Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 30

25/01/201509:38(Xem: 3621)
Quyển 30

ĐẠI VIỆT SỬ THI

(30 quyển)

Chủ đề:  Việt Nam Lịch sử Diễn ca

Tác giả: BS. Hồ Đắc Duy

 

QUYỂN 30

KHẢI ĐỊNH HOÀNG ĐẾ  (1916- 1925)
 
Giặc Pháp đày Duy Tân hoàng đế
Đưa Bửu Đảo lên thế ngôi vua
Đấy là Khải Định được cho
Vì ông thân Pháp, về hùa với Tây
 
Khi lên ngôi trên ba mươi tuổi
Vợ thì nhiều, lại nỗi...không con
Ưa dùng thuốc phiện là hơn…
Thân hình bạc nhược gầy còm thảm thương
 
Ngồi trên ngai dung nhan giống hệt
Theo nhà văn Somerset Maugham
Trông như pho tượng bằng đồng
Người không tình cảm, lạnh lùng vô tri
 
Năm Nhâm Tuất (1922) vua đi sang  
Pháp
Dự hội chợ ở tận Marseille
Công du tiêu phí vung tay
Hết tiền quốc khố , phải xoay thêm vàng
 
Nhân làm lễ tứ tuần đại khánh
Thông báo cho bá tánh miền Trung
Bắt dân vàng bạc chúc mừng
Dẫu là sinh nhật chỉ tròn bốn mươi
 
Vua bù nhìn ở nơi đất Huế
Bày lắm trò khiến để người chê
Chê cười chưởi lũ tay sai
Cúi đầu làm mọi cho loài ngoại xâm
 
Có một bài tự thân bút ký
Viết về chuyện quốc thể an nguy
Xữ oan vua cũng châu phê
Vài điều lặt vặt nhiều khi buồn cười
 
Vua lại sai xây lăng Khải Định
Lo cho mình hậu tính mai sau
Kiến trúc trong bản sơ đồ
Nữa Âu nữa Á làm cho khác người
 
Làng Ngọc Điền nằm ngay Nghệ Tỉnh
Phạm Hồng Thái sinh quán ở đây
Cha làm Huấn Đạo nơi này
Là người chống Pháp trong thời Cần Vương
 
Theo tấm gương vì dân vì nước
Chàng thanh niên dấn bước ra đi
Sá gì một thuở chia ly
Sá chi một chút nữ nhi thương tình
Đường cách mạng thênh thênh phía  
trước
Phải làm cho dân được ấm no
Phải dùng bạo lực mà đo
Ra tay giết sạch kẻ thù mà thôi
 
Đã bôn ba chân trời góc bể
Khi Trường Sơn, khi đất Thái Lan
Xuống tàu ra Thái Bình Dương
Ghé vào Thượng Hải, theo đường Quảng Châu
 
Ở Quảng Châu, gặp Hồ Tùng Mậu
Cùng bạn bè, qua thấu Đông Kinh
Chủ trương cổ động tuyên truyền
Vào sâu trong giới thanh niên bên ngoài
 
"Tâm Tâm xã" là nơi hội quán
Chỗ cho người cách mạng vào ra
Xiển dương tư tưởng quốc gia
Chủ trương bạo động vẫn là ưu tiên
 
Tin Toàn Quyền Đông Dương vừa đến
Lệnh ám sát được tiến hành ngay
Phạm Hồng Thái nhận việc này
Diệt tên đầu sỏ cho người biết ta
 
Tựa Kinh Kha lên đường quyết tử
Ông ngấm ngầm theo dõi Merlin
Theo từ Thượng Hải theo lên
Đông Kinh quay lại, ghé miền Quảng Châu
 
Một buổi lễ ngoại giao đại yến
Nằm ở phố Sa Diện, Tô Châu
Đội lốt ký giả lọt vào
Liệng bom giết lủ cầm đầu thực dân
 
Tiếng bom nổ vô vàn dữ dội
Là tuyên ngôn đối với thực dân
Rằng bây đã đến ngày tàn
Chính sách thuộc địa chẳng còn bao lâu
 
Phạm Hồng Thái đi vào lịch sử
Làm tròn xong nghĩa vụ vinh quang
Là người liệt sĩ Việt Nam
Vong thân vị quốc nêu gương cho đời
 
