Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 23

25/01/201509:20(Xem: 3324)
Quyển 23

ĐẠI VIỆT SỬ THI

(30 quyển)

Chủ đề:  Việt Nam Lịch sử Diễn ca

Tác giả: BS. Hồ Đắc Duy

 

QUYỂN 23

PHÁP CHIẾM GIA ĐỊNH (1859)
 
Năm Kỷ Mùi bỏ vây Đà Nẳng (1859)
Giặc theo đường kéo thẳng vào Nam
Hành quân đánh thốc Phiên An
Sài Gòn, Gia Định chúng bàn lấy luôn
 
Người chỉ huy là quan hộ đốc
Thấy thế giặc mỗi lúc một đông
Rút vào tử thủ bên trong
Dần dần cô thế tử vong trong thành
 
Giặc chiếm xong phá dinh đốt trại
Hủy kho lương của cải đem đi
Truyền cho Trung Tá Berry
Đóng quân tại chỗ chỉ huy vùng này
 
Genouilly được thay người khác
Thiếu tướng Page ủy thác nghị hòa
Ước thơ mười một khoản là  
Cắt đất , cho phép người ta ra vào
 
Vua ướm hỏi : muốn hòa hay chiến ?
Việc trù trừ chẳng tiến tới đâu
Đợi thư phúc đáp quá lâu
Sứ thần Pháp quốc xuống tàu ra đi
 
Năm Tân Dậu (1861) giặc về Gia Định
Tổng chỉ huy : tư lịnh Charner
Nam Kỳ giặc muốn lăm le
Điều nghiên kế hoạch phân chia từng người

(Tiếp theo) QUYỂN 23

PHÁP TẤN CÔNG ĐỒN KỲ HÒA  THANH TOÁN ĐỊNH TƯỜNG
LẤY TRỌN BA TỈNH MIỀN ĐÔNG  (Biên Hòa , Gia Định , Định Tường)
 
Đồn Kỳ Hòa, Cây Mai, Kiến Phước
Địch tập trung hỏa lực tấn công
Khói mù đạn pháo nổ tung
Quân Nam cố thủ ở trong chiến hào
 
Súng thần công òa ào trực chỉ
Giặc tràn vào chiến lũy phe ta
Hai bên đánh xáp lá cà
Quân Nam yếu sức rút ra khỏi đồn
 
Nguyễn Tri Phương linh hồn kháng chiến
Đang theo dõi diễn biến từng giờ
Điều binh tiến thoái phất cờ
Cùng quan tham tán dặn dò ba quân
 
Rồi tướng quân chẳng may trúng đạn
Quan Tán lý vong mạng trước đồn
Nguyễn Duy, Thế Hiển tử thương
Quân ta tan tác rút luôn ra ngoài
 
Đồn Kỳ Hòa giờ đây thất thủ
Nguyễn Tri Phuơng rút khỏi Phiên An
Biên Hòa dừng lại dưỡng quân
Bổ sung thêm được gần ngàn tinh binh
 
Ở triều đình nghe tin rúng động
Lời điều trần trước chẳng thèm nghe
Bá Nghi đã chỉ mối nguy
Giặc luôn cơ động, ta thì ngồi yên
 
Ở Gia Định, giặc đem quân đánh
Nơi cửa Hàn, thế mạnh dương oai
Cát Bà cửa Thuận tới lui
Chiến thuyền của Pháp luôn ngoài biển Đông
 
Từ Sài Gòn, giặc chia mấy mũi
Ở phía tây lấn tới Hốc Môn
Ven sông Ngưu Chữ đóng đồn
Vượt sông Vàm Cỏ vào đường Long An
 
Giặc nghênh ngang như vào nhà trống
Sửa soạn quân vây hãm Định Tường
Tấn công đồn ở Tân Hương
Tiến qua cứ điểm Trung Lương dễ dàng
 
Vàm Cỏ Tây vượt sang để đánh
Từ Cửa Đại tiến đến Tịnh Giang
Bắt quan tướng quốc Công Nhàn
Mỹ Tho bỏ ngõ Nam quân chạy dài
 
Mất Định Tường tin bay tới Huế
Cả triều đình không thể làm ngơ
Cử ngay Bộ Hộ Thượng Thơ
Ý vua cũng hiểu phải lo đề phòng
 
Ở miền Đông, quân ta cố thủ
Từ Đồng Nai rán giữ Mỹ Hoà
Miền Tây, giặc đã dần dà
Gò Công tiến chiếm, đánh qua Tháp Mười

(Tiếp theo) QUYỂN 23

NAM KỲ KHÁNG CHIẾN
 
Bỏ Mỹ Tho, ta lui Cai Lậy
Lệnh triều đình giữ lấy Vĩnh Long
Nghĩa quân cát cứ Ba Giồng
Quan gia Phủ Cậu một lòng vì dân
 
