Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bồ Tát Hạnh | SC Thích Nữ Nguyên Khai

17/11/202207:52(Xem: 7034)
Bồ Tát Hạnh | SC Thích Nữ Nguyên Khai

Cảm nghĩ khi nghe Pháp Thoại BỒ TÁT HẠNH do Sư Cô Thích Nữ Nguyên Khai giảng tối 16/11/2022 trong chương trình của Tổng Vụ Hoằng Pháp & Giáo Dục của GHPGVNTN Hải ngoại tại Úc Châu và Tân Tây Lan.

 

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni

 

Kính bạch TT.Tổng Thư Ký Hội đồng Điều Hành GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan kiêm Trụ trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng.

 

Kính bạch TT. Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp Thích Đạo Nguyên,

 

Kính bach Ni Sư Thích Nữ Thảo Liên, (Tịnh Xá Thanh Lương – NSW) Ủy viên Tổng vụ Hoằng Pháp, điều hợp viên chương trình.

 

Kính bạch  Sư Cô Giảng Sư Thích Nữ Nguyên Khai,  Tịnh Thất An Lạc Hạnh (VIC)Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hoằng Pháp kiêm Thủ Quỹ.

 

Kính thưa quý đạo hữu đã và không tham dự buổi pháp thoại.

 

Đúng như lời giới thiệu của Ni Sư Thảo Liên bài pháp thoại này đã và sẽ chứng minh được Sư Cô Thích Nữ Nguyên Khai hoàn toàn thật sự hội nhập phương cách hành trì Bồ Tát Hạnh thật đời thường tại Úc và VN.

 

Quả đúng như 2 câu thơ mà Ni Sư Thảo Liên đã dẫn dắt hội chúng trong lời mở đầu:

Gặp nhau đâu phải tình cờ

Mà vô lượng kiếp đã chờ từ lâu”

 

Con đã gặp Sư Cô Nguyên Khai tại Tu Viện Quảng Đức trong ngày bế mạc Lễ Hiệp kỵ Lịch Đại Tổ Sư chỉ thoáng qua trong vài phút chào hỏi mà đã lưu lại trong con một hình ảnh thật thân thương với giọng nói truyền cảm, ánh mắt nụ cười luôn nở trên môi, tự bao giờ ….

 

Và từ khi được biết Ni Sư sẽ thuyết trình đề tài Bồ Tát Hạnh con đã chuẩn bị lắng nghe dù rằng phải nghỉ ngơi sớm khi vừa trở lại Sydney sáng nay và cũng như khi nhận thông báo về tang lễ nhập liệm được TT Tổng Thư ký kiêm Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng phải chủ trì tại một địa điểm khác không phải tại vãng sanh đường của Chùa nhà, mà lại bắt đầu vào 18:00 pm cùng ngày có thể sẽ rất vắng …nên con đã tự hứa sẽ tham dự và viết bài tường thuật hôm nay.

Thật vậy sự vắng mặt của TT. Tổng Thư Ký, lẽ dĩ nhiên kéo theo một số Phật tử đi hộ niệm nên tiếc thay số người tham dự trên Zoom hôm nay không được nhiều như mọi lần trước (vào lúc bắt đầu mà chỉ có khoảng 14 người thôi và có lẽ đông nhất là 27 người vào cuối giờ).

 

Và riêng con, suýt một tí nữa nếu không thể dự buổi pháp thoại này thì cũng sẽ không thể nào có cơ hội được nghe một bài pháp thoại sống (rất thực tế với những mẫu chuyện về Bồ tát đời thường) và thật hấp dẫn, súc tích dù chỉ vỏn vẹn ngắn gọn trong 55 phút.

 

Và bây giờ con kính xin ghi lại đôi nét về hành trạng của Giảng Sư Thích Nữ Nguyên Khai sau 25 năm hành đạo tại Úc Châu qua lời giới thiệu của điều hợp viên Ni Sư Thích Nữ Thảo Liên (đã có dịp tiếp xúc và gần gũi nhiều năm, đặc biệt hiện nay đang làm việc chung với Giảng Sư Nguyên Khai trong Tổng Vụ Hoằng Pháp).

