Đào Văn Bình
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
Chúng ta hãy xem người đời và tục ngữ, ca dao nói:
-Có phúc mặc sức mà ăn.
-Phúc đức tại mẫu.
-Phúc như Đông Hải (Phúc nhiều và to lớn như Biển Đông)
-Phước chủ lộc thầy.
-Phúc bất trùng lai.
-Vô phúc đáo tụng đinh.
-Người trồng cây cảnh người chơi. Ta trồng cây phúc để đời cháu con.
-Khi chúc tụng nhau người ta chúc Phúc, Lộc, Thọ. Có Lộc, có Thọ mà vô Phúc thì cũng vất đi. Làm quan lớn, giàu có, quyền thế nhưng vợ con chết hết, cô quả cô độc thì cũng là vô phúc.
-Khi gia đình gặp tai nạn khốn khó hoặc con cái bất hiếu chúng ta nói “Nhà vô phúc”
-Đang giàu có, quyền thế (bây giờ gọi là đại gia, đại tư bản) bỗng nhiên bị truy tố ra tòa, kết án có khi tịch thu gia sản, tử hình người, người đời nói “phước đức hết rồi”.
-Nhà giàu có sang trọng quyền thế, con gái con trai hư hỏng, phá nát của cải của cha mẹ, gây tiếng xấu cho gia đình …người đời gọi đó là nhà vô phúc.
-Con cái không đến nỗi nghèo đói, đuổi mẹ già ra ngoài đường sống như một kẻ ăn mày, người đời gọi đó là “bà mẹ bạc phước”.
Vậy phước đức là gì?
Dường như “phước đức” là một lực thiêng liêng, vô hình chi phối hạnh phúc, khổ đau của con người. Chính vì thế con người mới cầu xin phước đức.Thế nhưng suy nghĩ và phân tích tới nơi tới chốn, dù là lực vô hình, chúng ta có thể nhìn rõ hình ảnh của phước đức như sau:
-Sống thọ, mạnh khỏe, không chết đâm chết chém, tử hình. Khi già chết có gia đình con cái quây quần chung quanh gọi là có phúc.
-Gia đình dù giàu dù nghèo, con cái nên người, có vợ có chồng, nghề nghiệp đàng hoàng, biết hiếu thảo với cha mẹ là nhà có phúc.
-Gia đình ba đời cháu con đỗ đạt, ra làm quan, tiếng thơm để lại đó gọi là đại phúc.
-Đang lao vào con đường hư hỏng, được quý nhân hoặc thiện tri thức giác ngộ cho, bỏ con đường xấu như gái điếm, trộm cắp, xì-ke ma túy, lường đảo, giang hồ đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê… để trở lại con đường lương thiện là có phúc.
- Nghèo mạt rệp tính lao vào đường trộm cắp hoặc tự tử chết, được thiện tri thức hay người tốt chỉ bảo cho rồi lấy lại niềm tin, cố gắng vươn lên rồi có một cuộc sống bình thường…đó là có phúc.
-Con gái nhà nghèo nhưng nết na, chịu thương chịu khó, lấy được chồng đàng hoàng, có địa vị, có cơ sở làm ăn, người đời nói “Con nhỏ đó thật có phước” hoặc “Kiếp trước chắc nó có tu.”
-Vợ chồng dù giàu nghèo, sống hòa thuận với nhau là có phúc. Gây gổ, đánh đập, giết hại hoặc ly dị nhau là vô phúc.
-Anh em hòa thuận, thương yêu, đùm bọc nhau là có phúc. Anh em chia lìa hận thù là vô phúc.
-Bệnh tưởng chết, gia đình chuẩn bị mua áo quan, may đâu gặp được thầy được thuốc, bệnh hết, người đời gọi là “phước mà qua khỏi”.
-Tai nạn thảm khốc, người ta chết hết mà mình sống, người đời gọi đó là “đại phước”.
-Một đất nước yên lành, không chiến tranh, không khủng bố, ít thiên tai, dù giàu dù nghèo cũng là “phước báu”.
Nói tóm lại “phước đức hay phước báu” chính là những điều tốt lành đến cho bản thân hay gia đình mình, xa hơn cho một cộng đồng, cho một đất nước.
Làm thế nào để tạo phước đức?
Hầu như trên khắp thế giới này, người ta tìm cách thờ phượng hoặc cầu xin thần linh ban phúc cho mình vì người ta tin rằng thần linh có thể “ban phúc, giáng họa”. Người Việt Nam ta dù thờ Trời Đất nhưng riêng vấn đề phước báu lại tự tạo ra chứ không hoàn toàn cầu xin, khấn vái thần linh. Cũng có rất nhiều người chỉ cầu xin van vái thần linh hết chỗ này chỗ kia để xin phước đức. Nhưng căn bản nhất, người Việt Nam tự “trồng cây phúc” cho chính mình chứ không hoàn toàn ỷ lại.
1) Mua phước đức bằng cách để mồ để mả, tin vào phong thủy:
-Có phúc mặc sức mà ăn.
-Phúc đức tại mẫu.
