Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống Với “Thán Dị Sao” Của Ngài Thân Loan (sách PDF) HT Thích Như Điển dịch, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc

01/04/202312:16(Xem: 4876)
Sống Với “Thán Dị Sao” Của Ngài Thân Loan (sách PDF) HT Thích Như Điển dịch, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc

SỐNG VỚI “THÁN DỊ SAO” CỦA NGÀI THÂN LOAN
YAMAZAKI RYUUMYOU
THÍCH NHƯ ĐIỂN
Việt dịch

Sống-Với-Thần-Dị-Sao-của-Ngai-Thân-Loan-HT-Thích-Như-Điển-001-1


Sống với “Thán Dị Sao” của Ngài Thân Loan
Tác giả: Yamayaki Ryumyo (Sơn Khí Long Minh).
Nhà xuất bản Đại Pháp Luân Các. Phát hành lần thứ nhất
vào ngày 10 tháng 10 năm Bình Thành thứ 13 (2001).
Phát hành lần thứ ba vào ngày 4 tháng 11 năm Bình Thành thứ 17 (2005)
tại Shibuya, Tokyo, Nhật Bản.

Việt dịch: Thích Như Điển.

Viên Giác Tùng Thư
Ấn hành lần thứ nhất, quý I/2023

Trách nhiệm xuất bản: Nguyên Đạo
Dò chính tả: Thanh Phi
Kỹ thuật và bìa: Nhuận Pháp

ISBN: 978-1-0879-2171-6


MỤC LỤC

Sống với “Thán Dị Sao” của Ngài Thân Loan
HT Thích Như Điển dịch
Cư Sĩ Diệu Danh Tuyết Mai diễn đọc






LỜI NÓI ĐẦU...............................................................7
I. NGÔN NGỮ CỦA “THÁN DỊ SAO” VÀ HÃY HỌC THEO LỜI DẠY................................................................................. 11
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: ĐÓNG CHẶT NIỀM TIN LÀ SỰ NGUY HẠI............................................................................................ 25
Chương Thứ Nhất: SỰ ĐÒI HỎI CẦN THIẾT CỦA THÂN MẠNG................................................................................................ 37
CHƯƠNG THỨ HAI: SỐNG VỚI LÒNG TIN NGHIÊM MẬT....................................................................................................... 49
CHƯƠNG THỨ BA: NGAY CẢ NGƯỜI ÁC CŨNG ĐƯỢC CỨU GIÚP....................................................................................... 61


CHƯƠNG THỨ TƯ: HÃY DÙNG TÌNH THƯƠNG ĐỐI VỚI NHỮNG KẺ SẨY CHÂN............................................................. 73
CHƯƠNG THỨ NĂM: KHAI MỞ CUỘC SỐNG............................................................................................................................. 85
CHƯƠNG THỨ SÁU: NGHĨ SAI VỀ CUỘC SỐNG BỊ VẬT TƯ HÓA.......................................................................................... 97

 


CHƯƠNG THỨ BẢY: HÃY TÔN TRỌNG CÁCH SỐNG TỰ TẠI................................................................................................ 109
CHƯƠNG THỨ TÁM: SỰ THẬT LÀ KHÔNG CÓ CÁI GÌ THUỘC VỀ TÔI CẢ......................................................................... 121
CHƯƠNG THỨ CHÍN: CHƠN THẬT CẢM ƠN NHỮNG NGƯỜI PHÍA SAU MÌNH.................................................................. 133




CHƯƠNG THỨ MƯỜI: CHÍNH MÌNH KHÔNG PHẢI LÀ THƯỚC ĐO CỦA THẾ GIỚI............................................................ 145


II. TỪ CHỖ SAI KHÁC (KHÁC NGHĨA) ĐẾN VIỆC HỌC THEO ĐIỀU ĐÚNG .................................................................... 157
CHƯƠNG THỨ MƯỜI MỘT: LỜI DẠY VÀ SỰ NIỆM PHẬT, CÔNG VIỆC QUA MỘT TỜ GIẤY.............................................. 159
CHƯƠNG THỨ MƯỜI HAI: CON NGƯỜI SỐNG VỚi SỰ HỌC VẤN............................................................................................ 171