Trương Công Định cầm quân chống chọi
Đất Gò Công, Huyện Toại chiêu binh  
Duy Dương viên lại triều đình
Thủ khoa Huân cử điều hành việc quân
 
Nguyễn Trung Trực mấy lần dụ địch
Đội nghĩa thuyền tập kích trên sông
Espérance đang ở giữa giòng
Du kích phóng lửa tấn công , tàu chìm  
 
Vùng Cái Thia thuộc miền Mỹ Quý
Giặc tiến dần về phía Vĩnh Long
Lebris đại tá tập trung
Bọn nguời theo giặc tấn công Nam triều
 
Tướng Bonard được điều sang thế
Thay Charner tổng chỉ huy quân
Viễn chinh của Pháp đang cần
Đổi thay chiến lược nuốt dần miền Nam
 
Giặc âm thầm chiêu quân (Catô) phản nghịch
Lập ra đoàn du kích quấy ta
Lấy tiền, chức tước ban ra
Tuyên truyền "giết đạo" âm mưu gian tà
 
Đánh Biên Hòa, tiến ra Bà Rịa
Lấy Vũng Tàu, cứ địa Bình Tuy
Miền Đông nay đã lâm nguy
Vĩnh Long địch chiếm tin về kinh đô
 
Với kẻ thù vô cùng xa lạ
Và khí tài chúng quá tối tân
Mưu mô chiến thuật điều quân
Khác xa các nước lân bang quanh mình
 
Cả triều đình hoang mang bối rối
Trước tình hình tiến thối lưỡng nan
Giặc Tây chiếm nửa miền Nam
Nghị hoà hay chiến phải làm gì đây ?
 
Lúc trước đó, có người dâng kế
Xin đức Vua liệu thế về sau
Nghị hòa hơn để thua đau
Vì so với giặc kém nhau quá nhiều
 
Xin vua theo gương người Nhật bản
Và Trung Quốc mà tạm bang giao
Để cho nhiều nước cùng vào
Tự khắc thành thế vạc dầu ba chân
 
Đất không mất mà quân vẫn giữ
Việc giao thương thì cứ phồn vinh
Người ta đem tới văn minh
Giao lưu văn hóa dân mình lợi thêm
 
Vua có xem nhưng lòng tơ rối
Lời điều trần tâm huyết đưa ra
Lời hay đành phải bỏ qua
Bế quan tỏa cảng  uy ra một mình
 
Đến bây giờ, triều đình mới thấy
Bọn giặc Tây cướp lấy vương quyền
Biên Hòa, Gia Định, Trấn Biên
Định Tường, Cai Lậy, thêm miền Vĩnh Long

(Tiếp theo) QUYỂN 23

HÒA ƯỚC NHÂM TUẤT (1862)
 
Bonard cử Simon trung tá
Ở trong vai sứ giả chiêu hàng
Đem thuyền neo ở sông Hương
Buộc ta phải ký và nhường đất cho
 
Giao Định Tường và trao Gia Định
Nhượng Biên Hòa, các tỉnh phía Nam
Đất đai địch cứ lấn dần
Biến thành thuộc địa thực dân cả rồi
 
Phan Thanh Giản vua sai thương thuyết
Thảo sơ qua Hòa Ước tay ba  
Espagnol, Pháp và ta
Định năm Nhâm Tuất (1862) trình qua triều đình
 
Hòa ước ấy chia thành ba bản
Mười hai điều , các khoản như sau
Tự do giảng đạo , ra , vào
Buộc ta cắt đất đễ giao cho người
 
Phan Thanh Giảng với tài tranh cãi
Theo hòa ước đòi lại Vĩnh Long
Vua sai ông ấy vào trong
Buộc Ariès giao Vĩnh Long về triều  
 
Mất quá nhiều theo trong hòa ước
Triệu các quan tính chước nghị bàn
Chọn ngay sứ bộ gởi sang
Paris, Madrid lên đuờng thuyết du
 
Đoàn sứ bộ giả từ qua Pháp
Phan Thanh Giản trong chức trưởng đoàn
Tham tri Phú Thứ phó quan
Thọ Tường, Vĩnh Ký liệu đường thông ngôn
 
Nã Phá Luân truyền cho bệ kiến
Sứ thần ta đánh tiếng lên rằng :
"Vì đức độ lẫn tài năng
Xin cho chuộc lại mấy vùng đất đai"
 
Khéo tìm lời, Pháp Hoàng từ chối
Phan Thanh Giản bối rối vô cùng
Những lời du thuyết tiêu vong
Bao nhiêu công sức mất không cả rồi
 