-Phúc như Đông Hải (Phúc nhiều và to lớn như Biển Đông)
-Phước chủ lộc thầy.
-Phúc bất trùng lai.
-Vô phúc đáo tụng đinh.
-Người trồng cây cảnh người chơi. Ta trồng cây phúc để đời cháu con.
-Khi chúc tụng nhau người ta chúc Phúc, Lộc, Thọ. Có Lộc, có Thọ mà vô Phúc thì cũng vất đi. Làm quan lớn, giàu có, quyền thế nhưng vợ con chết hết, cô quả cô độc thì cũng là vô phúc.
-Khi gia đình gặp tai nạn khốn khó hoặc con cái bất hiếu chúng ta nói “Nhà vô phúc”
-Đang giàu có, quyền thế (bây giờ gọi là đại gia, đại tư bản) bỗng nhiên bị truy tố ra tòa, kết án có khi tịch thu gia sản, tử hình người, người đời nói “phước đức hết rồi”.
-Nhà giàu có sang trọng quyền thế, con gái con trai hư hỏng, phá nát của cải của cha mẹ, gây tiếng xấu cho gia đình …người đời gọi đó là nhà vô phúc.
-Con cái không đến nỗi nghèo đói, đuổi mẹ già ra ngoài đường sống như một kẻ ăn mày, người đời gọi đó là “bà mẹ bạc phước”.
Vậy phước đức là gì?
Dường như “phước đức” là một lực thiêng liêng, vô hình chi phối hạnh phúc, khổ đau của con người. Chính vì thế con người mới cầu xin phước đức.Thế nhưng suy nghĩ và phân tích tới nơi tới chốn, dù là lực vô hình, chúng ta có thể nhìn rõ hình ảnh của phước đức như sau:
-Sống thọ, mạnh khỏe, không chết đâm chết chém, tử hình. Khi già chết có gia đình con cái quây quần chung quanh gọi là có phúc.
-Gia đình dù giàu dù nghèo, con cái nên người, có vợ có chồng, nghề nghiệp đàng hoàng, biết hiếu thảo với cha mẹ là nhà có phúc.
-Gia đình ba đời cháu con đỗ đạt, ra làm quan, tiếng thơm để lại đó gọi là đại phúc.
-Đang lao vào con đường hư hỏng, được quý nhân hoặc thiện tri thức giác ngộ cho, bỏ con đường xấu như gái điếm, trộm cắp, xì-ke ma túy, lường đảo, giang hồ đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê… để trở lại con đường lương thiện là có phúc.
- Nghèo mạt rệp tính lao vào đường trộm cắp hoặc tự tử chết, được thiện tri thức hay người tốt chỉ bảo cho rồi lấy lại niềm tin, cố gắng vươn lên rồi có một cuộc sống bình thường…đó là có phúc.
-Con gái nhà nghèo nhưng nết na, chịu thương chịu khó, lấy được chồng đàng hoàng, có địa vị, có cơ sở làm ăn, người đời nói “Con nhỏ đó thật có phước” hoặc “Kiếp trước chắc nó có tu.”
-Vợ chồng dù giàu nghèo, sống hòa thuận với nhau là có phúc. Gây gổ, đánh đập, giết hại hoặc ly dị nhau là vô phúc.
-Anh em hòa thuận, thương yêu, đùm bọc nhau là có phúc. Anh em chia lìa hận thù là vô phúc.
-Bệnh tưởng chết, gia đình chuẩn bị mua áo quan, may đâu gặp được thầy được thuốc, bệnh hết, người đời gọi là “phước mà qua khỏi”.
-Tai nạn thảm khốc, người ta chết hết mà mình sống, người đời gọi đó là “đại phước”.
-Một đất nước yên lành, không chiến tranh, không khủng bố, ít thiên tai, dù giàu dù nghèo cũng là “phước báu”.
Nói tóm lại “phước đức hay phước báu” chính là những điều tốt lành đến cho bản thân hay gia đình mình, xa hơn cho một cộng đồng, cho một đất nước.
Làm thế nào để tạo phước đức?
Hầu như trên khắp thế giới này, người ta tìm cách thờ phượng hoặc cầu xin thần linh ban phúc cho mình vì người ta tin rằng thần linh có thể “ban phúc, giáng họa”. Người Việt Nam ta dù thờ Trời Đất nhưng riêng vấn đề phước báu lại tự tạo ra chứ không hoàn toàn cầu xin, khấn vái thần linh. Cũng có rất nhiều người chỉ cầu xin van vái thần linh hết chỗ này chỗ kia để xin phước đức. Nhưng căn bản nhất, người Việt Nam tự “trồng cây phúc” cho chính mình chứ không hoàn toàn ỷ lại.
