Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

08/08/202009:29(Xem: 9111)
Tuần 1

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 1 THÁNG 8, 2020)

Diệu Âm lược dịch

 

TÍCH LAN: Tổng thống nói rằng Đền thờ Răng Phật đã luôn luôn bảo vệ Tích Lan

Tổng thống Tích Lan Gototti Rajapaksa nói rằng Đền thờ Răng Phật đã luôn luôn bảo vệ Tổ quốc và nhân dân bản quốc.

“Chúng ta bày tỏ lòng tôn kính đối với Đền thờ Răng Phật thiêng liêng nhất này giống như cách chúng ta tôn kính Đức Phật.” Tổng thống nói, “Chúng ta có nghĩa vụ phải tôn kính đối với Đền thờ Răng Phật tối linh theo các phong tục cổ xưa của chúng ta.”

Tổng thống đã đưa ra những nhận xét trên tại buổi lễ tuyên bố hoàn thành tốt đẹp đại lễ hội Phật giáo Esala (Dalada) Perahera ở Kandy vào ngày 4-8-2020.

Để phù hợp với phong tục truyền thống, trưởng văn phòng quản lý Đền thờ Răng Phật  Pradeep Dala Bandara đã trình lên Tổng thống cuộn sách về kết luận thành công của lễ hội Kandy Esala Perahara.

Tổng thống đã trồng một cây lim con tại cơ sở của Nhà Tổng thống ở Kandy để đánh dấu dịp này.

(PMD - August 4, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-08-1-000

Tổng thống Tích Lan (áo trắng, ngồi giữa) và các vị chức sắc của lễ hội Phật giáo Kandy Esala Perahara

Photo: PMD

 

ẤN ĐỘ: ‘Lời cầu nguyện cho một thời đại dịch’ của Đức Karmapa 17 đã có sẵn dưới dạng Sách điện tử Miễn phí

Các tín đồ của Đức Pháp vương Gyalwang Karmapa thứ 17 ( Ogyen Trinley Dorje) đã công bố vào ngày 3-8-2020 về việc phát hành một phiên bản mới của những lời cầu nguyện của ngài - được thu thập trong nhiều ngày qua - vào một cuốn sách điện tử (eBook) có bản dịch tiếng Tây Tạng và tiếng Anh, cùng với lời giới thiệu bằng tiếng Anh cho từng lời cầu nguyện. Sách có tựa đề ‘Lời cầu nguyện cho một thời đại dịch’, có thể tải xuống eBook miễn phí từ Dharma Ebooks, một trang web được ra mắt bởi Đức Karmapa thứ 17 vào năm 2017.

Vào tháng Tư, khi đại dịch COVID-19 lan rộng khắp thế giới, Đức Karmapa đã cầu nguyện và an ủi cho tất cả những người đang đau khổ. Bài pháp thoại của ngài, bằng tiếng Tây Tạng, đã được phát trực tiếp qua Facebook và sau đó được đặt trên kênh YouTube Kagyu chính thức, nơi tính đến nay nó đã được xem hơn 17.000 lần.

(Buddhistdoor Global – August 4, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-08-1-001

Đức Karmapa thứ 17

TinTuc_PGTG_2020-08-1-002

Ebook ‘Lời cầu nguyện cho một thời đại dịch’

Photos: Facebook & dharmabook.org

 

 

THÁI LAN: Các nhà sư Phật giáo đã đảo ngược vai trò ở Thái Lan - bây giờ họ là những người quyên góp vật phẩm cho người khác

Người ta ước tính rằng hơn 8 triệu người - khoảng 12% dân số Thái Lan - có thể mất nguồn sinh kế do đại dịch Covid-19.

Để giảm bớt hoàn cảnh khó khăn của họ, nhiều ngôi chùa ở Thái Lan đang làm việc với cộng đồng Phật tử để nuôi sống những người có nhu cầu.

Chư tăng thường đăng trên Facebook một thông báo đến các thành viên cộng đồng để cúng dường những gì họ có thể. Chẳng hạn, vào tháng 5-2020, chùa Wat Sansai Don Kok ở Chiang Mai đã thiết lập một bàn cúng dường tại bản tự - nơi có khoảng 200 người quyên góp mỗi ngày.

Với số tiền và thực phẩm thu được, các nhà sư và những người ủng hộ nhà chùa làm bữa ăn để giúp nuôi sống cộng đồng.

