Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu....

19/06/201308:07(Xem: 3059)
Tu....
Phat_Thich_Ca_3

TU...

Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA


Vừa rồi, chúng tôi đọc một bài viết có chữ Nếucủa Đại lão Hòa thượng Thích Trí Chơn, đương kim Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ ở báo Chánh Pháp số 09, tháng 01 năm 2010. Bài viết của Ngài nêu lên nhiều điểm thực tế cho sự tu hành. Chúng tôi thấy hay và dễ dàng áp dụng cho mình nhưng cũng có thể áp dụng cho mọi người, đặc biệt là cho những ai muốn tu và thật sự tu, dù là xuất gia hay tại gia. Ngài đưa lên mấy chữ Nếurất chí lý ; chẳng hạn như :

. .. Nếuphỏng chúng ta nói đó là điều có thể thực hiện, chắc có nhiều kẻ không khỏi la lên bảo : “Làm sao có thể thực hiện được ?”Nếucác Phật tử cũng như mọi tín đồ Thiên chúa đều thực hành đúng những giới cấm của đức Phật và những điều răn của Chúa thì thế giới này có thể thay đổi được không ? Mọi vấn đề quan yếu đều do ở nơi chữ Nếubé nhỏ này.”.. .

. . . Nếutất cả mọi người đều giữ giới không sát sanh thì ai dám bảo rằng cục diện thế giới đen tối này không thể thay đổi được ? Nhưng thử hỏi có mấy người tin chắc rằng họ có thể giữ đúng được điều răn “Không giết hại”đó ? Mặc dù rất ít, nhưng chúng ta cũng có một tia nhỏ hy vọng, một điểm sáng mờ giữa nền trời đen thất vọng, bởi lẽ lần đầu tiên trong lịch sử hiểu biết của nhân loại, con người đã ý thức được rằng chiến tranh bao giờ cũng gây nên chiến tranh và người chiến thắng cũng như kẻ chiến bại thảy đều đau khổ như nhau. ”.. .

Trong kinh pháp thường được nhắc nhở rằng :

*-.Nếu tất cả mọi người đều chỉ giữ một giới “Không sát sanh”không thôi, thì thế giới này sẽ không có chiến tranh. và,

*-.Nếu mọi người chỉ giữ giới “không trộm cắp”thì thế giới này sẽ không có lao tù.

Rồi tôi đọc trên Diễn Đàn mục bàn luận về tin tức Thể thao ngày 08-01-2010, đặc biệt là môn Football, có đoạn vừa buồn cho ông (Jim Zorn)bầu (head Coach)của đội FootballWashington Redskins như sau: ". . . Khi mà đội bóng không thành công như ý dân muốn thì ông bầu là người phải ra đi trước, vì ai cũng biết “ý dân là ý trời” mà ! Nhưng có điều bị mời đến Văn Phòng lúc 2:15am thì thật là quá đáng và chính thức bị đuổi lúc 4 giờ sáng thì thật lá ác tâm ác đức ! Còn nữa, khi ra về có cả Nhân Viên An Ninh kè kè bên hông để gọi là“Tháp Tùng” nữa chứ ! Làm gì thì làm, chờ cho người ta tròn giấc ngũ rồi mới giải quyết. Đó là chuyện của ông bầu Jim Zorn, head coach của đội Washington Redskins ! Đúng như người ta thường nói:“Thương thì quả Ấu cũng tròn, Ghét thì trái Bồ hòn cũng méo”.

Sau vài tiếng đồng hồ cho ông Jim Jorn nghĩ việc thì ông chủ của đội WashingtonRedskins là Daniel Snyder liền rước ông Mike Shanahan bằng chiếc phản lực cơ Redskins One. Ông chủ của đội Washington Redskins và ông Mike Shanahan vì 2 người là bạn thân với nhau từ những năm cuối của thập niên 1990. Chiều thứ Ba vừa qua ông Mike Shanahan đã được ông Daniel Snyder ký cho một hợp đồng 5 năm, trung bình mỗi năm 7 triệu Mỹ kim.”.(hết trích)

Sau khi đọc hai bài vừa đoản văn và tin tức, chúng tôi suy nghĩ và viết lên bài nầy với một chữ TU. Tức là chỉ có Tu mà thôi.