1) Mua phước đức bằng cách để mồ để mả, tin vào phong thủy:
Trong một thời gian rất dài của lịch sử, khoa Địa Lý Tả Ao, Phong Thủy đã mê mờ con người. Người ta tin mà không hề kiểm chứng và truyền khẩu với nhau rằng: Mả táng hàm rồng con cháu sẽ làm vua. Mả táng vào gò đất cao, con cháu sẽ đỗ đạt ra làm quan. Mả táng vào khúc uốn lượn của dòng sông con cháu sẽ phát phú vì nước đổ vào. Mả táng vào chỗ đất trũng hay sạt lở thì con cháu tán gia bại sản v.v…
Nói tóm lại toàn là phỏng đoán. Nếu quả thật việc đem hài cốt của cha mẹ mình an táng vào một nơi “đắc địa” nào đó mà con cháu sau này sẽ làm vua, làm quan, ăn học đỗ đạt, phú gia địch quốc thì có lẽ vua chúa, quan lại từ ngàn xưa đã chiếm hết các đất đai này và con cháu họ vẫn còn tồn tại và hưởng phúc cho tới ngày nay.
Nói tóm lại, đây là một khoa tưởng tượng và lòe mỵ con người. Không có một thứ phước đức nào có thể sinh ra từ việc chôn cất người chết vào một mảnh đất nào đó. Nếu có thì chỉ là thứ “phước đức dỏm” mà thôi. Xin chớ mê mờ vào đó.
2) Tạo phước đức bằng cách đi lễ chùa.
Lễ chùa không có nghĩa là xin Phật ban cho phước đức. Nhưng qua việc đi lễ chùa, tâm địa bình ổn, tâm tính thảo ngay, hạt giống thiện nảy mầm, hung ác giảm bớt, thiện tính tăng thêm, từ đó mà làm những việc tốt lành cho gia đình cho xã hội, người đời biết ơn. Đó là cách trồng phước và hưởng phước vô cùng lớn lao. Nếu đi lễ chùa mà không làm lành, lánh dữ thì chẳng có chút phước đức nào. Nếu tham-sân-si vẫn còn thì họa và vô phúc vẫn tới như thường.
3) Cúng dường Chư Tăng Ni:
Cúng dường để Chư Tăng Ni có phương tiện sinh sống, tu học và hoằng dương chính pháp. Khi chính pháp được lan tỏa thì mọi người sẽ sống trong vị tha, đạo đức - tức tạo ra một xã hội, một đất nước an lành mà mình đang sinh sống. Đó là phước báu và lợi lạc cho đời vô cùng to lớn và hưởng ngay, không phải chờ.
Thật vô phước nếu phải sống trong một xã hội bất an, lừa đảo, trộm cướp, gian trá, hận thù, giết chóc, chiến tranh, bom tự sát. Phải sống trong các nước như Iraq, Syria, Afghanistan, Libya, Yemen, Sudan hay Ukraina…thì là phước hay vô phước?
4) Xây chùa:
Xây chùa là tạo một nơi thờ phượng, chỗ mà Phật tử tới nghe pháp, học hỏi, trao đổi, chia sẻ, làm từ thiện, thanh niên thiếu nữ có dịp tiếp xúc trong môi trường đạo hạnh. Đó là nơi tốt lành cho xã hội. Mà tốt lành cho xã hội chính là phước đức. Chùa ngày nay còn là một trung tâm văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên, di tích lịch sử …cháu con tới đây lợi lạc biết là bao nhiêu. Đó là phước đức vậy.
5) Đúc chuông:
Tiếng chuông là nhạc của chùa. Tiếng chuông là tiếng lòng của chùa. Nghe chuông lòng người trùng xuống, “Tiếng chuông huyền diệu tịch trần ai”. Tiếng chuông làm lắng bụi trần. Nghe chuông không thôi cũng xả được bao căng thẳng, lo âu của cuộc sống có khi khỏi phải đi gặp nhà tâm lý trị liệu làm gì. An lành, thảnh thơi - dù là đôi chút cũng là hạnh phúc, phước báu biết bao.
6) Dựng tượng:
Dựng tượng để chiêm bái, để nhìn thấy hạnh huệ của các Ngài. Dựng tượng Quán Thế Âm để thấy không còn lo sợ, để học Hạnh Lắng Nghe. Dựng tượng Phật A Di Đà để sống thanh tịnh. Dựng tượng Phật Thích Ca để chiêm ngưỡng một vĩ nhân của nhân loại, một giáo lý tuyệt vời đưa con người tới thánh thiện mà giáo lý không bao giờ lạc hậu với thời gian. Được biết, được nghe, được biết về những gì tốt lành, thánh thiện cũng là phước báu. Bởi vô phước là ngu dốt, không biết gì cả.
7) Tụng kinh, niệm Phật:
Trong gia đình có bàn thờ Phật, mỗi tối bà nội, bà ngoại hay cha mẹ ngồi tụng kinh, niệm Phật là gieo duyên lành cho con cháu, là tạo một khung cảnh trang nghiêm cho gia đình. Khi bà ngồi niệm Phật, cháu con chắc chắn sẽ giữ gìn cử chỉ, đi đứng nhẹ nhàng. Đây là những giây phút bình an, tốt lành cho gia đình. Đó là phước đức.
