Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 18

25/01/201509:10(Xem: 3501)
Quyển 18

ĐẠI VIỆT SỬ THI

(30 quyển)

Chủ đề:  Việt Nam Lịch sử Diễn ca

Tác giả: BS. Hồ Đắc Duy

 

 

QUYỂN 18

Năm Mậu Thân (1788) lúc gần tháng Chạp
Quân nhà Thanh ồ ạt kéo sang
Quân hăm chín vạn lên đường
Tổng đốc Lưỡng Quảng giử phần tiên phong  
 
Nhiệm bèn cùng với Ngô Văn Sở  
Ngầm điều quân đến ở Trường Yên
Rồi sai cấp báo ngay liền
Về cho Nguyễn Huệ biết tin tức thời
 
Vào trưa ngày hăm lăm tháng chạp
Vua Quang Trung truyền khắp mọi nơi
Rằng :"Giặc Thanh nó tới rồi  
Tập tung lực luợng bên ngoài Nam quan"

(Tiếp theo)  QUYỂN 18

QUANG TRUNG HOÀNG ĐẾ  (1788- 1792)
 
Núi Ba Tầng thiết đàn làm lễ
Cáo đất trời xin để lên ngôi
Quang Trung hiệu triệu mấy lời  
Lập tức hạ lệnh đi ngay lên đường  
Đến Nghệ An lấy quân tinh nhuệ
 
Mười ngàn người chưa kể dân binh
Vài trăm voi chiến theo mình
Chia quân tả,hữu năm doanh rỏ ràng  
Vua Quang Trung đường đường trước trận
 
Áo hoàng bào lẫm liệt oai phong
Gươm thiêng nạm ngọc đeo cùng
Trên đầu voi chiến hào hùng duỗi rong
Sau năm ngày bụi hồng lấm áo
 
Tới ngang đèo dựng giáo nghỉ chân
Vua cho mở tiệc khao quân
Định ngày mùng bảy đầu xuân sẽ vào
Thăng Long thành ngày đầu năm mới
 
Từng nụ đào chớm thẹn gió đông
Búp non lấm tâm cành hồng
Mai vàng núp bóng thẹn thùng nắng mai
Vua Quang Trung đến ngay Giáng khẩu
 
Hành quân qua đánh đạo Sơn Nam
Hà Hồi ở cách trung tâm
Thăng Long nhắm hướng phía Nam nửa ngày
Quân Tây sơn bao vây kín mít
 
Mà giặc Thanh chẳng biết chút gì
Đầu hôm cho đến nửa khuya
Ẩn vào đồn giặc đợi thì tấn công
Sáng mùng năm Quang Trung vừa đến
 
Đồn Ngọc Hồi giặc chẳng dám ra
Cửa thành đóng kín chằn qua
Trên thành lố nhố hằng hà chông tre
Vua sai lấy ván che rơm ướt
 
Cho trăm voi lên trước tấn công
Vượt qua hỏa pháo gai chông
Dập dồn súng trận xung phong đánh vào
Xáp lá cà vượt hào chiến lũy
 
Quân Mãn Thanh khiếp vía chạy dài
Cúp đầu chúng chẳng vểnh tai
Xác quân giặc chết chất đầy thảm thay
Hứa Thế Hanh chết ngay tại trận
 
Trương Sĩ Long cũng chẳng hơn gì
Quân Thanh đại bại ê chề
Theo đê Yên phụ chạy về Đông Quan
Giặc Mãn Thanh đầu hàng tan tác
 
Một cánh quân chạy lạc vào đầm
Chết vì ngựa đá voi dầm
Chết vì đói khát cạn dần binh lương
Đô đốc Long chặn đường lũ giặc
 
Dùng kỵ binh đánh gắt Đống Đa
Thâu đồn Khương Thượng về ta
Giặc Thanh khốn đốn phải ra đầu hàng
Sầm Nghi Đống cùng đường nhỏ lệ

Thắt cổ mình ở lũy Nam Đông
Lính thì tên trúng trận vong
Chết hơn quá nửa, nửa làm tù binh
Nghe được tin ở thành Khương Thượng
 
