Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18-Hoa sen trong bùn

28/01/201109:41(Xem: 9655)
18-Hoa sen trong bùn

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT

HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Hoa sentrong bùn

Có lắmngười xuất gia cũng như tại gia cho rằng, chúng ta tu khôngthể nào giác ngộ thành Phật. Vì đức Phật ra đời có nhữngnhân duyên kỳ đặc, bản chất Ngài đã thánh sẵn rồi; cònchúng ta nào là ham mê dục lạc, nào là tội lỗi đầy đầu,nào là sanh nhằm thời mạt pháp căn cơ yếu kém ngu độnv.v... làm sao tu thành Phật được? Ở đây chúng ta hãy nhìnThái tử là một con người, thật là người để lấy làmmẫu mực hướng theo tu hành.

THÁITỬTẤT-ÐẠT-ÐA (Siddharta) - SỐNG TRONG HOÀNG CUNG

Khilà một ông hoàng ở trong cung cấm, Thái tử bị mọi thứdục lạc bủa vây: nào là vợ đẹp, hầu xinh, Ngài có cảthảy ba bà vợ, bà Cu-tỳ-gia (Gapica), bà Gia-du-đà-la (Yasodhara),bà Lộc giả (Urganica) và cung phi mỹ nữ. Nào là đàn ngọthát hay, cả ngày âm thanh dằng dặc không dừng nghỉ. Nàolà sự chiều chuộng của vua cha, xây cung điện thích hợpbốn mùa, tạo cảnh vui thích không để Ngài có một phútđăm chiêu. Ðây là cảnh thiên đàng ngay trong trần thế, Ngàivui hưởng cảnh này đến năm mười chín tuổi.

THÁITỬ ÐI TU VÀ THÀNH PHẬT

Chỉmột lần Thái tử trông thấy cảnh già, bệnh, chết củacon người, Ngài khổ đau trằn trọc. Tại sao người ta phảichấp nhận lớp người này sanh ra, già, bệnh, chết, rồilớp khác tiếp tục, cứ thế tiếp tục mãi không có ngàycùng? Ngài cương quyết đập tan cái tiền lệ ấy. Vì thế,bao đêm Ngài thức trắng, lòng Ngài băn khoăn đau xót giàyvò, cốt tìm ra lối thoát để cứu mình, cứu chúng sanh. Từđây, sắc đẹp hát hay, trở thành trơ trẽn tầm thườngtrước mắt Ngài. Thức ngon vị ngọt, trở thành nhạt nhẽochán ngán, khi chúng để vào miệng Ngài. Ngài ê chề ngánngẩm mọi thứ dục lạc tạm bợ trá hình. Ngài cương quyếtrời hoàng cung xuất gia tầm đạo. Mặc dù con đường nàygiăng trải trước mắt Ngài muôn vàn nguy hiểm thập tử nhấtsanh, Ngài chấp nhận phải dấn bước. Thế là Ngài xuấtgia lúc mười chín tuổi.

Baonhiêu năm lang thang trong rừng sâu học đạo, con người vươnggiả của Ngài đã pha màu sương gió, đã từng trải mọithứ đắng cay, song ý chí kiên cường quả cảm của Ngàikhông suy giảm. Học đạo không thỏa mãn, Ngài nguyện thựchành khổ hạnh tột cùng. Nhưng thân sắp hoại mà đạo chưathấy, Ngài phải sống trung hòa và đến dưới cội bồ-đềngồi tu bốn mươi chín ngày đêm liền ngộ đạo. Ngang đây,Ngài thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni. Ðã qua rồi, con đườngtầm đạo ngót mười một năm.

Saukhi Ngài thành Phật, Ngài nhìn hồ sen thấy có những hoa đãnở tròn đầy, có những hoa còn búp son trinh, có những hoađang trụ hình trong nước, có những mầm sen còn vùi trongbùn nhơ. Song tất cả đều có khả năng nở tròn khoe sắc,nhả hương tinh khiết. Chúng đồng trong lòng đất nhớp nhúavươn lên, khi được hớp sương phơi nắng, chúng đều trònđủ sắc hương như nhau. Ngài thấy con người cũng thế, khisanh ra và lớn lên trong vòng mê dục, một phen tỉnh giác conngười sẽ tiến lên bậc giác ngộ khó gì. Thế là, Ngàilấy hoa sen để biểu trưng cuộc sống và giáo lý của Ngài.Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là hình ảnh cụ thể nhất.

