Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ánh trăng & mùa Xuân trong bài thơ Tanka Nhật Bản

13/01/201201:40(Xem: 17373)
Ánh trăng & mùa Xuân trong bài thơ Tanka Nhật Bản

duc-phat-030

Ánh trăng & mùa Xuân trong bài thơ Tanka Nhật Bản

Yasurani Kawabata - Nguyễn Văn Nho biên dịch



Lời người dịch:

Phần trích dịch dưới đây nằm trongđoạn đầu của bài diễn văn nhận giải Nobel văn chương của Yasunari Kawabata, đọc tại Hàn Lâm viện Thụy Điển vào tháng 12 năm 1968,với nhan đề “Japan, the Beautiful andMyself”.(1)Tanka (đoản ca: 短 歌), là thể loại thơ độc đáo của Nhật Bản, gồm 31 âm tiết. Kawabata muốn giới thiệu những bài thơ này để nêu bật tinh thần Nhật Bản về thơ catrong bài diễn văn của mình. Người dịch những bài thơ này đã mạo muội phóng tácthành những câu thơ mang hơi thở Việt Nam. Rõ ràng đó là việc làm dễ mắcphải sai lầm, một phần, vì qua ngôn ngữ thơ ca, dịch phẩm phải giống như việctái tạo một sản phẩm mà điều may mắn hy vọng đạt được là tinh thần cốt tủy củasản phẩm cũ không sai lệch là bao, phần khác, người dịch đã chuyển từ bản dịchAnh ngữ chứ không phải từ nguyên ngữ Nhật Bản. Đó là lý do người dịch viếtnhững lời này, với niềm mong mỏi bạn đọc bỏ qua cho những sai lầm lệch lạc, vàđón nhận bài viết này nhẹ nhàng như cơn gió nhẹ thoảng qua, không ảnh hưởng gìđến ai cả.

Mỗi lần có ai đó nhờ tôi viết vài câu thư pháp, tôithường viết hai bài thơ sau đây, bài thứ nhất của tu sĩ Dogen (1200-1253), màông ta gọi là Bản lai diện mục (Innate Spirit), và bài thứ hai, của tu sĩ Myoe(1173-1232).
“In the spring, cherry blossoms, in the summer thecuckoo.
In autumn the moon, and in winter the snow, clear, cold”.(2)
Mùa xuân đỏ thắm anh đào
Tiếng cu bàng bạc điệu chào, hạ ơi!
Trăng thu trong sáng gọi mời
Tuyết đông lành lạnh tinh khôi bốn bề.
“The winter moon comes from the clouds to keep mecompany.
The wind is piercing, the snow is cold”(3).
Trăng ngời ngọc sau làn mây hiển hiện
Để cùng tôi qua mộng thực đôi bờ
Ngọn gió buốt như hòa trong thớ thịt
Trắng mênh mang màu tuyết lạnh hoang sơ.

Trước bài thứ hai, Myoe ghi thêm những dòng sau,như một lời giải thích cho ý nghĩa chủ đạo của bài: “Vào đêm 12 tháng 12 năm1224, mặt trăng đang ẩn khuất sau làn mây. Tôi bước vào điện Kakyu để ngồithiền. Lúc nửa đêm, tôi ngừng thiền định, bước ra ngoài sảnh điện để đi xuốngtầng dưới, tôi bắt gặp ánh trăng hiện ra sau màn mây và lan tỏa bàng bạc trêntuyết trắng. Và ánh trăng kia đối với tôi như một bạn đồng hành, đến nỗi, tiếngchó sói tru lên dưới thung lũng cũng chẳng hề làm tôi khiếp sợ. Rồi lúc sau,tôi rời hạ điện bước ra ngoài, ánh trăng lại khuất vào trong mây. Khi tiếngchuông ngân báo hiệu giờ cầu kinh lúc tàn đêm, tôi lại đi lên sảnh điện, ánhtrăng đã dõi theo tôi trên con đường tôi bước. Tôi lại ngồi thiền, mặt trăngnhư đuổi theo mây để sau cùngchìm khuất trong ánh mặt trời đang hồng lên cho ngày mới, mặc dầu vậy, dườngnhư với tôi, ánh trăng kia vẫn còn theo tôi trong tâm tưởng như một bạn đồnghành bí mật”.

