Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kính mừng Sinh Nhật lần thứ 56 Thầy Nguyên Tạng

05/12/202307:59(Xem: 4491)
Kính mừng Sinh Nhật lần thứ 56 Thầy Nguyên Tạng



me tam thai-5me tam thai-2

Kính mừng Sinh Nhật lần thứ 56 Thầy Nguyên Tạng

 

Kính bạch Thầy

 

Hôm qua chủ nhật, 5.12 là sinh nhật Thầy, nhìn hình ảnh mẹ Tâm Thái tiễn Thầy ra phi trường trở về Úc trong không khí thật vui cùng mọi người đưa tiễn.

Mẹ Tâm Thái ngồi bên Thầy với bộ quần áo màu vàng nhạt, bên ly cà phê sữa đá. Rồi cả nhà chụp hình làm kỷ niệm. Thầy khoác đôi bờ vai Mẹ, nắm cánh tay Mẹ như nói rằng: "Mẹ ơi, rồi con sẽ về thăm Mẹ, con luôn bên Mẹ, Mẹ giữ gìn sức khỏe cho chúng con".

Nhìn gương mặt Mẹ Tâm Thái hôm nay hơi tư lự, có lẽ Mẹ nhớ Thầy, bốn tháng trời hoằng pháp, mỗi lần về bên Mẹ, sáng nào trước giờ công phu Thầy vẫn lên phòng để vấn an Mẹ, nghe Mẹ kể lại những câu chuyện thời xưa, thời Mẹ còn con gái, cho đến khi lập gia đình về làng quê của Mẹ. Nghe Mẹ đọc một hơi về câu vè của các cụ trong làng, rồi Mẹ quạt nói: mệt quá! mệt quá! (vì Mẹ đọc một hơi dài không ngừng nghỉ) Thầy cười ngất, cười hạnh phúc và khâm phục vì Mẹ còn quá minh mẫn, thương quá là thương!

Đi tới đâu Thầy cũng nhớ về Mẹ, qua Pháp Thầy mang quà về cho Mẹ một thùng bánh Lu, vì Thầy biết Mẹ thích, những chiếc bánh ấy Mẹ dùng, Mẹ nhấm nháp từng chút một, như nhâm nhi, tận hưởng lòng của người con thảo cho mẹ.

Qua Nhật, Thầy nhớ tới thức ăn Mẹ nấu, một tôn bún chay với đầy chất rau xanh của quê nhà, bên vườn Mẹ trồng, Thầy nhớ đến những bữa ăn bên Mẹ, không ở nơi nào, cơm ngon bằng cơm của Mẹ, bàn tay hiền mẫu luôn săn sóc cho Thầy và các con, các cháu.




me tam thai-15
me tam thai-14me tam thai-12me tam thai-11me tam thai-10me tam thai-9me tam thai-8me tam thai-7me tam thai-6me tam thai-5
me tam thai-22wme tam thai-22-
me tam thai-22mme tam thai-31me tam thai-30me tam thai-22me tam thai-4me tam thai-2me tam thai-3

 Thấy Thầy về lòng Mẹ thật vui, đứa con Út mà từ khi lên mười ba tuổi đã có chí nguyện xuất gia, Mẹ nắm tay Thầy vào chùa, Mẹ vui nhiều khi thấy con Mẹ thiết lập đạo tràng ngay giữa nhân gian, cho những người con xa xứ được nương dựa tâm linh. Nhớ các con, hàng ngày Mẹ vẫn niệm Phật và khuyến người niệm Phật để có được sự bình an.

Bốn tháng trời trôi qua thật nhanh, hôm nay Thầy trở về Úc, mang theo hình ảnh Mẹ, hình ảnh Quê Hương và bao nhiêu Phật duyên tròn đầy.

Con kính mừng Thầy bốn tháng tròn duyên được viên mãn:

Tháng 8 Thầy qua Pháp dự hiệp kỳ về nguồn,

mười năm Hòa Thượng Khánh Anh viên tịch

Hòa hợp Tăng Đoàn,

đem niềm vui đến khắp nơi, Đạo Tràng, Thánh Chúng.

Trở về Đức Thầy ghé thăm đạo hữu Phù Vân đang lâm bệnh.