PHẬTNGỒI TRÊN ÐÀI SEN

Chúngta đọc lịch sử Phật, ai cũng biết Bồ-tát đến cội bồ-đềtrải cỏ làm tòa ngồi, và thành đạo ngay dưới cội câynày. Hiện nay chúng ta thờ Phật đúng theo tài liệu lịchsử, phải để Ngài ngồi trên tòa cỏ. Tại sao ngày nay chùanào thờ Phật cũng ngồi trên tòa sen? Ðây là để biểu trưngcon người của Ngài. Vì trước kia là ông hoàng, Ngài cũngnhiễm ô ngũ dục, như mầm sen còn ở trong bùn. Khi Ngài vượtthành xuất gia là mầm sen ra khỏi bùn, mà còn ở trong nước.Lúc Ngài ngồi tu ở dưới cội bồ-đề và thành đạo làhoa sen ra khỏi nước nở tròn đầy hương thơm ngào ngạt.Hoa sen lại tượng trưng cho sự bình đẳng giữa mọi người.Ðã là mầm sen thì mầm sen nào cũng có khả năng vươn lênkhỏi bùn, khỏi nước và trổ hoa tươi thắm hương thơm ngạtngào. Ðã là con người thì con người nào cũng có khả năngthoát khỏi dục lạc ô nhiễm, thức tỉnh tu hành và đạtthành đạo quả. Phật quả không phải của riêng một ngườinào, mà của chung tất cả ai có ý chí thoát trần, có quyếttâm đạt đạo. Vì vậy, Phật quả gọi là Vô thượng giác,là giác ngộ không ai trên, song có người bằng; Phật cũngdùng hình ảnh hoa sen để nhắc nhở Phật tử, ở giữa chốnô nhiễm mà khéo vượt ra bằng trí tuệ sáng ngời của mình.

Bàikệ nói :

Nhưgiữa đống rác nhớp.
Quăngbỏnơi bờ đầm
Chỗấyhoa sen nở.
Thơmsạchđẹp ý người.
Cũngvậy,giữa quần sanh.
Uế,nhiễm,mù, phàm tục
Ðệtửbậc Chánh Giác.
Sángngờivới trí tuệ. -- (Pháp cú câu 58-59)
Hoa senmọc chỗ nhớp nhúa mà thơm tho tươi đẹp, sống trong đờinhiễm nhơ mù tối, người Phật tử chúng ta phải khéo dùngtrí tuệ vượt ra để cứu mình, và cứu người. Cái quícủa hoa sen là sanh từ chốn bùn lầy mà tinh khiết, cái caocả của người tu là sống trong mọi dục lạc nhiễm ô màvượt ra an toàn siêu thoát. Hoa hường, hoa lan thơm hơn hoasen, mà không được nhắc tới, vì sanh ở chỗ đất sạch.Nếu Thái tử là người từ trên trời rơi xuống mà đắcđạo thì không có giá trị gì. Chính trong vòng kềm tỏa củadục trần, mà thoát được mới là bậc đại hùng.

CÁNHẢYKHỎI LƯỚI

ÐờiTống ở Trung Hoa có hai Thượng tọa Thâm và Minh. Hai vị códuyên sự cùng sang đò qua sông Hoài. Ðang sang sông, thấy ngườibủa lưới đang kéo, có con cá to nhảy khỏi lưới ra ngoài.Thượng tọa Thâm vỗ tay khen: "Hay thay! Như Thiền sư." Thượngtọa Minh không đồng ý bảo: "Phải ở ngoài lưới mới hay,đợi vào lưới rồi mới nhảy là muộn." Thượng tọa Thâmnói: "Huynh Minh chưa hiểu." Ði hơn dặm đường, Thượng tọaMinh bỗng nhận ra chỗ sai, liền sám hối.

