Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lý lịch của người phụ nữ có tiền án trên tờ tiền ÚC

29/01/201609:22(Xem: 8400)
Lý lịch của người phụ nữ có tiền án trên tờ tiền ÚC

Lý lịch của người phụ nữ có tiền án trên tờ tiền ÚC

Lý lịch có tiền án tiền sự ư? Vậy thì đã sao? Vẫn trở thành vĩ nhân có ảnh trên tờ tiền Úc
australian_polymer_20_dollar_banknote_front

Mary Reibey sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên ở trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời có thành tích bất hảo, chẳng bao lâu sau cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị cho án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.

Mary cùng các bạn tù trở thành nhân công ở nơi ‘hoang đảo’ đất rộng mà ít người, nên tù nhân được tự do đi làm thuê để nuôi thân và được khuyến khích ở lại Úc định cư khi mãn hạn tù. Trong một lần làm bốc vác cho tàu chở hàng Britannia của Anh đang cập bến Sydney, cô gái 17 tuổi không rời mắt nhìn chàng sĩ quan trẻ hào hoa trong bộ cánh hải quân màu trắng, như nhìn thấy hoàng tử hiện ra từ cổ tích. Thomas Reibey cũng không thể không thấy ánh mắt ngưỡng mộ với nồng nàn say mê của cô gái trẻ khỏe mạnh đầy vẻ hoạt bát tự tin mà cũng rất xinh xắn. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, tình yêu nảy nở giữa hai người trẻ xa quê và quyết định thành hôn với Mary cũng là bước ngoặt để Thomas quyết định rời tầu và ở lại thành phố cảng Sydney để chung sống với nàng.

Do chính sách khuyến khích định cư và tăng trưởng dân số ở xứ thuộc địa xa xôi của Anh quốc, đôi vợ chồng trẻ được chính phủ cấp đất ở vùng Hawkesbury lúc đó còn hoang vắng làm nhà ở và làm trang trại. Với kinh nghiệm chạy tầu, lại có nhà ở ngay vùng cửa sông, Thomas mở đường tàu thủy chạy đường sông từ Hawkesbury tới Sydney. Nhờ làm ăn khấm khá, họ mua đất đai mở rộng trang trại, kinh doanh bất động sản, xây cất nhà cửa ở Sydney. Trở nên giàu có, ông bà đóng được chiếc tàu hàng Mercury kinh doanh đường tàu chạy viễn dương chở hàng từ Australia tới các đảo trên biển Thái Bình dương.

Sau khi chồng mất, bà vừa một tay cáng đáng gia đình 7 đứa con, vừa một tay cai quản mở rộng hoạt động kinh doanh còn lớn mạnh hơn trước. Từ đó Mary Reibey nổi tiếng là một doanh nhân thành đạt nhờ khả năng nhậy bén và các quyết định khôn ngoan. Bà cũng là người dấn thân vào công việc thiện nguyện cho nhà thờ và đóng góp tiền bạc cho các cơ sở giáo dục đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em. Bà còn tham gia hội đồng quản trị các cơ sở giáo dục bên cạnh việc trực tiếp dạy học để động viên các cô gái trẻ vươn lên giành lấy cơ hội thành công. Bà không bao giờ trở về Anh mà sống ở Úc tới ngày mất năm 1855, thọ 78 tuổi. Ngày nay người ta vẫn bảo phụ nữ ở Australia được trọng vọng vào hàng số một, cũng là nhờ tấm gương những người tiền phong như bà.

Mary Reibey là người có công mở mang xây dựng và doanh thương, làm lợi cho gia đình và làm lợi cho quốc gia còn có công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Ảnh bà được in trên tờ tiền $20 với hàng chữ in tên bà và cả chữ ký của bà nữa. Như nhắc nhở tới sự thành đạt của bà, trên tờ tiền còn có cả hình ảnh chiếc thuyền buồm viễn dương Mercury và tòa nhà lớn do bà làm chủ tọa lạc trên đường George Street (ngày nay là con đường trục chính đắt giá nhất ở trung tâm thành phố Sydney).

Hôm nay nhân ngày Australia Day, câu chuyện nhỏ này xin là hoa cắm trong nhà để mừng quốc khánh Úc 26/1. Xin cảm ơn nước Úc nhân từ và vô cùng bao dung đã cho người nhập cư, dù người đó là ai, dù người đó có lý lịch thế nào, ai cũng có cơ hội xây dựng sự nghiệp và đóng góp cho xã hội, và có cả cơ hội vô song là có mặt trên tờ tiền ở quốc gia nơi quê hương mới.

