Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03-Ngũ giới

28/01/201109:41(Xem: 8794)
03-Ngũ giới

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT
HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Ngũgiới

I.-MỞÐỀ

Conngườilà đối tượng của đạo Phật, bao nhiêu luật, baonhiêu pháp môn, đức Phật đều vì con người lập bày. Ðemlại sự an vui hạnh phúc cho con người, là mục tiêu chánhyếu của đạo Phật. Song quan niệm đạo Phật, không phảiđược nhiều của cải, nhiều tình yêu v.v... là con ngườicó hạnh phúc. Hạnh phúc là người sống biết tiết chế,biết tôn trọng hạnh phúc của mọi người, biết thành thậtthương mến nhau. Một dân tộc văn minh là biết tôn trọngsanh mạng của nhau, tôn trọng những quyền tự do căn bảncủa con người. Vì thế, ngũ giới là nền tảng căn bảnđem lại hạnh phúc cho con người, xây dựng con người sốngđúng ý nghĩa văn minh của nhân loại. Ngũ giới là cơ bảnđạo đức của người Phật tử, khi bắt đầu bước chântrên con đường giác ngộ giải thoát. Thiếu căn bản đạođức này, dù chúng ta có nói đạo đức cao siêu đến đâucũng là lối nói rỗng. Sự tu hành thiết thực phải gầydựng cơ bản trước, sau mới tiến lên những bậc cao siêu.Ðó là tầm quan trọng của ngũ giới.

II.-ÐỊNH NGHĨA

Ngũgiới là năm điều ngăn cấm do đức Phật chế ra, bảo cácPhật tử phải tuân hành theo. Sau khi qui y người ấy đã tựnhận là đệ tử Phật, để đủ tư cách một Phật tử cầnphải gìn giữ năm giới. Năm điều răn cấm này, Phật vìthương xót chúng sanh mà chế ra, cốt khiến đời sống họđược an lành hạnh phúc. Gìn giữ năm giới này là vì mình,không phải vì Phật. Hình thức năm giới:

1.Không sát sanh: Không sát sanh nghĩa là không được giết hạimạng sống của con người. Chúng ta tự quí sanh mạng củamình, vô lý lại sát hại sanh mạng kẻ khác. Trên lẽ côngbằng nhân đạo không cho phép chúng ta làm việc ấy. Nếulàm, chúng ta đã trái lẽ công bằng thiếu lòng nhân đạo,đâu còn xứng đáng là đệ tử Phật. Giết hại mạng sốngngười có ba: trực tiếp giết, xúi bảo người giết, tùyhỉ trong việc giết hại. Phật tử không tự tay mình giếtmạng người, không dùng miệng xúi bảo đốc thúc kẻ khácgiết, khi thấy họ giết hại nhau chỉ một bề thương xótkhông nên vui thích. Ðó là giữ giới không sát sanh. Nhưngsuy luận rộng ra, chúng ta quí trọng mạng sống, những convật cũng quí trọng mạng sống, để lòng công bằng trànđến các loài vật, nếu không cần thiết, chúng ta cũng giảmbớt giết hại sanh mạng của chúng.

2.Không trộm cướp: Của cải tài sản của chúng ta, không muốnai xâm phạm đến, của cải tài sản của người, chúng tacũng không được giựt lấy hay lén lấy. Bởi cướp giựthay lén lấy của người là hành động trái nhân đạo, phạmluật pháp chánh quyền, phải bị trừng phạt. Trộm cướplà do lòng tham lam ác độc, chỉ nghĩ lợi mình, quên nỗiđau khổ của người, mất cả công bằng và nhân đạo, ngườiPhật tử quyết định không được làm.

3.Không tà dâm: Người Phật tử có vợ chồng đôi bạn nhưmọi người thế gian khác. Khi có đôi bạn rồi tuyệt đốikhông phạm đến sự trinh bạch của kẻ khác. Nếu phạm thìmắc tội tà dâm. Bởi vì đây là hành động làm đau khổcho gia đình mình và gia đình người, tạo thành nguy cơ tángia bại sản. Do một chút tình cảm riêng tư của mình, khiếnnhiều người khổ đau liên lụy, quả là thiếu lòng nhân.Ðể bảo đảm sự an ổn của gia đình mình và hạnh phúccủa gia đình người, Phật tử nhất định không phạm tàdâm.

