Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần

05/02/201620:06(Xem: 7446)
Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần

Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần:
Tinh thần và sự đóng góp của Phật giáo Việt Nam

cho nền văn hiến và lịch sử Dân tộc Việt Nam

 Tran Nhan Tong

Giới thiệu: Nhân dịp Xuân - Tết Cổ truyền Dân tộc, trân trọng giới thiệu bài viết Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần như là món quà ghi nhớ lại nền lịch sử văn học Việt Nam nói chung và tư tưởng Triết học Phật giáo Việt Nam nói riêng trong các vấn đề về Quốc gia, Dân tộc trong bối cảnh: Phật giáo đã đóng góp gì cho Dân tộc và lịch sử Việt Nam? Qua đó, nhận thấy được sự đóng góp tích cực của Phật giáo Việt Nam cho đất nước Việt Nam có một nền độc lập, tự chủ và dân quyền nhằm thoát khỏi lệ thuộc Phương Bắc bằng tinh thần điềm tỉnh của Thiền học và sự minh triết của các Thiền sư trí thức Việt Nam.  

 

Nền văn học viết Việt Nam còn lưu giữ lại dấu tích của tiền nhân - Cha Ông chúng ta đã lưu truyền cho đời sau về kế sách xây dựng, phát triển đất nước và giữ Nước từ khi Nước chưa nguy, vừa thỏa mãn yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc vừa đáp ứng nguyện vọng hòa bình, dân chủ, đa nguyên của người dân.

Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần, hay nói cách khác là từ “Vận nước” đến “Lòng dân” đã đề xuất được hệ thống tư tưởng chính trị hoàn chỉnh để định hướng cho sự phát triển của một hệ thống chính quyền do chính người dân Việt Nam làm chủ đất nước. Vì vậy, bài thơ Vận nước và bài thơ Thần có một vị thế hết sức quan trọng không chỉ trong lịch sử văn học mà cả trong lịch sử tư tưởng chính trị và lịch sử - tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam.

Trước hết, xin thưa cùng quý đọc giả, những bậc thức giả yêu nước cho đến những người dân lương thiện chân lắm tay bùn, đây là bài viết có tính cách Văn học - hàn lâm, mang nhiều ý nghĩa về chính trị-xã hội thực tiễn của Việt Nam, nhưng cũng không xa rời tính chân thật, giản dị và chân chất của đại đa số người dân Việt Nam chúng ta. Tại sao nói như vậy? Vì khi đề xuất và khảo sát giá trị lịch sử Việt Nam qua hai bài thơ tiêu biểu này thì không thể không đề cập đến yếu tố ngôn ngữ, đó là chữ Hán. Nói đến chữ Hán không có nghĩa là chữ của “Tàu” không có nghĩa là của người “Trung Quốc” gì cả, vì thực tế của lịch sử dân tộc và nền văn học viết Việt Nam giai đoạn này mà điển hình là hai bài thơ Quốc tộ đến bài thơ Thần là nền văn học chữ Hán. Nhưng chữ Hán được sử dụng bởi người Việt và phục vụ cho sự xây dựng, phát triển, bảo vệ đất nước cũng như nền văn học Việt Nam để về sau chúng ta có nền văn học chữ Nôm - chữ Quốc ngữ; và từ đó lưu truyền muôn đời sau cho con cháu Việt Nam.

Trở lại vấn đề đã đặt vấn đề ở trên, từ Quốc tộ đến bài thơ THẦN hợp lại như là một mệnh đề trong các khía cạnh suy nghĩ về vận nước và lòng dân cũng như tinh thần của Phật giáo Việt Nam tích hợp trong lòng Dân tộc suốt chiều dài lịch sử dựng nước và bảo vệ đất nước, nhất là thoát khỏi hệ lụy và đô hộ của phương Bắc Trung Quốc.

Vận nước  (國祚: Quốc tộ) là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam ẩn chứa nhiều tư tưởng Thiền học Việt Nam và tư tưởng Triết học Phật giáo, là một trong những bài thơ sớm nhất có tên tác giả (định danh được tác giả) của văn học viết Việt Nam. Bài thơ là câu trả lời của Thiền sư Pháp Thuận đối với Hoàng đế Lê Hoàn khi được hỏi “Vận nước ngắn dài thế nào?”.

