Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần

05/02/201620:06(Xem: 7366)
Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần

Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần:
Tinh thần và sự đóng góp của Phật giáo Việt Nam

cho nền văn hiến và lịch sử Dân tộc Việt Nam

 Tran Nhan Tong

Giới thiệu: Nhân dịp Xuân - Tết Cổ truyền Dân tộc, trân trọng giới thiệu bài viết Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần như là món quà ghi nhớ lại nền lịch sử văn học Việt Nam nói chung và tư tưởng Triết học Phật giáo Việt Nam nói riêng trong các vấn đề về Quốc gia, Dân tộc trong bối cảnh: Phật giáo đã đóng góp gì cho Dân tộc và lịch sử Việt Nam? Qua đó, nhận thấy được sự đóng góp tích cực của Phật giáo Việt Nam cho đất nước Việt Nam có một nền độc lập, tự chủ và dân quyền nhằm thoát khỏi lệ thuộc Phương Bắc bằng tinh thần điềm tỉnh của Thiền học và sự minh triết của các Thiền sư trí thức Việt Nam.  

 

Nền văn học viết Việt Nam còn lưu giữ lại dấu tích của tiền nhân - Cha Ông chúng ta đã lưu truyền cho đời sau về kế sách xây dựng, phát triển đất nước và giữ Nước từ khi Nước chưa nguy, vừa thỏa mãn yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc vừa đáp ứng nguyện vọng hòa bình, dân chủ, đa nguyên của người dân.

Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần, hay nói cách khác là từ “Vận nước” đến “Lòng dân” đã đề xuất được hệ thống tư tưởng chính trị hoàn chỉnh để định hướng cho sự phát triển của một hệ thống chính quyền do chính người dân Việt Nam làm chủ đất nước. Vì vậy, bài thơ Vận nước và bài thơ Thần có một vị thế hết sức quan trọng không chỉ trong lịch sử văn học mà cả trong lịch sử tư tưởng chính trị và lịch sử - tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam.

Trước hết, xin thưa cùng quý đọc giả, những bậc thức giả yêu nước cho đến những người dân lương thiện chân lắm tay bùn, đây là bài viết có tính cách Văn học - hàn lâm, mang nhiều ý nghĩa về chính trị-xã hội thực tiễn của Việt Nam, nhưng cũng không xa rời tính chân thật, giản dị và chân chất của đại đa số người dân Việt Nam chúng ta. Tại sao nói như vậy? Vì khi đề xuất và khảo sát giá trị lịch sử Việt Nam qua hai bài thơ tiêu biểu này thì không thể không đề cập đến yếu tố ngôn ngữ, đó là chữ Hán. Nói đến chữ Hán không có nghĩa là chữ của “Tàu” không có nghĩa là của người “Trung Quốc” gì cả, vì thực tế của lịch sử dân tộc và nền văn học viết Việt Nam giai đoạn này mà điển hình là hai bài thơ Quốc tộ đến bài thơ Thần là nền văn học chữ Hán. Nhưng chữ Hán được sử dụng bởi người Việt và phục vụ cho sự xây dựng, phát triển, bảo vệ đất nước cũng như nền văn học Việt Nam để về sau chúng ta có nền văn học chữ Nôm - chữ Quốc ngữ; và từ đó lưu truyền muôn đời sau cho con cháu Việt Nam.

Trở lại vấn đề đã đặt vấn đề ở trên, từ Quốc tộ đến bài thơ THẦN hợp lại như là một mệnh đề trong các khía cạnh suy nghĩ về vận nước và lòng dân cũng như tinh thần của Phật giáo Việt Nam tích hợp trong lòng Dân tộc suốt chiều dài lịch sử dựng nước và bảo vệ đất nước, nhất là thoát khỏi hệ lụy và đô hộ của phương Bắc Trung Quốc.