Sau bài thơ đã dẫn ở trên, là bài thơ sau, mà cóthể đoạn cuối những lời dẫn của Myoe đã cho thấy rằng ẩn ngữ một vầng trăng đãkhuất dần sau núi kia vẫn còn ngân vang trong lòng tác giả:

“I shall go behind the mountain. Go there too, Omoon.
Night after night we shall keep each othercompany.”(4)
Ta sẽ về bên kia núi, Trăng ơi!
Em cũng về theo, mộng song hành
Đêm lại rồi đêm ta sánh bước,
Em là ta hay ta lại là em?

Một lần khác, có thể là sau những thời khắc thiềnđịnh, hoặc khi bước đi lúc trời rạng sáng trên đường về chánh điện, Myoe đãviết thế này: “Vừa mở đôi mắt ra sau thời gian thiền định, tôi đã bắt gặp vầngtrăng lúc trời tảng sáng, ánh trăng dìu dịu qua cửa sổ. Tôi cảm thấy ánh sángdường như đang ngập tràn đến cả những góc phần tăm tối nhất của tâm hồn mình,và dường như ánh sáng đó đến từ ánh trăngmuôn thuở”. Theo đó, Myoe đã viết bài thơ:

“My heart shines, a pure expanse of light;
And no doubt the moon will think the light itsown.”(5)
Sáng cả lòng ta dòng tinh khiết
Hay chính là trăng nhập cõi hồn?

Myoe thường được mệnh danh là thi sĩ của ánh trăng,bởi những dòng thơ trăng thanh thoát, bởi những dòng thơ như sự thảng thốt diệukì, như tiếng kêu ngây thơ tự nhiên bật ra tâm hồn, như sự hứng khởi tuôn tràokhông mục đích:

“Bright, bright, and bright, bright, bright, andbright, bright.
Bright and bright, bright, and bright, brightmoon.”(6)

Trong ba bài thơ về ánh trăng, từ nửa khuya đến lúctrời rạng sáng, Myoe đã tuân thủ khuynh hướng thi pháp mà Saigyo đã sử dụng.Saigyo cũng là một thiền sư - thi sĩ, người đã tại thế vào khoảng 1118 đến1190, ông đã nói: “Dù tôi có làm thơchăng nữa, tôi vẫn không nghĩ về chúng như là những bài thơ tôi đã soạn”.(7) Trong bamươi mốt âm tiết, ông đã tạo nên một bài thơ, trung thực, trực chỉ vào thực tạisinh động, dường như thể ông với trăng là một, chứ không đơn thuần là “đồnghành với trăng”. Nhìn trăng, ông trở nêntrăng, và trăng cũng chính là ông khi nó là đối tượng được ngắm nhìn. Ông chìmvào thiên nhiên, và ông trở thành một cùng nhiên giới. Ánh sáng từ trái timtrong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gầnrạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng dù ngày lên hửngđỏ một góc trời. Như ta đã thấy tronglời dẫn của Myoe trước bài thơ nói trên, ở đó, ánh trăng mùa đông đã trở thànhbạn đồng hành, nó chính là tâm của vị thiền sư, một ánh trăng đã từ sau làn mâytỏa sáng rồi chìm vào bầu trời tôn giáo và triết học, vĩnh viễn, ánh trăng vàthiền sư đã lan tỏa vào nhau trong một hòa điệu tuyệt vời, mà bài thơ bất quáchỉ như một bật thốt tình cờ để diễn tả nên điều rất khó diễn bày.

Đó cũng là lý do mà tôi nghĩ đến bài này đầu tiênkhi có ai nhờ viết cho một bức thư pháp, với tôi, cảm xúc của bài thơ thật nhẹnhàng phiêu hốt, một niềm đam mê thật bay bổng khinh an. Ánh trăng kia giữa bầutrời đông tuyết, nấp sau mây rồi hé lộ dần, rồi lại núp sau mây và lại hiểnbày, tỏa sáng trên mỗi bước chân ta, khiến ta không còn sợ sói dữ. Phải chăng,hỡi trăng ơi, gió chìm vào trong em, gió lạnh mơn man em và tuyết trắng khônglàm em buốt giá? Tôi chọn bài thơ này, quả thực, tôi đã chọn một bài thơ ấmnồng, sâu lắng, bài thơ của niềm đam mê thanh thoát, trong tĩnh lặng khôn dò,trong thảng thốt suy tư ăm ắp cả một tinh thần Nhật Bản. Tiến sĩ Yashiro Yukio,một nhà nghiên cứu nổi tiếng về nhà danh họa Botticelli(8), một học giả uyên thâm về nghệ thuật từ cổ chí kimvà từ Đông sang Tây, đã đúc kết tinh thần nghệ thuật Nhật Bản đặc trưng qua chỉmột câu thơ: “Ta nghĩ đến bạn bè ta mỗi khi nhìn hoa, ngắm tuyết, ngó trăngthanh”.