Trong bài “Nếu”đã nêu rõ ràng thế nào là hòa bình, thế nào là chiến tranh. Cả hai không phải từ bên ngoài đem vào cho mình ; mà chỉ tự mình thực hiện mới có được. Tất cả ai ai cũng thấy: Đạo Phật muốn được an lạc thì phải thực hành, chứ không phải là nói nhiều, nói hay.

Bản tin thể thao trên đây, sở dĩ có chuyện vui buồn là do ở nơi cái lợi. Vui như ông Coach Mike Chanahan đến với đội Washington Redskins ; vừa làm lớn vừa lợi nhuận mỗi năm 7 triệu Mỹ kim. Buồn như cựu coach Jim Jorn của đội Washington Redslins là không còn lợi nhuận như hằng năm và không còn đồng đội dưới quyền để nghe lệnh, trên sân cũng chẳng còn hình bóng của ông ta.

Đó chuyện đời thường. Còn chuyện tu tập cho hàng con Phật dù xuất gia hay tại gia thì sao ?

*.- Hàng xuất gia :Một khi phát tâm, bước chân vào chùa, quỳ trước bổn sư để được thế phát quy y xuất gia học đạo, đọc lên lời phát nguyện :

“Hủy hình thú chi tiết,

Cát ái từ sở thân,

Xuất gia hành Thánh đạo,

Thệ độ nhất thế nhân.”

Nghĩa là :

Bỏ thân hình đẹp không tiếc,

Bỏ ân ái, từ cả người thân,

Xuất gia phụng hành đạo Thánh,

Nguyện độ hết thảy mọi người.

Cái thân mà người đời rất quý trọng, cho là đẹp đẽ, cần phải trau chuốt, nâng niu tột cùng; nhưng đối với hàng xuất gia trong nhà Phật lại xem nhẹ nó, chỉ giữ gìn nó sao tương sạch sẽ, không đau ốm là đủ để tu tập vào con đường Giác ngộ. Nếu là đồng niên, thì chính ngay cha mẹ, anh em cũng xa lìa và nương theo như đức Phật và chư Tổ, dõng mãnh tiến bước vào đường đạo ; nếu có gia đình, cũng xin xả bỏ vợ hay chồng và con cái ở lại, lên đường học đạo giải thoát. Vì chí hướng của người xuất gia là thượng cầu hạ hóa. Cho nên câu cuối của bài kệ, khi quỳ trước Phật, trước Đại chúng và nhất là trước Bổn sư, đọc lớn : Thệ độ nhất thế nhân,là vậy đó. Khi một vị được gọi là Trưởng tử của Như lai, dù là Đại đức, Thượng tọa hay Hòa thượng, bước lên bục giảng pháp cho quần chúng, lúc nào cũng khuyến tấn rằng chúng ta phải đoàn kết, phải hỷ xả, xem công danh phú quý như đôi dép bỏ. Chúng ta phải học và thực hành cho bằng được Mười Điều Tâm Niệm như sau :

1.-Nghĩ đến thân thể thì cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.

2.-Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu sa nổi dậy.

3.-Cứu xét tâm tánh đừng cầu khôntg khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở cầu không thấu triệt.

4.-Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai, vì không chông gai thì chí nguyện không kiên cường.

5.-Làm việc đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng thường kiêu ngạo.

6.-Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.

7.-Với người thì đừng mong tất cả đều thuận chìu theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất tự kiêu.

8.- Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân mà có ý mưu đồ.

9.-Thấy lợi đừng nhúng tay vào, vì nhúng tay vào thì hắc ám tâm trí.

10.-Oan ức không cầu biện bạch, vì biện bạch là hèn nhát mà trả thù thì oán đối kéo dai.(Luận Bảo Vương Tam Muội).

Bởi vậy Đức Phật dạy :

*.-Lấy bệnh khổ làm thuốc than.

*.-Lấy hoạn nạn làm giải thoát,

*.-Lấy khúc mắc làm thú vị,

*.-Lấy ma quân làm đạo bạn,

*.-Lấy khó khăn làm thích thú,

*.-Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ,

*.-Lấy người chống đối làm nơi giao du,

*.-Coi thi ân như đôi dép bỏ,

*.-Lấy sự xả lợi làm vinh hoa,

*.-Lấy oan ức làm cửan ngõ đạo hạnh.

Theo đây, chúng ta thấy gì ?