Hoàng Hoa Cương là nơi an nghĩ  
Người anh hùng khí tiết ngàn năm
Tổ quốc đền nợ tri âm
Hy sinh tính mạng gieo mầm tự do
 
Năm Ất Sửu (1925) vì lo vận nước
Phan Châu Trinh tuy sức đã tàn  
Vẫn còn gắng soạn diễn văn
Bàn về đạo đức Đông Tây cùng người
 
Vốn là người nặng tình dân chủ
Quyết đưa ra tranh thủ vấn đề
Quốc gia sở dĩ vận suy
Cũng vì chuyên chế, cũng vì ngu dân
 
Cần bỏ kiểu tự thân cổ hủ
Giảm bớt đi lối cũ từ chương
Phải đem khoa học vào trường
Dạy cho bọn trẻ biết đường văn minh
 
Phan Bội Châu nhân danh công lý
Lên án Tây, lũ quỷ thực dân
Vì sao dân phải hờn căm ?
Vì sao dân đói, dân than mọi bề ?
 
Trong điều trần , ông quy trách nhiệm
Chính bọn Tây đã biến nước này
Thành nơi địa ngục đọa đày
Là nơi quân phiệt ra tay làm giàu
 
Kêu gọi dân mau mau đổi mới
Việc trị nước cần phải canh tân
Đập tan đế quốc thực dân
Giành quyền tự chủ non sông về mình
 
Bọn đương quyền mang ông ra xữ
Quyết dưa ông xữ tử làm gương
Đâu ngờ dân Việt kiên cuờng
Đấu tranh chống lại xuống đường hô vang
 
Viên Toàn Quyền Đông Dương mới đổi
Trước cuồng phong phản đối, dân ta
Nhằm lúc Khải Định băng hà
Varenne đành phải cho qua việc này
 
Vua Khải Định một người lãnh cảm
Việc ái ân khó được quan tâm
Hưởng dương chưa tới bốn lăm
Một tay bạc nhược khổ dâm cả đời

(Tiếp theo) QUYỂN 30

BẢO ĐẠI HOÀNG ĐẾ  (1925- 1945)
 
Vua Bảo Đại lên thay Khải Định
Lập Hội đồng Phụ Chính điều hành
Từ nay coi sóc triều đình
Để cho Vĩnh Thụy học hành cho xong
 
Trong ý đồ vô cùng nham hiễm
Đưa sang tây để biến hoàng thân
Ăn chơi , hủ hóa lâu dần
Trở thành quen thói mất lần khả năng
 
Triều đình Huế nay nhường mất hẳn
Chẳng khác nào một cổ máy xay  
Chạy theo ngân sách củaTây
Vua quan được Pháp từng ngày trả lương
 
Viện Cơ Mật khi bàn việc nước
Đều phải lo gởi trước cho Tây
Bởi rằng chúng buộc từ nay
Nhất động nhất cử báo ngay Toàn Quyền
 
Các thành viên Hội Đồng Cơ Mật
Vị Chủ tịch người Pháp chính tông
Mặc dù nghị luận bàn chung  
Nhưng quyền quyết định cuối cùng do Tây
 
Những đổi thay khắp trên thế giới
Là những điều thúc hối dân ta
Tin tức báo chí từ xa
Giao thông liên lạc xem ra khá nhiều
 
Biết nhìn theo văn minh thế giới
Nước quanh ta tiến bộ không ngừng
Còn mình thì kín như bưng
Vì Tây kiễm duyệt canh chừng thường xuyên
 
Nước nhược tiểu về nguyên một phía
Đồng một lòng cương quyết vùng lên
Xướng khai chủ thuyết dân quyền
Đấu tranh cách mạng tăng thêm tinh thần
 
Toàn thế giới dần dần phân hóa
Hình thành ra các khối liên minh
Đế quốc Anh, Pháp giật mình
Tại sao thuộc địa đấu tranh dân quyền ?