Đã đầu hàng, binh tướng bị giam
Khiến Tôn Sĩ Nghị kinh hoàng
Kéo quân chạy trốn qua đường cầu phao
Cánh Vân Nam vừa vào cửa Ải
 
Nhận được tin thất bại bàng hoàng
Tổng đốc Lưỡng Quảng vội vàng
Thu quân tháo chạy theo đường Nam Quan
Lê Chiêu Thống theo chân Tổng đốc
 
Cùng  tàn quân xâm lược Mãn Thanh
Chạy về đến được Yên Kinh
Lưu vong đến thác giận mình ngu si
Từ Trang Tông đến Lê Chiêu Thống
 
Mười tám đời tổng cộng hai trăm (1533-1789)
Sáu lăm năm (265) cũng đủ làm
Triều Lê hưng thịnh nước Nam một thời
Ngày mùng bảy tháng giêng Kỷ Dậu (1789)
 
Giữa kinh thành còn dấu chiến tranh
Gò đồi đầy xác quân Thanh
Đường in vó ngựa, trên thành cờ bay
Tiết Khai Hạ, vua bày trước trận
 
Lễ ăn mừng chiến thắng quân Thanh
Áo bào khói súng bám quanh
Trên mình bạch mã long lanh giáp vàng
Thăng Long thành pháo vang, hội mở
 
Một nụ đào mới nở đêm qua
Nhà vua ngắt một cành hoa
Gởi về Công Chúa nơi xa đang chờ
Trời Phú Xuân đưa thơ đại thắng
 
Thêm cành đào chút nắng tình yêu
Ngọc Hân có biết bao điều
Mừng vui cho bõ nhưng chiều đợi mong
Vua yết bảng an dân, tha chết
 
Tha quân Thanh thực bụng đầu hàng
Kinh thành, đền miếu sửa sang
Giao cho Lân, Sở liệu toan mọi điều  
Ngô Thời Nhiệm đứng đầu chính trị
 
Phan Huy Ích phụng chỉ ngoại giao
Sứ Thanh thù tiếp ra vào
Bình thường quan hệ với Tầu cho yên
Vua Càn Long muốn xem Nguyễn Huệ
 
Tiếp phái đoàn trọng thể sứ Nam
Nhưng vua cho Trị giả làm
Thay mình đến lể vấn an vua Tàu
Vũ Văn Dũng lần sau đi sứ
 
Sang Thanh triều giả ngộ cầu thân
Xin miền Lưỡng Quảng hồi môn
Hai bên thương thuyết đang còn chưa xong
Sau chiến thắng vô cùng vĩ đại
 
Vua Quang Trung trở lại Phú Xuân
Khẩn hoang ban chiếu khuyến dân
Mở trường dạy học , đưa dân về làng
Mở khoa thi , Thiếp làm chủ khảo (1789)
 
Dùng chữ Nôm từ dạo bấy giờ
Bỏ sưu, giảm thuế hầu cho
Nhân dân bớt khổ, bớt lo phần nào
Thẻ bài cho Thiên Hạ Đại Tín (1790)
 
Cho công dân tuổi đến trưởng thành
Thu mua đồng tốt vào doanh  
Đúc ra vũ khí, giáp binh, chiến thuyền
Sai đúc tiền"Quang Trung Thông Bảo" (1791)

Lại lập kho chứa gạo khi dư
Lục tìm sách cổ tàng thư
Khắc in Sử ký, Tứ thư lưu hành (1789)
Viện Sùng Chính thuộc ngành giáo dục (1791)
 
Cho nhân tài dịch sách Hán Nôm
Di tích văn hóa bảo tồn
Vua truyền Nguyễn Thiếp kiêm luôn viện này
Ông Nguyễn Thiếp nhân tài hiếm có
 
Việc dịch thuật đã bỏ nhiều năm
Chuyển từ Hán ngữ ra Nôm
Tứ Thư, Tiểu Học còn gồm Ngũ Kinh
Triều Quang Trung tinh anh chẳng ít
 
Ngô Thời Nhiệm Huy Ích , La Sơn
Đến nay trước tác vẫn còn
Góp phần di sản nét son sau này
Nguyễn Thế Lịch là thầy thuốc giỏi
 
