Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng lo gì, ban ơi!

29/03/201721:11(Xem: 6819)
Đừng lo gì, ban ơi!



lotus_5

Đừng lo gì, ban ơi!


Phật giáo đã mọc rễ vững chắc ở Úc châu trong mấy thập niên vừa qua, nhờ vào di dân từ các xứ
có văn hóa Phật giáo khác nhau và thế hệ thứ hai gồm những người di cư từ nhỏ và những người
sanh ra tại đây. Cũng nhờ phần nào sự quan tâm của người Úc tới giáo pháp quí báu và nếp sống
(cao đẹp) đã được chứng minh bởi Phật tử thuộc mọi thành phần tại đây. Một số dân Úc nầy có
căn bản đạo đức do đã thực hành Phật pháp từ kiếp trước, hay là họ hoàn toàn mới mẻ đối với
Phật pháp, nên bị hấp dẫn mạnh mẽ bởi tính chất hòa bình, hòa hợp và cảm thông có được do
sự thực hành Phật pháp về đạo đức, thiền định và minh triết. Do đó, tôi nghĩ điều cần thiết là
Phật pháp phải được giảng dạy bằng tiếng Anh, với các từ ngữ và cách diễn tả dễ hiểu.

Mọi thành phần xã hội, mọi văn hóa và ngôn ngữ đều có những thành ngữ khác nhau, và thành ngữ
thông dụng nhứt ở Úc là "Đừng lo gì, bạn ơi!". Bạn có bao giờ nghĩ "Đừng lo gì, bạn ơi!" nghĩa là gì
nếu được giải mã và phân tích theo cái nhìn Phật giáo? Trong đề mục nầy, chúng tôi sẽ thăm dò
và cố gắng soi sáng thêm ý nghĩa của thành ngữ nầy.

Để bắt đầu, chúng tôi tách nó ra làm hai phần: 1) 'Đừng lo gì' và 2) 'bạn ơi!'. Nói vắn tắt, 'Đừng lo
gì' nghĩa là mình không có tâm lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, hối tiếc hay những thứ như thế - và như
vậy, là một tâm thức không có các nguyên nhân gây ra cảm xúc khó chịu. Đó là tâm thức không
có sự ngu si, bám níu và chối bỏ. Trong khi "bạn ơi!" nghĩa là gọi bè bạn, đồng sự hay thân nhơn.

Bây giờ, hãy nghĩ xem làm sao chúng ta có thể giảm thiểu để cuối cùng tiêu diệt sự lo lắng và
nguyên nhân của nó - bằng cách áp dụng thuốc hay Chánh pháp. Đó là sự thực hành đạo đức,
thiền định và minh triết.

Sống có đạo đức nghĩa là tránh nói điều không thật, nhục mạ hay chia rẽ, dùng ngôn ngữ thô kệch
(khó nghe) và tham gia nói chuyện tầm phào, vô ích. Chúng ta phải nói sự thật, nói để đoàn kết, nói
khéo léo, ngọt ngào và đầy ý nghĩa. Cũng có nghĩa là tránh hành động gây tổn hại. Tránh giết hại,
không lấy những thứ người ta không cho, tránh những hành động gây tổn hại trong khi liên hệ với
người khác - và ngược lại phải tôn trọng sự sống, phải rộng lượng và hành động cẩn trọng, với tình
thương và tình bằng hữu. Bất cứ điều gì ta làm, dầu là trong khi làm việc, học hành, chơi thể thao
hay các môn vui chơi khác - chúng ta phải cư xử hiền từ, không hung hãn và có lương tâm.

Với ý định trong sạch, chúng ta cũng nên hăng hái tham gia thực hành thiền định và cố gắng
giữ cho tư tưởng và nếp sống mình được chánh đáng, loại trừ những thứ tà vạy, phát triển và
gìn gữ sự tỉnh thức và tập trung để đi đến tỉnh ngộ và hiểu biết.

Nói cách khác, chúng ta phải tham dự và thực hành con đường do đức Phật vạch ra là Bát Chánh
Đạo, có thể được tóm gọn qua lời dạy sau đây của Ngài: "Đừng làm việc quấy, chỉ làm việc lành,
lọc sạch tâm mình". Và bạn đừng lo, chúng ta càng làm càng hiểu thêm, và lời dạy nầy càng trở
nên tự nhiên. Nếu sống được như thế, chúng ta sẽ giảm bớt lo lắng và cuối cùng không còn lo lắng
gì nữa.

Bây giờ chúng ta hãy xem tới từ 'bạn ơi!', Bởi vì chúng ta chung sống trong thế giới nầy,
tất cả chúng ta liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Tất cả đều là bằng hữu! Do đó, nếu tốt bụng
với chính mình, chúng ta phải tốt bụng với người khác. Tốt bụng với người khác là tốt bụng
với chính mình. Chúng ta đều có khả năng thực hiện sự hòa bình (an lạc) tối hậu, đó là sự giác ngộ.