 

Giảng Sư Nguyên Khai đến Úc vào năm 1997 theo diện làm việc tôn giáo, sau 8 năm ròng rã vừa làm việc vừa đi học thêm sinh ngữ với phương tiện vừa đủ,  tuy nhiên với kiến thức phong phú Ni Sư đã có trong tay mảnh bằng Chaplain Community đủ tư cách pháp nhân và pháp lý để gia nhập vào một xã hội đa văn hoá và rất tình người như nước Úc mà chúng ta đang sống  hầu có thể hành trì một Bồ Tát Hạnh rất đời thường theo gia phong cốt cách từ Ông Nội, Bác, và Cha đã đi trước để lại, Ni Sư đã một mình tạo dựng được Tịnh Thất An Lạc Hạnh tại Melbourne và thường xuyên về Việt Nam để hướng dẫn Phật Pháp và giúp đỡ những thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn…

 

Hiện Sư Cô Thích Nữ Nguyên Khai đảm nhiệm Chức vụ Tổng Vụ Phó kiêm Thủ Quỹ của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục trong Hội Đồng Điều Hành nhiệm kỳ 2022-2026  GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc Châu và Tân Tây Lan.

 

Chỉ chừng bao nhiêu đó thôi, với lời giới thiệu thật nồng nàn ấm đượm lòng từ ái ….hẳn hội chúng đã háo hức mong chờ lời thuyết giảng rồi. Và kính mời cùng nghe ….

 

Bồ tát viết tắt của Bồ-đề-tát-đỏa tiếng Phạn (bodhisattva), cách phiên âm tiếng Phạn bodhisattva sang Hán-Việt, dịch ý là Giác hữu tình.

Bồ-tát là những chúng sinh đang tu tập trên con đường trở thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác và  tuy chưa đắc quả Chánh Đẳng Chánh Giác, nhưng đã thông cảm với những nỗi khổ niềm đau của chúng sinh.

 

 Bồ-tát theo Đại thừa, là những vị mang hạnh nguyện cao cả, tình nguyện dấn thân vào hồng trần để cứu độ chúng sanh, để bổ túc cho pháp tu và công hạnh của mình. Lấy chúng sanh hữu tình làm bạn lữ, trợ duyên cho Bồ-tát hoàn thành Phật quả.

 

Hạnh là những hạnh nguyện lời nói hành động để cứu giúp mọi người.

 

Theo Nam Tông danh từ Bồ-tát (pa. Bodhisatta) là thuật ngữ dùng để nhắc đến Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni (hay Phật Gotama) trước khi giác ngộ trong vô lượng kiếp Ngài đã trải qua bao nhiêu kiếp làm voi, ngựa, nai với đại hạnh nhẫn nhục, tinh tấn, và có trí tuệ.

Với lòng từ rộng lớn, không nỡ để chúng sanh chìm đắm trong biển sanh tử, nên Bồ-tát đi vào cuộc đời để hóa độ và tu hành.

 

Riêng Bắc Tông danh từ Bồ-đề Tát-đỏa, nghĩa là “hữu tình giác”, “giác hữu tình”. Nghĩa là một chúng sanh hữu tình trong quá trình tu tập đã đạt được sự giác ngộ, sau đó đem những điều giác ngộ ấy để giáo hóa, chỉ dạy cho những chúng sanh khác để họ cũng được giác ngộ như mình. Ở đây, dựa vào tinh thần nhập thế để tự giác, giác tha, tự độ, độ tha. mà quá trình tu đạo và tinh thần nhập thế không dành cho riêng ai .

 

Tại Việt Nam gần 60 năm qua hẳn ai cũng  biết Bồ tát Quảng Đức với trái tim bất diệt đã ghi vào lịch sử khi  vào thời ấy tình trạng Tăng Ni bị tù đầy rất thống khổ. Sự hy sinh của Bồ tát Quảng Đức đã làm thức tỉnh nhân loại và xoay vào góc tối tâm linh hậu thế.

 

Phải công nhận rằng bài pháp thoại này rất khác với những bài giảng của những Giảng Sư khác vì chỉ đưa ra những thí dụ của những Bồ Tát đời thường mà thôi.