Vận nước  (國祚: Quốc tộ) là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam ẩn chứa nhiều tư tưởng Thiền học Việt Nam và tư tưởng Triết học Phật giáo, là một trong những bài thơ sớm nhất có tên tác giả (định danh được tác giả) của văn học viết Việt Nam. Bài thơ là câu trả lời của Thiền sư Pháp Thuận đối với Hoàng đế Lê Hoàn khi được hỏi “Vận nước ngắn dài thế nào?”.

Trước tiên, chúng ta cần khảo sát bài thơ Quốc tộ, như sau:

Nguyên văn chữ Hán:

國祚

國祚如藤絡,

南天裏太平。

無為居殿閣,

處處息刀兵。

 

Phiên âm Hán-Việt:

Quốc tộ[1]

Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lý thái bình.

Vô vi cư điện các,

Xứ xứ tức đao binh..

 

Dịch nghĩa và dịch thơ:

Về phần dịch nghĩa và dịch thơ, người viết (gộp chung) mạo muội dịch từ Hán ra Việt, để thuận tiện cho việc so sánh, đối chiếu và khảo sát yếu tố “về vận nước và lòng dân” mà Lê Hoàn đã hỏi Thiền sư Pháp Thuận.


Dịch nghĩa và dịch thơ:

Vận nước

Vận nước chẳng khác nào như dây mây leo quấn quýt,

Nơi cõi trời Nam cảnh thái bình.

Vô vi ở cung điện,

Khắp mọi nơi đều chấm dứt hết binh đao.

 

Từ bản thơ nguyên bản chữ Hán và tình hình thực tế của bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, cùng với vận nước và lòng dân chúng ta có thể phát thảo ra cuộc đối đáp như sau:

Vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước:

- Làm thế nào để cho vận mệnh quốc gia được dài lâu?

Thiền sư Pháp Thuận đáp:

 - Vận nước như dây mây quấn.

 Vua Lê Đại Hành:

- Ý là gì?

Thiền sư Pháp Thuận:

-  Ta phải giữ gìn đất nước như thế quấn của dây mây, một sợi mây tuy có dẻo dai nhưng vẫn dễ đứt, dễ gãy nếu ta biết cách bẻ, còn nhiều dây mây quấn lại thành bó khó có sức mạnh nào bẻ gãy.

Vua Lê Đại Hành:

- Trẫm phải làm gì, thưa Ngài?

Thiền sư Pháp Thuận:

- Bệ hạ cần phải cốt làm sao trăm họ hướng về Vua  với một lòng tôn kính, Vua lấy ý nguyện của dân làm ý nguyện của mình, nỗi khổ của dân cũng là nỗi khổ của mình. Tìm cách hoá giải những xung đột nội bộ của một quốc gia. Liên kết nhân tâm lại với nhau như những dây mây riêng lẻ được kết thành một bó mây.

Vua Lê Đại Hành:

- Thiền sư nói rõ cho.

Thiền sư Pháp Thuận:

-  Kinh Phật nhắc nhở cẩn thận tuyệt đối không được kiêu ngạo. Muốn cho đất nước được yên bình, Vua phải biết cách áp dụng phương pháp, hay là nguyên lý tu dưỡng vô vi nơi triều đình của mình. Vua là thiên tử - con trời (theo quan niệm nho gia). Vua tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh của một thể chế, đế chế (đất nước). Vì vậy, trong nước luôn cần phải liên kết nhân tâm lại với nhau như Bệ hạ đã biết: những dây mây riêng lẻ bó thành một bó mây là vậy, thưa bệ hạ đó là cách giữ cho Vận nước được dài lâu.

Bài thơ Vận Nước của Thiền sư Pháp Thuận (法順禪師 Pháp Thuận Thiền Sư, 1-990[2]) đã khéo léo vận dụng thâm ý của nhà Phật mà vận dụng vào hệ thống chính trị nước nhà, tức là dựng nước đi đôi với giữ nước, giữ nước từ khi nước chưa nguy để cho vận nước được dài lâu, lòng dân yên ổn. Nói một cách khác, nó biểu hiện cho giá trị nhân văn-nhân bản, vị tha, là sự khai minh của tinh thần yêu nước và tinh thần nhân đạo, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam. 

