Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 16

25/01/201509:08(Xem: 3536)
Quyển 16

ĐẠI VIỆT SỬ THI

(30 quyển)

Chủ đề:  Việt Nam Lịch sử Diễn ca

Tác giả: BS. Hồ Đắc Duy

 

QUYỂN 16

TRỊNH CƯƠNG (1709- 1729 )
 
Năm Kỷ Sửu (1709) theo vâng lệnh chúa
Lấy Trịnh Cương,chắt của Khang vương  
Lên ngôi nối dõi tông đường    
Nắm quyền phủ chúa đảm đương việc triều
 
Phép thuế theo Tô Dung Điện học
Luật thuế này Trung quốc đem sang
Ngõ hầu hạn chế thuế quan  
Hiện không thích hợp mà đang được dùng
 
Ở Đàng Trong chúa sai đo đạc (1711)
Diện tích vùng bãi cát Trường Sa
Đồng Hồ Bố Chính đặt ra
Dùng đo viễn độ khoảng xa lộ trình
 
Xuống lệnh truyền quan viên nội phủ (1711)
Phải du hành đến đó mà xem
Đắp đường tu sửa lẫm kinh
Ngăn ngừa lụt lội dân sinh thế nào
 
Ba năm sau,tháng hai Giáp Ngọ (1714)
Vua Nặc Yên xứ nọ Đàng Trong
Xin quân cứu viện vì không
Đủ phương chống trả rất mong cứu nàn
 
Thợ khắc làng Liễu Chàng dâng sách
Dâng cho chúa kiệt tác bấy giờ
Một của Tuệ Tỉnh thiền sư
Viết về y lý dùng cho các thầy
 
Ông là người Nghĩa Lưu Dạ Cẩm
Được nhà sư ở Cẩm Sơn nuôi
Thi Đình , Hoàng Giáp đổ ngay
Về sau đi sứ bị người giữ luôn
 
Chúa Trịnh Cương thu hồi ván sách (1718)
Sợ kẻ thù reo rắc nội dung
Chống người phủ chúa và cùng
Tham quan ô lại bên trong chính quyền
 
Chúa lại truyền chuyển ba phiên cố
Rút hết quyền sáu bộ bên cung
Để vua hư vị ngồi không
Quyền thì phủ chúa gom chung hết rồi
 
Đổi niên hiệu là đời Thái Bảo (1720)
Đánh thuế đồng,thuế muối,bán buôn
Công ty Đông Ấn tạm ngưng
Triệu hồi toàn bộ khỏi vùng Nghệ An
 
Chúa Trịnh Cương đề ra nguyên tắc
Thì chi thu đảo ngược kịp thời
Định ra lễ phục hẳn hoi
Hủy ngay điều luật chặt tay bấy giờ (1721)
 
Chiếu truyền cho kiểm tra dân số (1723)
Những di dân các hộ ven sông
Ba năm kiểm lại cho xong
Quỹ riêng trường học ruộng công để dành
 
Truyền nộp nhanh bản đồ thủy lợi (1725)
Của mỗi vùng để đợi chỉnh tu
Khơi thông , dẫn thủy , đào hồ
Vét sông tắt nghẽn , đắp bờ lên cao
 
Để chặn đứng cường hào ác bá
Vạch trần ra bè lũ tham ô
Vua cho yết bảng bây giờ
Ơ nơi công cộng để cho dân bàn

(Tiếp theo) QUYỂN 16  

LÊ DUY PHƯỜNG HOÀNG ĐẾ  (1729- 1732)
 
Phủ chúa Trịnh muốn thay ngôi đế
Bảo quần thần bàn ép Dụ Tông
Nhường ngôi lui ở trong cung
Duy Phường lên thế để cùng Trịnh Cương
 
Ơ miền Nam Nguyễn vương mở rộng (1697)
Bình Thuận miền đất trống phía Tây
Phan Rang, Phan Rí thu ngay
Lại thêm Đông Phố lựa ngày phân ra
 
Phủ Gia Định :Hòa Đa, An Phúc
Xứ Đồng Nai đóng cột chia vùng
Tân Bình lấy xứ Sài Gòn
Dựng dinh Phiên Trấn coi chung vùng này
 
Năm At Tỵ (1725) chẳng may tạ thế
Nguyễn Phúc Chu được kể lắm con
Cháu chắt nội ngoại đích tôn
Con hơn trăm rưởi , vợ hơn chục bà


NGUYỄN PHÚC CHÚ (1725-1738)
 
Nguyễn phúc Chú con bà vợ cả
Lên ngôi vương lúc đã ba mươi
Đặt ra quan hệ nước ngoài
Tổ chức thi cử nhân tài lựa ra
 
Đặt ra khoa dành cho môn toán
Ở Đàng Ngoài có khoảng trăm ba
Lại cho thi tuyển chuyên khoa
Chọn người giỏi võ lập ra môn này
 