Theo Giảng Sư, trước hết Bồ-tát phải có đại nguyện và đại hạnh....Chúng sanh thì vô lượng vô biên không thể kể xiết, Bồ-tát thệ nguyện độ hết không bỏ sót một ai.

 

Nói về đại hạnh thì Bồ tát có thể làm những thiện hạnh và nghịch hạnh.

 Thiện hạnh thì dễ thấy những nghịch hạnh rất khó làm.

 

Về nghịch hạnh Giảng Sư đã  giới thiệu những mẫu chuyện đáng để chúng ta lưu tâm đó là những nhà sư Tây Tạng vì muốn độ cho giới hippie này đã phải đồng sự  với họ  và rốt cuộc cũng chết dần với các bịnh tật nghiện.

 

Ni Sư đã dẫn chứng vào thập niên 60-70 phong trào Hippie (Hippy hay Hippie là một thuật ngữ dùng để chỉ một văn hóa lối sống của thanh niên, phát sinh từ một phong trào tại Hoa Kỳ trong giữa những năm 1960 và sau đó lan rộng sang các nước khác trên thế giới).

 

Một bộ phận giới trẻ lúc đó trở nên bất mãn với những định ước xã hội đương thời, với tầng lớp trung lưu đang bị chi phối bởi chủ nghĩa tiêu dùng và tư tưởng đàn áp. Họ phản đối chiến tranh, đề cao tự do, tình yêu, hòa bình, sự khoan dung và bác ái. Họ chủ trương từ bỏ xã hội công nghiệp quay về với thiên nhiên (yêu tự do và sống phóng túng).

 

Một hippie đích thực không phân loại bản thân theo phong cách ăn mặc, nhưng theo những gì họ làm. Có thể  tin vào những giá trị như hòa bình, tình yêu và hạnh phúc mà hành động.

 

Tiếp theo Giảng Sư đã nói đến hạnh nguyện của một vị Bồ Tát theo lẽ thường các vị ấy phải luôn  phát Tứ hoằng thệ nguyện, trộm nghĩ đó phải chăng cũng là lời hồi hướng của Giảng Sư khi kết thúc buổi pháp thoại hôm nay ?

 

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”.

 

Theo giáo lý con đã học Bồ tát trước tiên cần thực thi Lục độ: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Tất cả những thứ ấy nhằm bổ túc Ba-la-mật cho mình, vừa để độ sanh; vừa hoàn thiện sự tu tập và vừa giúp chúng sanh ra ngoài vòng đau khổ, lên bỉ ngạn an vui.

Với lòng từ rộng lớn, không nỡ để chúng sanh chìm đắm trong biển sanh tử, nên Bồ-tát đi vào cuộc đời để hóa độ và tu hành. Ngoài ra, Bồ-tát cần có Tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự), làm lợi ích cho chúng sanh và giáo hóa họ. Nhưng Giảng Sư không nhắc đến mà chỉ đưa ra những thí dụ để ngầm chỉ mà thôi....như  Câu chuyện của Thiền sư Tosui

 

 Ngôi thiền viện sau cùng Ông ghé thăm tụ họp quá nhiều môn sinh cho nên Ông nói với họ rằng Ông sẽ hoàn toàn từ bỏ hẳn công tác giảng thuyết . Ông khuyên họ nên phân tán ra và đi tới bất cứ nơi nào mà họ mong muốn. Sau đó không một ai còn thấy được chút dấu tích nào của ông nữa.

Ba năm sau một trong số những môn sinh của Ông khám phá thấy Ông đang sống với một vài người hành khất dưới một cây cầu ở Kyoto. Anh ta lập tức năn nỉ Tosui dạy anh.

"Nếu anh có thể làm được như ta làm dù chỉ trong vài ngày thôi, ta có thể dạy," Tosui trả lời.

Vì thế anh môn sinh cũ ăn mặc như một người hành khất và sống qua một ngày với Tosui. Ngày hôm sau một trong số những người hành khất qua đời. Tosui và môn sinh của Ông khiêng cái xác đi vào lúc nửa đêm và chôn xác đó trên một sườn núi. Sau đó họ trở về nơi trú ẩn của họ dưới cây cầu.

