Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cựu Tổng thống Đài Loan Tham quan 'Con đường Hải tuyến Phật giáo' vừa Ngưỡng mộ lại Cảm động trong Lòng

14/11/202122:30(Xem: 5807)
Cựu Tổng thống Đài Loan Tham quan 'Con đường Hải tuyến Phật giáo' vừa Ngưỡng mộ lại Cảm động trong Lòng

Cựu Tổng thống Đài Loan Tham quan
'Con đường Hải tuyến Phật giáo'
vừa Ngưỡng mộ lại Cảm động trong Lòng
(馬英九參觀 '佛教海線絲綢之路' 展 讚歎震撼人心)

Cựu Tổng thống Đài Loan Tham quan 'Con đường Hải tuyến Phật giáo' vừa Ngưỡng mộ lại Cảm động trong Lòng 1

Hình 1: Cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu (4 từ phải sang) và đoàn của ông đã đến thăm Kỷ niệm Phật Đà quán để thưởng ngoạn "Triển lãm đặc biệt Con đường Hải tuyến Phật giáo & Nghệ thuật Truyền thông Mới". Ảnh: Tri Tụng/人間通訊社

Vào ngày 11 tháng 11 vừa qua, Cư sĩ Mã Anh Cửu, cựu Tổng thống Đài Loan và đoàn tùy tùng của ông đã thân lâm viếng thăm Phật đà Kỷ niệm quán (佛陀紀念館), và thưởng ngoạn "Triển lãm đặc biệt Con đường Hải tuyến Phật giáo & Nghệ thuật Truyền thông Mới" (佛教海線絲綢之路&新媒體藝術特展) và kịch trường tương tác 360 độ để có tự thân trải nghiệm. Sau chuyến thăm thực tế này, Cư sĩ Mã Anh Cửu nói rằng, trước đây ông đã nghe nói về cuộc triển lãm này, quả thật là "Thật tuyệt vời!"

Vào ngày 11 vừa qua, Cư sĩ Mã Anh Cửu đã có cuộc gặp với phương trượng trụ trì Tổ đình Phật Quang Sơn, Hòa thượng Tâm Bảo và đã trải lòng chia sẻ vì lợi ích chung cho Đạo pháp và Dân tộc Đài Loan. Buổi gặp gỡ hài hoà thắm tình đạo vị.


Khi tham quan triển lãm, ông được tiếp xúc Pháp sư Từ Dung, Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn, và Pháp sư Tuệ Truyền, Phó trụ trì thường vụ Tổ đình Phật Quang Sơn, Pháp sư Như Thường, Trưởng quán Kỷ niệm Phật Đà quán.


Đề cập đến việc kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với Đại sư Tinh Vân, trong nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Bộ Tư Pháp (法務部長), Đài Loan, Cư sĩ Mã Anh Cửu tin rằng uy thần Tam bảo rất hữu hiệu trong việc hóa giải những nỗi khổ niềm đau cho mỗi cá nhân, đạt đến an lạc hạnh phúc kể từ khi thiết lập cơ sở "phòng chống và cai nghiện ma túy". Hôm đó, khi thỉnh vấn Đại sư có tham gia phòng chống và cai nghiện ma túy hay không thì Đại sư Tinh Vân nói rằng: "Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận thử thách".


Kể từ đó, chư tăng và Phật tử Tổ đình Phật Quang Sơn đã hết mình cống hiến trong công tác phòng chống và cai nghiện ma túy trong các trại giam, bao gồm cả việc tổ chức các buổi chia sẻ pháp thoại, các khóa tu tập thiền ngắn hạn, dạy tụng kinh, niệm Phật, v.v và tất cả đều đạt được kết quả rất tốt, điều này khẳng định uy thần Tam Bảo khiến con người thực sự cải hóa nội tâm con người, lánh ác hành thiện.