CHƯƠNG THỨ MƯỜI BA: QUA CÁCH SUY NGHĨ CỦA TỰ THÂN LÀ CUỘC SỐNG SAO?.................................................... 183
CHƯƠNG THỨ MƯỜI BỐN: CÓ PHẢI VÌ MUỐN DIỆT CÁI TỘI VÀ CÁI ÁC MÀ NIỆM PHẬT CHĂNG?............................... 195
CHƯƠNG THỨ MƯỜI LĂM: THẾ GIỚI CHÂN THẬT VÀ THẾ GIỚI GIẢ (TƯỚNG) HAI VIỆC CỦA TỊNH ĐỘ...................... 207



CHƯƠNG THỨ MƯỜI SÁU: HỒI TÂM - PHƯƠNG HƯỚNG THAY ĐỔI CỦA CON NGƯỜI...................................................... 221
CHƯƠNG THỨ MƯỜI BẢY: TRƯỜNG HỢP TÁI SANH LÀM NGƯỜI - PHƯƠNG TIỆN CỦA TỊNH ĐỘ................................. 235
CHƯƠNG THỨ MƯỜI TÁM: TIỀN BẠC (CÚNG DƯỜNG, BỐ THÍ) DÙNG ĐỂ MUA SỰ LỢI ÍCH LÀ VIỆC HIỂU SAI......... 249


Chương 18 (tiếp theo 1)

Chương 18 (tiếp theo 2)


III. “THÁN DỊ SAO” NGUYÊN VĂN VÀ DỊCH RA NGÔN NGỮ HIỆN ĐẠI............................................................................. 303

LỜI CUỐI: NIỀM TIN CỦA AI CŨNG GIỐNG NHAU CẢ................................................................................................................ 343
LỜI PHỤ................................................................................................................................................................................................. 349
LỜI SAU CÙNG.................................................................................................................................................................................... 353
TIỂU SỬ TÁC GIẢ................................................................................................................................................................................ 357
ĐÔI LỜI CỦA DỊCH GIẢ..................................................................................................................................................................... 359

 





LỜI NÓI ĐẦU


Buồn thảm và nhiều việc không như ý.

    Những sự ngược đãi từ khi còn bé, không là chuyện lạ. Lại nữa việc bạo lực ở học đường, sự đối xử tàn nhẫn, bạo lực trong gia đình vẫn tiếp tục được báo cáo rằng, trong mười năm gần đây quá xấu tệ.

   Thêm nữa việc chẳng đặng đừng của sự phá sản, thất nghiệp, cả hàng loạt chuyện bị ảnh hưởng không thể biết để so sánh được. Hầu như ở trong thời đại nầy không thể thấy trước hết được, mà chúng ta tùy theo từng trường hợp giới hạn để sinh sống, chứ không được ngoại trừ.

   Những việc nói ở trước sẽ như thế nào, nói sao đây? Ở trong những bất an đó phải làm sao cho tốt, mà mỗi ngày, mỗi ngày chúng ta phải đương đầu sống với nó? Cả chính trị, lẫn giáo dục rồi tôn giáo cũng bị ngộp thở. Sự thật thì chúng ta phải sống để nương vào đâu cho tốt đây, mà đường đi thì thật là mờ tối.

   Việc hủ bại của những chính trị gia về những hành vi quan liêu bất chính, mà dưới mắt của cảnh sát cũng dư biết việc không rõ ràng nầy. Kết quả của việc sa đọa về giáo dục cũng như của những giáo đoàn của tôn giáo về việc dối trá trong việc cưỡng ép việc hiến tặng tiền bạc v.v... toàn là những chuyện đau lòng. Mặt khác chung quanh chúng ta thực tế có nhiều vấn đề hiện thực như sự cùng khổ, đói nghèo, vấn đề dân tộc sai biệt và ngay cả vấn đề chiến tranh cũng  đang gặp phải.

   Với ý nghĩa nầy, đối diện với ngũ trược ác thế (nghĩa là thời đại mà con người và xã hội bị ô nhiễm), trong đời ngũ trược không có Phật (thời đại hầu như không thấy được sự chân thật), ngoài ra thì chẳng còn gì cả. 