Tosui ngủ yên suốt đêm còn lại, nhưng anh môn sinh không thể ngủ được. Khi trời sáng Tosui nói: "Chúng ta không phải xin ăn hôm nay. Ông bạn quá cố của chúng ta đã để lại một ít ở đằng kia" Nhưng anh môn sinh không ăn nổi một miếng nào cả.

"Ta đã bảo là anh không thể làm được như ta mà," Tosui kết luận. "Hãy đi ra khỏi đây và đừng quấy nhiễu ta nữa."

 

Con thật tâm đắc khi Giảng Sư đã cho rằng những người Cảnh Sát chìm, những nhân viên giúp việc cho Bộ Giao Thông đã âm thầm lặng lẽ xuất hiện với những bảng trên tay “STOP” “SLOW” để giúp cho mọi người cảm thấy an toàn vì được bảo vệ những lúc rất cần thiết dù thời tiết  đang mưa hay nắng gắt, theo Giảng Sư họ  cũng là những vị Bồ tát đời thường.

 

Giảng Sư cũng cho rằng thật may mắn cho những ai đang sống trong nước Úc, mà chính quyền đã thể hiện một chính sách ĐẠI BỒ TÁT,  mấy chục triệu dân luôn có cơ hội đi học và đi làm, bịnh viện khắp nơi và đâu đâu cũng những nhà chăm sóc người già .

 

Bồ-tát với Tứ Vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả), phát nguyện đi vào cuộc đời để độ chúng sanh, dù gian lao khổ nhọc chẳng quản, miễn sao độ được người và Giảng Sư đã khẳng định: “Điều này, mỗi hành giả tu Phật đều làm được”. Tất cả chúng ta đều có thể trở thành Bồ-tát vào đời độ sanh. Theo đó, ta có thể dùng nhiều phương tiện đi vào cuộc sống, vừa tu tập và giúp bao chúng hữu tình quay về bờ giác. Vì chúng sanh khổ nên Bồ-tát tình nguyện dấn thân hóa độ, tận tụy, hy sinh lợi ích cá nhân để đem lại lợi ích tha nhân.  

 

Con chợt nhớ đến 4 câu thơ mà Cố H T Thích Tâm Thanh thường ngâm đọc khi giảng kinh Pháp Hoa ngày nào ....

Là Phật tử quyết đi bỉ ngạn

Vai ném xong gánh nặng hồng trần

Dù cho vạn khổ thiên tân

Bước chân hành giả không ngừng lại đâu”

.

Thật cảm động khi Giảng Sư đã kể toàn những gương Bồ tát đời thường,  từ một vị Tổng Thống Abraham Lincohn với bức thư gửi cho Thày giáo dạy con trai Ngài, con kính xin trích đoạn để bổ sung thêm điều Giảng Sư đã nêu:

 “ Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đô la nhặt được trên hè phố...

Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.

Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.

Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.

Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

on tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đô la nhặt được trên hè phố...”

 

Đặc biệt Giảng Sư cũng dẫn chứng danh ngôn của nhà văn hào Victor Hugo “Trên thế giới rộng lớn bao la là đại dương, rộng hơn thế nữa là bầu trời nhưng rộng lớn nhất là trái tim người mẹ “ và chỉ số hạnh phúc của Vương quốc Bhutan cao nhất thế giới, hoặc những câu ca dao về công ơn cha mẹ mà đấng sinh thành của chúng ta là Phật, là Bồ Tát giữa đời thường.

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ hơn cha

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe con

 

Hoặc đâu đó của nhạc sĩ Võ Tá Hân “ Cha Mẹ là mãi mãi cho đi , không lấy lại bao giờ”.

 

Hơn thế nữa bài giảng đã nhắc đến một vị Bồ tát nơi Tu Viện Quảng Đức, Cô Nguyên Như tuổi đời nay đã gần 80 thế mà hằng ngày vẫn công quả với nụ cười trên môi, trước hàng đống chén bát song chảo

 

Giảng Sư cũng kể đến những câu chuyện thương tâm mà Bồ tát thường phải hy sinh tính mạng như chuyện ba cô gái đi tắm biển và một thanh niên thiệt mạng khi cứu một phụ nữ bồng trên tay đứa con trong câu chuyện chìm tàu năm xưa tại Bắc Cần Giờ / VN .

