Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạo không gian với tâm giác ngộ

19/12/201520:05(Xem: 5515)
Tạo không gian với tâm giác ngộ

lamayeshe
TẠO KHÔNG GIAN VỚI TÂM GIÁC NGỘ
 
Tác giả: Lama Yeshe
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


***

Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát.

 

Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến sự thực chứng năng lực Giác Ngộ vô thượng.

 

Bồ tát thấy tính bản nhiên như pha lê này hiện hữu trong tất cả chúng ta, và bằng việc nhận ra sự tuyệt đẹp của năng lực con người chúng ta, đã luôn luôn có sự tôn trọng.

 

Đối với tư tưởng thiếu tôn trọng, thì con người như cỏ rác, điều gì đó bị lợi dụng. "Ah, người ấy không có nghĩa gì đối với tôi. Con người không có nghĩa gì với tôi."

 

Tất cả chúng ta cố để lợi dụng người khác, để làm lợi ích chỉ cho chính chúng ta. Toàn thể thế giới được xây dựng trên sự dính mắc. Những nước lớn lấn át các nước nhỏ, đứa bé lớn lấy kẹo của đứa nhỏ, những người chồng lợi dụng những người vợ. Tôi làm bạn với người nào đó bởi vì người ấy có thể làm lợi cho tôi. Nó cũng giống với phần còn lại của thế giới. Bạn gái, bạn trai. Mọi người muốn điều gì đó.

 

Mong  muốn kết bạn chỉ vì lợi lạc cho người khác là cực kỳ hiếm hoi; tuy thế, nó là đáng giá. Đức Phật giải thích rằng ngay cả một niệm của tâm thức này hồi hướng cho sự Giác Ngộ vì lợi ích của người khác có thể tiêu hủy hàng trăm nghìn kiếp nghiệp báo tiêu cực.

 

Chúng ta có dính mắc nó làm cho chúng ta căng thẳng và không thoải mái. Nhưng thậm chí chỉ một chớp lóe nhỏ bé của hơi nóng tâm giác ngộ cũng làm trái tim ấm áp và thư giản.

 

Tâm giác ngộ là giải pháp đầy năng lực, năng lượng nguyên tử tiêu trừ xứ sở của dính mắc.

 

Tâm giác ngộ không phải là cảm xúc từ ái. Bằng việc hiểu bản chất tương đối của chúng sanh và việc thấy cứu cánh vô thượng của họ, và bằng việc phát triển chí nguyện đưa tất cả chúng sanh đến thể trạng Giác Ngộ ấy, thế nên tâm thức đầy từ ái phát sinh từ tuệ giác chứ không phải cảm xúc.

 

Tâm giác ngộ không phải cục bộ. Bất cứ khi nào quý vị đi với tâm giác ngộ nếu quý vị gặp mọi người, dù người giàu hay nghèo, đen hay trắng, quý vị cũng luôn luôn thoải mái và quý vị có thể giao tiếp.

 

Chúng ta có một ý tưởng cứng nhắc; đời sống là cách này hay cách nọ. "Điều này là tốt. Điều này là xấu." Chúng ta không thấu hiểu những khía cạnh khác nhau của điều kiện con người. Nhưng, có tư tưởng phổ quát lạ thường này, đầu óc hẹp hòi của chúng ta tự động tan biến. Nó rất đơn giản: quý vị có không gian và đời sống trở nên dễ dàng hơn.

 

Thí dụ, người nào đó nhìn vào chúng ta, vào ngôi nhà chúng ta, vào vườn tược chúng ta và chúng ta cảm thấy khó chịu. Chúng ta quá không an toàn và căng thẳng trong tim chúng ta. Kiêu kỳ. "Đừng nhìn tôi." Nhưng với tâm giác ngộ thì có không gian. Khi người nào đó nhìn thì chúng ta có thể nói, "Hmm. Người ấy đang nhìn. Nhưng okay thôi." Quý vị có hiểu không? Thay vì cảm thấy khó chịu thì quý vị biết rằng được thôi.

 

Tâm giác ngộ là chất gây tê ,gây mê giúp chúng ta chống lại đau đớn, và làm chúng ta đầy an lạc.

 

Tâm giác ngộ là thuật giả kim có thể chuyển hóa mọi hành động làm lợi ích cho người khác.

 

Tâm giác ngộ là vầng mây có thể mang mưa năng lượng tích cực để nuôi dưỡng làm mọi thứ lớn mạnh.

 

Tâm giác ngộ không chỉ là lý thuyết. Nó là một thể trạng của tâm thức. Kinh nghiệm nội tại hoàn toàn cá nhân. Vì thế làm sao chúng ta thấy ai là Bồ tát, ai là không? Chúng ta có thể thấy tâm ý tự yêu mến mình chứ?

 

Nếu chúng ta cảm thấy không an toàn thì chúng ta phóng chiếu cảm giác tiêu cực ấy vào người khác. Chúng ta cần tư tưởng thuần khiết sâu thẩm nhất của tâm giác ngộ; bất cứ khi nào chúng ta đi điều ấy sẽ chăm sóc cho chúng ta.