8) Làm từ thiện:
Phước báu lớn nhất là làm từ thiện. Cổ nhân có câu “Dù xây chín đợt phù đồ. Không bằng làm phúc cứu cho một người.” Làm từ thiện là san sẻ tình thương, là chia sẻ nỗi bất hạnh với người khác. Là gần gũi với tha nhân. Là thấy hạnh phúc mà mình đang có đây thật may mắn. Làm từ thiện là phụ giúp chính quyền, thoa dịu phần nào nỗi đau, nỗi bất hạnh của xã hội. Một đất nước vĩ đại là một đất nước có nhiều người làm từ thiện. Một đất nước sẽ từ từ hủy diệt nếu mọi người sống trong ích kỷ. Nhìn người làm từ thiện ai cũng quý mến. Chẳng ai ghét bỏ người làm từ thiện cả. Được người ta thương mến là phước báu quý giá lắm.
9) Xây trường học, nhà thương:
Xây trường học, nhất là đại học là tạo phước đức cho cả nước chứ không phải cho cho chính mình. Không một đất nước nào phát triển mà không có nhiều trường đại học. Bỏ tiền ra xây trường học, tăm tiếng để lại muôn đời sau. Còn xây nhà thương, tặng tiền cho các bệnh viện là cứu giúp cho bao người bệnh tật. Phước đức không thể nói hết.
10) Xây cô nhi viện:
Ngày nay cuộc sống quá nhiều cám dỗ và hư hỏng. Phòng trà ca vũ, tắm hơi, bia ôm, đấm bóp mọc lên như nấm. Biết bao nhiêu cô gái như những con thiêu thân lao vào đó. Rồi cả sinh viên cũng làm gái gọi. Rồi tình ái lăng nhăng, lỡ dại sinh con vừa xấu hổ, vừa sợ vướng bận nghề nghiệp. Rồi có khi nghèo quá không đủ sức nuôi con cho nên quăng bé thơ - có khi chưa cắt rốn bỏ vào đống rác, vào cửa chùa.
4) Xây chùa:
Xây chùa là tạo một nơi thờ phượng, chỗ mà Phật tử tới nghe pháp, học hỏi, trao đổi, chia sẻ, làm từ thiện, thanh niên thiếu nữ có dịp tiếp xúc trong môi trường đạo hạnh. Đó là nơi tốt lành cho xã hội. Mà tốt lành cho xã hội chính là phước đức. Chùa ngày nay còn là một trung tâm văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên, di tích lịch sử …cháu con tới đây lợi lạc biết là bao nhiêu. Đó là phước đức vậy.
5) Đúc chuông:
Tiếng chuông là nhạc của chùa. Tiếng chuông là tiếng lòng của chùa. Nghe chuông lòng người trùng xuống, “Tiếng chuông huyền diệu tịch trần ai”. Tiếng chuông làm lắng bụi trần. Nghe chuông không thôi cũng xả được bao căng thẳng, lo âu của cuộc sống có khi khỏi phải đi gặp nhà tâm lý trị liệu làm gì. An lành, thảnh thơi - dù là đôi chút cũng là hạnh phúc, phước báu biết bao.
6) Dựng tượng:
Dựng tượng để chiêm bái, để nhìn thấy hạnh huệ của các Ngài. Dựng tượng Quán Thế Âm để thấy không còn lo sợ, để học Hạnh Lắng Nghe. Dựng tượng Phật A Di Đà để sống thanh tịnh. Dựng tượng Phật Thích Ca để chiêm ngưỡng một vĩ nhân của nhân loại, một giáo lý tuyệt vời đưa con người tới thánh thiện mà giáo lý không bao giờ lạc hậu với thời gian. Được biết, được nghe, được biết về những gì tốt lành, thánh thiện cũng là phước báu. Bởi vô phước là ngu dốt, không biết gì cả.
7) Tụng kinh, niệm Phật:
Trong gia đình có bàn thờ Phật, mỗi tối bà nội, bà ngoại hay cha mẹ ngồi tụng kinh, niệm Phật là gieo duyên lành cho con cháu, là tạo một khung cảnh trang nghiêm cho gia đình. Khi bà ngồi niệm Phật, cháu con chắc chắn sẽ giữ gìn cử chỉ, đi đứng nhẹ nhàng. Đây là những giây phút bình an, tốt lành cho gia đình. Đó là phước đức.
8) Làm từ thiện:
Phước báu lớn nhất là làm từ thiện. Cổ nhân có câu “Dù xây chín đợt phù đồ. Không bằng làm phúc cứu cho một người.” Làm từ thiện là san sẻ tình thương, là chia sẻ nỗi bất hạnh với người khác. Là gần gũi với tha nhân. Là thấy hạnh phúc mà mình đang có đây thật may mắn. Làm từ thiện là phụ giúp chính quyền, thoa dịu phần nào nỗi đau, nỗi bất hạnh của xã hội. Một đất nước vĩ đại là một đất nước có nhiều người làm từ thiện. Một đất nước sẽ từ từ hủy diệt nếu mọi người sống trong ích kỷ. Nhìn người làm từ thiện ai cũng quý mến. Chẳng ai ghét bỏ người làm từ thiện cả. Được người ta thương mến là phước báu quý giá lắm.
