Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân ngày Đức Phật vào Đại Niết Bàn (thơ)

24/03/202406:22(Xem: 2924)
Nhân ngày Đức Phật vào Đại Niết Bàn (thơ)

Phat Niet Ban 5

Nhân ngày Đức Phật vào Đại Niết Bàn 
(Mỗi năm vào ngày rằm tháng hai âm lịch, năm nay 2024 năm Giáp Thìn,
ngày Đức Phật vào Đại Niết Bàn là 24/3/2024 ) 


Thành Kính Tưởng Niệm….

“Ngày Đức Phật nhập Đại Niết Bàn lúc 80 tuổi” 

Toàn bộ lời thuyết pháp lần cuối được ghi lại trong kinh 

Vừa căn dặn đệ tử 

tự là hòn đảo và tự thắp sáng chính mình, 

Vừa cô đọng, 

những điểm căn bản chính yếu trong giáo lý ! 

Phải luôn đi theo Chánh Đạo với  BI, DŨNG, TRÍ ! 



Nhiều lần tư duy suy nghiệm ý nghĩa  hai chữ Niết Bàn 

Là thoát khỏi phiền não, chấm dứt nghiệp báo hoàn toàn 

Niết Bàn chính là điểm kết thúc cũng là khởi đầu mới. (1) 

Là cảnh giới cao nhất, các chúng tăng, tục hướng tới! 



Kính ghi nhớ lời Ngài : 

“ để tìm được Niết Bàn , không cần phải tìm đâu xa 

Chỉ cần hiểu được quy luật vô thường, vô ngã, 

tự giác ngộ sẽ thấy ra “ 

Như củi khi đốt hết thì lửa tự động tắt. ! 

Khi không còn dục vọng, 

tam nghiệp thanh tịnh, hạnh phúc chân thật ! 

Trả lại cho thân tâm sự mát mẻ thanh lương.



Kinh ghi lại …

tại  Kusinara, có  đạo sĩ hành khất du phương

Subhadda, đệ tử cuối cùng đã lãnh hội lời dạy (2) 

Trở thành một trong những A La Hán đương đại 



Trộm nghĩ 

“Nếu kinh Đại Bát Niết Bàn gồm 2 quyển  quá dài (3) 

Hãy đọc Bài thứ 16 trong Trường Bộ kinh ngay “ (4) 

Học và tu tập để nhận thức rõ …

Niết Bàn của Đạo Phật là cảnh giới thật có ! 



Hãy lắng tâm cảm nhận bài thuốc của đại lương y

Tất cả đều là cam  lộ thủy, bất khả tư nghì

Hơn thế nữa hiểu lý do 

vì sao Đức Phật chọn Kusinara để nhập diệt!  (5) 

 

Nhân ngày Phật nhập Đại Niết Bàn khẩn thiết nguyện : 

“ Theo dấu chân Như Lai từng bước, 

tháo gỡ tam độc gông cùm, 

Kính tưởng niệm ân đức Ngài

 với những dòng sữa pháp thấm nhuần “ 

Bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác 

ưu việt mọi thời đại, mọi thế kỷ !!! 



Úc Châu ngày 23/3/2024 

Phật Tử Huệ Hương 

————————————————————————————————————————————-

(1) Kết thúc tham - sân - si và sinh - lão - bệnh -tử và khởi đầu chính là thoát khỏi lục đạo luân hồi

(2) Đức Phật dạy:

"Trong bất luận giáo đoàn nào, nếu không có Bát Chánh Đạo thì cũng không có hạng nhất đẳng Sa Môn(Samana) cũng không có nhị đẳng, tam đẳng hay tứ đẳng Sa Môn 

Trong giáo đoàn nào có Bát Chánh Đạo, này Subhadda, thì có hạng nhất đẳng Sa Môn, nhị đẳng, tam đẳng và tứ đẳng Sa Môn.” 

(3) Kinh Đại Bát Niết Bàn của Phật Giáo Bắc Tông bao gồm hai bản: Phật Thuyết Phương Đẳng Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Dharmaaksa (265-316), đời Tây Tấn dịch và Đại Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Pháp Hiển và Buddhabadhra đời Đông Tấn (317-420) dịch. 