Sự đảo ngược vai trò giữa chư tăng và tục gia Phật tử đã giúp cải thiện hình ảnh của các nhà sư trong giới truyền thông Thái Lan, vốn có xu hướng tập trung vào sự dư thừa của tự viện, như việc đi máy bay riêng, đi đến trung tâm mua sắm và tham ô tiền bạc .

Nó cũng đã chỉ ra rằng hàng hóa vật chất không phải lúc nào cũng phải chảy độc quyền từ tín đồ đến tăng sĩ.

(NewsNow – August 5, 2020)

 

 

ANH QUỐC: Nhà xuất bản Bloomsbury Sigma sẽ xuất bản sách về biến đổi khí hậu của Đức Đạt lai Lạt ma

Bloomsbury Sigma đã mua lại một cuốn sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma về biến đổi khí hậu để xuất bản vào tháng 11 này.

Cuốn sách có tựa đề “Ngôi nhà duy nhất của chúng ta: Một lời kêu gọi với thế giới về khí hậu” của Đức Đạt lai Lạt ma được xuất bản dưới dạng bìa cứng với giá 10.99 bảng Anh vào ngày 12-112019. Theo tóm tắt của nhà xuất bản, trong các trang của sách này, Đức Đạt lai Lạt ma kêu gọi các nhà hoạch định chính trị "cuối cùng hãy chống lại bế tắc và sự thiếu hiểu biết" về vấn đề biến đổi khí hậu.

Cuốn sách đã được viết cùng với Franz Alt, nhà báo môi trường người Đức.

(NewsNow – August 5, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-08-1-003

Cuốn sách về biến đổi khí hậu của Đức Đạt lai Lạt ma

Photo: Katherine Cowdrey

 

ẤN ĐỘ: Hòa thượng Bhikkhu Bodhipala viên tịch do COVID-19

Hòa thượng Bhikkhu Bodhipala, nhà sư Phật giáo Ấn Độ nổi tiếng và là tổng thư ký của Hiệp hội Phật giáo Bengal (BBA) có trụ sở tại thành phố Kolkata, đã viên tịch ở tuổi 52 khi đang điều trị COVID-19. Trước đó, bất chấp đại dịch, Hòa thượng Bodhipala đã tiếp tục viếng thăm các tu viện Phật giáo và các vùng xa xôi của Ấn Độ, làm việc thay mặt cho các cộng đồng kém may mắn và phân phát hàng cứu trợ. Ông cũng cung cấp hỗ trợ cho hàng trăm gia đình Hồi giáo dễ bị tổn thương ở Bangladesh.

Trong thông báo trên mạng xã hội dành cho nhà sư đáng kính này, BBA đã bày tỏ nỗi buồn sâu sắc về cái chết của ông: “Đây là một mất mát lớn không chỉ đối với Hiệp hội Phật giáo Bengal, mà còn đối với thế giới của Phật giáo và nhân loại.”

Sau khi Hòa thượng Bodhipala viên tịch tại Bệnh viện AMRI ở Mukundapur, Kolkata vào ngày 27-7, Hội đồng Tăng đoàn Tối cao của Ấn Độ và Bangladesh, Liên đoàn Phật giáo Bangladesh, Hội Đại Bồ Đề của Ấn Độ, và nhiều tổ chức khác cùng các cá nhân nổi tiếng đã gởi chia sẻ qua những thông điệp về vị cố hòa thượng này.

(Tipitaka Network – August 6, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-08-1-004