Quacâu chuyện trên, chúng ta thấy thế nào? Con cá trong lướinhảy là hay, con cá thong dong ngoài lưới là hay? Ðạo lý nhàPhật dạy, trong cảnh bủa vây của phiền não mà thoát rađược mới thật là hay. Ðây mới thi thố được sức mạnhphi thường của con người thoát tục. Nếu ở ngoài lướinói gì nhảy, không nhảy làm sao biết được sức mạnh củamình. Hơn nữa, bản thân con người đầy đủ tam bành (tamđộc), lục tặc (sáu giặc) lại sáu trần dụ dỗ cuốn lôi,nếu không phải là bậc siêu quần bạt tụy làm sao thắngtrận giặc nội công ngoại kích này. Cùng là cá, bao nhiêucon khác bị lưới cuốn không thể giãy vùng, cuối cùng bịngười đánh cá bắt bỏ vào giỏ, chỉ một con này nhảyvọt khỏi lưới, không đồng với người xuất trần thoáttục là gì? Nếu chúng ta sanh ra đã là Thánh thì còn nói gìtu. Chính vì chúng ta mang đầy đủ thói hư tật xấu trongmình, chứa đầy tham sân si trong lòng, cho nên gặp cảnh thìnhiễm, trái ý thì sân, quẳng chúng thoát ra, thật là điềukhó khăn trăm phần, ai làm được điều đó, đáng cho chúngta chấp tay tán thán. Vì thế, Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làmbài kệ:

XUẤTTRẦN

Tằngvivật dục dịch lao khu
Bàilạctrần hiêu thế ngoại du
Tánthủna biên siêu Phật Tổ
Nhấthồiđẩu tẩu nhất hồi hưu.

Dịch:
RAKHỎI BỤI HỒNG

Ðãtừng ham muốn phải long đong
Némquáchmà ra khỏi bụi hồng
Buôngthõngbờ kia lên Phật Tổ
Mộtlầnphủi giũ một lần xong.

Bởivì chúng ta chạy theo vật dục nhân gian nên phải khổ sởgian nan. Nếu can đảm ném phắt hết, vượt ra ngoài vòng trầnlụy, quả là can đảm phi thường. Có thể, mới buông thõngtay bước lên ngôi nhà Phật Tổ được. Song phải mạnh dạndứt khoát, một lần bỏ đi không thèm ngó lại. Chớ đừnghọc thói nhầy nhụa, dùng dùng thẳng thẳng cắt không đứt,bứt không rời, một chân bước tới hai chân bước lui, khônglàm nên trò trống gì, chỉ chuốc trò cười cho hàng thứcgiả. Bởi vậy nên nhà thiền thường dùng câu "giết ngườikhông ngó lại" là ý này. Phải can đảm dứt khoát thì việckhó mấy cũng thành công.

TRẦNNHÂNTÔNG: ÔNG VUA, TU SĨ

VuaTrần Nhân Tông sanh năm 1258, lên ngôi vua năm hai mươi tuổi,xuất gia năm bốn mươi mốt tuổi và năm mươi mốt tuổitịch (1308). Suốt hai mươi năm, Ngài là bậc nhân chủ lãnhđạo quốc gia giữ nước chăn dân, ngồi trên ngai vàng sốngtrong cung ngọc, mọi thứ dục lạc đều dư thừa. Hai phencầm quân chống giặc xâm lăng, nhân mạng hy sinh rất lớn.Bổn phận giữ nước chăn dân, Ngài làm đầy đủ. Năm bốnmươi mốt tuổi, Ngài nhường ngôi cho con, đi xuất gia. Lúcnhỏ Ngài đã được vua cha và thầy là Tuệ Trung Thượngsĩ chỉ dạy đạo lý thiền nhuần thấm sâu xa, nên khi xuấtgia Ngài không cần tầm học, chỉ thực hiện điều đã họcđược.

Trongmười năm, là kẻ xuất gia Ngài mang hiệu Trúc Lâm Ðầu-đà,tích cực hoạt động truyền bá chánh pháp. Trong giới xuấtgia, Ngài giáo dục chúng Tăng, có khả năng đảm đang giáohội. Trong dân chúng, Ngài đem pháp Thập thiện giáo hóa toàndân, khiến Phật pháp mở rộng trong nhân gian. Công tác hoằngtruyền Phật pháp, giáo hóa nhân dân, Ngài làm suốt đờikhông dừng nghỉ.

Khisắp tịch, Ngài nằm tại Ngọa Vân am sai người gọi BảoSát đến. Ngày một tháng mười một, đúng nửa đêm, saosáng đầy trời, Ngài hỏi: Bây giờ là giờ gì? Bảo Sátthưa: Giờ Tý. Ngài đưa tay ra hiệu mở cửa sổ để nhìnra ngoài, nói: Ðến giờ ta đi vậy. Bảo Sát hỏi: Tôn đứcđi đâu bây giờ? Ngài đọc lại bài kệ:

Nhấtthiết pháp bất sanh
Nhấtthiếtpháp bất diệt
Nhượcnăngnhư thị giải
ChưPhậtthường hiện tiền
Hàkhứlai chi hữu?
Dịch:
Tấtcả pháp chẳng sanh
Tấtcảpháp chẳng diệt
Nếuhiểuđược như thế
ChưPhậtthường hiện tiền
Nàocóđi có lại?
BảoSát hỏi thêm: Khi chẳng sanh chẳng diệt thì sao? Ngài khuatay nói: Thôi đừng nói mê nữa. Rồi Ngài ngồi theo kiểusư tử tọa mà tịch... (Tam Tổ thực lục).

