Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Thời

11/12/201421:34(Xem: 6161)
Một Thời
qd-phatthichca-icMột Thời

NGUYỄN THẾ ĐĂNG

Một thời là chữ bắt đầu của kinh Phật: “Một thời Phật tại nước Xá-vệ..”, “Một thời Phật tại thành Vương Xá, trong núi Kỳ-xà-quật…” (tạng Hán Bắc tông). “Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường…”, “Một thời Thế Tôn đang ở thành…”(tạng Pali Nam tông).

Một thời…Với tâm thức bình thường, hạn hẹp của chúng ta thì nghe như xa lắm. Một thời…đã qua, đã là một cái chết xa xôi trong quá khứ. Sự “đang đi”, “đang ở” ấy là thời hiện tại của một quá khứ không còn nữa, một quá khứ đã chết.

Nhưng nếu một thời của Phật cũng giống như một thời của chúng ta (ai mà chẳng có những một thời của riêng mình: ngày đó…) thì chắc là đạo Phật cũng chẳng còn ở trên đời này.

“Nhất thời, Phật tại…”

Một thời, đây hẳn nhiên là một thời của thời gian. Nhưng thời gian ở đây là thời gian của giác ngộ.

Trong ý nghĩa đó, một thời là thời gian thuần túy, thời gian đã hoàn toàn được tịnh hóa hêt vô minh. Cho nên một thời này có trong tất cả mọi thời điểm của thời gian, có trong tất cả mọi hạt điểm của không gian.

Như một thí dụ từ rất xưa, mặt trăng khi không còn bị mây che thì có trong tất cả mọi ao hồ sông nước. Một thí dụ khác: một thời là một giọt nước. Khi nó ở trong đại dương thì giọt nước ấy là toàn thể đại dương. Một thời khi thật sự ở trong thời gian thì một thời ấy là toàn thể thời gian.

Đó là sự vô ngại của thời gian, sự vô ngại của ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai: “Một kiếp vào trong tất cả kiếp, tất cả kiếp vào trong một kiếp mà không làm hư hoại thời gian” (Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập pháp giới). “Trong một niệm có đủ ba thời” (phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện). Thế nên Phật hiện diện trong tất cả mọi thời gian không gian: “Phật thù đặc nhất trong tất cả, quang minh chiếu khắp đồng hư không, trước các chúng sanh đều khắp hiện, trăm ngàn muôn kiêp các quốc độ, trong một sát na đều hiện rõ, phóng quang độ người đồng đều khắp” (phẩm Chế Thủ Diệu Nghiêm).

Một thí dụ cụ thể: “Ngài Trí Khải sáng lập Thiên Thai tông nhập thất trì tụng kinh Pháp Hoa suốt 21 ngày đêm. Tụng đến phẩm Dược Vương Bồ-tát bổn sự, đến câu ‘Thị chân tinh tấn, thị danh chân pháp cúng dường’ thì hoát nhiên khai ngộ, thấy pháp hội Linh Sơn rõ ràng chưa tan. Mới biết được rằng Đức Thích Ca Mâu Ni vẫn còn thuyết pháp ở Linh Sơn nhưng chúng sanh vì che chướng sâu dày nên không thấy được”.

Một sự kiện của quá khứ thấm vào khắp hiện tại và tương lai, nhiếp nhập với tất cả hiện tại và tương lai. Đó là kiến giải cao nhất của đạo Phật trong kinh Hoa Nghiêm. Thế nên, ngay ở thời điểm này và ngay tại đây, chúng ta vẫn sống trong một hiện tại trùm khắp cả ba thời, một hiện tại vĩnh cửu trải khắp đồng thời có mặt trong mọi thời điểm của cả ba thời: “Một thời Phật tại…”

Đạo Phật là cái thời gian vĩnh viễn đang là và cái không gian vĩnh viễn đang là ấy. Những người bình thường chúng ta thì sống trong một thời gian chia cắt, phân mảnh, ngăn cách, và do đó thời gian là một tiêc nuối, một mất mát, một khổ đau. Trong văn chương thì “Một thời để yêu và một thời để chết” (E. M. Remarque), “Biển của thời đã mất” (G. G. Marquez).

…Ngay cả đối với khoa học, thì “Tại sao có mũi tên thời gian? Thời gian trôi về phía trước do một đặc tính của vũ trụ gọi là “entropy”. Các câu hỏi về entropy vẫn chua được trả lời…” (Chín bí ẩn của vật lý học đương đại, Natalie Wolchover, Tạp chí Tia Sáng, 20/8/2012).

Thực hành đạo Phật là để làm quen, để sống dần dần cái Một Thời ấy. Chúng ta hãy biết chuyển hóa cái thời gian mất mát của mình thành cái một thời phổ quát của đạo Phật. Có như thế thời gian mới không là sự mất mát mà là một kho tàng, một gia tài quý báu. Đạo Phật kêu gọi con người giải thoát. Giải thoát là giải thoát khỏi thời gian manh mún, chia cắt và mất mát. Giải thoát khỏi thời gian là đi vào cái Một Thời này.