9) Xây trường học, nhà thương:
Xây trường học, nhất là đại học là tạo phước đức cho cả nước chứ không phải cho cho chính mình. Không một đất nước nào phát triển mà không có nhiều trường đại học. Bỏ tiền ra xây trường học, tăm tiếng để lại muôn đời sau. Còn xây nhà thương, tặng tiền cho các bệnh viện là cứu giúp cho bao người bệnh tật. Phước đức không thể nói hết.
10) Xây cô nhi viện:
Ngày nay cuộc sống quá nhiều cám dỗ và hư hỏng. Phòng trà ca vũ, tắm hơi, bia ôm, đấm bóp mọc lên như nấm. Biết bao nhiêu cô gái như những con thiêu thân lao vào đó. Rồi cả sinh viên cũng làm gái gọi. Rồi tình ái lăng nhăng, lỡ dại sinh con vừa xấu hổ, vừa sợ vướng bận nghề nghiệp. Rồi có khi nghèo quá không đủ sức nuôi con cho nên quăng bé thơ - có khi chưa cắt rốn bỏ vào đống rác, vào cửa chùa.
Nghe tiếng trẻ khóc oe oe, thân hình bầm tím mà rớt nước mắt. Thôi thì bế vào, dù nghèo, dù phương tiện thiếu thốn cũng bảo nhau nuôi nấng. Nhìn con mình nệm ấm chăn êm, được nâng niu chiều chuộng, nhìn trẻ mồ côi mà lòng se thắt. Thăm cô nhi viện rồi về nhà ăn cơm không thấy ngon. Cho nên giúp đỡ cô nhì viện, xây cô nhi viện, nhận nuôi các trẻ mồ côi là giảm bớt nỗi đau của xã hội. Đó là tấm lòng giữa con người với con người, quý giá biết là bao. Đó là hạnh Bồ Tát là Từ Bi, là phước báu.
11) Cấp học bổng cho học sinh nghèo:
Tất cả những ai được cắp sách đến trường là phước báu. Không được cắp sách đến trường, hoặc sinh ra ở nơi không có trường học là thiệt thòi, bất hạnh. Được học hành không chưa đủ mà còn phải đến nơi đến chốn nữa. Đậu xong trung học không có tiền lên đại học là nỗi chua xót. Ngày nay học phí đại học dường như cao lắm cho nên một số đã phải bỏ dở. Cho nên giúp đỡ học bổng cho học sinh nghèo là hành vi cao thượng, là đầu tư chất xám cho đất nước bởi vì biết đâu trong số đó có em chẳng là bác học, giáo sư, bác sĩ, khoa học gia? Các em nhận được học bổng sau này chắc chắn sẽ nhớ ơn và quay lại giúp đỡ những học sinh cùng cảnh ngộ như mình. Mở mang trí tuệ cho người khác là phước báu rất lớn.
12) Quán cơm tình thương, quán cơm xã hội:
Trong đời này có nhiều kẻ phung phí tiền bạc vào rượu gái và những món ăn chơi quái lạ bằng cả tháng lương của người ta. Họ đã sống không xứng đáng với một kiếp người . Buổi sáng ra, mình ngồi ung dung bên tách cà-phê, bên bữa ăn sáng tươm tất nhưng biết bao người đang chạy vạy để có một cái gì bỏ vào bụng. Rồi làm quần quật tới trưa thèm một bữa ăn gọi là tạm đủ chất bổ dưỡng nhưng không đủ tiền. Rồi tối về nhà, nước mắm kho quẹt, rau muống luộc, tương chao chưa chắc đã có. Nghĩ mà thương xót.
11) Cấp học bổng cho học sinh nghèo:
Tất cả những ai được cắp sách đến trường là phước báu. Không được cắp sách đến trường, hoặc sinh ra ở nơi không có trường học là thiệt thòi, bất hạnh. Được học hành không chưa đủ mà còn phải đến nơi đến chốn nữa. Đậu xong trung học không có tiền lên đại học là nỗi chua xót. Ngày nay học phí đại học dường như cao lắm cho nên một số đã phải bỏ dở. Cho nên giúp đỡ học bổng cho học sinh nghèo là hành vi cao thượng, là đầu tư chất xám cho đất nước bởi vì biết đâu trong số đó có em chẳng là bác học, giáo sư, bác sĩ, khoa học gia? Các em nhận được học bổng sau này chắc chắn sẽ nhớ ơn và quay lại giúp đỡ những học sinh cùng cảnh ngộ như mình. Mở mang trí tuệ cho người khác là phước báu rất lớn.
12) Quán cơm tình thương, quán cơm xã hội:
Trong đời này có nhiều kẻ phung phí tiền bạc vào rượu gái và những món ăn chơi quái lạ bằng cả tháng lương của người ta. Họ đã sống không xứng đáng với một kiếp người . Buổi sáng ra, mình ngồi ung dung bên tách cà-phê, bên bữa ăn sáng tươm tất nhưng biết bao người đang chạy vạy để có một cái gì bỏ vào bụng. Rồi làm quần quật tới trưa thèm một bữa ăn gọi là tạm đủ chất bổ dưỡng nhưng không đủ tiền. Rồi tối về nhà, nước mắm kho quẹt, rau muống luộc, tương chao chưa chắc đã có. Nghĩ mà thương xót.