Quabagiai đoạn trên, chúng ta thấy Ngài sống giai đoạn nàora giai đoạn ấy. Lúc làm vua thì quên mình giữ nước, hếtdạ chăn dân. Khi đi tu, nhiệt tâm vì đạo mài miệt tu hành,chẳng ngại nhọc nhằn hết tình với tăng tục. Vì thế,trên đường đời Ngài thành công viên mãn, trên đường đạothì đạo quả viên thành. Chính thái độ dứt khoát tích cực,nên lãnh vực nào Ngài cũng thành công. Ngài cũng hưởng dụclạc trong hoàng cung, cũng cầm binh khiển tướng ngoài trậnmạc, nếu nói là tội lỗi thì cũng tràn trề. Song khi dứtkhoát tiến tu thì cắt đứt mọi quá khứ, sống kham khổtu hành, nên lấy hiệu đầu-đà (khổ hạnh). Với ý chí cươngquyết đó, chỉ trong vòng mười năm, Ngài đã tiến đếnchỗ sanh tử tự tại. Ðây là tấm gương sáng rỡ để nhắcnhở chúng ta, không sợ mình trước mê lầm tội lỗi, chỉsợ xuất gia rồi mà thái độ vẫn mập mờ. Ngài là con ngườithấy được đạo lý và sống được đạo lý. Chúng ta đọcbài kệ kết thúc bài phú Cư Trần Lạc Ðạo của Ngài thìrõ:

Cưtrần lạc đạo thả tùy duyên
Cơtắcxan hề khốn tắc miên
Giatrunghữu bảo hưu tầm mích
Ðốicảnhvô tâm mạc vấn thiền.
Dịch:
Trongđời vui đạo hãy tùy duyên
Ðóiđếnthì ăn mệt nghỉ liền
Nhàmìnhbáu sẵn thôi tìm kiếm
Ðốicảnhkhông tâm, chớ hỏi thiền.
Sốngngay trong lòng trần tục mà khéo biết đạo vẫn thấy an vui.Duyên cảnh đổi thay tùy thời linh động, như khi đói thìăn, khi mệt thì nghỉ, đừng cố chấp cứng nhắc mà tựkhổ đau. Phật đã sẵn nơi ta, khỏi phải nhọc nhằn sangđông tìm tây. Cái khôn ngoan khéo léo của chúng ta là "đốicảnh tâm không động", chính nơi đây là thiền rồi, cònthưa hỏi đâu nữa. Người học đạo nhận thấy Phật đãsẵn nơi tâm mình, song muốn Phật hiện thì tâm đừng chạytheo cảnh. Ðây là lối tu thật giản đơn, thật cụ thể,mà người đời khó tin khó nhận. Người ta chỉ tin Phậtở Tây phương, phải siêng năng lễ bái thì được phước,được Phật rước về cõi Phật. Bởi vậy Tổ Lâm Tế nói:"Người ngu cười ta, kẻ trí biết ta." Cười, vì thấy khôngtụng kinh lễ bái, chẳng biết tu cái gì? Biết, vì thấy lốitu tế nhị cụ thể thiết thực, không còn gì nghi ngờ. Mộtông vua, xuất gia chỉ có mười năm mà đạt đạo như vậy,thật đáng quí kính biết dường nào. Cho nên triều đìnhtôn xưng Ngài là Ðiều Ngự Giác Hoàng.

