Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Qua sông rồi, chớ đội bè

06/10/201421:13(Xem: 5051)
Qua sông rồi, chớ đội bè
 
 

chiec be











Các kinh nghiệm, quan điểm, phương pháp, hệ thống, lý thuyết, chủ thuyết… là các công cụ để định hướng cho đời sống cá nhân và xã hội. Nó giống như những cái thuyền, bè giúp chúng ta đi qua dòng sông thực tiễn. 

 

Khi thực tiễn thay đổi, các hệ thống phương pháp cũ trở thành không còn thích hợp nữa. Vai trò chuyên chở của chúng đã mất. Tuy nhiên, do quán tính của nhận thức, con người ta vẫn thường bám níu vào những điều cũ kỹ. Trong lĩnh vực quan hệ giữa người với người, sự biết ơn, nhớ ơn là điều cần được duy trì, cổ vũ. Trong lĩnh vực nhận thức thì khác hơn, giống như đứa trẻ lên mười không thể mặc cái áo cho trẻ lên ba, những nhận thức, những hệ thống không phù hợp với thực tại cần phải được bỏ đi. 

 

Điều này được nhắc đi nhắc lại vô số lần trong các văn bản Phật giáo. Con người cần phải hủy bỏ các quán tính, nhận thức, cần phải phá chấp. Đức Phật giảng thích (Kinh Ví dụ con rắn, Trung bộ 1 – trang 305): Này các Ty-kheo ví như có người đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Người đó suy nghĩ: “Đây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm vàhãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cây cầu bắc qua từ bờ này tới bờ kia. Nay ta thu góp cỏ, cây, nhành, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này nỗ lực vượt qua đến bờ bên kia an toàn”. 

 

Khi qua bờ bên kia rồi, người ấy suy nghĩ: “chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ nó mà ta qua sông được. Bây giờ ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai và đi đến nơi nào ta muốn”. Này các Tỳ-kheo các ông nghĩ thế nào? Người ấy làm như vậy có đúng với chức năng của chiếc bè hay không?

– Thưa không.
– Người đó phải làm thế nào cho đúng với chức năng của chiếc bè? Này các Tỳ-kheo, người ấy sau khi sang được bờ bên kia nên suy nghĩ hợp lý như sau: “chiếc bè này có lợi ích cho ta, nhờ nó mà ta vượt qua được bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên bờ đất khô hay nhận chìm xuống nước và đi đến nơi nào ta muốn”.
(Kinh Ví dụ con rắn)

Nếu đội bè mà đi thì không thấy được bầu trời cao rộng. Nhà sử học Tư Mã Thiên, trong tâm sự buồn, cũng ví mình như người đội chậu. Nếu đội chậu không thấy được mặt trời thì khi đội bè ắt tệ hơn. Con người cần phải tránh tình trạng tự nguyện đội bè, phải làm chấm dứt các ám ảnh suy luận để có thể nhìn rõ thực tiễn và không bị giới hạn trong phương pháp giải quyết. Vì thế, cần có:
Quy tắc bỏ bè: Các kiến thức, kinh nghiệm, lý thuyết, truyền thống, đạo đức… chỉ nên sử dụng theo nguyên lý chọn lựa: điều gì làm tăng trưởng điều xấu, giảm thiểu điều tốt thì phải bỏ đi.

Quy tắc trên được phát biểu theo dạng phủ định. Nếu phát biểu theo dạng khẳng định thì quy tắc này phát biểu như sau: Có thể hủy bỏ các quy trình, hệ thống cũ, có thể sử dụng các giải pháp không truyền thống để giải quyết vấn đề nhằm tạo ra kết quả đúng tốt. Quy tắc này nhằm huỷ bỏ các sự hạn chế của các thủ tục quy trình hiện hành nếu có cách làm khác đúng tốt hơn. Nó nhằm tránh các loại quán tính về nhận thức. 