Cựu Tổng thống Đài Loan Tham quan 'Con đường Hải tuyến Phật giáo' vừa Ngưỡng mộ lại Cảm động trong Lòng 2

Hình 2: Triển lãm đặc biệt Con đường Hải tuyến Phật giáo & Nghệ thuật Truyền thông Mới". do Pháp sư Như Thường hướng dẫn Cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu tham quan. Ảnh: Tri Tụng/人間通訊社

Cư sĩ Mã Anh Cửu nói rằng, Phật giáo giúp an ninh, định tĩnh, hòa bình, và Đại sư Tinh Vân vị cao tăng nho nhã, nhưng Ngài lại có hoài bảo vì lợi ích xã hội cộng đồng. Nếu nhân sĩ nước ngoài muốn nhận thức về Phật giáo, đề nghị hãy đến Đài Loan, tôi đặc biệt ngưỡng mộ tài nghệ của Đại sư Tinh Vân về Văn chương, Thư pháp, tư tưởng, tất cả những thứ ấy, Ngài đều đệ nhất thiên hạ. 

Sau đó, Pháp sư Như Thường, Trưởng quán Kỷ niệm Phật Đà quán hướng dẫn triển lãm: "Con đường Hải tuyến Phật giáo", ngoài kịch trường hoàn hình 360 độ, Cư sĩ Mã Anh Cửu còn được thưởng lãm các hạng mục "Địa đồ Phật giáo trên biển", "Nghi Quỹ và Khánh điển", "Hang động""Tác phẩm điêu khắc Phật giáo". Cư sĩ Mã Anh Cửu thỉnh thoảng đặt câu hỏi về triển lãm, chẳng hạn như ý nghĩa của pho tượng Đức Phật nhập Niết bàn với tư thế nằm nghiêng bên hữu, mối liên quan giữa Bồ tát Quán Thế Âm và Thiên Hậu Thánh Mẫu; và thực tế khi ông đề cập đến triều đại nhà Đường, ông rất cảm phục bởi Nhật Bản đã dâng cúng hàng nghìn chiếc Cà sa để thỉnh cầu Đại sư Giám Chân hoằng quang lâm Đông độ dương Phật pháp. 

Cựu Tổng thống Đài Loan Tham quan 'Con đường Hải tuyến Phật giáo' vừa Ngưỡng mộ lại Cảm động trong Lòng 3

Hình 3: Cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu thưởng ngoạn "Triển lãm đặc biệt Con đường Hải tuyến Phật giáo & Nghệ thuật Truyền thông Mới".
Ảnh: Tri Tụng/人間通訊社


Sau chuyến viếng thăm, Cư sĩ Mã Anh Cửu khen ngợi: "Triển lãm này xem rất ngoạn mục, thật tốt!" thông qua màn ảnh rộng và hiệu ứng chiếu rất tuyệt vời.  Chuyến viếng thăm này, ông đã hiểu mối quan hệ giữa Con đường Tơ lụa trên biển, Phật giáo và thương mại. Nói đến sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ, nhưng sự phát triển bên ngoài Ấn Độ lại rất hưng thịnh, đặc biệt là từ khi Phật giáo truyền bá vào Trung Hoa, có thể gọi là tiên phong trong sự phát triển. 

Cư sĩ Mã Anh Cửu nói rằng, Phật giáo tại Đài Loan đã trở thành một đảo quốc Phật giáo bất khả chiến bại trên thế giới bởi "Giáo nghĩa nhập thế hóa, quản lý xí nghiệp hóa, Phật giáo đồ công hóa, phát triển quốc tế hóa" (教義入世化, 管理企業化, 信徒義工化, 發展國際化). Đây là một đặc sắc trọng yếu của Phật Quang Sơn. 

Cựu Tổng thống Đài Loan Tham quan 'Con đường Hải tuyến Phật giáo' vừa Ngưỡng mộ lại Cảm động trong Lòng 4

Hình 4: Cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu và đoàn tùy tùng đang trong kịch trường tương tác 360 độ để có để có tự thân trải nghiệm.
Ảnh: Tri Tụng/人間通訊社

 

Cùng tháp tùng trong đoàn Bà Tăng Lệ Yến, Chủ tịch Hội đồng thành phố Cao Hùng, ông Tiêu Húc Sầm, Giám đốc điều hành Quỹ Mã Anh Cửu, cựu Phó Tổng Thư ký Văn phòng Tổng thống Đài Loan, ông Hoàng Thanh Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Xí nghiệp Nam Lục, và các Nghị viên Hoàng Bách Lâm, Hoàng Thiệu đình. . .