Thiền sư Pháp Thuận thuộc dòng Tì Ni Đa Lưu Chi (? – 594). Buổi đầu, Ngài đã giúp nhà Tiền Lê sáng nghiệp, nhưng trọn đời không nhận phong thưởng, không nhận chức tước. vì thế, vua Đại Hành càng kính trọng Ngài và từ đó gọi Ngài là Pháp sư[3].
Như vậy, qua cách thức xác định dân là chủ của nước này và phương pháp lý luận chủ chốt về tính dân tộc trong sự đa dạng được đề xuất bởi Thiền sư Pháp thuận, thì vận nước và lòng dân sẽ hưng thịnh và bên lâu. Các vấn đề này cũng tương tác và tích hợp được với ý tưởng trong bài thơ Thần.

Chúng ta khảo sát bài học kinh nghiệm lịch sử của cha ông chúng ta qua bài thơ Thần, sau đó chúng ta sẽ tổng hợp, kết hợp hai yếu tố trong hai vấn đề của Quốc tộ và thơ Thần để giải đáp các câu hỏi trên, dựa trên những diễn biến và tình hình thực tế của đất nước.

Về bài thơ Thần, tức là bài Nam quốc sơn hà, tạm dịch là Sông núi nước Nam. Cũng như bài thơ Vận nước, bài Sông núi nước Nam là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Theo nhận dịnh của các nhà Dân tộc học, chính trị học, sử gia, văn hóa, các nhà văn học...nếu như Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam thì Quốc tộ (Vận nước) được coi là bản tuyên ngôn hòa bình đầu tiên của Việt Nam. Quốc tộ nói lên vận nước lòng dân thì Nam quốc sơn hà khẳng định vị thế của quốc gia, dân tộc; thỏa mãn yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia vừa đáp ứng nguyện vọng của người dân. Từ hai yếu tố này, thế nước, lòng dân luôn luôn ổn định, dài lâu.

Bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời trong hoàn cảnh hai lần kháng chiến chống giặc ngoại xăm của quân Tống năm 981 và 1077.

Về văn bản của bài thơ Thần, người viết không đề cập đến dị bản, mục tiêu là đề cập đến yếu tố “Vận nước và lòng dân” trong sự đề xuất và liên đới với tư tưởng triết học Phật giáo, nên không khảo sát sâu trong lĩnh vực văn bản học - dị bản trong văn học.


Nguyên văn chữ Hán như sau:

南國山河

南 國 山 河 南 帝 居

截 然 定 分 在 天 書

如 何 逆 虜 來 侵 犯

汝 等 行 看 取 敗 虛

 

 Phiên âm Hán-Việt:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

 

 Dịch thơ:

Về phần dịch thơ bài thơ Thần, người viết mạo muội dịch từ Hán ra Việt.

 

Sông núi nước Nam, vua Nam ở,

Rành rành sách trời chia xứ sở.

Lũ giặc cớ sao sang xâm phạm,

Các ngươi nhất định phải tơi bời.

 

Theo tài liệu lưu trữ trong Mộc bản triều Nguyễn[4] thì nội dung bài thơ “Nam quốc sơn hà” là bản bản khắc gỗ cổ nhất bài thơ này còn lại cho đến ngày nay. Chúng ta tham khảo và đối chiếu vào trong bản nội dung bài thơ trong Đại Việt sử ký toàn thư [5] thì cùng thống nhất với nhau về mặt nội dung.