 

Trong Phương pháp luận sáng tạo TRIZ, có một số nguyên tắc thể hiện điều này. Chẳng hạn nguyên tắc phản đối xứng: chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng, những đối tượng không đối xứng thì làm tăng độ không đối xứng. Một nguyên tắc khác là nguyên tắc linh động: thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài, phân chia đối tượng thành nhiều phần có khả năng dịch chuyển, làm cho các đối tượng bất động có thể di chuyển được. 

 

Một nguyên tắc tương tự là nguyên tắc chuyển sang chiều khác: những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo theo đường (một chiều) có thể sẽ không còn nếu cho đối tượng di chuyển trong một mặt phẳng hay trong không gian… quy tắc này cần được áp dụng cho người lớn tuổi, những người có quá nhiều kinh nghiệm. Các câu nói thông thường là: hồi xưa thì khác, chưa bao giờ thấy ai làm như vậy v.v… Chính là thể hiện của trạng thái quán tính nhận thức, quy tắc bỏ bè trả lời cho những lập luận đó.

Một trong những cách để xoá bỏ quán tính cũ là phương pháp tìm kiếm những điều bất thường (nguồn Peak Learning, Ronald Gross): những điều sai khác đặc biệt mà ta không hiểu được. Theo Phật học, các diễn biến của thực tại bao giờ cũng ra ngoài các suy nghĩ dự đoán và có vô số điều mà ta chưa bao giờ biết. Vì thế, đối với Phật học, mọi cái đang diễn ra đều là bất thường. Một số các kỹ năng để thấy được điều bất thường đã được phát biểu (theo Schank, nguồn: Peak Learning):

- Thấy lạ trông quen: món ăn Việt khác món ăn Thái chỗ nào? Chương trình ti vi đó làm tôi thích bằng cách nào?

- Đưa ra biến thể của sự việc: Điều gì xảy ra nếu món Thái nấu theo kiểu Việt? Tôi thích điều gì trong chương trình ti vi đó?

- Để qua một bên các giải thích quen thuộc: Tìm một cách giải thích khác với suy luận theo thói quen hay theo số đông vì các suy luận đó có thể sai.

- Để qua một bên các quy tắc quen thuộc: Bằng cách này ta có cơ hội để xem xét vấn đề theo con mắt mới mẻ hơn

- Đóng vai người khác: Tưởng tượng mình là người Thái (mặc dù mình là người Việt), tưởng tượng mình là người bị hại (mặc dù mình không là người bị hại), tưởng tượng mình là thầy giáo (mặc dù không phải là thầy giáo) có nhiệm vụ giải thích cho học sinh (mặc dù người nghe giải thích không phải là học sinh).

Trong hệ thống Kaizen của Nhật Bản quy tắc bỏ bè được áp dụng trong sự thay đổi các thủ tục, quy trình cũ, loại bỏ các thủ tục, quy trình không cần thiết mà vẫn được đảm bảo kết quả tốt và được thực hiện bởi các nhân viên trực tiếp làm việc. Quá trình cải tiến này có thể gọi là quá trình làm tắc có chủ đích, làm tắt một cách có trách nhiệm. Như thế, người lao động được phân quyền cải tiến trong khu vực làm việc của họ. 
Điều này trái với hệ thống quản trị theo kiểu cơ giới, trong đó người lao động chỉ được làm theo các thủ tục được chỉ định, nếu vi phạm sẽ bị khiển trách. 