Clip video

20211112 前總統馬英九訪佛館 參訪海線絲綢之路

https://www.youtube.com/watch?v=f6lIUCuDvDg


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 人間通訊社 佛光山)

 ***

youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/09/2013(Xem: 6854)
Vào những năm 1974-1996, khi ấy tôi còn ở một ngôi chùa tọa lạc ngoại vi Thành phố. Trước đó, ngôi chùa nầy có một lần trùng tu lại, vì nguyên thủy của nó chỉ xây dựng bằng phương tiện vật liệu nhẹ như; mái, vách tôn, cột, kèo bằng gỗ thao lao, nền chùa lót bằng gạch tàu trông vẽ đơn sơ, mặt sân đất thoáng rộng, dân cư chung quanh còn thưa thớt lắm, nên không gian ở đây còn yên tĩnh hơn bây giờ nhiều.
07/09/2013(Xem: 8949)
Như cuộc sống hiện giờ có ba việc ăn, uống, thở, trong đó chúng ta lo việc nào nhiều nhất? Thường người ta lo ăn nhiều nhất. Tối ngày chạy lo ăn, nhưng thật ra nếu nhịn ăn mấy ngày có chết không? Không chết. Kế đó là uống, nhịn uống hai ba ngày mới chết. Ðến thở, nhịn bao lâu chết? Trong tích tắc, thở ra mà không hít vô là chết. Vậy mà người ta lại quan trọng ăn với uống, còn thở ra sao thì không biết. Rõ ràng việc tối quan trọng lại lơ là, còn việc không quan trọng thì dồn hết tâm lực vào đó. Như vậy mới thấy cái lầm lẫn của chúng ta thật đáng thương.
06/09/2013(Xem: 8837)
Lý số, đông y là nghề của bố chồng tôi. Không rõ nhờ cụ thực tài hay tại hành nghề miễn phí, không nhận thù lao của khách nên khách của cụ khá đông. Một ngày, năm đó tôi vừa 23 tuổi, có một vị khách đặc biệt đến nhà giữa lúc bố tôi đi vắng. Vị khách tướng tá khác phàm, râu tóc bạc phơ, cốt cách như một tiên ông. Cụ mặc chiếc áo dài the, đầu đội khăn đóng như bố chồng tôi vậy, tay cụ cầm gậy trúc và tự xưng là bạn của bố tôi mặc dù xưa nay tôi chưa hề gặp cụ bao giờ. Tôi mời cụ vào nhà.
04/09/2013(Xem: 8928)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ, v.v… Trong những cái sợ này có cả sợ ma. Không phải chỉ có con nít mới sợ ma mà nhiều người lớn cũng sợ ma. Muốn hết sợ ma thì cần phải suy tư về thực chất của sợ và ma.
04/09/2013(Xem: 15634)
Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe. Nếp Chùa Việt trên đất khách. Vom Mekong an die Elbe. Buddhistisches Klosterleben in der vietnamesischen Diaspora.
02/09/2013(Xem: 9565)
Ông hoàng tử Hạnh Phúc
30/08/2013(Xem: 11616)
Tâm Tình Dẩn nhập Cuộc đời ngày càng phức tạp, học Phật cũng như thế. Người học Phật ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, trăm hoa đua nở, tài liệu, kinh điển Phật Pháp, phương tiện thông tin đầy đủ và hữu hiệu, nên việc tìm hiểu, thực hành giáo Pháp, nếu muốn
29/08/2013(Xem: 10200)
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
27/08/2013(Xem: 7700)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị". Nhưng tôi có thể nói với các bạn, khi tôi gặp ngài lần đầu tiên năm năm trước rằng ngài hơn là một thầy tu giản dị rất nhiều. Tôi vẫn nhớ lần viếng thăm ấy bởi vì đấy là những thời khắc đáng ghi nhớ nhất trong đời tôi và khi tôi gặp những sinh viên chưa tốt nghiệp của chúng ta, họ nói, "Ô, ông đã từng gặp những lãnh tụ thế giới, ông đã từng gặp những tổng thống, ông đã từng gặp những Khôi nguyên Nobel Hòa Bình. Nhưng ai là người hấp dẫn nhất và ấn tượng nhất mà ông đã từng gặp?" Và tôi nói, đấy phải là việc gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
23/08/2013(Xem: 10230)
Sau khì thành Đạo dưới cội Bổ Đề, Đức Phật vân du khắp nơi để diễn bày chân lý nhiệm mầu đến khắp nơi : "Cửa vô sinh bất diệt, đã mở cho tất cả chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe được hưởng trọn niềm tin tưởng"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]