Trước tiên, chúng ta cần khảo sát bài thơ Quốc tộ, như sau:

Nguyên văn chữ Hán:

國祚

國祚如藤絡,

南天裏太平。

無為居殿閣,

處處息刀兵。

 

Phiên âm Hán-Việt:

Quốc tộ[1]

Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lý thái bình.

Vô vi cư điện các,

Xứ xứ tức đao binh..

 

Dịch nghĩa và dịch thơ:

Về phần dịch nghĩa và dịch thơ, người viết (gộp chung) mạo muội dịch từ Hán ra Việt, để thuận tiện cho việc so sánh, đối chiếu và khảo sát yếu tố “về vận nước và lòng dân” mà Lê Hoàn đã hỏi Thiền sư Pháp Thuận.


Dịch nghĩa và dịch thơ:

Vận nước

Vận nước chẳng khác nào như dây mây leo quấn quýt,

Nơi cõi trời Nam cảnh thái bình.

Vô vi ở cung điện,

Khắp mọi nơi đều chấm dứt hết binh đao.

 

Từ bản thơ nguyên bản chữ Hán và tình hình thực tế của bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, cùng với vận nước và lòng dân chúng ta có thể phát thảo ra cuộc đối đáp như sau:

Vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước:

- Làm thế nào để cho vận mệnh quốc gia được dài lâu?

Thiền sư Pháp Thuận đáp:

 - Vận nước như dây mây quấn.

 Vua Lê Đại Hành:

- Ý là gì?

Thiền sư Pháp Thuận:

-  Ta phải giữ gìn đất nước như thế quấn của dây mây, một sợi mây tuy có dẻo dai nhưng vẫn dễ đứt, dễ gãy nếu ta biết cách bẻ, còn nhiều dây mây quấn lại thành bó khó có sức mạnh nào bẻ gãy.

Vua Lê Đại Hành:

- Trẫm phải làm gì, thưa Ngài?

Thiền sư Pháp Thuận:

- Bệ hạ cần phải cốt làm sao trăm họ hướng về Vua  với một lòng tôn kính, Vua lấy ý nguyện của dân làm ý nguyện của mình, nỗi khổ của dân cũng là nỗi khổ của mình. Tìm cách hoá giải những xung đột nội bộ của một quốc gia. Liên kết nhân tâm lại với nhau như những dây mây riêng lẻ được kết thành một bó mây.

Vua Lê Đại Hành:

- Thiền sư nói rõ cho.

Thiền sư Pháp Thuận:

-  Kinh Phật nhắc nhở cẩn thận tuyệt đối không được kiêu ngạo. Muốn cho đất nước được yên bình, Vua phải biết cách áp dụng phương pháp, hay là nguyên lý tu dưỡng vô vi nơi triều đình của mình. Vua là thiên tử - con trời (theo quan niệm nho gia). Vua tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh của một thể chế, đế chế (đất nước). Vì vậy, trong nước luôn cần phải liên kết nhân tâm lại với nhau như Bệ hạ đã biết: những dây mây riêng lẻ bó thành một bó mây là vậy, thưa bệ hạ đó là cách giữ cho Vận nước được dài lâu.

Bài thơ Vận Nước của Thiền sư Pháp Thuận (法順禪師 Pháp Thuận Thiền Sư, 1-990[2]) đã khéo léo vận dụng thâm ý của nhà Phật mà vận dụng vào hệ thống chính trị nước nhà, tức là dựng nước đi đôi với giữ nước, giữ nước từ khi nước chưa nguy để cho vận nước được dài lâu, lòng dân yên ổn. Nói một cách khác, nó biểu hiện cho giá trị nhân văn-nhân bản, vị tha, là sự khai minh của tinh thần yêu nước và tinh thần nhân đạo, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam. 

Thiền sư Pháp Thuận thuộc dòng Tì Ni Đa Lưu Chi (? – 594). Buổi đầu, Ngài đã giúp nhà Tiền Lê sáng nghiệp, nhưng trọn đời không nhận phong thưởng, không nhận chức tước. vì thế, vua Đại Hành càng kính trọng Ngài và từ đó gọi Ngài là Pháp sư[3].
Như vậy, qua cách thức xác định dân là chủ của nước này và phương pháp lý luận chủ chốt về tính dân tộc trong sự đa dạng được đề xuất bởi Thiền sư Pháp thuận, thì vận nước và lòng dân sẽ hưng thịnh và bên lâu. Các vấn đề này cũng tương tác và tích hợp được với ý tưởng trong bài thơ Thần.