Thuốc làm ra chữa khỏi cho dân
Đẩy lui dịch bệnh lan tràn
Trong năm Đinh Dậu (1777) dịch đang hoành hành
Ở Đàng Ngoài nghề y thịnh vượng
 
Nhờ người tên Hải Thượng Lãn Ông
Thuốc Nam y nghiệp làu thông
Đặt ra nền tảng y tông lâu dài
Nguyễn Gia Thiều biệt tài thơ phú
 
Sáng tác thơ bằng chữ Hán Nôm
Sách này nay vẫn hãy còn
Khúc ngâm "Cung Oán" nỗi buồn tần phi
Ơ Đàng Trong từ khi quay lại
 
Nguyễn Ánh cho canh cải cơ binh (1789)
Chia quân còn lại năm doanh (1790)
Đặt quan Điền Trấn, bốn dinh từ rày
Thành Gia Định khởi xây kiểu khác
 
Một vành đai bát giác xung quanh
Kiến Phương, Kim Ấn, Gác Mành
Đất xưa Gia Định đổi thành kinh sư
Khu định cư trở nên trù phú
 
Cấp cho dân dụng cụ làm nông
Chọn tay thợ giỏi thủ công
Những người tinh xảo được phong tước hàm
Cho thuyền buôn ngoại bang giảm thuế
 
Thóc giống ban là để nông dân
Khuyến thương giúp các lái buôn
Tự do mua bán tăng phần thuế quan
Giặc nhiễu nhương điạ phần phương Bắc
 
Miến Điện riêng muốn đặt bang giao
Trịnh Cao, Quy Hợp hợp nhau
Cùng quân vạn tượng đánh vào Nghệ An
Trần Quang Diệu đem quân vào trước
 
Tiến sâu vào đất nước ngàn voi
Đuổi quân vạn tượng chạy dài
Tận cùng biên giới mới lui trở về
Thuở bấy giờ phân chia ranh giới
 
Triều Tây Sơn mãi tới Quy Nhơn
Phương Nam Nguyễn Ánh hãy còn
Xây thành Gia Định để làm kinh đô
Năm Canh Tuất (1790)tướng Hồ Văn Tự
 
Dẫn chín nghìn thủy bộ quân binh  
Nha Phân mở trận giao tranh
Nguyễn Vương thất thế Long Thành rút lui
Trước tình trạng dầu sôi lửa bỏng
 
Quân Nguyễn Vương bất động chờ thời
Lựa khi dịp tốt tới nơi
Tung trăm thuyền chiến đánh rồi rút ngay
Vua Quang Trung đem hai vạn lính (1792)
 
Chuẩn bị vào Gia Định tảo thanh
Hịch truyền đến các trấn doanh
Quy Nhơn, Quãng Ngãi các thành Đàng Trong
Đặt kế hoạch trong ngoài liên kết
 
Đối với Tàu lễ yết cầu hôn
Miền Nam, Nguyễn sẽ không còn
Đất đai Đại Việt nước non lẫy lừng
Nhưng tiếc thay nửa đường vắn số
 
Vua Quang Trung đành bỏ ra đi (1792)
Lìa trần một giấc biệt ly
Trăm năm còn lại những gì nữa đây
Mình Ngọc Hân đắng cay thắm thiết  
 
Ôm mối sầu tử biệt nào nguôi
Khóc chồng ươt đẫm tóc mai
Mực mài giọt lệ viết lời bi thương
"Ai tư vãn" một chương tuyệt tác
 
Viết cho chồng quặn thắt niềm đau
Ái ân sao vội qua mau
Hương yêu còn đọng cành đào Nhật Tân
(chép bài Ai Tư vản vào đây)
 
Vua Quang Trung mãn phần quá trẻ
Việc triều đình không kẻ đảm đương  
Tham lam một lũ gian thần
Thái sư giám quốc lấn dần phép vua