4.Không nói dối: Nói lời trái với sự thật để mưu cầulợi mình, hoặc hại người là nói dối. Do động cơ thamlam ác độc, sự kiện xảy ra thế này lại nói thế khác,sửa trái làm mặt, đổi phải thành quấy, khiến ngườimắchọa. Người nói như thế trái với đạo đức, mất cả lòngnhân, không xứng đáng là một Phật tử. Phật tử là ngườiđạo đức nên ăn nói có mẫu mực, thấy biết thế nào nóithẳng thế ấy, không điêu xảo dối trá. Trừ trường hợpvì lợi người lợi vật, không nỡ nói thật để ngườibị hại hoặc khổ đau, do lòng nhân cứu người cứu vậtnói sai sự thật mà không phạm. Không nói dối là giữ lòngtin đối với mọi người chung quanh.

5.Không uống rượu: Ðạo Phật chủ trương giác ngộ, muốnđược giác ngộ trước phải điềm đạm tỉnh sáng, uốngrượu vào gan ruột nóng bức, tâm trí quay cuồng, mất hếtbình tĩnh không còn sáng suốt, trái hẳn mục đích giác ngộ.Chính vì nóng bức cuồng loạn, có những người khi say sưatội lỗi họ cũng dám làm, xấu xa gì họ cũng không sợ,mất hết lương tri. Vì thế, người biết đạo đức phảitránh xa không uống rượu. Uống rượu chẳng những làm mấttrí khôn, lại gây nên bệnh hoạn cho thân thể, còn di hạicho con cái sau này đần độn. Quả là một họa hại cho cánhân và xã hội. Người Phật tử vì sự nghiệp giác ngộ,vì lợi ích cho mình cho người quyết hẳn không uống rượu.Trừ trường hợp mắc bệnh y sĩ bảo phải dùng rượu hòathuốc uống mới lành, Phật tử được uống thuốc rượuđến khi lành bệnh thì chấm dứt, cần phải trình cho chưTăng biết trước khi uống.

III.-LỢI ÍCH BẢN THÂN

Ngườibiết giữ gìn năm giới đã tạo thành căn bản đạo đứcvà sự an lành cho bản thân. Không sát sanh, bản thân ta khôngbị người giết, hoặc tù tội về giết người, cũng khôngcó thù hận về nợ máu với nhau. Thế là sống chúng ta khôngkinh hoàng sợ hãi do thù hằn gây nên. Không trộm cướp, bảnthân ta không mắc tội tù về trộm cướp, ở đâu hay điđến chỗ nào khỏi sợ người theo dõi nghi ngờ. Tới luitự do, đến đi an ổn, không phải hạnh phúc là gì? Khôngtà dâm, bản thân ta khỏi phải lao thần tổn trí, khỏi sợai bàn tán dở hay, mọi người đều tín nhiệm và tin cậyta. Bản thân ta trinh bạch, khiến người tự quí mến. Tựmình an ổn, gia đình cũng an ổn. Không nói dối, chính ta khôngphải hối hận, lời nói tự có giá trị, gây được niềmtin của mọi người. Người hay nói dối sẽ bị xã hội đánhgiá thấp, đề xướng điều gì đều bị nghi ngờ, làm việcgì ít ai tán trợ. Không uống rượu, chính ta khỏi bị cáitệ điên cuồng mất trí, khỏi gây cho cơ thể bệnh hoạnsuy yếu, khỏi bị người khinh thường trong lúc say sưa. Tráilại, bản thân ta điềm đạm bình tĩnh, thân thể khỏe mạnh,đối với mọi người đều được quí kính, sanh con cũngthông minh sáng suốt. Ðó là lợi ích bản thân ngay trong hiệntại. Nếu về mai sau, không sát sanh thân tráng kiện sốnglâu; không trộm cướp, được tài sản sung túc; không tàdâm, thân thể đẹp đẽ; không nói dối, ăn nói khôn ngoanmọi người yêu chuộng; không uống rượu, trí tuệ sáng suốt.

IV.-LỢI ÍCH GIA ÐÌNH XÃ HỘI

Mọingười trong nhân loại đều tự nhận sanh mạng là tối thượng.Biết tôn trọng sanh mạng là nếp sống văn minh, chà đạptrên sanh mạng là con người dã man. Biết giữ năm giới lànguồn hạnh phúc của gia đình, là nếp sống văn minh củaxã hội. Ðức Phật nhìn thẳng vào con người, đem lại chocon người một đời sống an lành, một gia đình hạnh phúc,một xã hội văn minh, Ngài chế ra năm giới.