Với những lời dạy được rút ra từ trong Phật pháp, chúng ta làm được và đúng những phần nào ? Hay, chưa có danh thì chạy quanh chạy quất, cậy nhờ người đủ thứ; thậm chí kiếm tiền để lo lót cho có danh, có chức. Chưa có bằng cấp thì chạy cho có, chưa có giải này, giải nọ thì mong cầu cho được. Từ đó đã đánh mất đi cái tâm thanh tịnh và chí nguyện lúc ban đầu quỳ trước Tam bảo để phát nguyện. Vì tranh đua, tìm cầu chưa được nên dùng những giả tâm đốn mạt để vu khống cho người khác thậm chí không còn tâm từ bi, không còn lương tri của mình khi phát ra những lời mà người thế tục cũng không dùng tới.

Thử hỏi khuyên quần chúng từ bi, đoàn kết thì củ soát lại bản tâm mình đã thật sự đoàn kết, đã có từ bi chưa ?

Muốn cầu hòa bình, muốn được thiên hạ cho mình giải hòa bình, thì, đối với đồng sự, đối với đồng liêu và nhất là đối với thuộc cấp mình đã hoà bình với họ chưa ?

Đức Phật thường dạy : "Lấy ân trả oán, thì oán kia tiêu diệt ; lấy từ bi để diệt hận thù" ;nhưng thật sự mình lấy ân hay là tạo ra oán đây ?

Thân mang pháp phục của Phật, tâm chạy rông ngoài thế tục để nghe ngóng, đào bới, không có tạo cho có để trù dập cho bằng được theo với cái tâm hoen ố, thiếu đạo đức của mình. Thấy ai gần hơn mình hoặc bằng mình là không thể chịu được, tâm súc sanh bắt đầu bộc phát mạnh mẽ. Thấy người ta làm được, mình không làm được hoặc không chịu làm, thì đâm ra ganh tỵ; thấy chùa khác Phật tử đông đúc đến nghe pháp, vì vị Trú trì biết cách hoằng pháp, sợ chùa mình bị lung lay, sợ Phật tử đến đó nghe pháp thì tìm cách ngăn chận hoặc tạo một tin không mấy tốt đẹp để vu khống. Đó là cái “dở”, thế mà cứ cất giữ mãi để làm của riêng, để xài một cách phi Phật pháp.

Vậy thì, cả đời hành xử như thế, cuối cùng được cái gì khi tấm thân cát bụi này tan vỡ ? Đó là câu hỏi lớn cho người con Phật, người học Phật và người sống cuộc sống hiền lương.

Ý nghĩ của bài còn dài và dài lắm, nhưng, khổ báo có hạn, chúng tôi tạm kết thúc ngang đây với bài thơ mộc mạc mà chúng tôi đã trình làng từ lâu.

Thơ rng :

TU

Tu là tu,

Là phát tâm hướng Phật,

Là phát tâm hướng đến cả muôn loài,

Là phát tâm trì niệm suốt cuộc đời,

Là phát nguyện cho một ngày về bờ giác,

Tu như thế mới mong ngày giải thoát,

Trong hiện đời an lạc với chính ta,

Dù thân nầy đang nương náu Ta bà,

Tâm tự tại như đang là tịnh độ,

Tu như thế mới vơi đi sầu khổ,

Ðã tự tu là chính mình tự độ,

Niết bàn đâu mà tìm mãi bên ngoài.

Không vướng tục tức là tiên cảnh,

Ðã xa trần ấy thế bồng lai.

Tự mình gắng lấy ai ơi !.

