhận lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) trong cùng một lúc.
16/03/2018(Xem: 15746)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 14728)
Cùng là một tảng đá, một nửa làm thành tượng Phật, một nửa làm thành bậc thang. Bậc thang không phục hỏi tượng Phật rằng: - Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi, nhưng lại sùng bái người?! Tượng Phật trả lời: - Vì người chỉ chịu 4 nhát dao đã có được hình hài đó, còn ta lại trải qua trăm ngàn ngọn dao đục đẽo, đau đớn muôn vàn. Lúc đó bậc thang im lặng... Cuộc đời con người cũng thế: Chịu được hành hạ, Chịu được cô đơn,Gánh được trách nhiệm, Vác được sứ mệnh, Thì cuộc đời mới có giá trị...
12/03/2018(Xem: 6943)
Tắt máy. Xuống xe, Mỉm cười. Bình yên. Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến. Lạy Phật. Lạy Pháp. Lạy Tăng. Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
10/03/2018(Xem: 3938)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - sinh thì là chết?, Các phần trước của loạt bài "Sinh thì là chết?" (11.1, 11.2 và 11.3) đã ghi nhận khả năng liên hệ sinh 生 trong sinh thì với cách đọc Hán Việt thăng[2] 升 và phương ngữ ở phía Nam Trung Quốc (TQ) qua dạng sing/seng (shēng bình thanh, giọng BK bây giờ), hay là một cách dùng nhầm của tiếng Việt[3] (so với nghĩa sinh thì/sinh thời trong tiếng Việt hiện đại). Phần này bàn về khả năng sinh thì là kết quả thể hiện qua ngôn ngữ từ tư duy tổng hợp của người VN: kết hợp lòng tin Công giáo với truyền thống tôn trọng người đã ‘qua đời’ qua uyển ngữ Hán Việt (HV). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn
03/03/2018(Xem: 18631)
Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]