Rồi lại từ Pháp nghe tin đạo hữu Phù Vân giã biệt cõi tạm thế gian

Thầy vội quay về Đức Quốc

Tiễn đưa anh lần cuối với lời kinh

Hương linh Anh ẩn hiện lung linh

Theo khói hương bay, Phù Vân về cõi Phật.

Tháng chín Thầy qua về thăm Mẹ

Lên Saigon ghé bệnh viện Quốc Tế viếng thăm

Hòa Thượng Tuệ Sỹ ngã bệnh

Đến bên giường thăm hỏi,

Kính tặng Hòa Thượng sách Thầy phiên dịch

Hòa Thượng chấp tay cười quên cả bệnh đau,

Thầy vui mừng, sung sướng biết bao

Khi trở về Thầy kêu gọi, viết kỷ yêu cho Ngài

Sách vừa xong với bao tác giả,

 bên giường bệnh Hòa Thượng đọc, mỉm cười

Rồi 24.11 Hòa Thượng an nhiên thị tịch,

Thiên Lý độc hành, chiếc gậy thiền sư

Theo làn sương khói,

 Hòa Thượng bước đi giũa cõi đời hư mộng

Ảnh Trường Sơn và dòng nhạc  Bethoven

Thầy từ Nhật trở về đúng lúc

29.11.2023 đến Phật Ân, Long Thành

Lễ trà Tỳ tiễn biệt Ân Sư,

Ngài là bậc Thánh Tăng, cho Đạo Pháp và Dân Tộc

Là dòng thơ, bất tuyệt của thời gian…

Bao nhiêu Phật sự Thầy đã được vuông tròn

Báo ân Tam Bảo,

Mỗi địa danh đi qua Thầy đều ghi lại

Tiểu sử ngôi chùa, xuất pháp những dòng tu

Kinh điển Đại Thừa, hoằng pháp không ngơi nghỉ

Thầy vẫn không quên các đệ tử yêu thương,

Hành trang nặng mang quà về cho đệ tử

Ôi, thương quá tình Thầy cao quý!

Nghĩa ân này xin nhớ mãi khắc ghi,

Theo gương Thầy chúng con quyết chí

Phụng sự Tam Bảo, hộ trì chánh pháp

Hoa Bồ Đề tung nở khắp muôn nơi

Nguyện Mười Phương Phật từ gia hộ

 

Hôm qua sinh nhật Thầy, con nhớ ngày Thầy lên đường về Úc, Thầy gửi hình Mẹ Tâm Thái mặc chiếc áo màu cánh sen gọt bưởi cho Thầy, con viết vội vài câu cho Mẹ vui trong ngay sinh nhật Thầy:

"Một đời lột bưởi cho con

Bao nhiêu tép bưởi tình tròn Mẹ cho

Dưỡng nuôi con được ấm no

Tình Mẹ con lớn, Mẹ cho Đạo, Đời

Vỏ xanh, lòng trắng Mẹ ơi!

Ngọt ngào tép bưởi vô lời Mẹ cho"

 

Hôm nay ngày mùng 6. 12, 2023, là ngày của ông già Noel đem quà cho các em nhỏ nơi xứ Đức, từ phương xa, con hướng về tu viện Quảng Đức cùng các bạn đồng tu kính mừng sinh nhật Thầy, Kính chúc Thầy Pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ.

Hôm nay đặc biệt bên này, tuyết rơi thật nhiều, những hoa tuyết từ trên trời rải xuống như trong cảnh thần tiên của câu chuyện cổ tích năm nào thật đẹp, như đón mừng sinh nhật Thầy