    Tuy nhiên con người của thời đại đang hướng mắt tìm về Phật Pháp, không những chỉ để quan sát suông, cũng không phải chỉ để tìm cầu những lời dạy cho tâm được an ổn, tìm cầu lòng bi mẫn trước hiện thực khó khăn, lại cũng chẳng phải để ta thán. Nếu đúng như vậy, thì điều nầy đơn thuần là lời dạy

yếm thế (nghĩa là lời dạy cho cuộc đời đầy bi quan nầy) cũng không phải là quá lời.

     Ngài Thân Loan lúc đương thời có dạy Phật Pháp về sự xa rời uế độ, vui cầu Tịnh độ, đơn thuần là xa rời thế gian, phủ định nó, thích tìm cầu ở đời sống khác, mà đạt được sự nghi ngờ lớn và tự chính mình mở ra con đường của đạo. Điều căn bản là hãy sống với hiện thực, theo đuổi hiện thực, vượt khỏi hiện thực để có một thế giới của Phật giáo. Đây chính là điểm then chốt vậy.

   Đối với chúng ta bây giờ khi tìm cầu đến xã hội và con người thì bi lụy, ta thán nên muốn chấm dứt. Dạo gần đây người ta thường hay nói đến những thiếu niên làm những điều phi pháp và phạm tội rất nhiều. Người lớn thì với những hành vi sai trái ấy, lại không so sánh với những việc phạm tội kia. Hành vi sai
trái của trẻ con đó có thể nói chẳng phải là hình ảnh của người lớn phạm tội sao? Sự thật của vấn đề giáo dục ở đây là vấn đề chính bản thân của người lớn vậy.

   Ngày nay Ngài Thân Loan loại bỏ con đường xấu ác mê mờ kia, hãy nên tìm cầu đến “Thán Dị Sao”, chính là quyển sách nầy. Trải qua trong quá khứ, vượt khỏi cả thời đại cùng lịch sử, nó luôn mang tính cách hiện đại. Hãy đọc sách một lần, quả là điều hân hạnh.

Tháng 8 năm 2001.
Tác giả Yamazaki Ryumyo.

(Dịch từ tiếng Nhật sang Việt ngữ
bắt đầu từ ngày 16 tháng 5 năm 2022
nhân mùa An Cư Kiết Hạ năm Nhâm Dần
tại Phương Trượng Đường Tổ Đình Viên Giác,
Hannover, Đức Quốc).


