Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền tọa

20/01/201112:47(Xem: 13286)
Thiền tọa

AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN

Thích Nhất Hạnh

Phần 1

HƠI THỞ Ý THỨC

HƠI THỞ MẦU NHIỆM

Thiền tọa

Cánh ngồi thiền vững chãi nhất là ngồi xếp bằng hai chân trên một cái gối dày vừa đủ để giữ vững toàn thân. Tốt nhất là ngồi trong tư thế kiết già hay bán già, chân phải đặt trên bắp vế trái và chân trái trên bắp vế phải.

Nếu ngồi kiết già quá khó thì có thể ngồi xếp hai chân lại cũng được, hoặc muốn ngồi như thế nào cũng được miễn là cảm thấy thoải mái. Bạn cũng có thể ngồi trên ghế , hai bàn chân đặt trên sàn nhà và hai tay xếp trên lòng. Bạn cũng có thể nằm dài trên sàn nhà, lưng chạm đất, hai chân duổi thẳng cách nhau vài tấc, hai tay duổi thẳng hai bên thân, lòng bàn tay ngữa lên trời.

Nếu chân bạn bị tê trong khi ngồi, bạn có thể tự động sửa lại thế ngồi cho thoải mái hoặc đổi chân dưới lên trên. bạn vừa làm một cách nhẹ nhàng chậm rãi, vừa theo dỏi hơi thở và từng cử động của thân thể thì tâm bạn vẩn an trú trong định. Nếu chân vẫn không hết đau làm bạn chịu hết nổi thì bạn có thể đứng dậy , đi thiền hành từng bước chậm rãi, đến lúc bạn thấy có thể ngồi lại được thì bạn ngồi xuống.

Tại một vài thiền viện, thiền sinh không được nhúc nhích động đậy trong khi ngồi thiền. Dù chân bị tê nhức thế nào họ cũng phải cố gắng chịu đựng. Tôi thấy điều này hơi quá đáng. Chúng ta ngồi thiền là để có an lạc và hạnh phúc, nếu một phần nào của thân thể bị đau nhức tức là thân thể muốn báo động ta điều gì, ta phải biết lắng nghe, ta không nên bắt nó chịu đựng quá sức, vì làm thế có thể nó bị tổn thương. khi chân bị tê trong khi ngồi, ta có thể thay đổi chân hoặc đứng dậy đi thiền hành, điều này không đến nổi gây trở ngại cho ta mà lại giúp ta rất nhiều.

Đôi khi chúng ta ngồi thiền là để chạy trốn cuộc đời và chạy trốn chính mình ta, giống như con thỏ chạy về cái hang của nó. Làm như vậy, chúng ta có thể tạm yên ổn trong một thời gian ngắn, nhưng khi ló đầu ra khỏi hang, chúng ta vẫn phải đối diện với những vấn đề thường nhật của chúng ta như thường. Giống như khi chúng ta tu hành xác, chúng ta mệt nhoài và có ảo tưởng là chúng ta chẳng còn vấn đề gì nữa hết. Nhưng khi cơ thể được phục hồi và sinh khí trở lại thì những vấn đề kia cũng trở về theo.

Chúng ta không cần tu rút, chúng ta cần tu cho thảnh thơi, đều đặn, và tinh tấn, mỗi ngày đều quán chiếu nhìn sâu vào lòng mọi sự mọi việc đang xảy ra. Thực tập như thế chúng ta mới có thể tiếp xúc được sâu sắc với cuộc sống muôn hình vạn trạng và biến đổi vô thường.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2011(Xem: 14031)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
14/01/2011(Xem: 10060)
Thôi Hiệu (704-754), người Biện Châu, huyện Khai Phong, nay là mộtthành phố lớn thuộc tỉnh Hà Nam. Thôi Hiệu đi chơi tỉnhVũ Xương, trèo lên lầu Hoàng Hạc tức cảnh đề thơ. Bàithơ viết theo thể thất ngôn, lấy tựa là Lầu Hoàng Hạc,dịch âm như sau :
13/01/2011(Xem: 8463)
Ý thức về dòng họ là nét văn hóa tiêu biểu của người phương Đông, ở phương Đông khi nhắc đến một nhân vật, một vĩ nhân hay một người bình thường điều đầu tiên mọi người hỏi đến là tên gì họ gì. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng vậy, khi ứng thân trên cuộc đời này ngài cũng là con cháuthuộc dòng họ Thích Ca ở Ấn Độ.
12/01/2011(Xem: 8491)
Trong thời gian giáo lý của đức Phật đươ.c truyền bá khắp nơi trên Á Châu và thế giới, có nhiều trường phái với nhiều lối giải thích về Phật pháp khác nhau đươ.c sinh lên. Mỗi trường phái chú trọng vào một điểm riêng, có một hệ thống thần học riêng và những phương tiện khéo léo riêng biệt. Mặc dù các truyền thống khác nhau ấy có thể không đồng ý về một số điểm trong giáo lý đức Phật, nhưng có một công thức giáo pháp chung mà bao giờ cũng vẫn là trọng tâm của mọi truyền thống, đó là : Tứ Diệu Đế hay là Bốn Sự Thật Mầu Nhiệm.
11/01/2011(Xem: 13526)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
09/01/2011(Xem: 12058)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
09/01/2011(Xem: 7820)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
06/01/2011(Xem: 9972)
Cũng trên đường Bolsa, nơi cù lao phân chia đại lộ thành hai chiều xe qua lại, người ta trồng một số cây cảnh và sắp một vài tảng đá tạo thành một hòn giả sơn nho nhỏ. Ngay chỗ đó, khách qua lại vẫn thường trông thấy một nhà sư ôm bình bát đứng yên. Đầu đội trời, chân đạp đất. Trời nắng chang chang những ngày vào hạ. Trong các văn phòng, và trên xe, mọi người đều mở máy lạnh. Riêng một nhà sư tuổi trẻ, trang nghiêm đứng ôm bình bát, mắt nhắm lim dim, dáng thẳng, bất động, như một pho tượng.
06/01/2011(Xem: 16407)
Tác phẩm này như một chìa khóa mở ra con đường dẫn dắt những hành giả sơ căn đến với Pháp. Do đó, những ai quan tâm đến nó sẽ hưởng được những lợi ích lớn lao.
06/01/2011(Xem: 9925)
Nhiều chuyên gia Âu Mỹ cho rằng: Phật tử cũng như người Ấn Độ rất hiền hậu, không thích gây hấn, và rất dễ chung sống hòa bình với người khác. Nhìn Đạo Phật, thấy luôn, đó là những người mang tính hòa giải rất cao. Phật tử không chỉ hòa giải với người khác mà họ còn hòa giải với từng con vật bé nhỏ. Họ không sát sinh, như thể sợ rằng, mình ăn thịt chúng, rồi không thoát được kiếp luân hồi sinh tử, đến một ngày nào lại phải trở thành một con vật nào đó, để cho con vật đã từng bị mình ăn thịt ăn lại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]