THÁITỬTẤT-ÐẠT-ÐA VÀ TRẦN NHÂN TÔNG

Tháitử là ông hoàng chưa từng đối đầu với mọi việc khókhăn ở đời, chỉ thấy cảnh già, bệnh, chết là phát tâmđi tu. Mục đích Ngài đi tu để tìm phương pháp phá vỡ cáiluật khắc nghiệt của kiếp con người mà muôn thuở đãchấp nhận. Ngài phải trả cái giá rất đắt là, mười mộtnăm nằm gió phơi sương lang thang trong rừng núi, ăn uốngsơ sài cho đến kiệt sức. Đến khi giác ngộ viên mãn phươngpháp giải thoát sanh tử tuyên bố thành Phật. Ðây là ngườikhai mở con đường đạo giác ngộ giải thoát. Tức là Ngàiđã phá vỡ luật khắc nghiệt (già bệnh chết) chi phối mìnhvà đem ra chỉ dạy mọi người. Việc làm của Ngài là muônthuở không hai.

VuaTrần Nhân Tông là người kế thừa con đường của Phậtđã vạch sẵn. Bởi kế thừa nên công phu đơn giản và nhẹnhàng, chỉ cần đem đuốc mình mồi vào đuốc Phật là cháysáng. Do đó đi tu Ngài không khổ công tầm đạo, chỉ cầnứng dụng đạo đã sẵn vào việc tu hành là thành công. Tuyvậy cũng không phải là việc dễ dàng, mặc dù có công thứcchỉ rõ, muốn ứng dụng công thức ấy phải gan góc cùngmình, phải mạnh tay chặt đứt mọi xiềng vàng xích ngọc,phải hùng dũng nhảy vọt khỏi mấy lớp rào tình cảm bịtbùng.

HaiNgài đều chôn mình trong cung vàng điện ngọc, bị bao vâybởi đám cung nữ phi tần, bị phủ kín trong tiếng đàn ngọthát hay, bị siết chặt bởi mùi thơm vị quí. Song cả haiđều quả cảm thoát ra không chút đoái hoài luyến tiếc.Do đó hai Ngài làm được việc khó làm, để lại cho đờitấm gương phi phàm xuất chúng. Hai Ngài là hai mầm sen chônsâu trong vũng bùn ngũ dục, vươn lên khỏi nước nở tròntươi thắm và tỏa ra mùi hương tinh anh thanh khiết bủa khắpcả trần gian.