 

Như vậy Bồ-tát sống với thế gian mà không bị nhiễm ô bởi thế gian, như hoa sen sống trong bùn. Bồ-tát tự độ, độ tha, đi vào cuộc sống nhưng không bị đắm nhiễm bởi ngũ dục lục trần. Hòa mà không tan, tùy duyên mà bất biến, bất biến nhưng tùy duyên.

 

Có thể nói Giảng Sư đã un đúc hạnh nguyện Bồ tát từ thuở nhỏ với truyền thống gia đình, nhờ theo gương Ông Nội với bác Nguyễn Công Điều và Cha Nguyễn Công Đình lại thêm nhờ tu tập lời dạy của Đức Phật (rất nhiều trong các kinh Nikya) hoặc nương theo lộ trình giải thoát của những bậc hiền trí như HT. Thích Nhất Hạnh qua những lời giáo huấn tuyệt vời ...khi quán niệm  về hạnh nguyện của Bồ Tát:

Con nguyện tập nhìn với tất cả sự chú tâm và thành khẩn của chúng con.

Con nguyện tập nhìn với con mắt không thành kiến.

Con nguyện biết đem con mắt và trái tim đi vào cuộc sống.

Con nguyện tập ngồi nghe mà không phán xét, không phản ứng.

Con nguyện tập ngồi nghe để hiểu.

 

Để kết thúc Giảng Sư đã cảm ơn TT Tổng Vụ Trưởng đã giúp đỡ cho Ni Sư được cơ hội trình bày cùng đại chúng và Ni Sư điều hợp viên Thảo Liên đã nồng ấm gieo duyên và kết duyên nhau trong nhiều năm qua và xin mọi người có câu hỏi xin được nêu lên để cùng nhau  giải đáp và sau cùng Giảng Sư cũng  xin TT Tổng Vụ Trưởng có đôi lời chia sẻ,

 

Trong khi chờ đợi các câu hỏi, TT. Tổng vụ Trưởng đã góp ý thêm về hạnh lắng nghe với những trải nghiệm của mình mỗi khi tư vấn cho bịnh nhân tâm lý khi áp dụng hai câu sau đây : “Con xin nguyện ngồi nghe chăm chú để có thể hiểu được những điều đang nghe và cả những điều không nói.” Vì con biết chỉ cần lắng nghe thôi, chúng con cũng đã làm vơi bớt rất nhiều khổ đau của kẻ khác rồi” và TT đã bổ túc thêm rằng khi mình lắng nghe một cách chăm chú như vậy theo phương cách của Bồ Tát Quán thế Âm thì trong lòng người tư vấn và kẻ được tư vấn đều thấy bình an nhẹ nhõm.

 

TT. Tổng Vụ Trưởng cũng khuyến khích những ai muốn học hạnh Bồ Tát hãy nên nghiên cứu và tự lắng nghe chính mình vì một khi mình đã làm quen và thân thiện với những niềm đau thì khi tiếp xúc với tha nhân ta sẽ dễ dàng tha thứ và bao dung cho họ.

 

Đạo hữu Giác Liên Thanh (Loan Bùi) hẵn có học nhiều hoặc đã nghe qua về Bồ Tát Hạnh  nên có nêu câu hỏi sau : Giữa hạnh Bồ Tát và hạnh Ba La Mật có khác nhau không ?

 

Thật ý nhị khi được nghe Giảng Sư cho rằng …trong cuộc sống đời thường, chúng ta đang cố gắng tu dưỡng tâm tánh và bước dần với hạnh nguyện Bồ Tát.  Con đường này chỉ là một phần rất nhỏ chút chút xíu thôi so với Hạnh Ba La Mật rất vi tế và thâm sâu, chỉ khi đạt đến hạnh Ba La Mật ta sẽ không còn thấy mình thấy người tất cả đều Vô Ngã, Vị Tha …

 

Và câu hỏi của Đạo hữu Tịnh Bảo 2 trẻ hơn Đạo hữu Tịnh Bảo 1 rằng : Dựa vào câu hỏi của chị Giác Liên Thanh thì có phải khi đắc A La Hán rồi mới tu thêm Hạnh Ba La Mật chăng?