Bản Việt ngữ của Phật Giáo Bắc Tông do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch từ bản Hán văn, Tịnh Xá Minh Đăng Quang, Hoa Kỳ tái Xuất Bản năm 1990, dầy 1500 trang gồm tất cả hai mươi chín phẩm (chương), được phân ra làm hai quyển, quyển 1 từ phẩm 1 đến phẩm thứ 21 và quyển hai từ phẩm 22 đến phẩm 29. 

(4) Mahàparinibbàna sutta

(5) theo bản Chú Giải, Đức Phật chọn Kusinara để nhập diệt vì ba lý do. 

Lý do đầu tiên là để thuyết bài Pháp Mahasudasana Sutta nhằm khuyến khích đời sống đạo hạnh. 

Thứ nhì là để dẫn dắt Subhadda, người đệ tử cuối cùng của Ngài, vì ngoài Đức Phật ra không ai có thể thuyết bài này được. 

Thứ ba là để cho vị Bà La Môn Dona có thể phân chia xá lợi của Ngài một cách êm thấm giữa những người sùng mộ Ngài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2011(Xem: 14158)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
21/07/2011(Xem: 11164)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thí là công đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
16/05/2011(Xem: 2087)
Họ bảo nhau: “Ông này là ai?” Một người thấy tư thế của ông giống như một thầy tu, nên nói với mấy người kia: “Có thể ông ta đang ở trong thiền định!” Thế là mọi người đồng chắp tay kính cẩn chào và hỏi: “Thưa thầy, chúng con xin phép làm rộn thầy.
07/05/2011(Xem: 8472)
Ở Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
19/04/2011(Xem: 6848)
Như sen nở dưới mặt trời Vươn cao mặt nước, xa nơi bùn lầy, ưu tiên truyền đạo giờ đây Khai tâm những kẻ loay hoay tìm đường
16/04/2011(Xem: 1854)
Phát tâm bồ đề là bước đầu để vận dụng năng lực tâm linh cho đúng hướng. Thi thiết từ bi và trí tuệ là triển khai diệu lực vô hạn của tâm bồ đề đó qua hai bình diện...
11/04/2011(Xem: 7433)
Có những nước Á Châu như nước Xilanca, vào ngày Phật Đản không có ai bị đói bụng hết. Tại vì nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và bất cứ ai đói bụng cũng đều được mời ăn cơm đó. Trong ngày Phật Đản không có ai bị đói vì nhà nào cũng cúng dường cơm, chùa nào cũng cúng dường cơm. Đây là một truyền thống có từ mấy ngàn năm trước, từ thời Đức Thế Tôn.
19/02/2011(Xem: 2302)
Luận điểm cho rằng Đức Phật là người tích hợp tư tưởng triết học Ấn Độ bắt đầu với các triết gia Bà-la-môn giáo nhằm hạ thấp triết học Phật giáo xuống mức bình thường, không có gì sáng tạo như Gaudapada, Dinnaga, Shankara…(Vì không có phần mềm gõ chữ Sanskrit và Pali nên các thuật ngữ này chúng tôi viết theo dạng La-tinh hóa). Tiếp đến là những giáo sĩ và tín đồ Bà-la-môn muốn xóa sổ Phật giáo ở Ấn Độ bằng cách tuyên truyền rằng, Đức Phật là hóa thân thứ chín của thần Visnu! Và cho rằng những học thuyết như luân hồi, nghiệp… là của đạo Bà-la-môn, chỉ vì chúng giống nhau về tên gọi (nhưng lại hoàn toàn khác nhau về mặt nội dung).[1] Sai lầm này, đến ngày nay, vẫn còn ăn sâu trong tâm trí những người Bà-la-môn.
04/02/2011(Xem: 3335)
Many, many years ago, in a small kingdom in the north of India, something was happening that would change the whole world.
02/02/2011(Xem: 5592)
Nhân nói về mùa XuânDi-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêmvề một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước. Theo Wikipedia, mộtsố các nhà Phật học như các vị giáo sư Erich Frauwallner, Giuseppe Tucci, vàHakiju Ui cho rằng Luận sư Di-lặc (Maitreya-nātha– khoảng 270-350 TL)là tên một nhân vật lịch sử trong 3 vị luận sư khai sáng Du-già hành tông (Yogācāra)hay Duy thức tông (Vijñānavāda)...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]