Cấm ngoại quốc đào khai kim loại  
Khu mỏ đồng khai thác của ta
Báo cho vua nước Trung Hoa  
Phải đem trả lại gọi muốn mà kết thân
TRỊNH GIANG (1729- 1740 )
 
Năm Kỷ Dậu (1729) Trịnh Cương tạ thế
Lấy Trịnh Giang lên kế ngôi vương
Một người tư cách tầm thường
Khó lòng trị nước cầm cương giữ gìn

i](Tiếp theo) [/i] QUYỂN 16  

LÊ THUẦN TÔNG HOÀNG ĐẾ (1732- 1735)  
 
Khi Trịnh Giang cầm quyền phủ chúa
Đưa Duy Tường lên kế ngôi vua
Thuần Tông đế hiệu bấy giờ
Long Đức niên kỷ kể từ hôm nay
 
Trịnh Giang người ưa điều quái dị  
Lại là người rất dễ gièm pha
Tính tình nhiễm thói ba hoa  
Áo quần diêm dúa xa hoa vào mình  
 
Cũng viết câu, phê bình văn sách
Cũng xây chùa, cung thất xa hoa  
An chơi nhiều thói trăng hoa  
Cưởng dâm cung nữ của cha chẳng chừa

(Tiếp theo) QUYỂN 16

LÊ Ý TÔNG HOÀNG ĐẾ  (1753- 1740)
 
Thế ngai vua, đưa ngay Duy Thận
Giử ngôi cao cán đáng việc triều
Ý Tông vâng lệnh nghe theo
Là con cháu ngoại được yêu bấy giờ
 
Thù, giết vua , làm điều quái đản
Sét đánh cho, sau loạn tâm thần
Triều đình quyết định năm Thân(1740)
Trịnh Doanh được chọn thế chân cầm quyền
 
Ở đàng ngoài nhiều miền thay đổi
Tân Mĩ vùng Đông Phố đất ta
Từ Châu Định Viễn lập ra(1732)
Long Hồ Dinh trấn hiện là Cửu Long
 
Ở Đàng Trong quốc vương Chân Lạp
Cất quân vào đàn áp Hòa Đa  
Vĩnh Phúc chúa phái đem ra
Quân binh đánh chúng, đuổi xa khỏi thành
 
Ở Đàng Ngoài tiến hành soạn quyển  
Sách "Quốc triều hội điển" vừa xong (1731)
Tức Uông tạo sĩ bách cung
Làm pho binh pháp để dùng trong quân
 
Sai nha quan tìm mua sách cũ (1731)
Sửa lại kho Tích Cổ Tàng Thơ
Ngũ Kinh in mới dâng vua
Tứ Thư Chư Sử dạy cho học trò (1734)
 
Lại y theo đồng hồ ngoại quốc (1733)
Nguyễn Văn Tư bắt chước làm ra
Tự cung trong nước để mà
Đặt nơi dinh trấn dân ta coi giờ
 
Chúa Nguyễn cho con trai Mạc Cửu (1736)
Làm Đô Đốc trấn giữ Hà Tiên
Một tay nổi tiếng chiêu hiền
Lập Chiêu Anh Các giao duyên tao đàn
 
Trịnh Giang bệnh :tâm thần phân liệt  
Làm dân lành bao xiết khổ đau
Nhiều nơi lắm kẻ cầm đầu  
Dấy lên nổi loạn chia nhau cát quyền


TRỊNH DOANH (1740- 1767)
 
Chúa Trịnh Giang trao quyền nhiếp chính
Cho Trịnh Doanh quyết định mọi điều  
Đầu tiên từ bọn quan liêu
Giết ngay Công Phụ và nhiều kẻ gian
 
Truyền quan quân lên đường dẹp loạn
Tuyển ưu binh lực lưỡng dễ dùng  
Trưng thu đến cả hồng chung
Để đúc binh khí kiếm cung tàu thuyền (1740)

(Tiếp theo) QUYỂN 16

LÊ HIỄN TÔNG HOÀNG ĐẾ ( 1740- 1786)
 
Lê Duy Niên được nhường ngôi đế
Vì Trịnh Doanh muốn thế Ý Tông
Vời ngay thái tử đông cung
Trở về nhận lảnh trung hưng mối giềng
 
Dân Đàng Ngoài triền miên thiếu đói (1730,1735,1740)  
Ruộng bỏ hoang đồng cỏ xác xơ
Thiên tai, dịch bệnh bấy giờ
Nhiều năm hạn lụt mất trơ mùa màng
 
Số giáo dân bao gồm cả nước (1737)
Đến bây giờ kiểm được xong xuôi
Hai trăm năm chục ngàn người
Nhà thờ giáo sứ nhiều nơi cát quyền
 