Chúng ta khảo sát bài học kinh nghiệm lịch sử của cha ông chúng ta qua bài thơ Thần, sau đó chúng ta sẽ tổng hợp, kết hợp hai yếu tố trong hai vấn đề của Quốc tộ và thơ Thần để giải đáp các câu hỏi trên, dựa trên những diễn biến và tình hình thực tế của đất nước.

Về bài thơ Thần, tức là bài Nam quốc sơn hà, tạm dịch là Sông núi nước Nam. Cũng như bài thơ Vận nước, bài Sông núi nước Nam là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Theo nhận dịnh của các nhà Dân tộc học, chính trị học, sử gia, văn hóa, các nhà văn học...nếu như Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam thì Quốc tộ (Vận nước) được coi là bản tuyên ngôn hòa bình đầu tiên của Việt Nam. Quốc tộ nói lên vận nước lòng dân thì Nam quốc sơn hà khẳng định vị thế của quốc gia, dân tộc; thỏa mãn yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia vừa đáp ứng nguyện vọng của người dân. Từ hai yếu tố này, thế nước, lòng dân luôn luôn ổn định, dài lâu.

Bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời trong hoàn cảnh hai lần kháng chiến chống giặc ngoại xăm của quân Tống năm 981 và 1077.

Về văn bản của bài thơ Thần, người viết không đề cập đến dị bản, mục tiêu là đề cập đến yếu tố “Vận nước và lòng dân” trong sự đề xuất và liên đới với tư tưởng triết học Phật giáo, nên không khảo sát sâu trong lĩnh vực văn bản học - dị bản trong văn học.


Nguyên văn chữ Hán như sau:

南國山河

南 國 山 河 南 帝 居

截 然 定 分 在 天 書

如 何 逆 虜 來 侵 犯

汝 等 行 看 取 敗 虛

 

 Phiên âm Hán-Việt:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

 

 Dịch thơ:

Về phần dịch thơ bài thơ Thần, người viết mạo muội dịch từ Hán ra Việt.

 

Sông núi nước Nam, vua Nam ở,

Rành rành sách trời chia xứ sở.

Lũ giặc cớ sao sang xâm phạm,

Các ngươi nhất định phải tơi bời.

 

Theo tài liệu lưu trữ trong Mộc bản triều Nguyễn[4] thì nội dung bài thơ “Nam quốc sơn hà” là bản bản khắc gỗ cổ nhất bài thơ này còn lại cho đến ngày nay. Chúng ta tham khảo và đối chiếu vào trong bản nội dung bài thơ trong Đại Việt sử ký toàn thư [5] thì cùng thống nhất với nhau về mặt nội dung.

Tại sao gọi bài Nam quốc sơn hà là bài thơ Thần? Gọi thơ Thần là bởi vì bài thơ được cho là của Thần không mà không có tác giả cụ thể, tác giả là Thần, do Thần đọc giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077. Như vậy, bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này đến nay vẫn còn khuyết danh tác giả, tác giả của nó chỉ được biết đến chung chung là “Thần” chứ không có tác giả cụ thể. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhận định là bài thơ của Thần, tức là khuyết danh tác giả, nhưng với nhà nghiên cứu GS. Lê Mạnh Thát, trong bài “Pháp Thuận và bài thơ thần nước Nam sông núi”  ông cho rằng tác giả bài thơ chính là Thiền sư Pháp Thuận. Nếu Vậy, điều này rất thú vị và có nhiều thâm ý tích cực, ý nghĩa sâu sắc trong lịch sử dân tộc và lịch sử Phật giáo Việt Nam, nó khẳng định sự bó chặt đến sâu sắc và sự đóng góp hết sức ý nghĩa của Phật giáo Việt Nam cho Đất nước và Dân tộc.

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư xác định thì vào năm 1076, Quách Quỳ, Triệu Tiết đem quân 9 tướng, hợp với Chiêm Thành, Chân Lạp tấn công Đại Việt. Hai bên giao tranh ở sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ chợt nghe trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phân định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!”[6]

Sau này đúng như lời thơ, Lý Thường Kiệt đánh bại hơn 30 vạn quân nhà Tống (Trung Quốc) do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt.