THANK YOU AUSTRALIA

KIM CHI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/09/2013(Xem: 8886)
Như cuộc sống hiện giờ có ba việc ăn, uống, thở, trong đó chúng ta lo việc nào nhiều nhất? Thường người ta lo ăn nhiều nhất. Tối ngày chạy lo ăn, nhưng thật ra nếu nhịn ăn mấy ngày có chết không? Không chết. Kế đó là uống, nhịn uống hai ba ngày mới chết. Ðến thở, nhịn bao lâu chết? Trong tích tắc, thở ra mà không hít vô là chết. Vậy mà người ta lại quan trọng ăn với uống, còn thở ra sao thì không biết. Rõ ràng việc tối quan trọng lại lơ là, còn việc không quan trọng thì dồn hết tâm lực vào đó. Như vậy mới thấy cái lầm lẫn của chúng ta thật đáng thương.
06/09/2013(Xem: 8745)
Lý số, đông y là nghề của bố chồng tôi. Không rõ nhờ cụ thực tài hay tại hành nghề miễn phí, không nhận thù lao của khách nên khách của cụ khá đông. Một ngày, năm đó tôi vừa 23 tuổi, có một vị khách đặc biệt đến nhà giữa lúc bố tôi đi vắng. Vị khách tướng tá khác phàm, râu tóc bạc phơ, cốt cách như một tiên ông. Cụ mặc chiếc áo dài the, đầu đội khăn đóng như bố chồng tôi vậy, tay cụ cầm gậy trúc và tự xưng là bạn của bố tôi mặc dù xưa nay tôi chưa hề gặp cụ bao giờ. Tôi mời cụ vào nhà.
04/09/2013(Xem: 8884)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ, v.v… Trong những cái sợ này có cả sợ ma. Không phải chỉ có con nít mới sợ ma mà nhiều người lớn cũng sợ ma. Muốn hết sợ ma thì cần phải suy tư về thực chất của sợ và ma.
04/09/2013(Xem: 15586)
Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe. Nếp Chùa Việt trên đất khách. Vom Mekong an die Elbe. Buddhistisches Klosterleben in der vietnamesischen Diaspora.
02/09/2013(Xem: 9498)
Ông hoàng tử Hạnh Phúc
30/08/2013(Xem: 11567)
Tâm Tình Dẩn nhập Cuộc đời ngày càng phức tạp, học Phật cũng như thế. Người học Phật ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, trăm hoa đua nở, tài liệu, kinh điển Phật Pháp, phương tiện thông tin đầy đủ và hữu hiệu, nên việc tìm hiểu, thực hành giáo Pháp, nếu muốn
29/08/2013(Xem: 10102)
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
27/08/2013(Xem: 7633)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị". Nhưng tôi có thể nói với các bạn, khi tôi gặp ngài lần đầu tiên năm năm trước rằng ngài hơn là một thầy tu giản dị rất nhiều. Tôi vẫn nhớ lần viếng thăm ấy bởi vì đấy là những thời khắc đáng ghi nhớ nhất trong đời tôi và khi tôi gặp những sinh viên chưa tốt nghiệp của chúng ta, họ nói, "Ô, ông đã từng gặp những lãnh tụ thế giới, ông đã từng gặp những tổng thống, ông đã từng gặp những Khôi nguyên Nobel Hòa Bình. Nhưng ai là người hấp dẫn nhất và ấn tượng nhất mà ông đã từng gặp?" Và tôi nói, đấy phải là việc gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
23/08/2013(Xem: 10147)
Sau khì thành Đạo dưới cội Bổ Đề, Đức Phật vân du khắp nơi để diễn bày chân lý nhiệm mầu đến khắp nơi : "Cửa vô sinh bất diệt, đã mở cho tất cả chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe được hưởng trọn niềm tin tưởng"
22/08/2013(Xem: 8678)
Với Tuệ giác và lòng Từ bi của Đức Phật, thấy chúng sanh ở cõi Ta bà, đang đắm nhiễm trong khổ đau, nên Ngài đã thị hiện xuống trần, vào cung vua, nhưng rồi biết rõ rằng do THAM ÁI với NGŨ DỤC mà con người mãi trầm luân, đau khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]