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2012(Xem: 9952)
Ngày hôm nay trên mạng xã hội có một số người chia sẻ bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19. Chia sẻ cùng các bạn, tôi sẽ bổ sung thêm các thông tin chi tiết sau, hoặc nếu bạn nào có thông tin gì về từng thời kỳ vui lòng comment để bài viết được hoàn thiện.
08/09/2011(Xem: 3372)
Hòa thượng Thích Giác Lượng, nguyên là Trị Sự trưởng Trị sự Đoàn GHTGKSVN, Giáo Đoàn 3 tại Trung Phần từ năm 1971 cho đến khi vượt biên năm 1980. Viện trưởng Viện Hành Đạo GHPGTGKS Thế giới, 1993, Phó Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, Đặc trách Giải Trừ Pháp Nạn, nhiệm kỳ 1997-2001, chủ nhiệm kiêm chủ bút Đặc San và Giai Phẩm Pháp Duyên (1983- 93), chủ bút tạp chí Nguồn Sống (1987- 91), chủ trương nhà xuất bản Nguồn Sống (từ năm 1988), thành viên Ban Chỉ Đạo kiêm chủ tịch Điều Hành Hội Đồng Hợp tác Tôn Giáo Bắc Cali, nhiệm kỳ 1994- 95 và 2000- 01, Chủ tịch Ủy Ban Quốc tế vận Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, chủ tịch Phong Trào Phật giáo Yểm trợ PG Hòa Hảo Quốc nội (nay đổi tên là Phong trào Yểm trợ PGHH Quốc nội). HT Giác Lượng là một trong những nhân vật không ngừng đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. HT đến Úc Châu lần này để tham dự buổi Đại Hội Giáo Hội PG Việt Nam trên Thế giới, được tổ chức tại Melbourne,và Đại Hội Liên Hữu Phật
10/08/2011(Xem: 46999)
Lịch Sử Việt Nam (trọn bộ) An Nam Chí Lược - Lê Tắc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Lê Văn Hưu, Phan Chu Tiên, Ngô Sĩ Liên Đại Việt Thông Sử - Lê Quý Đôn Đại Việt Sử Lược_Khuyết Danh - Nguyễn Khắc Thuần Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Quốc Sử Quán Triều Nguyễn Lam Sơn Thực Lục - Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu - Cao Xuân Dục Thử Viết Lại Cổ Sử Việt Nam - Trương Thái Du Thiền Uyển Tập Anh - Lê Mạnh Thát Việt Điện U Linh Tập - Lý Tế Xuyên Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim Việt Sử Tiêu Án - Ngô Thời Sỹ Việt Nam Nam Phật Giáo Sử Ca - Thích Nhật Tân Việt Nam Thi Sử Hùng Ca (thơ) Thích Nhật Tân
10/08/2011(Xem: 6834)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
06/08/2011(Xem: 5326)
Vua Thái Tổ, thụy hiệu Thống Thiên khải vận thánh đức thần công duệ văn anh vũ khoan minh dũng trí hoằng nghĩa chí nhân đại hiếu Cao Hoàng Đế. Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người làng Lam Giang, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hoa. Cụ Tằng Tổ của vua tên húy là Hối, sau truy tôn là “Cao thượng tổ Minh Hoàng Đế”. Tính cụ chất phát ngay thẳng, giữ mình như người ngu, nhưng hiểu biết rất sâu xa, có thể biết trước những sự chưa thành hình. [tờ 7b] Nguyên trước ở thôn Như Áng, một hôm, cụ đi chơi, thấy đàn chim liệng vòng quanh trên một khoảng đất nơi dưới núi Lam sơn, trông hình như một đám người tụ hội. Cụ tự nghĩ: “Chỗ này tất là nơi đất lành”,
02/08/2011(Xem: 5891)
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục_Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
22/07/2011(Xem: 3472)
Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm, người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ. Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.
07/07/2011(Xem: 30731)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
02/07/2011(Xem: 9580)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
16/06/2011(Xem: 15703)
Thế Giới chỉ bắt đầu chú ý nhiều tới vấn đề Việt Nam và tới "những người Phật Giáo '' sau khi Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng ở Sài Gòn ngày 11.6.1963 để kêu gọi dư luận thế giới chú ý đến những khổ đau của dân chúng Việt Nam dưới những đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm . Sở dĩ sự tự thiêu của Hoà Thượng Quảng Đức đã khiến Tây phương xúc động và ngạc nhiên nhiều hơn Đông Phương là vì hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Tây phương khác với hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Đông phương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]