Sanhmạng là giá trị tối thượng của con người mọi ngườiđều phải tôn trọng, vì tôn trọng sanh mạng con người,Phật cấm Phật tử không được sát sanh. Sanh mạng con ngườiđược tồn tại vững bền, nhờ tài sản nuôi dưỡng, vìtôn trọng tài sản của người, Phật cấm Phật tử khôngđược trộm cướp. Sự sống của con người cần có gia đình,gia đình là tổ ấm của nhân loại, tổ ấm ấy bị lung laylà mất hạnh phúc, vì tôn trọng hạnh phúc của gia đình,Phật cấm Phật tử không được tà dâm. Sự sống chung đụngtrong gia đình và ngoài xã hội cần phải tin tưởng nhau, thiếulòng tin thì không thể thông cảm thân yêu, vì đem sự tinyêu lại cho mọi người, Phật cấm không được nói dối.Trật tự của gia đình và xã hội là sự an ổn, một duyêncớ gây xáo trộn trong gia đình và ngoài xã hội là làm mấttrật tự chung, vì tôn trọng trật tự của gia đình và xãhội, Phật cấm Phật tử không được uống rượu.

Chỉtrong năm giới thôi, nếu gia đình nào gìn giữ trọn vẹnlà gia đình ấy có hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, tin yêuthuần cẩn. Nếu mọi người trong xã hội ứng dụng triệtđể là một xã hội văn minh, chan hòa sự cảm thông và thươngmến. Chúng ta vì lợi ích bản thân, vì hạnh phúc của giađình, vì sự an lạc của xã hội, nỗ lực gìn giữ năm giới.Gìn giữ năm giới là tôn trọng nhân bản, là nếp sống vănminh, là nền tảng đạo đức vậy.

V.-KẾT LUẬN

Sựkhổ đau tột độ của con người không gì hơn, khi họ nghĩđến sanh mạng họ bị đe dọa, tiền của họ bị mất mát,người yêu họ bị xâm phạm. Chính đây là nỗi thống khổkhắc nghiệt nhất của con người. Vì cứu khổ đem vui lạicho con người, Phật cấm người Phật tử không được làmba điều ấy. Tình thương vĩnh viễn không có, nếu con ngườikhông tin tưởng và cảm thông nhau. Ðiều này cũng là nỗiđau khổ thứ yếu của con người. Bởi vì trong cuộc sốngmà không có tình thương, là loài người đang lạc loài ởgiữa bãi sa mạc hay chốn rừng hoang, còn đâu sự đùm bọcthân yêu chia sớt cay đắng ngọt bùi. Muốn đem tình thươngcho nhân loại, trước tiên phải có tin tưởng thông cảm nhau,nên Phật cấm người Phật tử không được nói dối. Chínhbao nhiêu đó, chúng ta đã thấy lòng từ bi lênh láng củađức Phật. Tinh thần cứu khổ ban vui của đạo Phật đãthể hiện rõ ràng trong năm giới này. Vì thương mình thươngngười, Phật tử chúng ta phải cố gắng gìn giữ và khuyênngười gìn giữ. Ðó là căn bản của Ðạo làm người hiệntại và mai sau.