Từ nước ngoài quay về lại Huế
Yết kiến vua sự thể đầu đuôi
Trước triều ông đã trình bày
Rằng vua nước Pháp tìm lời nói quanh
 
Riêng Phú Thứ chép thành một tập
Viết lại điều mắt thấy tai nghe
"Đông Tây Luận" một bài thi
Vẫn còn mang tính khinh khi người ngoài
 
Grandière trong vai thiếu tướng
Được cử sang thanh toán n ghĩa quân
Tuân theo lệnh Nã Phá Luân
Bác lời thỉnh nguyện sứ thần của ta
 
Viên Toàn Quyền là Aubaret  
Trước sân chầu lễ phép tâu vua
Mấy điều hòa ước đã đưa
Giữ nguyên không đổi xin vua xét tường
 
Theo như lời của hoàng đế Pháp
Vẫn duy trì hòa ước ký xong
Chỉ cho trả lại Vĩnh Long
Còn ba tỉnh khác xin đừng bàn thêm

(Tiếp theo) QUYỂN 23
 
PHÁP CHIẾM BA TỈNH MIỀN TÂY
 
Muốn đoạt luôn những miền còn lại
Năm Đinh Mão (1867) đánh lấy miền Tây
Tối hậu thư ,Vie gởi ngay  
Nhưng vua Tự Đức để ngoài lời đe
 
Phan Thanh Giản cử đi Kinh Lược
Gởi thêm quân vào trước trong Nam
Đắp thành, phòng thủ lo toan
Ghé qua Gia Định hỏi han tình hình
 
Bọn giặc Pháp nửa đêm rạng sáng
Lệnh khởi binh tiến đánh Vĩnh Long
Một đoàn thuyền chiến rợp sông
Thủy quân lục chiến tấn công vào thành
 
Quan Kinh Lược không đành nhìn thấy
Cảnh thịt rơi, máu chảy dân mình
Cho nên ông phải thân chinh
Mở lời đàm phán, hạ mình cứu nguy
 
Thế giặc mạnh màng chi thương thuyết
Cứ tràn vào cố quyết chiếm luôn
Hà Tiên, Châu Đốc quy hàng
Tóm thâu sáu tỉnh miền Nam bấy giờ
 
Ông không ngờ thực dân tráo trở
Khiến cho ông đau khổ vô cùng
Nhịn ăn đến lúc lâm chung
Áo bào, ấn triện gởi dâng về triều
 
Nguyễn Đình Chiểu giấy điều chấp bút
Viết một bài thơ khóc họ Phan
Còn vua và các đình thần
Trách Phan không quyết đánh quân bạo tàn

(Tiếp theo) QUYỂN 23

MIỀN NAM DƯỚI THỜI THUỘC ĐỊA
 
Đất miền Nam trở thành thuộc địa
Pháp bắt đầu nghĩ kế an dân
Chính quyền quan lại đặt dần
Hương , ấp chiêu mộ Việt gian tham tiền
 
Tỉnh Gia Định Trấn Biên thay đổi
Chọn Sài Gòn đất mới làm kinh
San đường, lập chợ, xây thành
Khơi sông, lập cảng, dựng nhanh nhà tù
 
Dinh Toàn quyền làm khu Soái Phủ
Lập nhà thương , mở phố bán buôn
Xây cầu, đường sá, khai mương  
Nhà thờ Thiên Chúa, gác chuông chọc trời  
 
Ngạch Niết ty bổ người cai trị
Trường Tabert dạy trẻ Tây phương
Khuyến thêm tiểu thủ công thương
Lập ra chi nhánh Đông Dương Ngân Hàng
 
Thành lập ban Hội đồng Quản Hạt
Các phép tắc dựa luật của Tây
Xử dân theo kiểu luật này
Hội đồng hàng tỉnh bầu ngay từng miền
 
Để thông tin tuyên truyền các huyện
Đặt đường dây điện tín nhiều nơi
Công ty tàu thủy đường dài
Nam Vang, Thượng Hải lập ngay tức thời  
 
Xây thêm đồn sai người cắt đặt
Thành Chí Hòa cho đắp lên cao
Chung quanh xây bức tuờng rào
Thép gai, lô cốt, cổng chào thật to
 
Chẳng mấy hồi dân ưa nếp sống
Sành tiếng Tây, nói ngọng tiếng ta
Phần đông quan lại xin qua
Nhập vào Pháp tịch như là dân Tây
 
Trước nhục nước ngoại lai xâm chiếm
Dân Nam Kỳ kháng chiến vùng lên
Đông, Tây khắp cả hai miền  
Nghĩa quân hoạt động, bưng biền hội quân
 