 

Đối với quan điểm của những người thực hiện Kaizen, những cải tiến (nhỏ và liên tục) chính là sự phá vỡ các thủ tục quy trình cũ. Do đó, Kaizen được xem là “sự nổi loạn chống lại quá khứ”. Với cách quản trị cơ giới, loại “nổi loạn” này không được chấp nhận. Người quản lý sẽ bảo rằng: “anh hãy lo làm theo quy trình, đừng cải lý, quy trình là cái bè mà anh cần phải đội, thay đổi là nhiệm vụ của cấp trên”. Cải tiến trong hệ thống Kaizen cũng được xem như là “lời tự thú”. Đó là sự tự thú rằng các quy trình cũ còn có khiếm khuyết, thậm chí là sai lầm, vì có khiếm khuyết, sai lầm mới cần phải cải tiến. Tuy nhiên, thà rằng ta chịu ấy náy mà thừa nhận sai lầm rồi cải tiến còn hơn là chịu đội cái bè khiếm khuyết ấy và làm giảm sức cạnh tranh của mình trong thời đại cạnh tranh khốc liệt này.


Quan điểm của Kaizen về “nổi loạn” và “tự thú” bằng các cải tiến đã được trình bày trong một đoạn thuyết giảng khác của đức Phật (VII, Phẩm lớn, 65, Tăng chi bộ kinh 1, trang 338). Quy tắc bỏ bè được trình bày như sau:

"Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được kho tàng kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt các dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì đó là bậc thầy của mình. 

Này các Kàlàmà, khi nào các người tự mình biết rõ như sau: “các hành vi này là sai xấu, các hành vi này là có tội, các hành vi này bị người có trí chỉ trích, các hành vi này nếu chấp nhận và thực hiện sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau”, thì này các Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng… vị nào rèn luyện suy nghĩ xa lìa tham lam, tức giận, ngu muội… với suy nghĩ không oán hận như vậy, không tức giận như vậy, không dơ bẩn ô nhiễm như vậy, trong sạch như vậy, ngay trong hiện tại, người ấy đạt được một trong bốn suy nghĩ an ủi như sau 

 

– Nếu có đời sau, nếu có kết quả biến dị của các động lực nội sinh đúng tốt, sai xấu, thì sau khi thân thể tan rả, mạng sống kết thúc, ta sẽ sanh vào nơi đúng tốt, cõi trời, cõi đời này. Đấy là an ủi thứ nhất. 

 

– Nếu không có đời sau, không có kết quả biến dị của các động lực nội sinh đúng tốt, sai xấu, thì ở đây, ngay trong hiện tại, ta cũng được sống với suy nghĩ không oán hận, không phiền não, được yên ổn sung sướng. Đấy là an ủi thứ hai. 

 

– Nếu việc sai xấu ta có làm, nhưng ta không có suy nghĩ ác với ai cả, và nếu ta không làm điều ác thì làm sao ta có thể cảm nhận khổ đau được. Đấy là an ủi thứ ba. 

 

– Nếu việc sai xấu ta không có làm, thì về cả hai phương diện cố ý hay vô ý, ta quan sát thấy ta hoàn toàn trong sạch. Đấy là an ủi thứ tư.”

 