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2016(Xem: 15949)
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
24/04/2016(Xem: 35296)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
09/03/2016(Xem: 14374)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
18/12/2015(Xem: 16549)
Thuở xưa, đức Phật với nắm lá trong tay, hỏi chư tỳ-khưu rằng: “Số lá trong bàn tay của Như Lai, so với lá trong rừng, ở đâu nhiều hơn?” Khi chư tỳ-khưu đáp“Lá trong rừng nhiều hơn”, đức Phật bèn nói tiếp: “Cũng vậy, những thấy biết của Như Lai nhiều như lá cây trong rừng, nhưng những điều Như Lai đem ra giảng nói chỉ như nắm lá ít ỏi trong bàn tay này thôi! Tại sao vậy? Vì những điều không cần thiết, những điều không đem đến cho chúng sanh thấy khổ và diệt khổ, không đem đến giải thoát tham ưu và phiền não ở đời, Như Lai không nói, Như Lai không thuyết!”
23/09/2015(Xem: 4848)
Đức Phật Bản Sư Thích Ca Mâu Ni đã giảng kinh chuyển pháp luân tứ thánh đế, tại vườn Lộc Uyển, cho năm anh em Kiều Trần Như, tứ thánh đế hay tứ diệu đế là bốn chân lý chắc thật về khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế. Đức Thế Tôn đã tam chuyển thập nhị hành, là thị chuyển, khuyến chuyển, chứng chuyển. Thị chuyển tứ thánh đế là việc giới thiệu về bốn chân lý chắc thật khổ, tập, diệt, đạo, để giúp cho chúng ta hiểu thấu được bản chất của nó. Khuyến chuyển tứ thánh đế là việc khuyên bảo chúng ta tu hành theo pháp tứ thánh đế để sớm đoạn diệt được hết khổ đế, được giải thoát giác ngộ chân lý chứng đắc tứ thánh quả. Chứng chuyển tứ thánh đế đó là cảnh giới chứng đắc tứ thánh quả. Khi nghe xong bài pháp chuyển pháp luân tứ thánh đế trên, năm anh em Kiều Trần Như liền giác ngộ chân lý, chứng đắc tứ thánh quả. Như vậy, đức Thế Tôn chuyển pháp luân tứ thánh đế, giúp ích cho chúng ta hiểu thấu được bốn chân lý khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế, biết được chúng ta cũng như tất cả chúng sinh từ đâu đến
01/07/2015(Xem: 29039)
Trên bước đường tu học Phật, ít nhiều gì, Phật tử cũng thường hay gặp phải những thắc mắc, nghi vấn các vấn đề mà tự mình chưa có thể tìm ra giải đáp. Có những nghi vấn mang tính chất thuần túy kinh điển, nặng về phần nghiên cứu học thuật. Bên cạnh đó, cũng có những nghi vấn liên quan thiết thân trong đời sống sinh hoạt hằng ngày mà bất cứ người Phật tử nào cũng gặp phải trong khi tu học. Khởi đi từ yếu tố thiết thực đó và cũng muốn để trao đổi trong nhu cầu nghiên cứu, học hỏi Phật pháp, nhứt là đối với những người hằng quan tâm đến Phật giáo, suốt thời gian qua, trong các khóa tu học ngắn hay dài hạn, đều có đề ra mục Phật Pháp Vấn Đáp, để cho quý Phật tử nêu ra những nghi vấn thắc mắc. Và những nghi vấn thắc mắc nầy, đã được thầy Phước Thái gom góp lại để giải đáp thành 100 Câu Hỏi Phật Pháp. Năm 2010, 100 Câu Hỏi Phật Pháp tập 2 đã được ấn hành 1500 bản. Sách ấn hành chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn thì số lượng sách đã không còn. Từ đó đến nay (2015), trải qua thời gian 5 năm
15/06/2015(Xem: 23378)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
26/05/2015(Xem: 7582)
Cuốn sách này được dịch nguyên văn từ tác phẩm Buddhism key stage one của Jing Yin Ken Hudson. Tôi dịch cuốn sách này và gửi đến Thư viện Hoa Sen với các lý do : - Đạo Phật được truyền bá rộng rãi cho mọi người. Đặc biệt là các em thiếu nhi. Những mầm non cho tương lai mai sau. Các em cần phải hiểu biết Đạo Phật. - Đây là món quà thành kính dâng lên Đức Phật, mong ngài ban phước lành cho mọi người; cho gia đình tôi; cho bạn bè; cho tất cả mọi người. Rất mong Thư viện Hoa Sen duyệt và chọn đăng để làm tài liệu cho các em thiếu nhi học tập.
26/05/2015(Xem: 9511)
Lúc thiếu thời, Đức Phật đã có những suy nghĩ giống thiếu nhi hôm nay. Các cháu tự hỏi tại sao bị sốt. Tự hỏi tại sao ông bà các cháu lại chết. Tại sao những ước mơ của các cháu không phải là sự thật. Các cháu tự hỏi về vẻ đẹp và hạnh phúc của cuộc đời. Bởi vì Đức Phật biết rõ suy nghĩ của trẻ em nói riêng và loài người nói chung, Ngài dạy chúng ta làm thế nào để sống hạnh phúc và có cuộc sống thanh bình. Đạo Phật không phải là niềm tin mù quán vào nơi xa lạ nào đó.
15/05/2015(Xem: 25987)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]