(Tiếp theo) QUYỂN 30

BẢO ĐẠI HOÀNG ĐẾ  (1925- 1945)
 
Vua Bảo Đại lên thay Khải Định
Lập Hội đồng Phụ Chính điều hành
Từ nay coi sóc triều đình
Để cho Vĩnh Thụy học hành cho xong
 
Trong ý đồ vô cùng nham hiễm
Đưa sang tây để biến hoàng thân
Ăn chơi , hủ hóa lâu dần
Trở thành quen thói mất lần khả năng
 
Triều đình Huế nay nhường mất hẳn
Chẳng khác nào một cổ máy xay  
Chạy theo ngân sách củaTây
Vua quan được Pháp từng ngày trả lương
 
Viện Cơ Mật khi bàn việc nước
Đều phải lo gởi trước cho Tây
Bởi rằng chúng buộc từ nay
Nhất động nhất cử báo ngay Toàn Quyền
 
Các thành viên Hội Đồng Cơ Mật
Vị Chủ tịch người Pháp chính tông
Mặc dù nghị luận bàn chung  
Nhưng quyền quyết định cuối cùng do Tây
 
Những đổi thay khắp trên thế giới
Là những điều thúc hối dân ta
Tin tức báo chí từ xa
Giao thông liên lạc xem ra khá nhiều
 
Biết nhìn theo văn minh thế giới
Nước quanh ta tiến bộ không ngừng
Còn mình thì kín như bưng
Vì Tây kiễm duyệt canh chừng thường xuyên
 
Nước nhược tiểu về nguyên một phía
Đồng một lòng cương quyết vùng lên
Xướng khai chủ thuyết dân quyền
Đấu tranh cách mạng tăng thêm tinh thần
 
Toàn thế giới dần dần phân hóa
Hình thành ra các khối liên minh
Đế quốc Anh, Pháp giật mình
Tại sao thuộc địa đấu tranh dân quyền ?

(Tiếp theo) QUYỂN 30

NGUYỄN THÁI HỌC VÀ VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
 
Một xu hướng tự nhiên tất yếu
Đòi tự do bằng máu kẻ thù !
Đánh tan tất cả âm mưu
Để giành độc lập lại cho nước nhà
 
Nguyễn Thái Học hiểu ra điều ấy
Sau nhiều năm trăn trở suy tư
Lập ra chi bộ bấy giờ
Cùng nhau bàn tính, dự trù chọn tên
 
Quốc Dân Đảng đã liên kết lại
Các đồng chí cùng ở bên nhau
Lần đầu họp ở Thể Giao
Chỉ trong mấy tháng người vào khá đông
 
Hồn Cách Mệnh, giòng sông của Đảng
Gieo vào lòng tư tưởng vì dân
Đảng viên trong nước nhiều lần
Bầu ra Tổng Bộ, bao gồm mấy ban
 
Nguyễn Thái Học cử làm Chủ tịch
Phó đức Chính giữ việc chỉ huy
Trưởng ban ám sát : Song Khê
Ký Con, Nhượng Tống thêm nghề chế bom
 
Biết Thái Học : linh hồn của Đảng
Pháp cho người đeo đẳng bám theo
Năm nghìn, giải thưởng được treo
Chúng đem tiền bạc làm xiêu lòng người
 
Giết được người, người nào chẳng thấy
Đảng Quốc Dân tiếng dậy như cồn
Phố phường cho rãi truyền dơn
Giết Tây, ám sát nỗ bom vang rền
 
Giết Thừa Mai một tên phản đảng
Xử tử Kinh, thanh toán đội Dương
Giữ nghiêm luật Đảng kỷ cương
Tiến hành khởi nghĩa ngày càng nhanh hơn
 
Một bản án rộng đường khủng bố
Giết Ba Gianh ngay sở Mộ Phu
Tên buôn người, kẻ đại thù
Bị đoàn Ám Sát bắn cho nát đầu
 
Một tháng sau, giặc tung thám tử
Quyết truy lùng Tổng Bộ Trung Ương
Đảng viên bị bắt cả ngàn
Nhiều tên phản đảng, Việt gian ra hàng
 
Theo chủ trương Hội Đồng Tổng Bộ
Phải tấn công đạp đổ quyền hành
Học coi cánh ở Bắc Ninh
Khắc Nhu : Phú Thọ, ngoại thành : Ký Con
 
Trong Rừng Sơn cạnh vùng Yên Bái
Phó đức Chính nói với đội viên
Hẹn giờ nơi đánh trước tiên
Tấn công trại lính, chiếm liền các kho
 
Giặc yếu thế, thua to trốn chạy
Nhưng sáng gần, quay lại phản công
Quân ta cố gắng xung phong
Dần dần đạn hết, rút lui vào rừng
 