Nam quốc Sơn hà khẳng định nên vị thế lãnh thổ quốc gia – dân tộc, và sự thật rằng sông núi, vùng trời nước Nam thì người dân nước Nam ở và làm chủ, đó là chân lý đã định rành rành, không thể nào xóa. Nếu mà (và đã) lũ giặc vô cớ mà sang xâm phạm, thì với tập hợp sức mạnh của ý chí và lòng dân sẽ luôn làm cho lũ giặc phải tơi bời.

Tóm lại, bài thơ Vận Nước của Thiền sư Pháp Thuận kết hợp với bài thơ Thần Sông Núi Nước Nam có một vị thế hết sức quan trọng không chỉ trong lịch sử văn học mà cả trong lịch sử tư tưởng chính trị và tư tưởng Triết học chính trị xã hội Phật giáo Việt Nam; Nó đã tạo nên một thành trì vững mạnh và thành công khi đề xuất được hệ thống tư tưởng chính trị hoàn chỉnh để định hướng cho sự phát triển của một hệ thống chính quyền làm chủ đất nước vừa thỏa mãn yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia toàn vẹn lãnh thổ vừa đáp ứng nguyện vọng của người dân. Nó là Kho tàng quý báu vô giá chứa đựng tinh thần tự soi rọi và kết hợp sức mạnh dân tộc, lấy dân làm gốc, nó là viên minh châu trong nền văn học Việt Nam và nền văn học Phật giáo Việt Nam mà vẫn còn lưu giữ được cho đến ngày nay, những bài thơ chứa đựng được tư tưởng chính trị của Phật giáo Việt Nam như là hệ tư tưởng thẩm thấu và bó chặt vào trong lòng dân tộc; thể hiện sự đóng góp hết sức to lớn và tích cực của Phật giáo cho nền văn hiến dân tộc và lịch sử Việt Nam, lưu truyền cho con cháu chúng ta bài học lịch sử sâu sắc không những chỉ có giá trị trong quá khứ mà cả trong hiện tại lẫn tương lai.

 

Thiền đường Thiền viện Pháp Thuận,

San Diego, California, ngày 2 tháng 2, 2016,

 

Thích Giac Chinh.

 

---------------------

Tài liệu tham khảo:

  1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản Kỷ, Bản in Nội Các Quan Bản Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Soạn giả: Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, v.v..., 1697, Dịch giả: Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam 1985-1992, nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội - Hà Nội 1993, chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Hồng Ty, Nguyễn Quang Trung, 2001.
  2. Giác Chinh – Trần Đức Liêm, Di sản Mộc bản Triều Nguyễn Tìm năng Văn hóa Dân Tộc, Tham luận Hội thảo Quốc Tế Việt Nam Học Lần 4, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam, 2012.
  3. Thiền uyển tập anh (禪苑集英), còn gọi là Thiền uyển tập anh ngữ lục (禪苑集英語錄), Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục (大南禪宛傳燈集錄), Soạn giả: Kim Sơn - Thiền phái Trúc Lâm, Thế Kỷ 14 (1337), dịch giả Lê Mạnh Thát (Dựa trên bản in năm 1715), Nhà xuất bản: Đại Học Vạn Hạnh - Saigon 1976 & 1999.

 



[1] Vận nước  (國祚: Quốc tộ). Nó là câu hỏi của vua Lê Hoàn hỏi “Vận nước ngắn dài thế nào?” với Thiền sư Pháp Thuận.

[2] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản Kỷ - Quyển I, Thì năm Đinh Hợi – Năm 987, Nhà Tống sai Lý Giác sang nước Việt, Khi Giác đến chùa Sách Giang, Vua sai pháp sư tên là Thuận giả làm người coi sông ra đón. Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư không nói rõ Thiền sư Pháp Thuận sinh vào năm nào chỉ nhận thấy Pháp Thuận Thiền Sư (1-990). Nhưng trong Thiền Uyển Tập Anh, bản dịch của GS. Lê Mạnh Thát đề cập Thiền sư Pháp Thuận (925-990).

[3] Pháp sư là các bậc cao tăng vừa tinh thông Tam Tạng Kinh Phật, vừa có năng lực giảng giải Phật pháp và vừa có tầm nhìn về quốc gia, xã hội thì được gọi là Pháp sư.