Quanhững hình ảnh trên, chúng ta có đủ kinh nghiệm trong việctiến tu, không còn e dè nghi ngại gì nữa. Bởi vì không cóvị nào đã là thánh rồi thành thánh, mà tất cả đều bịbao vây bởi phiền não dục trần. Cái đặc điểm của cácngài là nhạy cảm sớm thức tỉnh và anh dũng khi cần thoátnó. Ðiều đó chúng ta có thể học được, có ai thấy cảnhgià bệnh chết mà chẳng buồn, có ai không khí khái khi thốtra những lời thề bán mạng. Chỉ cần chúng ta triệt đểứng dụng cái nhạy cảm của mình để phát chí tu hành, khéoxoay chuyển cái khí khái của mình vào con đường quyết tửcầu đạo. Dám hạ quyết tâm trên đường hành đạo, chúngta sẽ thu gặt được kết quả chắc chắn không nghi. Chúngta là những mầm sen phơi mình trên bùn ngũ dục, thoát khỏinó để vươn lên có khó gì? Chúng ta đâu có cung vàng điệnngọc, đâu có cung phi mỹ nữ... mọi dục lạc tìm cầu rấtkhó, nếu thoát nó thì hết sức nhẹ nhàng, chỉ cần mộtcái nhảy nhẹ đã ra khỏi rồi, thế mà chúng ta cứ chầnchừ không ưng nhảy. Ðây là yếu điểm muôn kiếp chịu trầmluân của chúng ta.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2016(Xem: 15949)
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
24/04/2016(Xem: 35296)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
09/03/2016(Xem: 14374)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
18/12/2015(Xem: 16549)
Thuở xưa, đức Phật với nắm lá trong tay, hỏi chư tỳ-khưu rằng: “Số lá trong bàn tay của Như Lai, so với lá trong rừng, ở đâu nhiều hơn?” Khi chư tỳ-khưu đáp“Lá trong rừng nhiều hơn”, đức Phật bèn nói tiếp: “Cũng vậy, những thấy biết của Như Lai nhiều như lá cây trong rừng, nhưng những điều Như Lai đem ra giảng nói chỉ như nắm lá ít ỏi trong bàn tay này thôi! Tại sao vậy? Vì những điều không cần thiết, những điều không đem đến cho chúng sanh thấy khổ và diệt khổ, không đem đến giải thoát tham ưu và phiền não ở đời, Như Lai không nói, Như Lai không thuyết!”
23/09/2015(Xem: 4848)
Đức Phật Bản Sư Thích Ca Mâu Ni đã giảng kinh chuyển pháp luân tứ thánh đế, tại vườn Lộc Uyển, cho năm anh em Kiều Trần Như, tứ thánh đế hay tứ diệu đế là bốn chân lý chắc thật về khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế. Đức Thế Tôn đã tam chuyển thập nhị hành, là thị chuyển, khuyến chuyển, chứng chuyển. Thị chuyển tứ thánh đế là việc giới thiệu về bốn chân lý chắc thật khổ, tập, diệt, đạo, để giúp cho chúng ta hiểu thấu được bản chất của nó. Khuyến chuyển tứ thánh đế là việc khuyên bảo chúng ta tu hành theo pháp tứ thánh đế để sớm đoạn diệt được hết khổ đế, được giải thoát giác ngộ chân lý chứng đắc tứ thánh quả. Chứng chuyển tứ thánh đế đó là cảnh giới chứng đắc tứ thánh quả. Khi nghe xong bài pháp chuyển pháp luân tứ thánh đế trên, năm anh em Kiều Trần Như liền giác ngộ chân lý, chứng đắc tứ thánh quả. Như vậy, đức Thế Tôn chuyển pháp luân tứ thánh đế, giúp ích cho chúng ta hiểu thấu được bốn chân lý khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế, biết được chúng ta cũng như tất cả chúng sinh từ đâu đến
01/07/2015(Xem: 29039)
Trên bước đường tu học Phật, ít nhiều gì, Phật tử cũng thường hay gặp phải những thắc mắc, nghi vấn các vấn đề mà tự mình chưa có thể tìm ra giải đáp. Có những nghi vấn mang tính chất thuần túy kinh điển, nặng về phần nghiên cứu học thuật. Bên cạnh đó, cũng có những nghi vấn liên quan thiết thân trong đời sống sinh hoạt hằng ngày mà bất cứ người Phật tử nào cũng gặp phải trong khi tu học. Khởi đi từ yếu tố thiết thực đó và cũng muốn để trao đổi trong nhu cầu nghiên cứu, học hỏi Phật pháp, nhứt là đối với những người hằng quan tâm đến Phật giáo, suốt thời gian qua, trong các khóa tu học ngắn hay dài hạn, đều có đề ra mục Phật Pháp Vấn Đáp, để cho quý Phật tử nêu ra những nghi vấn thắc mắc. Và những nghi vấn thắc mắc nầy, đã được thầy Phước Thái gom góp lại để giải đáp thành 100 Câu Hỏi Phật Pháp. Năm 2010, 100 Câu Hỏi Phật Pháp tập 2 đã được ấn hành 1500 bản. Sách ấn hành chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn thì số lượng sách đã không còn. Từ đó đến nay (2015), trải qua thời gian 5 năm
15/06/2015(Xem: 23377)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
26/05/2015(Xem: 7582)
Cuốn sách này được dịch nguyên văn từ tác phẩm Buddhism key stage one của Jing Yin Ken Hudson. Tôi dịch cuốn sách này và gửi đến Thư viện Hoa Sen với các lý do : - Đạo Phật được truyền bá rộng rãi cho mọi người. Đặc biệt là các em thiếu nhi. Những mầm non cho tương lai mai sau. Các em cần phải hiểu biết Đạo Phật. - Đây là món quà thành kính dâng lên Đức Phật, mong ngài ban phước lành cho mọi người; cho gia đình tôi; cho bạn bè; cho tất cả mọi người. Rất mong Thư viện Hoa Sen duyệt và chọn đăng để làm tài liệu cho các em thiếu nhi học tập.
26/05/2015(Xem: 9511)
Lúc thiếu thời, Đức Phật đã có những suy nghĩ giống thiếu nhi hôm nay. Các cháu tự hỏi tại sao bị sốt. Tự hỏi tại sao ông bà các cháu lại chết. Tại sao những ước mơ của các cháu không phải là sự thật. Các cháu tự hỏi về vẻ đẹp và hạnh phúc của cuộc đời. Bởi vì Đức Phật biết rõ suy nghĩ của trẻ em nói riêng và loài người nói chung, Ngài dạy chúng ta làm thế nào để sống hạnh phúc và có cuộc sống thanh bình. Đạo Phật không phải là niềm tin mù quán vào nơi xa lạ nào đó.
15/05/2015(Xem: 25987)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]