Chưa nói đến bậc thánh, phàm là người có chút suy nghĩ khi thấy mình no đủ cũng cần xót thương người thiếu thốn. Quán cơm tình thương, quán cơm xã hội, quán cơm chay miễn phí là nguồn an ủi rất lớn cho dân nghèo, cho dân lao động và cho cả học sinh… quý giá biết là bao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Có tiền thì ủng hộ tiền. Không có tiền thì dư thừa ký gạo, chai nước mắm, ký đường, nắm muối, tương chao, đậu hũ…nhớ đem tới cho quán cơm tình thương. Trên đời này có nhiều thứ khổ nhưng điều khổ nhất vẫn là đói hoặc không có ăn. Hãy quán chiếu cuộc đời này bằng “từ bi quán” Đức Phật dạy thế.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Có tiền thì ủng hộ tiền. Không có tiền thì dư thừa ký gạo, chai nước mắm, ký đường, nắm muối, tương chao, đậu hũ…nhớ đem tới cho quán cơm tình thương. Trên đời này có nhiều thứ khổ nhưng điều khổ nhất vẫn là đói hoặc không có ăn. Hãy quán chiếu cuộc đời này bằng “từ bi quán” Đức Phật dạy thế.
Đừng quán chiếu cuộc đời bằng dục vọng, đua đòi. Dù chúng ta đổ cả triệu đô-la vào một bữa ăn cũng không làm giá trị và phẩm hạnh của chúng ta tăng lên mà đó chỉ là dục vọng. Nhưng chỉ cần giúp cho người nghèo, cho quán cơm xã hội vài chục đô-la thôi cũng làm cho chúng ta trở thành con người cao quý. Đó là phước đức và phẩm hạnh.
13) Đối xử tử tế với mọi người:
Tại sao đối xử tử tế với mọi người lại là phước đức? Bởi vì khi tử tế với mọi người thì mọi người kính trọng và biết ơn, tiếng thơm lan rộng. Do tiếng tốt đó, nhiều người dù không quen biết có thể giúp đỡ chúng ta sau này mà chúng ta không ngờ tới. Được người đời giúp đỡ là có phước. Bị người đời lường gạt, ruồng bỏ là vô phước.
14) Thật thà;
Tại sao thật thà lại là phước đức? Bởi vì thật thà sẽ cảm hóa được lòng người. Ai cũng thương mến người thật thà. Công ty nào cũng muốn mướn người thật thà. Chính quyền cũng muốn tuyển những người thật thà. Khi muốn trao trách nhiệm to lớn cho ai, ta tìm người thật thà. Người con trai cũng yêu người con gái thật thà. Con gái cũng yêu và tin tưởng người con trai thật thà. Thật thà là kho báu phước đức mà người đời không biết.
15) Ăn nói, cử chỉ dịu dàng:
Tại sao ăn nói dịu dàng là phước đức? Bởi vì ăn nói dịu dàng thì được lòng người. Khi đã được lòng người rồi thì ước muốn gì cũng thành tựu. Ăn nói cộc lốc, thô tục, dữ dằn thì sinh thù oán và mọi chuyện đổ vỡ. Dịu dàng, nhỏ nhẹ là phước báu, là vũ khí chinh phục con người dễ dàng nhất.
16) Nhường nhịn:
Tại sao nhường nhịn là phước đức? Bởi vì khi nhường nhịn thì mọi chuyện đều an lành. Anh em, bạn bè có “chơi gác”, “ăn gian”, “qua mặt” mình chút đỉnh cũng không sao. Sau này “người thắng cuộc” nghĩ lại sẽ cảm phục mình và họ có thể trả lại hay đền bù nhiều hơn những gì họ đã lấy của mình. Hơn nhau một lời nói để làm gì? Im lặng, hoặc nhường nhịn để tránh xung đột, có thể đưa tới thâm thù, đâm chém, giết hại nhau.
13) Đối xử tử tế với mọi người:
Tại sao đối xử tử tế với mọi người lại là phước đức? Bởi vì khi tử tế với mọi người thì mọi người kính trọng và biết ơn, tiếng thơm lan rộng. Do tiếng tốt đó, nhiều người dù không quen biết có thể giúp đỡ chúng ta sau này mà chúng ta không ngờ tới. Được người đời giúp đỡ là có phước. Bị người đời lường gạt, ruồng bỏ là vô phước.
14) Thật thà;
Tại sao thật thà lại là phước đức? Bởi vì thật thà sẽ cảm hóa được lòng người. Ai cũng thương mến người thật thà. Công ty nào cũng muốn mướn người thật thà. Chính quyền cũng muốn tuyển những người thật thà. Khi muốn trao trách nhiệm to lớn cho ai, ta tìm người thật thà. Người con trai cũng yêu người con gái thật thà. Con gái cũng yêu và tin tưởng người con trai thật thà. Thật thà là kho báu phước đức mà người đời không biết.
