Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bán Nghèo

19/11/202123:48(Xem: 3327)
Bán Nghèo

Bán Nghèo
BÁN NGHÈO
 
Ở bên Ấn Độ thời xưa
Có ông trưởng giả rất ư là giàu
Nhưng mà keo kiệt hàng đầu
Cho vay nặng lãi, nào đâu thương người,
Tính tình hung ác nhất đời
Ai không trả nổi nợ thời khổ thân
Ông sai ngay đám gia nhân
Tới nơi đánh đập bạo tàn chẳng tha.
Ngay người giúp việc trong nhà
Thời ông cũng xử thật là tệ thay
Có bà lão bộc nhà này
Việc làm quần quật luôn tay sớm chiều
Mỗi khi làm hỏng ít nhiều
Thời ông đánh mắng đủ điều chẳng nương,
Áo quần rách rưới tang thương
Cháo cơm thiếu thốn thất thường liên miên
Tuổi già, sức yếu, phận hèn
Lão bà tủi nhục buồn phiền than thân.
Một hôm bà lão dừng chân
Mang bình múc nước ngay gần mé sông
Đọa đày, đau khổ chất chồng
Khiến bà rơi lệ trong lòng nát tan
Muốn lìa ngay cõi nhân gian
Nhảy sông tự vận giải oan kiếp này.
Chợt đâu có một ông thầy
Đến bên, bà cũng chẳng hay biết gì
Thấy bà than khóc tỉ tê
Thầy tu thương cảm kiếm bề hỏi han
Bà liền kể lể than van
Phận mình nghèo khó gian nan đủ điều.
Thầy tu: "Tội nghiệp bà nhiều
Sao không bán quách cái nghèo đó đi
Lâu nay ôm giữ làm chi!"
Ngạc nhiên bà lão tức thì hỏi ngay:
"Sao thầy nói lạ lùng thay
Cái nghèo khốn khổ thế này ai mua?"
Thầy tu: "Tôi chẳng nói đùa!"
Thấy thầy chân thật, hiền từ, đáng tin
Bà già tuy rất ngạc nhiên
Cũng lên tiếng hỏi thăm liền quản chi:
"Thầy ơi! Thầy có kế gì
Giúp tôi bán cái nghèo đi cho rồi
Ơn thầy tôi nhớ suốt đời!"
Thầy tu: "Nếu vậy thì tôi bảo gì
Bà làm cho đúng từng ly
Mới mong bán cái nghèo đi dễ dàng,
Dòng sông kia gợn sóng vàng
Bà nên xuống tắm kỹ càng rồi lên
Sạch thân, trút hết ưu phiền
Tránh xa bệnh tật lại thêm yêu đời!"
*
Bà già vội vã vâng lời
Xuống sông tắm rửa, lên rồi thưa ngay:
"Thầy ơi làm cách nào đây
Để mà bán cái nghèo này êm xuôi?"
Thầy tu: "Bố thí cho người!
Khi tay bố thí tâm thời hết tham
Tham lam, keo kiệt là nhân
Gây ra nghèo khổ cơ hàn đời nay,
Bà tham nhiều kiếp trước đây
Kiếp này quả báo nên bây giờ nghèo!"
Bà già kinh ngạc khẽ kêu:
"Trời ơi! Tôi hiện tiêu điều xác xơ
Của đâu bố thí bây giờ,
Cái bình là của chủ đưa sáng này
Sai mang múc nước về ngay
Nếu cần bố thí tôi đây tiếc gì
Biếu luôn bình nước này đi
Mặc cho chủ đánh! Quản chi thân già!
Quen rồi bao chuyện xót xa
Sợ chi! Liều mạng! Chết là cùng thôi!"
Thầy tu: "Nếu vậy được rồi
Của mang bố thí quý nơi lòng thành
Bà đi múc nước đầy bình
Tìm nơi nước sạch múc nhanh mang về!"
Nghe lời bà vội vã đi
Múc đầy nước sạch lòng thì vui thay
Đem lên cung kính biếu thầy
Thầy tu hoan hỉ đưa tay nhận liền
Sau khi chú nguyện im lìm
Thầy lên tiếng dạy: "Bà nên tu hành
Ăn chay, niệm Phật tâm thành
Giờ gây công đức, quả lành mai sau!"
Rồi thầy hỏi: "Bà ngủ đâu
Nơi ăn chốn ở chỗ nào sạch không?"
Bà thưa: "Tôi khổ vô cùng
Ngủ lăn ngủ lóc giáp vòng quanh đây,
Khi nhà bếp, lúc cối xay
Bạ đâu ngủ đó qua ngày mà thôi!"
Thầy tu: "Bà nhớ lời tôi
Giữ cho thanh tịnh thảnh thơi cõi lòng
Lo tròn bổn phận cho xong
Đừng gieo oán hận vào trong tâm mình,
Lựa khi vắng vẻ đêm thanh
Cả nhà ngủ hết, lén nhanh mọi người
Lên nhà trên, vào trong ngồi
Xếp bằng niệm Phật trước nơi bàn thờ
Tâm đừng nghĩ ngợi vẩn vơ
Tập trung tư tưởng để mà cầu kinh
Sẽ mau hưởng được phước lành!"
Bà già hoan hỉ quay nhanh trở về
Lời thầy khuyên mãi khắc ghi
Thế rồi một tối làm y lời này.
*
Dinh cơ trưởng giả sáng nay
Gia nhân mở cửa thấy ngay bà già
Lên đây lén lút tối qua
Bây giờ ngồi chết thật là bình yên,
Mọi người hô hoán ầm lên
Báo tin trưởng giả đến liền để coi
Chủ nhà vội chạy tới nơi
Thấy bà già chết, tức thời quát la:
"Cột chân kéo xác này ra
Bỏ vào rừng để quạ tha làm mồi
Để đây ghê tởm quá trời!"
Gia nhân sợ hãi vâng lời chủ kia
Cột chân xác chết kéo đi
Nhưng ra khỏi ngõ tức thì ngừng tay
Đắp cho bà tấm vải dày
Rồi cùng khiêng xác đưa ngay vào rừng.
*
Ai ngờ bà lão bần cùng
Chết rồi thần thức lên từng trời cao
Cõi trời Đao Lợi sinh vào
Do thầy chú nguyện với bao tâm thành,
Do bà cố gắng tự mình
Suốt đời niệm Phật. Hiển linh tuyệt vời.
Mới hay giá trị con người
Không do vật chất, do nơi tinh thần,
Bà già nghèo khổ tấm thân
Bán nghèo với giá vô ngần quý thay
Làm thiên tử kể từ đây
Hưởng nhiều phước báu, gương này soi chung.
 
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Thi hóa Truyện Cổ Phật Giáo)
_________________________________________________


facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 7302)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
30/12/2010(Xem: 5749)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
28/12/2010(Xem: 5031)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 6272)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 9939)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 7325)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 17088)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 5341)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
19/12/2010(Xem: 15303)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567