Và câu hỏi không được trả lời vì không ai hiểu ý để giải đáp ……Im lặng vài phút....

 

Sau cùng để kết thúc buổi pháp thoại Ni Sư điều hợp viên Thảo Liên đã chia sẻ và bổ túc với 7 thứ cần cho đi của cuộc đời:

1-Nụ cười ( trên gương mặt, hãy dùng nụ cười để giải quyết mọi việc.)

2 Ngôn ngữ (hãy nói những lời tán dương, an ủi, dễ đi vào lòng người.)

3- Tâm rộng lượng (hãy mở rộng lòng, đối xử tử tế hài hòa với những người xung quanh)

4- Ánh mắt (dùng ánh mắt đầy thiện ý để nhìn mọi người) Body . Language

5- Hạnh giúp đỡ mọi người nếu có thể dù là một việc rất nhỏ với đôi tay và những phương tiện mình có.

6 - Nhường chỗ ngồi cho người khác nếu có thể

7-Bao dung, hãy có một trái tim yêu thương, bao dung với người xung quanh.

 

Và buổi pháp thoại đã kết thúc với lời hồi hướng theo Tứ Hoằng Thệ Nguyện từ Sư Cô Thích Nữ Nguyên Khai, đồng hồ chỉ đúng 20:12:32pm cùng ngày

 

Lời kết:

 

Bài pháp thoại với những chia sẻ những kinh nghiệm khi thực hiện Bồ Tát Hạnh, thật mới lạ và rất khác với nhiều Giảng Sư khác mà con đã được học qua như  TT Thích Trí Siêu (ở Pháp) và Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải đã dịch từ Bồ Tát Hạnh của Ngài Tịch Thiên hay 37 Pháp Hành Bồ Tát của Lạt Ma Zangpo hoặc của những Chư Tôn Đức đi trước như HT Thích Trí Quảng ....

 

Trộm nghĩ : Con đường Bồ tát chính là nương theo bước chân của các vị Bồ tát, là sự thực hành cơ bản để đạt được Giác ngộ.

 

Con đường Bồ tát là con đường Từ Bi. Cho dù chúng ta có làm gì, có nói gì cũng đều phải xuất phát từ tình yêu thương và lòng bi mẫn. Điều này có nghĩa là chúng ta không được để lòng ích kỷ xen vào, nhất là chúng ta cần phải tránh xa sự chấp ngã, ích kỷ.

 

Trong giáo lý con thường nghe rằng: Chư Phật có vô số phẩm hạnh trong đó có hai phẩm hạnh quan trọng là Tự giác và Giác tha.

 

Thứ nhất, các Ngài đã trưởng dưỡng trọn vẹn tình yêu thương, tâm từ bi, sự hiểu biết và trí tuệ.

 

Thứ hai, năng lực của các Ngài có thể giúp đỡ mọi chúng sinh nhờ vào tâm từ bi, thông qua giáo pháp và những phương tiện thiện xảo khác.

 

 Nếu không có sự thực chứng bản thân thì các Ngài sẽ không thể thực sự cứu độ chúng sinh.

Do đó muốn đạt được giác ngộ, chúng ta thực sự không nên bỏ phí một khoảnh khắc nào,  bởi mỗi giây phút trong cuộc đời đều vô cùng giá trị.

 

Kính tán thán Sư CôThích Nữ Nguyên Khai với hạnh nguyện Bồ Tát trong nhiều năm đã thực thi từng bước và chia sẻ cho hội chúng qua bài pháp thoại này cùng những lời bổ túc chia sẻ của TT Tổng Vụ Trưởng và của Ni Sư Điều hợp viên Thích Nữ Thảo Liên .

 

Kính chúc quý Ngài luôn đầy sức khỏe để phục vụ hoàn hảo và hoàn hảo để phục vụ và kính chúc toàn thể thành viên trong Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục càng ngày giới đức càng tiến tu, phước trí mãi trang nghiêm, và chóng viên thành đạo quả .