Tại sao gọi bài Nam quốc sơn hà là bài thơ Thần? Gọi thơ Thần là bởi vì bài thơ được cho là của Thần không mà không có tác giả cụ thể, tác giả là Thần, do Thần đọc giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077. Như vậy, bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này đến nay vẫn còn khuyết danh tác giả, tác giả của nó chỉ được biết đến chung chung là “Thần” chứ không có tác giả cụ thể. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhận định là bài thơ của Thần, tức là khuyết danh tác giả, nhưng với nhà nghiên cứu GS. Lê Mạnh Thát, trong bài “Pháp Thuận và bài thơ thần nước Nam sông núi”  ông cho rằng tác giả bài thơ chính là Thiền sư Pháp Thuận. Nếu Vậy, điều này rất thú vị và có nhiều thâm ý tích cực, ý nghĩa sâu sắc trong lịch sử dân tộc và lịch sử Phật giáo Việt Nam, nó khẳng định sự bó chặt đến sâu sắc và sự đóng góp hết sức ý nghĩa của Phật giáo Việt Nam cho Đất nước và Dân tộc.

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư xác định thì vào năm 1076, Quách Quỳ, Triệu Tiết đem quân 9 tướng, hợp với Chiêm Thành, Chân Lạp tấn công Đại Việt. Hai bên giao tranh ở sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ chợt nghe trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phân định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!”[6]

Sau này đúng như lời thơ, Lý Thường Kiệt đánh bại hơn 30 vạn quân nhà Tống (Trung Quốc) do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt.

Nam quốc Sơn hà khẳng định nên vị thế lãnh thổ quốc gia – dân tộc, và sự thật rằng sông núi, vùng trời nước Nam thì người dân nước Nam ở và làm chủ, đó là chân lý đã định rành rành, không thể nào xóa. Nếu mà (và đã) lũ giặc vô cớ mà sang xâm phạm, thì với tập hợp sức mạnh của ý chí và lòng dân sẽ luôn làm cho lũ giặc phải tơi bời.

Tóm lại, bài thơ Vận Nước của Thiền sư Pháp Thuận kết hợp với bài thơ Thần Sông Núi Nước Nam có một vị thế hết sức quan trọng không chỉ trong lịch sử văn học mà cả trong lịch sử tư tưởng chính trị và tư tưởng Triết học chính trị xã hội Phật giáo Việt Nam; Nó đã tạo nên một thành trì vững mạnh và thành công khi đề xuất được hệ thống tư tưởng chính trị hoàn chỉnh để định hướng cho sự phát triển của một hệ thống chính quyền làm chủ đất nước vừa thỏa mãn yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia toàn vẹn lãnh thổ vừa đáp ứng nguyện vọng của người dân. Nó là Kho tàng quý báu vô giá chứa đựng tinh thần tự soi rọi và kết hợp sức mạnh dân tộc, lấy dân làm gốc, nó là viên minh châu trong nền văn học Việt Nam và nền văn học Phật giáo Việt Nam mà vẫn còn lưu giữ được cho đến ngày nay, những bài thơ chứa đựng được tư tưởng chính trị của Phật giáo Việt Nam như là hệ tư tưởng thẩm thấu và bó chặt vào trong lòng dân tộc; thể hiện sự đóng góp hết sức to lớn và tích cực của Phật giáo cho nền văn hiến dân tộc và lịch sử Việt Nam, lưu truyền cho con cháu chúng ta bài học lịch sử sâu sắc không những chỉ có giá trị trong quá khứ mà cả trong hiện tại lẫn tương lai.

 

Thiền đường Thiền viện Pháp Thuận,

San Diego, California, ngày 2 tháng 2, 2016,

 

Thích Giac Chinh.

 

---------------------

Tài liệu tham khảo:

  1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản Kỷ, Bản in Nội Các Quan Bản Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Soạn giả: Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, v.v..., 1697, Dịch giả: Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam 1985-1992, nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội - Hà Nội 1993, chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Hồng Ty, Nguyễn Quang Trung, 2001.
  2. Giác Chinh – Trần Đức Liêm, Di sản Mộc bản Triều Nguyễn Tìm năng Văn hóa Dân Tộc, Tham luận Hội thảo Quốc Tế Việt Nam Học Lần 4, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam, 2012.
  3. Thiền uyển tập anh (禪苑集英), còn gọi là Thiền uyển tập anh ngữ lục (禪苑集英語錄), Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục (大南禪宛傳燈集錄), Soạn giả: Kim Sơn - Thiền phái Trúc Lâm, Thế Kỷ 14 (1337), dịch giả Lê Mạnh Thát (Dựa trên bản in năm 1715), Nhà xuất bản: Đại Học Vạn Hạnh - Saigon 1976 & 1999.