15) Ăn nói, cử chỉ dịu dàng:
Tại sao ăn nói dịu dàng là phước đức? Bởi vì ăn nói dịu dàng thì được lòng người. Khi đã được lòng người rồi thì ước muốn gì cũng thành tựu. Ăn nói cộc lốc, thô tục, dữ dằn thì sinh thù oán và mọi chuyện đổ vỡ. Dịu dàng, nhỏ nhẹ là phước báu, là vũ khí chinh phục con người dễ dàng nhất.
16) Nhường nhịn:
Tại sao nhường nhịn là phước đức? Bởi vì khi nhường nhịn thì mọi chuyện đều an lành. Anh em, bạn bè có “chơi gác”, “ăn gian”, “qua mặt” mình chút đỉnh cũng không sao. Sau này “người thắng cuộc” nghĩ lại sẽ cảm phục mình và họ có thể trả lại hay đền bù nhiều hơn những gì họ đã lấy của mình. Hơn nhau một lời nói để làm gì? Im lặng, hoặc nhường nhịn để tránh xung đột, có thể đưa tới thâm thù, đâm chém, giết hại nhau.
Trong mọi khóa lễ Chư Tăng Ni và Phật tử đều cầu xin “Trú dạ lục thời an lành”. Làm sao có an lành khi còn hơn thua và tranh cãi? Nhường nhịn là đức tính cao quý chứ không phải yếu hèn. Chỉ người tu tâm, dưỡng tánh hay do bẩm sinh tính vốn thiện lương mới có thể nhường nhịn. Người nào không biết giá trị của sự nhường nhịn, cứ tranh cãi, gây gổ đi rồi sẽ biết. Nhường nhịn là phước báu đó.
17) Sự thông thái của trí tuệ:
Một trong những phước báu lớn nhất của con người là trí tuệ hay sự thông thái của trí tuệ. Dù giàu có, địa vị cao, danh vọng… mà đầu óc u trệ, hẹp hòi, thiếu hiểu biết cũng là bất hạnh. Nghèo hay cuộc sống trung lưu bình dị mà trí tuệ sáng suốt, hiểu biết rộng rãi, đóng góp kiến thức cho đời thì vẫn được mọi người kính trọng. Trí khôn thì ai cũng có, nhưng muốn tiến tới trí tuệ thì phải qua học hỏi.
17) Sự thông thái của trí tuệ:
Một trong những phước báu lớn nhất của con người là trí tuệ hay sự thông thái của trí tuệ. Dù giàu có, địa vị cao, danh vọng… mà đầu óc u trệ, hẹp hòi, thiếu hiểu biết cũng là bất hạnh. Nghèo hay cuộc sống trung lưu bình dị mà trí tuệ sáng suốt, hiểu biết rộng rãi, đóng góp kiến thức cho đời thì vẫn được mọi người kính trọng. Trí khôn thì ai cũng có, nhưng muốn tiến tới trí tuệ thì phải qua học hỏi.
Đâu phải Đức Phật sinh ra là có mọi loại kiến thức ngay. Ngài cũng phải học hỏi hết bậc thầy này qua bậc thầy khác. Do đó muốn có sự thông thái của trí tuệ phải có giáo dục, phải đọc sách từng ngày không ngưng nghỉ. Ngày nay, qua sự phát triển của hệ thống liên mạng toàn cầu, mọi kiến thức đều có trong máy điện tử. Sách vở thì đầy thư viện, băng đĩa thuyết giảng biếu không…không chịu mở mang trí tuệ thật uổng phí.
Vùi đầu vào bài bạc, hát karaoke, chơi games, đá gà, nhậu nhẹt, vào facebook tán dóc hay bình phẩm lung tung…dù suốt cả đời cũng chẳng nên thân. Chỉ cần bỏ ra năm mười năm đọc sách là có thể trở thành trí thức đóng góp cho đời, làm gương sáng cho gia đình và con cháu. Ngồi trong cung vàng điện ngọc mà ngu dốt cũng là bất hạnh.
Dù nghèo, ở nhà tranh vách đất mà trí tuệ thông thái vẫn là phước báu. Các bậc hiền thánh, bồ tát mà chúng ta tôn thờ, các ngài có của cải gì đâu ngoài sự thông thái của trí tuệ. Xin nhớ cho, không có phước đức nào lớn cho bằng sự thông thái của trí tuệ. Có trí tuệ là có tất cả.
18) Bình an trong tâm tưởng
Dù chúng ta có tất cả những phước báu nói ở trên nhưng trong lòng chúng ta muộn phiền, lo âu. Miệng chúng ta khô đắng. Tâm trí chúng ta khắc khoải. Đầu óc chúng ta rối bù. Trong lòng chúng ta bất an. Thần kinh chúng ta bị dồn ép, căng thẳng, áp lực đè nặng lên từng hơi thở…thì dù ngồi trên đống vàng, trên bàn chất đầy đô-la thì cũng chẳng khác nào chốn địa ngục. Do đó, bằng mọi giá, chúng ta phải làm sao để được bình an trong tâm tưởng.