(Trọng thu Kỷ mão – 1999)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2016(Xem: 9077)
Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Này các Tỳ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi”.
11/02/2016(Xem: 4302)
Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát. Bài viết này sẽ sắp xếp các lý luận sao cho thực dụng, có lợi cho tất cả những người quan tâm và muốn bước vào Thiền Tông. Tính thực dụng trong cách an tâm sẽ trình bày cụ thể, trong mức có thể được. Bản thân người viết tự xét sở học bất toàn, nên sẽ tránh ý riêng tối đa, để chủ yếu dựa vào các kinh Pali phổ biến, có sẵn với các bản Anh văn trên mạng.
24/12/2015(Xem: 4418)
Mỗi người khi sinh ra cũng chỉ với hai bàn tay trắng, rồi tùy theo phước báo và nghiệp lực gieo tạo, mà được trưởng thành trong ấm êm, đầy đủ, vinh danh, hay kiêu mạn, mặc sức thụ hưởng, hoang phí, làm việc thất đức để phải chịu cảnh bần cùng, đọa đày, khổ cực. “Tất cà chúng sanh đều có Phật tánh” kia mà ? Ai ràng buộc chúng ta mà phải cần giải thoát ? tất cả cũng đều do ta gieo tạo, rồi tự thọ nhận lấy quả báo mà thôi! Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình
23/12/2015(Xem: 7937)
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
19/12/2015(Xem: 4896)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến sự thực chứng năng lực Giác Ngộ vô thượng. Bồ tát thấy tính bản nhiên như pha lê này hiện hữu trong tất cả chúng ta, và bằng việc nhận ra sự tuyệt đẹp của năng lực con người chúng ta, đã luôn luôn có sự tôn trọng.
29/11/2015(Xem: 4528)
Các thanh niên dòng Da Xá trông thấy tướng hảo giải thoát của các vị Thánh này, nên đã phát tâm xuất gia. Cha mẹ và vợ con của các thanh niên Da Xá tìm đến Lộc Uyển thấy hào quang của Đức Phật và đại chúng trang nghiêm cũng phát tâm quy y Tam bảo. Từ đó, Phật giáo có mặt ở Ấn Độ và trải qua suốt thời gian dài hơn 2500 năm, Phật giáo đã được truyền bá từ nước này sang nước khác, có lúc thạnh, lúc suy. Tìm hiểu nguyên nhân nào làm Phật pháp hưng thạnh, hay suy đồi, để chúng ta giữ gìn và phát triển được đạo pháp.
28/11/2015(Xem: 5340)
“Nếu có Tỳ-kheo nào không tàm không quý thì làm tổn hại ái và kỉnh. Nếu không có ái và kỉnh thì làm tổn hại tín. Nếu không có tín thì làm tổn hại chánh tư duy. Nếu không có chánh tư duy thì làm tổn hại chánh niệm chánh trí. Nếu không có chánh niệm chánh trí thì làm tổn hại gìn giữ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn. “Nếu Tỳ-kheo nào biết hổ thẹn thì có ái và kỉnh. Nếu có ái và kỉnh thì thường có tín. Nếu có tín thì thường có chánh tư duy. Nếu có chánh tư duy thì thường có chánh niệm chánh trí. Nếu có chánh niệm chánh trí thì thường giữ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu giải thoát thì liền được Niết-bàn.
28/09/2015(Xem: 5717)
Tất cả chúng ta hiện giờ có mặt ở đây không phải chỉ một lần, mà là vô số lần rồi. Con người bỏ thân này chưa phải là hết, mà còn lang thang không biết đến bao giờ. Vì vậy nhà Phật thường dùng từ “lang thang trong kiếp luân hồi”, cứ đi mãi không biết dừng nơi đâu? Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”.
26/09/2015(Xem: 5670)
Thật vậy, ngay sau khi thành đạo, Đức PHẬT đã tuyên bố “LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN KHỔ” của thế gian một cách rất ngắn gọn, giản dị, và rõ ràng; Chỉ như sự chửa bệnh của một ông Bác sĩ: "Nầy các tỳ kheo, bởi vì không thông hiểu, không thấu đạt Bốn Sự Thật Cao Quý mà ta cũng như quý vị từ lâu đã phải trãi qua nhiều kiếp luân hồi trong vòng sinh tử... Bằng cách thông hiểu, bằng cách thấu đạt 4 SỰ THẬT: 1) SỰ THẬT về KHỔ, 2) SỰ THẬT về NGUYÊN NHÂN của KHỔ 3) SỰ THẬT về NIẾT BÀN (lúc khổ tận diệt) 4) SỰ THẬT về CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN NIẾT BÀN lòng tham thủ về sinh hữu được đoạn tận, sự hỗ trợ để sinh hữu được phá hủy, và từ đó không còn khổ đau vì sinh tử nữa."
08/09/2015(Xem: 5129)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng. Tứ vô lượng tâm là Bốn tâm vô lượng bao gồm: Từ vô lượng tâm, Bi vô lượng tâm, Hỷ vô lượng tâm và Xả vô lượng tâm. “Từ” nguyên văn là: “Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567