 



[1] Vận nước  (國祚: Quốc tộ). Nó là câu hỏi của vua Lê Hoàn hỏi “Vận nước ngắn dài thế nào?” với Thiền sư Pháp Thuận.

[2] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản Kỷ - Quyển I, Thì năm Đinh Hợi – Năm 987, Nhà Tống sai Lý Giác sang nước Việt, Khi Giác đến chùa Sách Giang, Vua sai pháp sư tên là Thuận giả làm người coi sông ra đón. Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư không nói rõ Thiền sư Pháp Thuận sinh vào năm nào chỉ nhận thấy Pháp Thuận Thiền Sư (1-990). Nhưng trong Thiền Uyển Tập Anh, bản dịch của GS. Lê Mạnh Thát đề cập Thiền sư Pháp Thuận (925-990).

[3] Pháp sư là các bậc cao tăng vừa tinh thông Tam Tạng Kinh Phật, vừa có năng lực giảng giải Phật pháp và vừa có tầm nhìn về quốc gia, xã hội thì được gọi là Pháp sư.

[4] Giác Chinh – Trần Đức Liêm, Di sản Mộc bản Triều Nguyễn Tìm năng Văn hóa Dân Tộc, Tham luận Hội thảo Quốc Tế Việt Nam Học Lần 4, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam, 2012.

[5] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản Kỷ, Bản in Nội Các Quan Bản Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Soạn giả: Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, v.v..., 1697, Dịch giả: Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam 1985-1992, nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội - Hà Nội 1993, chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Hồng Ty, Nguyễn Quang Trung, 2001.