 

*Giáo lý này được trích từ Năng lượng tuệ giác, có trong  Wisdom Publications, Inc., the FPMT publishing company, and can be found at many good bookshops. Amazon can get them toohttp://www.amazon.com 

 

Ẩn Tâm Lộ, Thursday, December 17, 2015

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2016(Xem: 35178)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
29/02/2016(Xem: 10822)
Khi trình bày tổng quát về Phật pháp theo cách tu tập của người Tây Tạng, tôi thường chỉ rõ rằng đạo Phật áp dụng ở Tây Tạng là một hình thức kết hợp các giáo lý thuộc Tiểu thừa, Bồ Tát thừa và Mật thừa, bao gồm cả những pháp môn như là Đại Thủ Ấn. Vì có khá nhiều người [hiện diện ở đây] đã nhận lễ quán đảnh và thọ học giáo pháp v.v... nên việc giảng giải về một cấu trúc hoàn chỉnh [của Phật giáo Tây Tạng] có thể sẽ hữu ích.
28/02/2016(Xem: 8065)
Một thuyết giảng ở Luân Đôn, Anh quốc, 1988. Được chuyển dịch sang Anh ngữ bởi Geshe Thupten Jinpa và hiệu đính bởi Jeremy Russell. Được xuất bản lần đầu tiên trong Cho-Yang (No.5), là một tạp chí được phát hành bởi Bộ Tôn Giáo và Văn Hóa thuộc chính quyền Trung Ương Tây Tạng ở Dharamsala. Copyright His Holliness the Dalai Lama 14 (Bản quyền thuộc về Thánh đức Dalai Lama thứ 14) Quyền cho phép phổ biến Việt ngữ miễn phí với sự chuẩn thuận của ngài Rajiv Mehrotra, đại diện Foundation For Universal Responsibility of HH The Dalai Lama (www.furhhdl.org)
11/02/2016(Xem: 9695)
Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Này các Tỳ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi”.
11/02/2016(Xem: 4901)
Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát. Bài viết này sẽ sắp xếp các lý luận sao cho thực dụng, có lợi cho tất cả những người quan tâm và muốn bước vào Thiền Tông. Tính thực dụng trong cách an tâm sẽ trình bày cụ thể, trong mức có thể được. Bản thân người viết tự xét sở học bất toàn, nên sẽ tránh ý riêng tối đa, để chủ yếu dựa vào các kinh Pali phổ biến, có sẵn với các bản Anh văn trên mạng.
24/12/2015(Xem: 4907)
Mỗi người khi sinh ra cũng chỉ với hai bàn tay trắng, rồi tùy theo phước báo và nghiệp lực gieo tạo, mà được trưởng thành trong ấm êm, đầy đủ, vinh danh, hay kiêu mạn, mặc sức thụ hưởng, hoang phí, làm việc thất đức để phải chịu cảnh bần cùng, đọa đày, khổ cực. “Tất cà chúng sanh đều có Phật tánh” kia mà ? Ai ràng buộc chúng ta mà phải cần giải thoát ? tất cả cũng đều do ta gieo tạo, rồi tự thọ nhận lấy quả báo mà thôi! Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình
23/12/2015(Xem: 9788)
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
29/11/2015(Xem: 5128)
Các thanh niên dòng Da Xá trông thấy tướng hảo giải thoát của các vị Thánh này, nên đã phát tâm xuất gia. Cha mẹ và vợ con của các thanh niên Da Xá tìm đến Lộc Uyển thấy hào quang của Đức Phật và đại chúng trang nghiêm cũng phát tâm quy y Tam bảo. Từ đó, Phật giáo có mặt ở Ấn Độ và trải qua suốt thời gian dài hơn 2500 năm, Phật giáo đã được truyền bá từ nước này sang nước khác, có lúc thạnh, lúc suy. Tìm hiểu nguyên nhân nào làm Phật pháp hưng thạnh, hay suy đồi, để chúng ta giữ gìn và phát triển được đạo pháp.
28/11/2015(Xem: 5811)
“Nếu có Tỳ-kheo nào không tàm không quý thì làm tổn hại ái và kỉnh. Nếu không có ái và kỉnh thì làm tổn hại tín. Nếu không có tín thì làm tổn hại chánh tư duy. Nếu không có chánh tư duy thì làm tổn hại chánh niệm chánh trí. Nếu không có chánh niệm chánh trí thì làm tổn hại gìn giữ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn. “Nếu Tỳ-kheo nào biết hổ thẹn thì có ái và kỉnh. Nếu có ái và kỉnh thì thường có tín. Nếu có tín thì thường có chánh tư duy. Nếu có chánh tư duy thì thường có chánh niệm chánh trí. Nếu có chánh niệm chánh trí thì thường giữ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu giải thoát thì liền được Niết-bàn.
28/09/2015(Xem: 6093)
Tất cả chúng ta hiện giờ có mặt ở đây không phải chỉ một lần, mà là vô số lần rồi. Con người bỏ thân này chưa phải là hết, mà còn lang thang không biết đến bao giờ. Vì vậy nhà Phật thường dùng từ “lang thang trong kiếp luân hồi”, cứ đi mãi không biết dừng nơi đâu? Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]