Diệt thực dân, dựng lên khu chiến
Cắt đứt đường tiếp viện vùng sâu
Nghĩa binh tay góp sức vào
Để ngăn quân giặc đào hào diệt gian

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2012(Xem: 9952)
Ngày hôm nay trên mạng xã hội có một số người chia sẻ bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19. Chia sẻ cùng các bạn, tôi sẽ bổ sung thêm các thông tin chi tiết sau, hoặc nếu bạn nào có thông tin gì về từng thời kỳ vui lòng comment để bài viết được hoàn thiện.
08/09/2011(Xem: 3372)
Hòa thượng Thích Giác Lượng, nguyên là Trị Sự trưởng Trị sự Đoàn GHTGKSVN, Giáo Đoàn 3 tại Trung Phần từ năm 1971 cho đến khi vượt biên năm 1980. Viện trưởng Viện Hành Đạo GHPGTGKS Thế giới, 1993, Phó Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, Đặc trách Giải Trừ Pháp Nạn, nhiệm kỳ 1997-2001, chủ nhiệm kiêm chủ bút Đặc San và Giai Phẩm Pháp Duyên (1983- 93), chủ bút tạp chí Nguồn Sống (1987- 91), chủ trương nhà xuất bản Nguồn Sống (từ năm 1988), thành viên Ban Chỉ Đạo kiêm chủ tịch Điều Hành Hội Đồng Hợp tác Tôn Giáo Bắc Cali, nhiệm kỳ 1994- 95 và 2000- 01, Chủ tịch Ủy Ban Quốc tế vận Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, chủ tịch Phong Trào Phật giáo Yểm trợ PG Hòa Hảo Quốc nội (nay đổi tên là Phong trào Yểm trợ PGHH Quốc nội). HT Giác Lượng là một trong những nhân vật không ngừng đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. HT đến Úc Châu lần này để tham dự buổi Đại Hội Giáo Hội PG Việt Nam trên Thế giới, được tổ chức tại Melbourne,và Đại Hội Liên Hữu Phật
10/08/2011(Xem: 47000)
Lịch Sử Việt Nam (trọn bộ) An Nam Chí Lược - Lê Tắc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Lê Văn Hưu, Phan Chu Tiên, Ngô Sĩ Liên Đại Việt Thông Sử - Lê Quý Đôn Đại Việt Sử Lược_Khuyết Danh - Nguyễn Khắc Thuần Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Quốc Sử Quán Triều Nguyễn Lam Sơn Thực Lục - Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu - Cao Xuân Dục Thử Viết Lại Cổ Sử Việt Nam - Trương Thái Du Thiền Uyển Tập Anh - Lê Mạnh Thát Việt Điện U Linh Tập - Lý Tế Xuyên Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim Việt Sử Tiêu Án - Ngô Thời Sỹ Việt Nam Nam Phật Giáo Sử Ca - Thích Nhật Tân Việt Nam Thi Sử Hùng Ca (thơ) Thích Nhật Tân
10/08/2011(Xem: 6838)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
06/08/2011(Xem: 5326)
Vua Thái Tổ, thụy hiệu Thống Thiên khải vận thánh đức thần công duệ văn anh vũ khoan minh dũng trí hoằng nghĩa chí nhân đại hiếu Cao Hoàng Đế. Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người làng Lam Giang, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hoa. Cụ Tằng Tổ của vua tên húy là Hối, sau truy tôn là “Cao thượng tổ Minh Hoàng Đế”. Tính cụ chất phát ngay thẳng, giữ mình như người ngu, nhưng hiểu biết rất sâu xa, có thể biết trước những sự chưa thành hình. [tờ 7b] Nguyên trước ở thôn Như Áng, một hôm, cụ đi chơi, thấy đàn chim liệng vòng quanh trên một khoảng đất nơi dưới núi Lam sơn, trông hình như một đám người tụ hội. Cụ tự nghĩ: “Chỗ này tất là nơi đất lành”,
02/08/2011(Xem: 5891)
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục_Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
22/07/2011(Xem: 3472)
Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm, người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ. Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.
07/07/2011(Xem: 30731)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
02/07/2011(Xem: 9581)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
16/06/2011(Xem: 15703)
Thế Giới chỉ bắt đầu chú ý nhiều tới vấn đề Việt Nam và tới "những người Phật Giáo '' sau khi Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng ở Sài Gòn ngày 11.6.1963 để kêu gọi dư luận thế giới chú ý đến những khổ đau của dân chúng Việt Nam dưới những đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm . Sở dĩ sự tự thiêu của Hoà Thượng Quảng Đức đã khiến Tây phương xúc động và ngạc nhiên nhiều hơn Đông Phương là vì hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Tây phương khác với hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Đông phương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]