(VII, Phẩm lớn, 65, Tăng chi bộ kinh 1, tr. 338).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2016(Xem: 9081)
Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Này các Tỳ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi”.
11/02/2016(Xem: 4302)
Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát. Bài viết này sẽ sắp xếp các lý luận sao cho thực dụng, có lợi cho tất cả những người quan tâm và muốn bước vào Thiền Tông. Tính thực dụng trong cách an tâm sẽ trình bày cụ thể, trong mức có thể được. Bản thân người viết tự xét sở học bất toàn, nên sẽ tránh ý riêng tối đa, để chủ yếu dựa vào các kinh Pali phổ biến, có sẵn với các bản Anh văn trên mạng.
24/12/2015(Xem: 4422)
Mỗi người khi sinh ra cũng chỉ với hai bàn tay trắng, rồi tùy theo phước báo và nghiệp lực gieo tạo, mà được trưởng thành trong ấm êm, đầy đủ, vinh danh, hay kiêu mạn, mặc sức thụ hưởng, hoang phí, làm việc thất đức để phải chịu cảnh bần cùng, đọa đày, khổ cực. “Tất cà chúng sanh đều có Phật tánh” kia mà ? Ai ràng buộc chúng ta mà phải cần giải thoát ? tất cả cũng đều do ta gieo tạo, rồi tự thọ nhận lấy quả báo mà thôi! Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình
23/12/2015(Xem: 7946)
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
19/12/2015(Xem: 4901)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến sự thực chứng năng lực Giác Ngộ vô thượng. Bồ tát thấy tính bản nhiên như pha lê này hiện hữu trong tất cả chúng ta, và bằng việc nhận ra sự tuyệt đẹp của năng lực con người chúng ta, đã luôn luôn có sự tôn trọng.
29/11/2015(Xem: 4530)
Các thanh niên dòng Da Xá trông thấy tướng hảo giải thoát của các vị Thánh này, nên đã phát tâm xuất gia. Cha mẹ và vợ con của các thanh niên Da Xá tìm đến Lộc Uyển thấy hào quang của Đức Phật và đại chúng trang nghiêm cũng phát tâm quy y Tam bảo. Từ đó, Phật giáo có mặt ở Ấn Độ và trải qua suốt thời gian dài hơn 2500 năm, Phật giáo đã được truyền bá từ nước này sang nước khác, có lúc thạnh, lúc suy. Tìm hiểu nguyên nhân nào làm Phật pháp hưng thạnh, hay suy đồi, để chúng ta giữ gìn và phát triển được đạo pháp.
28/11/2015(Xem: 5344)
“Nếu có Tỳ-kheo nào không tàm không quý thì làm tổn hại ái và kỉnh. Nếu không có ái và kỉnh thì làm tổn hại tín. Nếu không có tín thì làm tổn hại chánh tư duy. Nếu không có chánh tư duy thì làm tổn hại chánh niệm chánh trí. Nếu không có chánh niệm chánh trí thì làm tổn hại gìn giữ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn. “Nếu Tỳ-kheo nào biết hổ thẹn thì có ái và kỉnh. Nếu có ái và kỉnh thì thường có tín. Nếu có tín thì thường có chánh tư duy. Nếu có chánh tư duy thì thường có chánh niệm chánh trí. Nếu có chánh niệm chánh trí thì thường giữ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu giải thoát thì liền được Niết-bàn.
28/09/2015(Xem: 5718)
Tất cả chúng ta hiện giờ có mặt ở đây không phải chỉ một lần, mà là vô số lần rồi. Con người bỏ thân này chưa phải là hết, mà còn lang thang không biết đến bao giờ. Vì vậy nhà Phật thường dùng từ “lang thang trong kiếp luân hồi”, cứ đi mãi không biết dừng nơi đâu? Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”.
26/09/2015(Xem: 5672)
Thật vậy, ngay sau khi thành đạo, Đức PHẬT đã tuyên bố “LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN KHỔ” của thế gian một cách rất ngắn gọn, giản dị, và rõ ràng; Chỉ như sự chửa bệnh của một ông Bác sĩ: "Nầy các tỳ kheo, bởi vì không thông hiểu, không thấu đạt Bốn Sự Thật Cao Quý mà ta cũng như quý vị từ lâu đã phải trãi qua nhiều kiếp luân hồi trong vòng sinh tử... Bằng cách thông hiểu, bằng cách thấu đạt 4 SỰ THẬT: 1) SỰ THẬT về KHỔ, 2) SỰ THẬT về NGUYÊN NHÂN của KHỔ 3) SỰ THẬT về NIẾT BÀN (lúc khổ tận diệt) 4) SỰ THẬT về CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN NIẾT BÀN lòng tham thủ về sinh hữu được đoạn tận, sự hỗ trợ để sinh hữu được phá hủy, và từ đó không còn khổ đau vì sinh tử nữa."
08/09/2015(Xem: 5129)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng. Tứ vô lượng tâm là Bốn tâm vô lượng bao gồm: Từ vô lượng tâm, Bi vô lượng tâm, Hỷ vô lượng tâm và Xả vô lượng tâm. “Từ” nguyên văn là: “Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567