Chúng ta cần nhớ là 1) Tất cả chúng sanh đều run sợ với ý nghĩ bị làm hại. Biết như thế,
chúng ta nỡ nào làm hại chúng sanh? 2) Biết rằng tất cả chúng ta đều mong cầu hạnh phúc,
bạn hãy vun trồng tình thương cho tất cả, và 3) Tất cả chúng sanh yêu quí nhứt mạng sống
của mình. Tình bạn bao gồm tình thương và sự tương kính.

Như vậy, chúng ta cũng cần phát triển và thực hành Tứ Vô Lượng Tâm là tình thương đại đồng
(Từ), lòng Bi mẫn (thương xót), đức Hỉ (chung vui) và đức Xả (không chấp). Nguyện cho tất cả
chúng sanh có được hạnh phúc và nguyên nhân của hạnh phúc, được thoát khỏi đau khổ và các
nguyên nhân của đau khổ, Chúng ta phải hân mộ và vui tươi với sự thành đạt của người khác,
và luôn luôn giữ cho tâm mình không thiên chấp, bám níu hay ghét bỏ. Những đức tính nầy gọi là
"Vô lượng tâm" bởi vì chúng đem lại lợị ích vô biên cho tất cả chúng sanh, và ta có thể phát triển
chúng đến mức vô hạn.

Sự an tâm thật sự chỉ có thể phát triển bên trong, trong tâm chúng ta - và biểu hiện ra bên ngoài
bằng hành động và lời nói. Chúng ta phải sống theo khuôn mẫu. Phải suy nghĩ, hành động và
phát ngôn với thiện chí nhằm tạo ra sự an ổn, hoà hợp và cảm thông. Nhờ đó, chúng ta có thể
phát huy hay tạo ra hòa bình, và loại trừ sự đấu tranh.

Cũng như viên sỏi ném xuống hồ sẽ tạo thành các gợn sóng lan ra khắp nơi - tư tưởng,
hành động và lời nói của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến tất cả. Do đó chúng ta phải suy nghĩ,
hành động và nóí năng với bốn vô lượng tâm là Từ, Bi, Hỉ và Xả - đặt cơ sở trên sự hiểu
biết chân thật. Nhờ đó chúng ta có thể đóng góp cho hòa bình thế giới và gây ảnh hưởng
để người khác cùng làm như vậy.

Hãy học tập, thực hành và chia sẻ Phật pháp cho tốt. Rồi chúng ta lúc nào cũng có thể
khuyên nhau là "Đừng lo gì, bạn ơi!"

Mùa Vesak hạnh phúc.

Theo tài liệu " No Worries Mates" Written by ay Dhamma Teacher  Andrew. J. Williams, Melbourne, 14/4/2015