Mỗi khi nhìn vẻ đẹp tuyệt vời của tuyết, mỗi lầnthưởng ngoạn ánh trăng tròn vời vợi, hay say đắm trước vẻ xinh tươi của nhữngkhóm anh đào, mỗi khi để lòng chìmtrong các bức họa hay bị đánh thức bởi vẻ mỹ miều của bốn mùa thay sắc, tathường nghĩ đến những người gần ta nhất, những kẻ thương yêu, và trong ta khaokhát niềm ước mong chia sẻ cảm giác hoan lạc này. Chính kích thích của mỹ cảmđã đánh thức các cảm xúc trong ta, đánh thức niềm khát khao đồng hành, khátkhao những mối chân tình huynh đệ, và khi đó, từ “bằng hữu” (comrade) trở thànhđặc trưng đầy ý nghĩa của hai tiếng “con người” (human being). Tuyết, trăng,những khóm hoa, những từ ngữ diễn tả bốn mùa, trong truyền thống Nhật Bản, đólà những từ ngữ hòa quyện vào nhau để nêu bật lên vẻ đẹp muôn thuở của núi,sông, cây cỏ, để diễn đạt thiên nhiên sâu lắng và muôn hồng nghìn tía, cũng nhưdiễn đạt cảm xúc của con người khi chiêm nghiệm.

Cái tinh thần đó, cái tinh thần khát khao tìnhhuynh đệ khi đi trong tuyết, khi đứng dưới trăng, khi ngắm nhìn hoa ngàn cỏnội, cũng chính là tinh thần căn bản trong nghi thức uống trà. Trong cảnh quantươi đẹp thích hợp nào đó, bằng hữu gặp nhau, ngồi bên tách trà, hòa điệu mộtniềm giao cảm trước đất trời vạn đại, và động tháithưởng trà kia được nâng lên thành nghi thức, mà như người ta nói, ấy là Tràđạo. Tiện đây, tôi muốn đề cập đến tiểu thuyết Ngàn Cánh Hạc(ThousandCranes) của mình, một cuốn tiểu thuyết thường được bạn đọc hiểu sai là tôi muốnngợi ca vẻ đẹp hình thức và tinh thần của nghi thức uống trà đó.

Nhưng ngược lại, tôi muốn diễn đạt mối hoài nghicũng như cảnh báo mọi người về tính thông tục hợm người mà các nghi thức uốngtrà hiện nay đang sa ngã.

“In the spring, cherry blossoms, in the summer thecuckoo.
In autumn the full moon, in winter the snow, clear,cold”.
Mùa Xuân đỏ thắm anh đào
Tiếng cu bàng bạc điệu chào, hạ ơi!
Trăng thu trong sáng gọi mời
Tuyết đông lành lạnh tinh khôi bốn bề

Một ai đó sẽ nghĩ rằng trong bài thơ đó của Dogen,đơn giản chỉ là sự miêu tả thiên nhiên một cách thông thường, xoàng xĩnh, mộtsự kể lể tầm thường bốn mùa thay nhau nối tiếp. Ai đó cũng có thể nghĩ rằng thơgì như vậy mà cũng là thơ, chẳng có thơ có mộng gì với những từ bình thườngghép nhau như thế. Tuy nhiên, ta hãy nghe một bài tương tự viết lúc lâm chungcủa Thiền sư Ryokan (1758-1831):

“What shall be my legacy?
The blossoms of spring,
The cuckoo in the hills, the leaves of autumn”.(9)
Em thừa kế giùm tôi ngàn hoa thắm
Tiếng chim kêu đồi mộng thuở ban sơ
Tôi để lại cho trần gian muôn thuở
Lá vàng thu, những khoảnh khắc không ngờ!