[4] Giác Chinh – Trần Đức Liêm, Di sản Mộc bản Triều Nguyễn Tìm năng Văn hóa Dân Tộc, Tham luận Hội thảo Quốc Tế Việt Nam Học Lần 4, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam, 2012.

[5] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản Kỷ, Bản in Nội Các Quan Bản Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Soạn giả: Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, v.v..., 1697, Dịch giả: Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam 1985-1992, nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội - Hà Nội 1993, chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Hồng Ty, Nguyễn Quang Trung, 2001.

[6] Đại Việt sử ký toàn thư; Soạn giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên,....Dịch giả Viện sử học Việt Nam; Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1993.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/09/2015(Xem: 5697)
Chùa Đá Vàng là kỳ quan tôn giáo của người Myanmar đồng thời là câu hỏi chưa có lời giải đáp của ngành khoa học địa lý. Chùa Đá Vàng hay Kyaiktiyo là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng thứ ba tại Myanmar, sau chùa Swedagon và đền Mahamuni, cách Yangon 200 km. Ngôi chùa nằm chơi vơi trên tảng đá khổng lồ ở vị trí chênh vênh cạnh vách núi cao 1.100 m. Những ai lần đầu nhìn đều cảm tưởng hòn đá sẽ lăn ngay xuống vực. Truyền thuyết Myanmar lý giải cho bố cục kỳ lạ này bằng câu chuyện của Đức Phật, tương truyền bảo tháp trên hòn đá chính là sợi tóc của ngài. Dù bạn có tin vào truyền thuyết hay không, trong khoa học địa lý đây là hiện tượng không thể lý giải.
27/09/2015(Xem: 10014)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai? Có một con cáo đã phát hiện ra một chuồng gà, nó bèn tìm cách tiếp cận nhưng vì cáo nhà ta quá mập nên không thể chui lọt vào chuồng để ăn gà. Thế là nó đành phải nhịn đói suốt ba ngày liền mới có thể vào được chuồng gà. Sau khi vào được, nó đã ăn no nê để bù lại những ngày nhịn đói, giờ đây chiếc bụng của cáo đã phình to ra, nên không thể nào ra được nữa, thế là cáo đành phải nhịn đói trở lại ba ngày mới có thể ra khỏi chuồng gà.
25/09/2015(Xem: 7754)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ở tuổi 80 của tôi thuộc thế hệ thế kỷ 20. Những người trẻ dưới 30 tuổi thuộc thế hệ của thế kỷ 21. Ngài thừa nhận rằng thế hệ của thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều vấn đề, bao gồm cả thiệt hại cho môi trường. Một số ý tưởng của họ, chẳng hạn như quan điểm cho rằng vấn đề có thể được giải quyết bằng vũ lực hiện nay là hoàn toàn lỗi thời. Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bến phà Millbank Pier đi đến The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Jeremy Russell)
24/09/2015(Xem: 7909)
Khi chung ta bước đi, với tâm địa Từ Bi rộng mở mang theo, làm tất cả những việc lành cho tất cả chúng sanh là chúng ta đã mở rộng biên giới hòa bình ngày một dang rộng. Những bước chân ấy đáng gọi là những bước chân Từ Bi. Có những điều khi tiếp cận với Phật học, dù với bất cứ trình độ nào, chưa chắc một sớm một chiều mình hiểu ra ngay hết được. Đôi khi phải đợi đến nhiều chục năm sau, thậm chí gần hết đời người rồi mình mới bừng tỉnh về một điều giác ngộ chưa trọn vẹn. Khi xưa mình nghe kể chuyện đức Phật Đản sanh, dưới bảy bước đi đều nở bảy đóa hoa sen. Thần thoại, truyền thuyết hay hư cấu cho lung linh một sự kiện về đấng giáo chủ của mình; hãy cứ để đó. Sau này ghé sang Làng Mai, chạm phải những công án Thiền của Ngài Nhất Hạnh, chúng ta bắt gặp câu “Từng bước nở hoa sen” thì mới vỡ òa nhiều khúc mắc ngày xưa còn kẹt lại trong một góc tối của tâm trí nào đó.