 

Kính chúc toàn thể đạo hữu hàng tuần tham dự pháp thoại được Tâm Bồ đề kiên cố, hàng ngày an lạc với Chánh tín và Chánh trí, sẽ bước từng bước trên con đường Bồ Tát Đạo thể hiện giáo lý nhiệm mầu của Phật ngay giữa dòng đời ô trược, của thời đại công nghệ số và thế giới ảo.

 

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát .

Kính trân trọng,

 

Người hỡi người muốn mau ra thoát khỏi

Biển lớn luân hồi muôn cảnh khổ đau

Phước duyên được nghe Phật Pháp truyền trao

Hãy tự tịnh hoá mình, siêng năng không mệt mỏi !

 

Văn, Tư, Tu nên hành với trí tuệ soi rọi

Được thân người lại có đủ khả năng

Quyết vượt qua thách thức, bế tắc khó khăn

Với chí nguyện, phương tiện sẽ làm lợi ích !

 

Làm sao bao dung tha thứ mọi thù nghịch

Khéo bố thí và giữ vững tâm Bồ đề

Có 7 cách cho đi thật toàn vẹn mọi bề

Kính tán dương Giảng Sư với bước đi thông thạo

Chìa khoá trong tay dẫn vào Bồ Tát Đạo !

 

Sydney 17/11/ 2022

Phật tử Huệ Hương kính trình pháp

 

 

 




SC Nguyen Khai-1


SC Nguyen Khai-2 (1)


SC Nguyen Khai-2 (2)

SC Nguyen Khai-2 (7)


Những bài liên quan:

* Tường thuật nhanh về Lễ Ra Mắt Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục 

1/ Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ (Bài giảng của TT Tâm Minh

2/ Gương Hiếu của Tôn giả Xá Lợi Phật (TT Thích Nguyên Tạng)

3/ “Chữ Hiếu Trong Đạo Phật” (NS Thích Nữ Thảo Liên)

4/ “Hiếu Đạo” (TT Thích Viên Trí)

5/ “Thiền Chánh Niệm” (TT Thích Đạo Nguyên)

6/ Nhân Quả Ba Đời (TT Thích Giác Tín)

7/ Cốt tủy Kinh Thủ Lăng Nghiêm (HT Thích Huyền Tôn)

8/ Quy Y Tam Bảo (NS Thích Nữ Tâm Lạc)

9/ Vô Thường (TT Thích Phổ Huân)

10/ Bồ Tát Giới (Đức Trưởng Lão HT Thích Bảo Lạc) 

11/ Nguyên nhân và quá trình hình thành GHPGVN Thống Nhất" (HT Thích Như Điển)

12/Ngũ Giới (Sư Cô Giác Anh)

13/Tổng Quan về Kinh Bát Đại Nhân Giác (TT Thích Đạo Hiển)