Ở bài thơ này, cũng tương tự bài của Dogen, nhữngảnh hình và từ ngữ bình thường nhất đã hòa quyện trong nhau một cách trôi chảy,mà đặc biệt, nó đã truyền cho ta tinh thần cốt tủy của Nhật Bản. Bài thơ vừatrích dẫn trên là bài thơ cuối cùng trong cuộc đời của Thiền sư - Thi sĩ Ryokan.

“A long, misty day in spring:
I saw it to a close, playing ball with thechildren.
The breeze is fresh, the moon is clear.
Together let us dance the night away, in what isleft of old age.
It is not that I wish to have none of the world,
It is that I am better at the pleasure enjoyedalone”.(10)
Tôi đang đùa với trẻ con
Trời sương trùm phủ lối mòn cỏ xuân
Trăng thanh, gió nhẹ thật gần
Một trời thân thiết, vang ngân giọng đàn
Nhảy đi em, điệu muôn vàn
Tiếng lòng kim cổ, nhạc vàng xưa sau
Rồi nghe đất chuyển muôn màu
Này hương vũ trụ bên cầu cô đơn
Vòng tay ôm trọn xuyên sơn
Một mình chiêm bái nguồn cơn vĩnh hằng!

(1)Literature 1968-1980, Editor-in-Charge ToreFrängsmyr, Editor Sture Allén, World Scientific Publishing Co., Singapore,1993.

(2) Vào mùa xuân, những khóm anh đào, tiếng cu gù mùa hạ. Mùathu, ánh trăng trong, và mùa đông, tuyết lạnh.

(3)“Trăng mùa đông đến từ sau những đám mây để đồng hành cùngtôi/ Gió thổi buốt, và tuyết lạnh”.

(4)“Tôi sẽ về sau núi, em cũng thế trăng ơi./ Rồi từng đêm,ta sẽ giữ bước song hành”.

(5)“Tâm hồn tôi tỏa sáng, thứ ánh sáng lan rộng thuần khiết;Và không còn hồ nghi gì nữa, trăng cũng nghĩ rằng đó chính là ánh sáng củachính mình”.

(6)“Sáng, sáng, ôi sáng, sáng, sáng, và sáng, sáng/Sáng, cứ sáng hoài, sáng, sáng và sáng mãi, ánh trăng!”.

(7)“Though I compose poetry, I do not think of it as composedpoetry”.

(8)Botticelli (1445 - 1507), họa sĩ nổi tiếng người Ý.

(9)“Di sản của tôi ư? Những khóm hoa mùa Xuân/Chim gùtrên đồi vắng, những chiếc lá thu bay”.

(10)“Một ngày dài mùa xuân đầy sương:

Tôi thấy bầu trời thật gần gũi khi đang chơi cầu cùng con trẻ.

Cơn gió nhẹ trong lành, ánh trăng sáng tỏ.

Ta hãy cùng nhau khiêu vũ suốt đêm thâu, trong điệu múa lời ca từ xa xưađọng lại.