Hãy sống cái một thời ấy trong mọi thời của một ngày bình thường của mình. Hãy thấy cái một thời ấy trong từng chiếc lá đang xanh hay đang rụng, trong từng sự vật dẫu nhỏ nhoi trước mắt. Hãy nhìn mọi người trong cái một thời ấy, để thấy chưa từng có sự cách ngăn, chia rẽ, chưa từng có một vết nứt nào trong thế giới thuần chân này. Và ngày nào nhắm mắt chết, hãy nhắm mắt trong cái một thời ấy.

Một thời là cái đang là, vĩnh viễn đang là, suốt từ quá khứ, hiện tại, cho đến tương lai.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2016(Xem: 35211)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
29/02/2016(Xem: 10838)
Khi trình bày tổng quát về Phật pháp theo cách tu tập của người Tây Tạng, tôi thường chỉ rõ rằng đạo Phật áp dụng ở Tây Tạng là một hình thức kết hợp các giáo lý thuộc Tiểu thừa, Bồ Tát thừa và Mật thừa, bao gồm cả những pháp môn như là Đại Thủ Ấn. Vì có khá nhiều người [hiện diện ở đây] đã nhận lễ quán đảnh và thọ học giáo pháp v.v... nên việc giảng giải về một cấu trúc hoàn chỉnh [của Phật giáo Tây Tạng] có thể sẽ hữu ích.
28/02/2016(Xem: 8078)
Một thuyết giảng ở Luân Đôn, Anh quốc, 1988. Được chuyển dịch sang Anh ngữ bởi Geshe Thupten Jinpa và hiệu đính bởi Jeremy Russell. Được xuất bản lần đầu tiên trong Cho-Yang (No.5), là một tạp chí được phát hành bởi Bộ Tôn Giáo và Văn Hóa thuộc chính quyền Trung Ương Tây Tạng ở Dharamsala. Copyright His Holliness the Dalai Lama 14 (Bản quyền thuộc về Thánh đức Dalai Lama thứ 14) Quyền cho phép phổ biến Việt ngữ miễn phí với sự chuẩn thuận của ngài Rajiv Mehrotra, đại diện Foundation For Universal Responsibility of HH The Dalai Lama (www.furhhdl.org)
11/02/2016(Xem: 9705)
Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Này các Tỳ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi”.
11/02/2016(Xem: 4907)
Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát. Bài viết này sẽ sắp xếp các lý luận sao cho thực dụng, có lợi cho tất cả những người quan tâm và muốn bước vào Thiền Tông. Tính thực dụng trong cách an tâm sẽ trình bày cụ thể, trong mức có thể được. Bản thân người viết tự xét sở học bất toàn, nên sẽ tránh ý riêng tối đa, để chủ yếu dựa vào các kinh Pali phổ biến, có sẵn với các bản Anh văn trên mạng.
24/12/2015(Xem: 4921)
Mỗi người khi sinh ra cũng chỉ với hai bàn tay trắng, rồi tùy theo phước báo và nghiệp lực gieo tạo, mà được trưởng thành trong ấm êm, đầy đủ, vinh danh, hay kiêu mạn, mặc sức thụ hưởng, hoang phí, làm việc thất đức để phải chịu cảnh bần cùng, đọa đày, khổ cực. “Tất cà chúng sanh đều có Phật tánh” kia mà ? Ai ràng buộc chúng ta mà phải cần giải thoát ? tất cả cũng đều do ta gieo tạo, rồi tự thọ nhận lấy quả báo mà thôi! Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình
23/12/2015(Xem: 9804)
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
19/12/2015(Xem: 5518)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến sự thực chứng năng lực Giác Ngộ vô thượng. Bồ tát thấy tính bản nhiên như pha lê này hiện hữu trong tất cả chúng ta, và bằng việc nhận ra sự tuyệt đẹp của năng lực con người chúng ta, đã luôn luôn có sự tôn trọng.
29/11/2015(Xem: 5142)
Các thanh niên dòng Da Xá trông thấy tướng hảo giải thoát của các vị Thánh này, nên đã phát tâm xuất gia. Cha mẹ và vợ con của các thanh niên Da Xá tìm đến Lộc Uyển thấy hào quang của Đức Phật và đại chúng trang nghiêm cũng phát tâm quy y Tam bảo. Từ đó, Phật giáo có mặt ở Ấn Độ và trải qua suốt thời gian dài hơn 2500 năm, Phật giáo đã được truyền bá từ nước này sang nước khác, có lúc thạnh, lúc suy. Tìm hiểu nguyên nhân nào làm Phật pháp hưng thạnh, hay suy đồi, để chúng ta giữ gìn và phát triển được đạo pháp.
28/11/2015(Xem: 5812)
“Nếu có Tỳ-kheo nào không tàm không quý thì làm tổn hại ái và kỉnh. Nếu không có ái và kỉnh thì làm tổn hại tín. Nếu không có tín thì làm tổn hại chánh tư duy. Nếu không có chánh tư duy thì làm tổn hại chánh niệm chánh trí. Nếu không có chánh niệm chánh trí thì làm tổn hại gìn giữ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn. “Nếu Tỳ-kheo nào biết hổ thẹn thì có ái và kỉnh. Nếu có ái và kỉnh thì thường có tín. Nếu có tín thì thường có chánh tư duy. Nếu có chánh tư duy thì thường có chánh niệm chánh trí. Nếu có chánh niệm chánh trí thì thường giữ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu giải thoát thì liền được Niết-bàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]