18) Bình an trong tâm tưởng
Dù chúng ta có tất cả những phước báu nói ở trên nhưng trong lòng chúng ta muộn phiền, lo âu. Miệng chúng ta khô đắng. Tâm trí chúng ta khắc khoải. Đầu óc chúng ta rối bù. Trong lòng chúng ta bất an. Thần kinh chúng ta bị dồn ép, căng thẳng, áp lực đè nặng lên từng hơi thở…thì dù ngồi trên đống vàng, trên bàn chất đầy đô-la thì cũng chẳng khác nào chốn địa ngục. Do đó, bằng mọi giá, chúng ta phải làm sao để được bình an trong tâm tưởng.
Sự chứng đắc của chư Phật và chư vị Bồ Tát chính là chỗ “an nhiên tự tại” hay “thân không bệnh tật, tâm không phiền não”. Mà muốn đạt đến chỗ “bình an trong tâm tưởng” thì phải có cách. Một trong những cách vi diệu nhất là “quán vô thường”. Quán vô thường có nghĩa là: Lo lắng cho vợ con đầy đủ rồi đó nhưng nhìn thấy vợ con rồi đây rồi cũng không thể ăn đời ở kiếp với mình. Địa vị cao sang, quyền cao chức trọng mà mình đang có đây rồi cũng sẽ là ảo ảnh.
Những ước mơ, khát vọng mà mình đang ấp ủ đây - thành hay bại rồi cũng tan như mây khói. Bao hận thù rồi cũng sẽ qua đi. Bao ân tình rồi cũng phải giã từ. Rồi cả cái thân mệnh quý giá của mình đây rồi cũng có ngày thối rữa. Quán được như thế thì lòng mình trùng xuống. Hơi thở sẽ nhẹ nhàng hơn, đầu óc tỉnh táo hơn, lo âu sẽ bớt đi, muộn phiền cũng vơi dần, giận dữ cũng nguôi ngoai, khát vọng cũng nhè nhẹ…và tâm trí trở nên bình ổn rồi từ từ thảnh thơi, tạm gọi là “giải thoát” tức không còn bị ràng buộc bởi bất cứ cái gì trên cõi đời này nữa. Đó là “chốn thần tiên”, là Tịnh Độ, là Cõi Phật. Bình an trong tâm tưởng, đầu óc yên bình, thanh tịnh là phước báu lớn nhất, phước báu thù thắng, phước báu bất khả tư nghị mà cõi nước của Đức Phật A Di Đà cũng chỉ vậy thôi.
Tóm lại phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại. Không thể có một thứ phước đức nào từ trên trời rơi xuống. Rất nhiều người ngày nay được xã hội quý trọng là do uy đức, công nghiệp của cha mẹ mình năm xưa. Và cũng rất nhiều người phải sống trong bóng tối vì những ác nghiệp mà cha mẹ, ông bà mình tạo ra trước đây. Những sự “chuyển dịch” phước đức đó còn gọi là nghiệp- nghiệp lành hay nghiệp dữ và nghiệp chuyển từ đời này sang đời khác.
Hiểu được như thế, chúng ta phải tự tạo phước báu cho chính chúng ta và qua đó cháu con sẽ được thừa hưởng. Và cũng xin nhớ cho, có phước đức rồi xin chớ phung phí như cổ nhân đã dạy, “Phú quý bất khả hưởng tận. Quyền thế bất khả ỷ tận.” Phước đức cũng giống như tiền để ngân hàng. Lấy ra tiêu xài từ từ, đầu tư để sinh lợi thì ăn mãi không hết, sau để lại cho con cháu. Tiêu xài phung phí, không lo đầu tư để tạo phước mới thì có ngày phá sản, cháu con cũng vạ lây.
Tóm lại phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại. Không thể có một thứ phước đức nào từ trên trời rơi xuống. Rất nhiều người ngày nay được xã hội quý trọng là do uy đức, công nghiệp của cha mẹ mình năm xưa. Và cũng rất nhiều người phải sống trong bóng tối vì những ác nghiệp mà cha mẹ, ông bà mình tạo ra trước đây. Những sự “chuyển dịch” phước đức đó còn gọi là nghiệp- nghiệp lành hay nghiệp dữ và nghiệp chuyển từ đời này sang đời khác.
Hiểu được như thế, chúng ta phải tự tạo phước báu cho chính chúng ta và qua đó cháu con sẽ được thừa hưởng. Và cũng xin nhớ cho, có phước đức rồi xin chớ phung phí như cổ nhân đã dạy, “Phú quý bất khả hưởng tận. Quyền thế bất khả ỷ tận.” Phước đức cũng giống như tiền để ngân hàng. Lấy ra tiêu xài từ từ, đầu tư để sinh lợi thì ăn mãi không hết, sau để lại cho con cháu. Tiêu xài phung phí, không lo đầu tư để tạo phước mới thì có ngày phá sản, cháu con cũng vạ lây.
Ý kiến bạn đọc
23/12/201504:42
Tinh Thong
Khách
Bài viết rất hay, phân tích sâu sắc. Nam Mô A Di Đà Phật.