Chẳng phải tôi ao ước cô độc giữa thế giới này, mà chính bởi khi chỉ cònlại một mình, tôi vui thú biết bao trong niềm cô đơn bất tuyệt”.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2021(Xem: 18908)
Tiếng chuông chùa vang lên để xoa dịu, vỗ về những tâm hồn lạc lõng, bơ vơ. Hồi chuông Thiên Mụ, mái chùa Vĩnh Nghiêm một thời chứa chan kỷ niệm. Đó là lời mở đầu trong băng nhạc Tiếng Chuông Chùa do Ca sĩ Thanh Thúy trình bày và ấn hành tại hải ngoại vào đầu thập niên 80. Thanh Thúy là ca sĩ hát nhạc vàng, đứng hàng đầu tại VN trước năm 1975. Cô là đệ tử của HT Nguyên Trí ở chùa Bát Nhã, California. Khi Thầy còn ở VN cuối thập niên 80 có đệ tử ở bên Mỹ đã gởi tặng Thầy băng nhạc Tiếng Chuông Chùa này. Hôm nay Thầy nói về chủ đề Tiếng Chuông Chùa, hay tiếng Chuông Đại Hồng Chung. Đại Hồng Chung là một cái chuông lớn được treo lên một cái giá gỗ đặt trong khuôn viên chùa hay trong Chánh điện. Hồng Chung là một pháp khí linh thiêng, là một biểu tượng đầy ý nghĩa của Phật giáo, nên chùa nào cũng phải có, lớn hay nhỏ tùy theo tầm cỡ của mỗi chùa. Hàng ngày Đại Hồng Chung được thỉnh lên vào buổi chiều tối, báo hiệu ngày
27/07/2021(Xem: 11241)
Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng những người con đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu 2021 đã thành lập được hai trang Website Phật học tại hải ngoại : Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt bỏ rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo đà tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm đọc lại những tác phẩm , biên soạn, dịch thuật của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học giả nghiên cứu khắp nơi .
26/07/2021(Xem: 8183)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
25/07/2021(Xem: 5142)
Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội. Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu: một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí. Khi thấy lùm xùm, do nhân viên nhà sách định làm dữ với cậu bé, một vị khách ôn tồn hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, tỏ vẻ khâm phục cậu bé vì học giỏi mà không tiền mua sách nên phải ăn cắp, ông đã ngỏ lời xin tha và trả tiền sách cho cậu.
23/07/2021(Xem: 16889)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 3491)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ: Tạp chí Nghiên cứu Phật học in: ISSN 2692-7357 Tạp chí Nghiên cứu Phật học Online: eISSN 2692-739X Ngôn ngữ: Tiếng Anh.
11/07/2021(Xem: 6642)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
16/06/2021(Xem: 18294)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
10/06/2021(Xem: 13068)
Biên cương thế giới ngày nay bị thu hẹp với nền viễn thông liên mạng tân tiến, trong khi nhận thức của các thế hệ trẻ lại được mở rộng và sớm sủa hơn, khiến niềm tin và lẽ sống chân thiện dễ bị lung lay, lạc hướng. Thông tin đa chiều với sự cố ý lạc dẫn từ những thế lực hoặc cá nhân vị kỷ, hám lợi, thúc đẩy giới trẻ vào lối sống hời hợt, hiểu nhanh sống vội, ham vui nhất thời, tạo nên hỗn loạn, bất an trên toàn cầu. Trước viễn ảnh đen tối như thế, con đường hoằng pháp của đạo Phật rất cần phải bắt nhịp với đà tiến của nền văn minh hiện đại, nhằm tiếp cận với từng cá nhân, quân bình đời sống xã hội, giới thiệu và hướng dẫn con đường mang lại an vui hạnh phúc cho mình, cho người. Đó là lý do dẫn đến cuộc họp mở rộng giữa chư tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ và Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử VN tại hải ngoại và Việt Nam, được tổ chức vào lúc 08:50 PM ngày 08/5/2021 qua chương trình Zoom Online, để rồi đồng thuận tiến đến việc thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp. Hội Đồng Hoằng Pháp bao gồm nhiều
10/06/2021(Xem: 4424)
Mỗi lần đến chùa Vạn Phước, dù không chú ý, Phật tử ai ai cũng thấy Thầy Từ An, phó Trụ Trì chùa, mỗi ngày, ngoài những thời kinh, khóa tu, rảnh rỗi Thầy ra sân chùa cặm cụi nhổ cỏ gấu hết cây này đến cây kia, hết chỗ này đến chỗ nọ. Cứ xoay vần như thế ngày này qua tháng khác, năm này sang năm kia rồi khi cỏ gấu mọc lại, Thầy lại tiếp tục nhổ như một hạnh nguyện. Đặc biệt nữa, cứ mỗi lần nhổ xong một cây cỏ gấu, Thầy thường lẩm nhẩm: “Nhổ này một cây phiền não..., nhổ này một cây phiền não...“. Nhưng Thầy nhổ không bao giờ hết, vì cỏ gấu vốn là một loại cỏ dại, đã là cỏ thì rất khó tiêu diệt. Nếu xịt thuốc chỉ cháy lá hoa ở phần trên, rễ vẫn còn ở phần dưới, thậm chí có nhổ tận gốc nhưng chỉ cần sót lại một chút thân, rễ, một thời gian sau cỏ vẫn mọc lại như thường; chỉ trừ duy nhất tráng xi măng lót gạch, cỏ không còn đất sống may ra mới dứt sạch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]