Việt dịch: Thích Phước Thiệt







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2021(Xem: 7521)
Thưa quý vị, Con virus corona đang khiến cả thế giới hoảng loạn chao đảo. Nhưng Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus... Mỗi ngày, con virus lần lượt phơi bày tất cả sự thật mà chúng ta từ lâu đã không có khả năng nhìn thấy hoặc cố tình quên đi. Mỗi ngày, nếu để ý, ta sẽ thấy mỗi diễn biến của nó đều điểm vào những sai trái mà con người đã bày ra khi đến thế giới này. Nó bóc trần lần lượt những dối trá, vốn luôn được che đậy kỹ càng. Giờ đây con người nhận ra không có gì dấu giếm được dưới ánh mặt trời.
08/09/2021(Xem: 6201)
Hành trình 10 năm ăn thuần chay của giáo viên trường tiểu học Luo Yuliang (小學羅裕良), nhằm mong muốn việc sinh nở của vợ được suôn sẻ. Thường nhật tại tư gia, đến bữa ăn vợ chồng thầy giáo luôn "Bên mâm cơm chay" (鍋邊素), cho đến khi cơ hội cho ba đứa trẻ cắp sách đến trường, chúng cũng được cung cấp các bữa ăn chay. Sau đó, đã mở ra một phong trào mới cho gia đình 5 nhân khẩu đều ăn hoàn toàn thuần chay.
06/09/2021(Xem: 5269)
Nữ cư sĩ Mazie Keiko Hirono Thượng nghị sĩ Phật tử đầu tiên của quốc gia Hoa Kỳ Nữ cư sĩ Mazie Keiko Hirono Thượng nghị sĩ Phật tử đầu tiên của quốc gia Hoa Kỳ 1Hình 1: Cư sĩ Phật tử Mazie Keiko Hirono thời còn là cô bé với mẹ, tỉnh Fukushima, Nhật Bản, vào khoảng năm 1949. Ảnh: Mazie Hirono Đây là tự truyện do Nữ cư sĩ Mazie Keiko Hirono Thượng nghị sĩ Phật tử đầu tiên của quốc gia Hoa Kỳ kể rằng: "Được đặc ân và trách nhiệm khi tôi phục vụ người dân Hawaii tại Thượng viện Hoa Kỳ. Là một người nhập cư và trưởng thành trong hoàn cảnh khó khăn, tôi chưa từng bao giờ cảm nghĩ, đối với con đường quan lộ đến Thượng viện Hoa Kỳ. Đồng thời, những kinh nghiệm của tôi cho thấy những cơ hội có sẵn đáng kinh ngạc ở Mỹ, và thúc đẩy tôi mong muốn được đền đáp.
04/09/2021(Xem: 24020)
Thiền Sư Khánh Hỷ (1066- 1142) Đời thứ 14 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Một vị Tăng Thống thời Vua Lý Thần Tông Đây là Thời Pháp Thoại thứ 281 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 04/09/2021 (28/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
02/09/2021(Xem: 4561)
Lại một quyển sách khác nữa được điểm, để giới thiệu đến với mọi người, nhất là những người ít có thời gian để đọc một quyển sách dày mấy trăm trang, thì đây là một bài giới thiệu tóm tắt về tác giả và tác phẩm. Sách dày 360 trang, nhưng nếu in hai mặt thì số trang chỉ bằng một nửa mà thôi. Bởi lẽ khi Lotus Media ở Hoa Kỳ tái bản năm 2020 do Uyên Nguyên trình bày, muốn làm cho quyển sách dịch ra Việt ngữ của Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải trang trọng hơn, để tỏ lòng với người đã khuất, cũng như muốn cho độc giả thâm nhập sâu hơn với ngôn ngữ của Thiền, nên mới cho chúng ta nhiều không gian thoáng mát như vậy, để khi đọc và khi gấp sách lại tư duy những lời dạy ngắn gọn, rất dễ hiểu của Thiền Sư Bankei Yotaku một cách sâu sắc hơn nữa.
02/09/2021(Xem: 4818)
Chánh là ngay thẳng. Tư (思) và Duy (惟) đều thuộc bộ tâm. Tư duy là quá trình vận hành của não bộ giúp con người suy nghĩ, xem xét, giải quyết những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Chánh Tư duy là suy nghĩ, xem xét, giải quyết đúng vấn đề. Người có chánh tư duy dễ dàng thực hiện thành công mục tiêu lý tưởng của mình. Hành trì chánh tư duy luôn đem lại chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, bởi tư duy là cơ bản của lời nói và của hành động
02/09/2021(Xem: 5096)
Phần này (32B) bổ túc cho bài viết “Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi và nên hoa” (phần 32) về hai cách dùng bình lang (tân lang, cây cau) và (đảo) Côn Lôn/Côn Nôn. Các dữ kiện cho thấy khuynh hướng lẫn lộn n và l đã từng xẩy ra cho đến ngày hôm nay. Trong tuần lễ soạn phần bổ túc (giữa tháng 8 năm 2021), người viết (Nguyễn Cung Thông/NCT) còn thấy trên các mạng truyền thông hiện tượng lẫn lộn n và l như trong các utube ở phần sau. Hi vọng loạt bài viết này là động lực cho người đọc tìm hiểu sâu xa hơn và khám phá nhiều điều thú vị về tiếng Việt phong phú của chúng ta.
02/09/2021(Xem: 5104)
PERRIS, California – Chùa Hương Sen hôm Chủ Nhật 29/8/2021 đã đón nhận 28 thùng kinh và sách Phật học để sẽ lưu giữ tại thư viện tương lai sắp xây của chùa. Trong đó, 20 thùng kinh và sách là từ Cư sĩ Tâm Diệu và nhóm bạn đạo Thư Viện Hoa Sen, 8 thùng kinh và sách là từ Cư sĩ Nguyên Giác.
01/09/2021(Xem: 5557)
Điểm sách: TÂM BẤT SANH Của Bankei Yotaku (Bàn Khuê Vĩnh Trác), do Peter Haskel viết bằng Anh ngữ qua việc tham cứu Nhật ngữ, Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ.
01/09/2021(Xem: 7203)
Trời hửng nắng, ta trở dậy, mệt nhoài, như mới hôm qua ta còn khoẻ, nói chuyện tới khuya, giờ đây mình đã ngã bệnh chỉ sau một đêm. Bởi thế, nói đến vô thường ai cũng thấy buồn chán và ngán ngẩm làm sao;
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]