Ở miền xuôi bắt đầu Phả Lại
Năm đạo quân vây trại công đồn
Bất thành vì sớm một hôm
Cơ mưu bị lộ rút sang La Hào
 
Ở Vĩnh Baỏ xông vào huyện lỵ
Hoàng Gia Mô cuống quýt xin tha
Huyện thành đã thuộc về ta
Nhân dân làm cổ bày ra hội mừng
 
Máy bay giặc trên không trinh sát
Chấm tọa độ, oanh tạc phe ta
Bộ binh giặc kéo tràn qua
Đốt thiêu hết sạch cửa nhà của dân
 
Chúng truy nã nghĩa quân ráo riết
Các đảng viên bị giết sạch dần
Tin đưa giặc đã hành quân
Đánh tan Hưng Hóa, vây gần Lâm Thao
 
Thành Hà Nội được giao cho Nghiệp
Làm nhiệm vụ cắt đứt thông tin
Ném bom công sở chính quyền
Xung phong chiếm lĩnh Nhà Đèn Trung Ương
 
Quân đối phương chừng như thắng thế
Chúng truy kích cố diệt phe ta
Tịch thu vũ khí tìm ra
Tăng cường trấn áp, soát nhà lục dân
 
Các lãnh tụ Quốc Dân, hầu hết
Bị bắt đi, kẻ chết trong tù
Người vì thất thế sa cơ
Rút vào bóng tối để chờ thời cơ
 
Các chi bộ cơ hồ tan vỡ
Giặc ngày đêm bắt bớ lung tung
Biết nơi Thái Học đường cùng
Là ấp Cổ Vịt, khoanh vùng bắt anh !
 
Vị lãnh tụ trở thành biểu tượng
Cho linh hồn Cách Mạng Nhân Dân
Vùng lên đánh đổ thực dân
Cởi xiềng nô lệ, đuổi quân bạo tàn
 
Trên Yên Bái, mười ba liệt sĩ
Tiến lên đài đường bệ hiên ngang
Một vòng nguyệt quế vinh quang
Mà dân tộc đã khóc dâng cho Người
 
Vẫn tươi cười trên đài hành quyết
Hô "Việt Nam vạn tuế" rền vang
Một lời nhắn gởi nước non
Trước giờ vĩnh biệt quốc dân đồng bào
 
Nỗi hờn đau thoáng qua ánh mắt
Sáng ngời trên gương mặt các anh
Giữa rừng dân chúng bao quanh
Quốc kỳ, cờ đảng nghiêng mình tiếc thương
 
Bước đường hoàng lên đài dõng dạc
Quắc mắt nhìn lũ giặc ngoại xâm
Một lòng vì nước vong thân
"Thành công không được, thành nhân với đời !"
 
Trống ba hối, đầu rơi khỏi cổ
Giữa pháp trường máu đổ thây phơi
Dường như vang vọng bao lời :
"Tự do, Độc lập muôn đời Việt Nam!"
 
 
Có một người âm thầm theo dõi
Nở nụ cười tạ gởi các anh
Ngậm hờn, giọt lệ long lanh
Chị theo anh đến cạnh bên pháp trường
 
Từ pháp trường , chị quay về lại
Viết bức thư tuyệt mạng gơỉ cha
"Chết sầu thừa có xót xa
đời mà ai biết, người mà ai hay !"
 
Nguyễn thị Giang xưa nay nào có
Là một trang liệt nữ anh hùng
Khăn sô một dải cho chồng
Bài thơ tuyệt mạng tạ lòng núi sông
--------------------------------------
 
Giòng lịch sử tạm dừng ngang đấy
Chuyện tương lai xin đợi kẻ sau
Biên niên sử ký thêm vào
Bằng lòng trung thực, ta giao cho người.

________________________________________  

HỒ ĐẮC DUY
Kính bút
(Việt Nam ngày 11 tháng 3 năm 2000)

Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ.