Hòa thượng Bhikkhu Bodhipala

Photo: Dharmankur Sabha Facebook

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 5745)
Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học trong đó có Ngài Khánh Hòa có liên đoàn Học Xã ra đời tức là hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập năm 1934 ở tại Bến Tre. Hội này quý Thầy giảng dạy cho chư Tăng, chư Ni cũng có những học đường, bắt đầu thỉnh Đại Tạng Kinh ở bên Trung Quốc về bây giờ chúng ta căn cứ theo Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Tại sao gọi là Đại Chánh? Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh có tất cả 100 tập. Từ tập 1 tới 65 có Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và những bộ kinh thuộc về Mật Tạng, Hòa Thượng Tịnh Hạnh cũng đã cho dịch ra thành 187 tập. Từ tập 188 cho đến tập thứ 202 nay mai sẽ được xuất bản. Riêng Thanh Văn Tạng nó có tính cách Hàn Lâm. Trong thời gian qua HT Tuệ Sỹ đã cho dịch thành Thanh Văn Tạng rồi trong tương lai sẽ có Bồ Tát Tạng, tiếp theo nữa sẽ là Mật Tạng.
04/07/2023(Xem: 7460)
Hôm nay ngày 22.6.2023. Trước đây thầy Hạnh Tấn làm Thư ký ở trong ban Hoằng Pháp của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Chỗ này tôi xin xác định một chút cho Quý Vị rõ về hai cơ cấu, hai vai trò không phải là một. Ôn Tâm Huệ là trưởng ban truyền bá giáo lý Âu Châu; Thầy Hạnh Tấn làm thư ký cho ban truyền bá giáo lý Âu châu thuộc về Hội Đồng Hoằng Pháp của giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Khi mà ôn Tuệ Sỹ thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp vào năm 2021
03/05/2023(Xem: 140942)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
03/04/2023(Xem: 11037)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan được thành lập năm 1999 tại Sydney với nhiệm kỳ 4 năm sinh hoạt Phật Sự. Đến nay đã trải qua hơn 20 năm thăng trầm hành hoạt với 6 kỳ Đại Hội trước đây, lần lượt được tổ chức tại: Chùa Pháp Bảo (1999), Chùa Pháp Quang (2003), Chùa Phổ Quang (2007), Chùa Pháp Hoa (2011), Tu Viện Quảng Đức (2015 và 2019). Và mới đây, Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 7 được tổ chức tại Chùa Thiên Ấn, vùng Canley Vale, tiểu bang New South Wales, từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 6 năm 2022.
18/02/2023(Xem: 6046)
Tôi nghĩ là người Phật tử, ai cũng muốn một lần được đến Ấn Độ để chiêm bái Phật tích, những Phật tích quan trong là nơi đức Phật Đản sinh, đức Phật Thành đạo, đức Phật chuyển Pháp luân và đức Phật nhập Niết Bàn. Bốn nơi đó thường được gọi là Tứ động tâm, nghĩa là 4 nơi thường làm cho người Phật tử xúc động, khi chiêm bái khi tưởng nhớ đến đức Thế Tôn. Chừng 10 năm trước, Đại đức Thích Minh Hiển từng du học ở Ấn Độ, tổ chức đi chiêm bái Phật tích, chúng tôi ghi danh đóng tiền tham gia, nhưng giờ chót, chúng tôi quyết định không đi, lần khác Đại đức Thích Hạnh Lý, trụ trì chùa Từ Ân, thành phố Louisville, Kentucky tổ chức đi chiêm bái Phật tích có thông báo cho chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng không tham gia được.
07/11/2022(Xem: 7235)
Tình tự quê hương như là chất liệu để nuôi sống đời mình, nên Hòa Thượng Tuệ Sỹ chỉ ở đó mà không đi đâu hết. Sinh ra giữa lòng đất Mẹ, chắc một ngày mai kia có chết, thì chết trong giữa lòng đất mẹ ấy, mà đã không ra đi như bao người đã ra đi. Có lẽ sinh ra nơi nào thì chết ở nơi đó. Đây là cái khí khái của bậc Đại Sỹ. Dù quê hương có đọa đầy mưa nắng, thì cũng nguyện là người làm mưa nắng để vun xới cho quê hương được tươi mát.
13/03/2022(Xem: 24025)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
09/02/2022(Xem: 23258)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
08/01/2022(Xem: 6454)
Bengal cổ đại là một trung tâm chính của Phật học, nghệ thuật và chủ nghĩa đế quốc; quả thực, đạo Phật là nền tảng của di sản văn hóa và ngôn ngữ của Bengal - bài thơ đầu tiên ở Bengali là Charyapada, được sáng tác bởi Chư tôn thiền đức Tăng già Phật giáo thời bấy giờ. Các Charyapada là tập hợp các bài thơ Thần kỳ, những bài tán thán sự chứng ngộ trong Kim Cương thừa truyền thống của Phật giáo mật tông ở các nơi Assam, Bengal, Bihar và Orissa. Theo các học giả đương đại, thuật ngữ Dharma trong tiếng Bengal có nghĩa là "Bauddha Dharma" (Buddhadharma) hoặc Phật pháp (佛法) và thuật ngữ Dharmapuja có nghĩa là "Buddhapuja". Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, nơi trú ẩn cuối cùng của Phật giáo là ở Bengal.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]