pdf-download
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/08/2014(Xem: 9849)
Sau rất nhiều liên lạc chúng tôi đã hẹn gặp được anh Trương Gia Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị FPT, vào buổi chiều tháng 8 năm 2014, để tặng anh Bộ sách “Tứ thư Lãnh đạo”, bộ sách mà anh đã dành tâm huyết để viết lời giới thiệu. Vì biết anh Bình rất bận và hiếm khi có cơ hội được gặp anh, nên sếp tôi, anh Nguyễn Mạnh Hùng là người đã có 12 năm gắn bó với FPT, đã kéo theo thêm 4 lãnh đạo của công ty đi cùng để được nghe anh trò chuyện.
18/08/2014(Xem: 59943)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
18/08/2014(Xem: 16153)
Ngày chủ nhật 10-8-2014 tại Thiền viện Chân Nguyên có một buổi lễ đặc biệt dành cho một gia đình người Mỹ phát tâm qui y và xuất gia với Thầy trụ trì Thích Đăng Pháp. Viện chủ Thiền viện Chân Nguyên. Người xuất gia là một cô bé xinh đẹp 17 tuổi tên là KAYALA JARAMILLO và 2 người phát nguyện qui y là Cha và Mẹ của KAYALA, ông KERAY JARAMILLO, và bà ARMIDA JARAMILLO, cả hai đều 62 tuổi đang cư ngụ tại thành phố Ontario, California, Hoa Kỳ.
17/08/2014(Xem: 8997)
Thú thật, chuyện đèn lu tỏ của nhà ai đó tôi không rành lắm, chỉ dám nói chuyện đèn nhà mình thôi. Đó là cái đèn bàn ăn, nó có tất cả năm bóng, loại Halogen, hằng ngày rọi sáng cho những bữa ăn gia đình trên chiếc bàn tròn. Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có,
15/08/2014(Xem: 15492)
•Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dười hòa, nhẫn nhục đìều mà người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc hoàn thành cho người là việc tốt. •Khi tỉnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. •Lúc đi, lúc đứng, lúc nằm, lúc ngồi, lúc ăn, lúc mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn, hoặc niệm nho nhỏ hoặc niệm thầm.
15/08/2014(Xem: 7517)
Chắc là sắp sắp lại được thiền và được có những cảm xúc tuyệt diệu như lần này mà thôi Tôi luôn tự nghĩ mình là người có nhiều duyên lành với Phật pháp. Tôi có một người mẹ chuyên tâm học Phật và mở lối cho tôi đến với con đường tu tập từ khi còn rất nhỏ. Tôi có cơ hội nhiều lần đi chùa lễ Phật, tụng kinh. Tuy nhiên, tôi lại chưa từng có cơ hội được trải nghiệm một khóa tu dù chỉ một ngày và chưa từng có một giây ngồi thiền trước khi đến với Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng.
15/08/2014(Xem: 10478)
Sau thời kinh, ở phương đông trời cũng vừa ửng sáng. Sa di Thiện Thiên như thói quen đi mở hết các cánh cửa sổ của chánh điện cho ánh sáng và gió sớm lùa vào. Chẳng bao lâu toàn chánh điện đã chan hòa ánh sáng báo hiệu một ngày như mọi ngày sinh hoạt của tịnh xá Ngọc Hưng. Chánh điện tịnh xá Ngọc Hưng nền tráng xi-măng, có những đường nứt thật rõ. Gần bục thờ được trải 4 chiếc chiếu nylon để tăng chúng lễ lạy hai thời công phu. Nhìn từ cuối chánh điện, tượng Đức Bổn sư Thích Ca và những đồ thờ bằng kim loại sáng bóng như mới được đánh dầu đồng trong dịp Đản Sinh vừa qua.
14/08/2014(Xem: 12892)
Thủ tướng Abe Shinzō (An Bội Tấn Tam-安倍 晋三) đã từ chức vào năm 2007, và chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do khi chưa làm được một năm, sau thất bại thảm hại của đảng này khi bầu cử Thượng viện. 12 tháng 9 năm 2007 : Nhiệm kỳ của ông lại bị phá hỏng vì hàng loạt cuộc từ chức của các Bộ trưởng Nội các và vụ tiết lộ về việc để mất số liệu lương hưu. Ông từ chức sau một năm tại nhiệm với lý do sức khỏe. Bảy tháng sau, Thủ tướng Abe Shinzō (An Bội Tấn Tam-安倍 晋三) bị bệnh hay quên lãng và đã thử thách mình bằng cách dùng phương pháp trị liệu "Tọa thiền" ngồi thiền tại Chùa Zenshōan (臨済宗國泰寺)một ngôi chùa thuộc Thiền phái Lâm Tế ở huyện Yanaka, Tokyo.
14/08/2014(Xem: 16556)
Vào một buổi sáng lạnh mùa đông năm 2007, tại một ga metro ở Washington DC, một thanh niên với chiếc đàn vĩ cầm, đứng chơi những bài nhạc nổi tiếng của Bach, Schubert, Massenet… trong vòng 45 phút. Trong khoảng thời gian ấy có khoảng chừng 2 ngàn người đi ngang qua, đa số đang trên đường đến sở làm của họ. Dường như không một ai có vẽ chú ý đến sự có mặt của anh. Sau khoảng 3 phút, một người đàn ông đứng tuổi đi qua và nhận thấy có một nhạc sĩ đang đứng đó chơi vĩ cầm. Ông đi chầm chậm, dừng lại chừng vài giây, và rồi lại vội vã đi tiếp cho kịp giờ của mình.
12/08/2014(Xem: 9892)
Chồng là Tiến sĩ, Giám đốc một Bệnh viện đa khoa ở miền đất Tổ trung du, vợ là chủ một ảnh viện áo cưới khá nổi tiếng, họ sinh được 2 người con 1 trai 1 gái đẹp như tranh vẽ, thông minh học giỏi. Cuộc sống sung túc, hạnh phúc là niềm mơ ước của biết bao gia đình ấy sẽ chẳng có gì đặc biệt, nếu như không có một ngày người ta sững sờ khi bắt gặp ở trên ngọn núi thiêng của Tam Đảo cảnh tượng 2 vợ chồng vị Tiến sĩ này đang chắp tay cúi lạy và xưng hô là “con” với chính…2 đứa con nhỏ do mình sinh ra…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]