14/ Thập Thiện Nghiệp Đạo (TT Thích Viên Tịnh)
15/ Bồ Tát Đạo (SC Thích Nữ Nguyên Khai)
16/Hướng dẫn nghi lễ Phật giáo (TT Thích Nhuận Chơn)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2024(Xem: 1808)
Thưa đại chúng, câu kinh này là nói rõ về Sự Tịnh Độ, tức là cung cấp cho chúng ta một địa chỉ rõ ràng về cõi giới vật chất Tịnh Độ cách đây hơn mười muôn ức cõi Phật. Và cũng ngay trong câu kinh này, cũng nói về Lý Tịnh Độ, Tịnh Độ ngay tại tâm của mình, nếu hành giả vượt qua được mười kiết sử trọn vẹn: 1/Thân kiến 2/ Hoài nghi 3/ Giới cấm thủ 4/Tham (cõi dục) 5/ Sân hận 6/ Tham đắm vào cõi sắc 7/Tham đắm vào cõi vô sắc 8/Kiêu Mạn 9/Trạo cử vi tế 10/Vô minh (si vi tế)
25/08/2024(Xem: 1577)
- TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm Tổng Thư ký GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan, bậc Thầy đã giúp con, Phật tử Huệ Hương nhìn lại được điểm mạnh và những thiếu sót khiếm khuyết để khắc phục và tiến bước trên đường tu tập Phật Pháp qua những buổi pháp thoại và pháp đàm. -TT Thích Hạnh Tấn, chủ nhiệm ban Giáo lý Hoằng Pháp Âu Châu —Sư Cô Giảng Sư Thích Nữ Giác Anh với buổi pháp đàm trên hệ thống trực tuyến đêm 22/8/2024 của ban Truyền bá Giáo Lý Hoằng Pháp Âu châu với chủ đề “Chuyện về Tha lực”
20/08/2024(Xem: 1452)
Video thuyết giảng của Hòa Thượng Thích Thông Phương HT.Thích Thông Phương - Phó Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm, Trụ trì các Thiền viện: TVTL Phụng Hoàng Đà Lạt, TVTL Yên Tử và TVTL Chánh Giác-Tiền Giang.
17/08/2024(Xem: 1123)
Bài pháp thoại được tổ chức vào lúc khắp nơi các tự viện đang chuẩn bị cho Lễ Hội Vu Lan , nhưng đối với con nghe pháp thoại luôn mang lại niềm vui trong sự tu tập cho nên dù bận rộn đến đâu con vẫn cố gắng tham dự và có lẽ đã được đáp trả cho nên sau khi bài pháp thoại hôm nay kết thúc , một niềm hỷ lạc vô biên đã tràn về vì con đã nhận ra rằng trong sự tu tập, càng nghe pháp thoại thường xuyên, là được trở về với sự sống trong mỗi giây phút, trở về với cái an lạc có sẵn trong tâm thức của mình và phải chăng niềm Pháp lạc sâu hay cạn là tùy cách ta nghe pháp thoại.
16/08/2024(Xem: 3583)
Video Books Kinh Trung Bộ, Trường Bộ & Ương Ưng Bộ của Hòa Thượng Thích Minh Châu
10/08/2024(Xem: 1962)
Mười bước đến cõi Tây Phương Những điều học được sau buổi pháp đàm trên Zoom Hoằng pháp Âu Châu tối 8/8/2024 với Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng trong chủ đề “ Tịnh Độ Cực Lạc “ và “Tịnh Độ Nhân Gian”.
21/06/2024(Xem: 2554)
Sự Du Nhập Tịnh Độ Tông Vào Nhật Bản (HT Thích Như Điển giảng ngày 20/6/2024)
16/06/2024(Xem: 952)
Hoằng pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp. Hoằng pháp là việc nhà, lợi sanh làm sự nghiệp. Từ ngày Đức Thế Tôn thành đạo dưới cội cây bồ đề nơi Bồ Đề Đạo Tràng đến lúc nhập Niết bàn nơi Câu Thi Na, Ngài chưa khi nào dừng lại con đường hoằng pháp.
06/05/2024(Xem: 2484)
Thật là một niềm hoan hỷ vô cùng đến với con khi cả mấy tháng qua trong năm 2024 con mới lại được nghe một bài pháp thoại có thể nói mang hết những điều cốt lõi của Đạo Phật mà theo kinh nghiệm của các hành giả tu tập lâu năm cho rằng chỉ cần học và tiêu hoá trọn vẹn 10 bài kinh đầu của Trung Bộ Kinh là có thể chuyển được cái tâm và cái hành của mình trên đường Đạo.
25/04/2024(Xem: 1694)
Hôm nay là ngày 22, tháng giêng, năm Giáp thìn, nhằm ngày 02, tháng 03, năm 2024, tại Wangreen Resort, vùng Nakhon Nayok, vương quốc Thái Lan. Tôi chia sẻ đến với quý vị Pháp thoại này, vì tôi thấy các thành viên có mặt trong Pháp hội này, đến từ nhiều vùng miền khác nhau của quê hương Việt Nam, tôi rất xúc động và vui mừng, vì biết rằng : “Chánh pháp của đức Thế tôn vẫn còn tồn tại không phải chỉ là hình thức, mà còn tồn tại ngay trong lòng của những người con Phật và Chánh pháp của đức Thế tôn tồn tại ngay trong lòng những người con Phật tha thiết bằng tất cả niềm tín thành tu học, nên chúng ta mới có Pháp hội này. Vì vậy, bài Pháp thoại cho tất cả chúng ta hôm nay với đề tài: “Pháp học, pháp hành của người Đệ tử Phật từ tinh yếu đến phát triển”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]