Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gửi Lại Trần Gian

09/01/201118:04(Xem: 11615)
Gửi Lại Trần Gian
guilaitrangian_dodinhdong

NAMAH AVALOKITÉSVARA
BODHISATTVA

JETSUN MILAREPA
GỬI LẠI TRẦN GIAN
Bản dịch: ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG

NGUYÊN-TÁC TÂY-TẠNG CỦA JETSUN MILAREPA, ĐẠI SƯ DU GIÀ TÂY-TẠNG
NGUYÊN VĂN TIẾNG ANH DO SIR ILUMPHREY CLARKE TUYỂN DỊCH
BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT CỦA ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG

Milarepa
pdf
Gởi Lại Trần Gian, Jetsun Milarepa. Đỗ Đình Đồng


Ý kiến bạn đọc
22/06/201520:18
Khách
Milarepa Dạy Ta Điều Gì
1. Hãy khiêm tốn.
Người đời vốn kiêu căng ngạo mạn
Chẳng thua ai chẳng nhịn nhường ai,
Khi nào cũng muốn ta đây
Đứng trên thiên hạ tỏ bày hư danh.

Ai tài giỏi hãy noi gưong đại thánh
Milarepa khổ hạnh tu hành,
Núi cao hang thẳm một mình
Chẳng màng cơm áo no lành
Quyết tâm tịnh hóa dứt sạch vô minh.

Không còn bản ngã phàm tình
Khiêm nhường thương xót chúng sinh muôn loài,
Thánh ca vi diệu tuyệt vời
Nguyên nhân đau khổ bởi người tự cao…

2. Tỉnh giác về cái chết
Thời gian nào có bao lăm
Trăm năm rồi cũng hóa thành hư vô,
Sanh ra rối sẽ xuống mồ
Một đời khổ nhọc mơ hồ tương lai.
Lợi danh ràng buộc kéo lôi
Quay cuồng theo nhịp sống đời nổi trôi.
Cuối cùng chấm dứt cuộc chơi
Xác thân rời rã hồn người về đâu?
Nhân duyên nghiệp báo thẳm sâu
Đưa về sáu nẻo luân hồi tái sanh.
Nói năng , hành động hiền lành
Tâm ý thanh tịnh tái sanh nhẹ nhàng.
An vui hưởng cảnh thanh nhàn…

3. Tỉnh giác về sự vô thường
Trần gian là cõi mộng
Vạn sự thảy vô thường,
Có rồi không thay đổi
Sống chết qua một đời.
Hợp tan như mây nổi
Sự nghiệp có rồi không,
Dính mắc vào hư danh
Kết thúc trong đau khổ.
Lý vô thường tỏ rõ
Sống tự tại tự do.

4. Đừng bị lừa gạt bởi thế gian.
Sân khấu trần gian diễn biến hoài
Công việc liên miên chẳng nguôi ngoai,
Tham công tiếc việc baogiờ nghỉ?
Chạy hết thời gian, xuống tuyền đài.

Sinh mạng mong manh chẳng lâu dài
Ăn chơi ngủ nghỉ hết tương lai
Thời gian trân quý khôn tìm lại
Tu tập công phu chớ lảng phai.

5. Sống chết không hối tiếc.
Muốn sống an vui chết bình an
Nhắm mắt ra đi chẳng than van,
Từ bi hỉ xả không gây tội
Gìn thân miệng ý tạo nghiệp lành.

Hiền nhân sống chết không hối tiếc
Thương người giúp vật sống bình an,
Đời không vướng bận, tâm thanh thản
Tu tập tinh chuyên hướng Niết Bàn…
Seattle, 20-6-2015. NK.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 36870)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 52354)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 9466)
Có bốn ý nghĩa của thành đạo là: (i) con đường đi đến Giải Thoát là Trung Đạo; (ii) bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng Pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này; (iii) nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thoát đây là giải thoát khỏi tham ái, chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời, và (iv) mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta.
03/01/2011(Xem: 19525)
Ðạo Phật dạy rằng tâm là nhân duyên chính khiến ta bị luân hồi. Nhưng cũng chính tâm lại là cái duyên lớn nhất giúp ta thoát vòng sanh tử.
02/01/2011(Xem: 12172)
Chúng ta an vị Phật là rước Phật trong lòng chúng ta đem thờ tại chùa, để khi nhìn thấy Phật tại chùa mà nhớ Phật trong lòng của chúng ta...
02/01/2011(Xem: 6849)
Đêm tối, trần gian le lói những vì sao, những vì sao sáng băng qua rồi vụt mất… vạn đại ngôi sao lấp lánh trên nền trời tinh hoa tư tưởng, khoa học… đã được thắp sáng và truyền thừa bất tận để đáp ứng nhu cầu căn bản cho nhân thế, trước hết là khỏe mạnh, no cơm ấm áo, các phương tiện thích thời, xa hơn là nhu cầu xử thế, và đặc biệt là khát vọng tri thức…hàng vạn vĩ nhân đã hút mất trong cõi thiên thu vô cùng nhưng sự cống hiến và âm hưởng của họ vẫn bất diệt đến bây giờ và nghìn sau nữa.
31/12/2010(Xem: 7478)
Pháp thoại: Chùa Phật Quang
30/12/2010(Xem: 7588)
Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền. Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật...
30/12/2010(Xem: 9708)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
30/12/2010(Xem: 7503)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]