Kính

Con, Diệu Danh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2011(Xem: 3876)
Vài năm qua trên báo chí và sách vở xuất hiện một số thảo luận về câu niệm (Nam Mô) A Di Đà Phật hay (Nam Mô) A Mi Đà Phật. Có lẽ khởi đầu từ cuốn "Hương Sen Vạn Đức" của HT Thích Trí Tịnh1(2006), và "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ được ghi nhận trong bài viết trên mạng Thư Viện Hoa Sen (21/6/2011). Phần này chú trọng đến sự khác biệt ngữ âm giữa Di (trong A Di Đà Phật) và Mi (trong A Mi Đà Phật) và không đi vào chi tiết các giáo pháp liên hệ cũng như phạm vi tâm linh tín ngưỡng dân gian. Thanh điệu ghi bằng số ngay sau một âm như số 3 trong min3 hay mǐn (giọng Bắc-Kinh hay BK ghi theo hệ thống pīnyīn thông dụng hiện nay), không nên lầm với số ghi phụ chú (superscript) như min3; dấu hoa thị * (hình sao/asterisk) đặt trước một âm tiết để chỉ dạng cổ phục nguyên (reconstructed sound). Hi vọng bài này cho thấy phần nào khuynh hướng ngạc hóa nói riêng, văn hóa ngôn ngữ Phật giáo nói chung đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại.
19/09/2011(Xem: 9019)
Những ai đã đạt được lòng từ bình đẳng tuyệt đối như vậy thì chẳng những đã đạt được an vui cho chính bản thân mình mà tình thương ấy còn lan toả đến tất cả, kể cả những kẻ khuất mặt đang sống trong tối tăm mà lòng lúc nào cũng sục sôi căm thù nữa.
28/08/2011(Xem: 3223)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
11/08/2011(Xem: 3432)
Em ơi, anh đã từng đọc những vần thơ đầy sự day dứt của nhà thơ Trụ Vũ khi ông mong muốn diễn đạt một tình yêu dành cho mẹ nhưng đành phải bất lực trước sự giới hạn của ngôn từ và hình ảnh:
29/06/2011(Xem: 8779)
Sách do nhà xuất bản Nguồn Sống ấn hành
02/06/2011(Xem: 3968)
Dù biết rằng rồi một ngày Thầy cũng phải ra đi nhưng con vẫn bàng hoàng xúc động khi nhận được hung tin ! Viết về Thầy, không biết con có diễn tả đầy đủ hết mọi ý nghĩ của mình bởi vì con cũng đã có nhiều kỷ niệm dễ thương về Thầy mà mỗi lần nhớ lại, lòng không khỏi dâng lên niềm xót xa !
30/05/2011(Xem: 12273)
Chùa tôi nho nhỏ bên làng Bên dòng sông quyện bên hàng thông xanh Có tre mấy lũy yên lành Có chim ca hót trên cành líu lo
25/05/2011(Xem: 3180)
Một lần nữa phải cám ơn Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác và anh Chủ bút Phù Vân đã cho chúng tôi có được cơ hội gặp nhau - cùng có chung một đứa con tinh thần - từ đó sợi dây thân ái càng ngày càng ràng buộc và lòng thương yêu nhau càng gắn bó nhiều với thời gian ! Chúng tôi - những cây bút nữ - mỗi đứa ở một phương trời đã quy tụ về dưới mái chùa Viên Giác vào một ngày tháng 8 năm trước, để rồi khi chia tay vẫn còn lưu lại trong lòng nhau những luyến lưu bịn rịn.
24/05/2011(Xem: 8488)
Lá Diêu Bông không hiện hữu trên trái đất này thì làm sao ai mà tìm thấy được và như thế thì chẳng khác nào người đẹp gieo cầu trong gió lớn, làm lỡ duyên người con gái thơ ngây! Tôi viết vài dòng về Lá Diêu Bông vì thấy lyric và nhạc của Trần Tiến mang tính mẫn cảm thật đẹp về tình yêu hơn lyrics và nhạc của Phạm Duy về cùng một bài thơ, Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm
23/05/2011(Xem: 3854)
Khi Phạm Thiên Sahampati biết được đức Phật đang phân vân lưỡng lự không muốn thuyết giảng giáo pháp mà Ngài vừa chứng ngộ dưới gốc cây Bồ Đề cho thế gian đau khổ này với lý do: “Con người còn vấn vương trong tham ái và sân hận, không dễ gì lãnh hội được giáo pháp mà Như Lai đã chứng ngộ. Người tham ái chìm đắm trong đêm tối, bị đám mây mù tham ái bao phủ, sẽ không thấy được giáo pháp, bởi giáo pháp đi ngượi lại tham ái, giáo pháp sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và tế nhị”[1].
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]