[6] Đại Việt sử ký toàn thư; Soạn giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên,....Dịch giả Viện sử học Việt Nam; Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1993.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2023(Xem: 6019)
Được thành lập vào thế kỷ thứ 8, việc xây dựng bắt đầu vào năm 742, Thạch Quật Am (석굴암, nghĩa là Am hang đá) là một Cổ Am và một phần của phức hợp Phật Quốc Tự. Nó nằm cách bốn km về phía đông của ngôi đại già lam cổ tự trên núi Tohamsan, ở Gyeongju, Hàn Quốc, gian chính hình tròn thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 3,5m với tư thế Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra),
01/10/2023(Xem: 5774)
Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học trong đó có Ngài Khánh Hòa có liên đoàn Học Xã ra đời tức là hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập năm 1934 ở tại Bến Tre. Hội này quý Thầy giảng dạy cho chư Tăng, chư Ni cũng có những học đường, bắt đầu thỉnh Đại Tạng Kinh ở bên Trung Quốc về bây giờ chúng ta căn cứ theo Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Tại sao gọi là Đại Chánh? Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh có tất cả 100 tập. Từ tập 1 tới 65 có Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và những bộ kinh thuộc về Mật Tạng, Hòa Thượng Tịnh Hạnh cũng đã cho dịch ra thành 187 tập. Từ tập 188 cho đến tập thứ 202 nay mai sẽ được xuất bản. Riêng Thanh Văn Tạng nó có tính cách Hàn Lâm. Trong thời gian qua HT Tuệ Sỹ đã cho dịch thành Thanh Văn Tạng rồi trong tương lai sẽ có Bồ Tát Tạng, tiếp theo nữa sẽ là Mật Tạng.
04/09/2023(Xem: 6600)
Lời nói đầu Bồ tát Quảng Đức, người con linh thiêng của “Non Nước Khánh Hòa” đã đi vào lịch sử như một huyền thoại với trái tim bất diệt. Hơn hai ngàn năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, có lẽ Ngài Quảng Đức là trường hợp hy hữu được tôn xưng lên hàng Bồ tát, điều đó nói lên vị trí độc sáng của Ngài trong thiền sử.
04/07/2023(Xem: 7497)
Hôm nay ngày 22.6.2023. Trước đây thầy Hạnh Tấn làm Thư ký ở trong ban Hoằng Pháp của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Chỗ này tôi xin xác định một chút cho Quý Vị rõ về hai cơ cấu, hai vai trò không phải là một. Ôn Tâm Huệ là trưởng ban truyền bá giáo lý Âu Châu; Thầy Hạnh Tấn làm thư ký cho ban truyền bá giáo lý Âu châu thuộc về Hội Đồng Hoằng Pháp của giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Khi mà ôn Tuệ Sỹ thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp vào năm 2021
03/05/2023(Xem: 141169)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
03/04/2023(Xem: 11120)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan được thành lập năm 1999 tại Sydney với nhiệm kỳ 4 năm sinh hoạt Phật Sự. Đến nay đã trải qua hơn 20 năm thăng trầm hành hoạt với 6 kỳ Đại Hội trước đây, lần lượt được tổ chức tại: Chùa Pháp Bảo (1999), Chùa Pháp Quang (2003), Chùa Phổ Quang (2007), Chùa Pháp Hoa (2011), Tu Viện Quảng Đức (2015 và 2019). Và mới đây, Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 7 được tổ chức tại Chùa Thiên Ấn, vùng Canley Vale, tiểu bang New South Wales, từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 6 năm 2022.
18/02/2023(Xem: 6077)
Tôi nghĩ là người Phật tử, ai cũng muốn một lần được đến Ấn Độ để chiêm bái Phật tích, những Phật tích quan trong là nơi đức Phật Đản sinh, đức Phật Thành đạo, đức Phật chuyển Pháp luân và đức Phật nhập Niết Bàn. Bốn nơi đó thường được gọi là Tứ động tâm, nghĩa là 4 nơi thường làm cho người Phật tử xúc động, khi chiêm bái khi tưởng nhớ đến đức Thế Tôn. Chừng 10 năm trước, Đại đức Thích Minh Hiển từng du học ở Ấn Độ, tổ chức đi chiêm bái Phật tích, chúng tôi ghi danh đóng tiền tham gia, nhưng giờ chót, chúng tôi quyết định không đi, lần khác Đại đức Thích Hạnh Lý, trụ trì chùa Từ Ân, thành phố Louisville, Kentucky tổ chức đi chiêm bái Phật tích có thông báo cho chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng không tham gia được.
06/01/2023(Xem: 6101)
Tôi quyết định đi theo đoàn hành hương do chùa Vạn Hạnh ở Nantes tổ chức từ cuối tháng 9, 2010. Làm các thủ tục vé máy bay, passport và visas xong xuôi từ cuối tháng mười. (Các bạn nên nhớ rằng passport của bạn phải còn có giá trị tối thiểu 3 tháng sau ngày rời Ấn Độ trở về. Nếu bạn rời Ấn Độ ngày 01/01/2011, thì passport của bạn phải còn giá trị tối thiểu là đến 01/04/2011. Visas vào ra Ấn Độ, phải là “Double entries”). Xong xuôi tất cả, tôi phủi tay tự nhủ, bây giờ thì chỉ còn chờ ngày đi mà thôi, và tôi vui thú thở ra nhẹ nhỏm trong người.
07/11/2022(Xem: 7273)
Tình tự quê hương như là chất liệu để nuôi sống đời mình, nên Hòa Thượng Tuệ Sỹ chỉ ở đó mà không đi đâu hết. Sinh ra giữa lòng đất Mẹ, chắc một ngày mai kia có chết, thì chết trong giữa lòng đất mẹ ấy, mà đã không ra đi như bao người đã ra đi. Có lẽ sinh ra nơi nào thì chết ở nơi đó. Đây là cái khí khái của bậc Đại Sỹ. Dù quê hương có đọa đầy mưa nắng, thì cũng nguyện là người làm mưa nắng để vun xới cho quê hương được tươi mát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]