--

Source: http://www.thivien.net/forum/Vi%E1%BB%87t-Nam-L%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-Di%E1%BB%85n-ca/topic-sRRvaN1LaqjIk9DfW8xCpg


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2012(Xem: 9984)
Ngày hôm nay trên mạng xã hội có một số người chia sẻ bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19. Chia sẻ cùng các bạn, tôi sẽ bổ sung thêm các thông tin chi tiết sau, hoặc nếu bạn nào có thông tin gì về từng thời kỳ vui lòng comment để bài viết được hoàn thiện.
08/09/2011(Xem: 3395)
Hòa thượng Thích Giác Lượng, nguyên là Trị Sự trưởng Trị sự Đoàn GHTGKSVN, Giáo Đoàn 3 tại Trung Phần từ năm 1971 cho đến khi vượt biên năm 1980. Viện trưởng Viện Hành Đạo GHPGTGKS Thế giới, 1993, Phó Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, Đặc trách Giải Trừ Pháp Nạn, nhiệm kỳ 1997-2001, chủ nhiệm kiêm chủ bút Đặc San và Giai Phẩm Pháp Duyên (1983- 93), chủ bút tạp chí Nguồn Sống (1987- 91), chủ trương nhà xuất bản Nguồn Sống (từ năm 1988), thành viên Ban Chỉ Đạo kiêm chủ tịch Điều Hành Hội Đồng Hợp tác Tôn Giáo Bắc Cali, nhiệm kỳ 1994- 95 và 2000- 01, Chủ tịch Ủy Ban Quốc tế vận Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, chủ tịch Phong Trào Phật giáo Yểm trợ PG Hòa Hảo Quốc nội (nay đổi tên là Phong trào Yểm trợ PGHH Quốc nội). HT Giác Lượng là một trong những nhân vật không ngừng đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. HT đến Úc Châu lần này để tham dự buổi Đại Hội Giáo Hội PG Việt Nam trên Thế giới, được tổ chức tại Melbourne,và Đại Hội Liên Hữu Phật
10/08/2011(Xem: 47266)
Lịch Sử Việt Nam (trọn bộ) An Nam Chí Lược - Lê Tắc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Lê Văn Hưu, Phan Chu Tiên, Ngô Sĩ Liên Đại Việt Thông Sử - Lê Quý Đôn Đại Việt Sử Lược_Khuyết Danh - Nguyễn Khắc Thuần Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Quốc Sử Quán Triều Nguyễn Lam Sơn Thực Lục - Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu - Cao Xuân Dục Thử Viết Lại Cổ Sử Việt Nam - Trương Thái Du Thiền Uyển Tập Anh - Lê Mạnh Thát Việt Điện U Linh Tập - Lý Tế Xuyên Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim Việt Sử Tiêu Án - Ngô Thời Sỹ Việt Nam Nam Phật Giáo Sử Ca - Thích Nhật Tân Việt Nam Thi Sử Hùng Ca (thơ) Thích Nhật Tân
10/08/2011(Xem: 6934)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
06/08/2011(Xem: 5362)
Vua Thái Tổ, thụy hiệu Thống Thiên khải vận thánh đức thần công duệ văn anh vũ khoan minh dũng trí hoằng nghĩa chí nhân đại hiếu Cao Hoàng Đế. Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người làng Lam Giang, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hoa. Cụ Tằng Tổ của vua tên húy là Hối, sau truy tôn là “Cao thượng tổ Minh Hoàng Đế”. Tính cụ chất phát ngay thẳng, giữ mình như người ngu, nhưng hiểu biết rất sâu xa, có thể biết trước những sự chưa thành hình. [tờ 7b] Nguyên trước ở thôn Như Áng, một hôm, cụ đi chơi, thấy đàn chim liệng vòng quanh trên một khoảng đất nơi dưới núi Lam sơn, trông hình như một đám người tụ hội. Cụ tự nghĩ: “Chỗ này tất là nơi đất lành”,
02/08/2011(Xem: 5957)
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục_Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
22/07/2011(Xem: 3486)
Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm, người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ. Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.
07/07/2011(Xem: 30984)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
02/07/2011(Xem: 9679)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
16/06/2011(Xem: 15849)
Thế Giới chỉ bắt đầu chú ý nhiều tới vấn đề Việt Nam và tới "những người Phật Giáo '' sau khi Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng ở Sài Gòn ngày 11.6.1963 để kêu gọi dư luận thế giới chú ý đến những khổ đau của dân chúng Việt Nam dưới những đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm . Sở dĩ sự tự thiêu của Hoà Thượng Quảng Đức đã khiến Tây phương xúc động và ngạc nhiên nhiều hơn Đông Phương là vì hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Tây phương khác với hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Đông phương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]