24/09/2015(Xem: 8945)
Sau tiếng ré lên của cái chuông bấm ở cửa, mình đã nghe tiếng chìa khoá lách cách tra vào ổ khoá của cánh cửa song sắt ở bên trong. Một chập sau, cánh cửa "Trại Cải Huấn Thanh Thiếu Niên Phạm Pháp" (Jugendarrestanstalt, viết tắc là JAA) tại Nienburg nặng chịt, rít lên tiếng sắt cọ sát trên thềm xi măng, mở ra. Bước chân vào, vài câu chào hỏi trao đổi với cô giám thị. Cửa chánh đóng lại. Cô giám thị hướng dẫn mình đi qua một cánh cửa song sắt. Lại đứng chờ. Sau khi nó lại khóa lại, thì có cảm giác "mình đi lại tự do trong Trại Cải Huấn" được rồi! Tiến về phòng điều hành. Từ bên ngoài đã thấy ông "xếp" trại, ba nam giám thị, cô giám thị khi nãy; hai cô tác viên xã hội (Sozialarbeiterin) và thêm bốn thiếu nữ lạ mặt. Ông "xếp" trại giới thiệu bốn thiếu nữ lạ ấy cũng là tác viên xã hội ở các tù khác đến tìm hiểu kinh nghiệm hướng dẫn của "thầy JIP" - tên là Diệp, nếu đọc không bỏ dấu và theo âm Đức thì là "Dieb"; mà "Dieb" có nghĩa là "kẻ cắp"! Còn nếu phát âm tương đối đúng thì v
24/09/2015(Xem: 8966)
Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này. Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét. Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.
21/09/2015(Xem: 7534)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” (Vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?) thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy... như vầy...
21/09/2015(Xem: 10002)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình. Tôi cũng đặc biệt vui khi bà quan tâm đến Việt Nam. Trong phiên hop này, lãnh đạo Hội xuất bản Việt Nam bận hết nên tôi làm trưởng đoàn. Vậy là ngoài các buổi làm việc chung với trưởng đoàn của Hội xuất bản các nước ASEAN tôi có các buổi làm việc riêng với nhiều lãnh đạo các nhà xuất bản các nước, trong đó có buổi làm việc với bà Claudia Kaiser, người phó chủ tịch rất hiểu biết và thân thiện của Frankfurt Book Fair.
21/09/2015(Xem: 7931)
Khi mẹ mất, con cháu đều có mặt. Qua bao năm đất nước tang thương, chiến tranh khốc liệt, đàn con gian truân trong nghề nghiệp, trong lửa đạn. Có đứa vào quân đội, cả năm không thấy mặt, không biết ở đâu. Sau chiến tranh mọi người đều tìm cách bỏ xứ. Đứa trước đứa sau, qua rừng qua biển, rồi tìm cách đưa được mẹ sang xứ người. Các con làm lại sự nghiệp, các cháu học hành giỏi, thành công vượt mực. Ai cũng nói: “Cụ thật có phước, cụ thật có phước, được Phật độ !”
20/09/2015(Xem: 11727)
Tâm dục được xếp hạng trên tất các sắc tướng, gọi là Sắc Dục, mà mê đắm sắc đẹp đưa đến dâm dục là điều cốt yếu của mọi vấn đề trên cõi Ta Bà. Tham dâm dục thôi thúc trong lòng khiến con người phải hành động để được thoả mãn ham muốn. Khi cái luồng chân khí ái dục này dâng lên thì si ái tình, khi đi xuống thì tham nhục dục. Mà ái có nghĩa là yêu thương thuộc tình cảm với cảm giác cao thượng. Dục là sự si mê, thèm khát thể xác. Khi dâng lên khi hạ xuống bất thường thì bị tẫu hỏa nhập ma, thất tình lục dục, đưa đến hành động phi luân, phạm pháp, vô đạo tai hại khôn lường cho mình cho người. Dục gồm có lục dục hay ngũ dục. Lục dục là sự ham muốn của sáu căn đối với sáu trần; mắt thích nhìn những sắc đẹp, tai thích nghe âm thanh êm dịu, mũi thích ngửi mùi thơm, lưỡi thích nếm những vị ngon, thân thích đụng chạm êm ái, ý thích nghĩ tới tham si. Ngũ dục là năm thứ ham muốn của người đời không dễ gì loại bỏ. Kinh Phật nói về Ác Dục, Niệm Dục: Chư hiền, nếu ai có ác dục, niệm dục th
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]