Cả hai miền đều cho cấm đạo (1737)
Sợ gây mầm khuynh đảo trong dân
Truyền cho giáo sĩ ngoại nhân
Phải ra khỏi nước không cần lệnh vua
 
Nhà sư tên Dương Hưng khởi nghĩa  
Ở Tam Đảo và giữ một vùng
Lại thêm tù trưởng Quách Công
Chiếm vùng Lạc Thổ vẫy vùng một phương  
 
Người nhà Lê thân vương tôn thất
Họp lại cùng Duy Mật hưng binh (1738)
Mong làm đảo ngược tình hình
Tấn công đốt phá kinh thành tan hoang
 
Mưu bị lộ tìm đường chốn thoát
Vì nghĩa binh khinh thất coi thường
Nên nhiều người đã chết oan
Bị quân họ Trịnh dẹp tan tức thì
 
Lê Duy Mật chạy về Thanh Hóa (1740)
Cùng nông dân đã hóa vùng này
Thành nơi dựng trại , tuyển nguời
Dân binh gia nhập mỗi ngày một đông
 
Khi tiến công khi vây Phúc Lộc  
Vượt sông Đà đánh thốc sông Thao
Lôi Dương ngấp nghé tiến vào
Ngọc Lâu còn dấu chiến hào thân vương
 
Thành Trình Quan ba mươi năm ấy
Nét oai hùng còn thấy về sau
Bị quân phản bội bắc cầu
Ong đành tự vẫn tránh vào tay quân (1770)
 
Ơ Đàng Ngoài nhân dân chống lại
Bọn kiêu binh và lũ tham tàn (1741)
Công Chất cát cứ Sơn Nam (1739)
Tuyển, Cừ, Trác, Oánh chiếm đàng Hải Dương (1741)
 
Ơ Bắc Phương dư đồ nhà Mạc (1744)
Chiếm Cao Bằng, Hưng Hóa, Tuyên, Quang
Ngân Gia lại có Đình Dung (1740)
Tế Bồng thủ lĩnh chiếm vùng Sơn Tây
 
Nguyễn Hữu Cầu cho xây dinh trại (1742)
Kiểm soát miền duyên hải Đồ Sơn
Ngũ Phúc tướng Trịnh bị dồn (1744)
Bị quân vây hãm cuống cuồng lo âu
 
Nguyễn Danh Phương cầm đầu lực lượng (1744)
Mười vạn quân cả tướng và binh
Lấy vùng Thanh Lãng xây thành
Cuối cùng bị bắt tử hình nơi đây
 
Nguyễn Phúc Chu trên ngai phủ chúa
Ơ Đàng Trong hơn được mười năm
Giữa năm Mậu Ngo (1738) thì băng
Khoát lên nối nghiệp đăng quan lúc này
 
NGUYỄN PHÚC KHOÁT  
(1738- 1756)
 
Nguyễn Phúc Khoát xuống ngay chiếu chỉ  
Lập lễ đài ở Huế đăng quang
Sai người đúc ấn Quốc Vương
Đặt ra triều phục , kỷ cương khi chầu
 
Xây kinh đô, điền đài, cung điện
Gác Dao Trì nội viện Triều Dương
Thuyền rồng đậu ở sông Hương
Cái quan đắp rộng dể dàng cho dân
 
Ơ trấn Biên có quân tạo phản (1747)
Chúa Nguyễn sai dẹp loạn thật nhanh
Được tin giặc cỏ Long Xuyên
Vua sai cai đội đem thuyền đi ngay
 
Lại xuống chiếu chọn ngày đúc súng (1747)
Làm thêm tiền kẽm cứng lưu thông
Cộng chung với cả tiền đồng
Định ra luật lệ tiêu dùng dễ phân
 
Năm Giáp Tuất (1754) đem quân tiến đánh
Đuổi Chân lạp đến tận Nam Vang
Nặc Nguyên dâng biểu đầu hàng (1755)
Từ nay thần phục xin làm phiên vương  
 
Dưới thời này văn chương kiệt xuất  
Nhiều thi thơ trước thuật tài tình  
Nguyễn Kiều một thuở lưu danh  
Sử Hoa Tùng Vịnh để dành người xem
 
Chinh phụ ngâm chuyện tình cay đắng
Bảng hán văn của Đặng Trần Côn
Bà Đoàn diễn lại thơ Nôm
Văn chương man mác nỗi buồn phu thê
 
Là tác phẩm thiên về nghệ thuật
Một áng thơ tuyệt tác bấy giờ
Nghe qua não nuột tựa hồ
Xót xa vạn dặm mờ mờ đau thương

(Tiếp theo) QUYỂN 16

TRỊNH SÂM ( 1767- 1782)
 
Ở Đàng Ngoài Trịnh Sâm nguyên soái
Được tiến phong lên nối ngôi vương
Đổi ngay triều nội kỷ cương
Không theo pháp cũ triều đường khi xưa
 
Chúa Trịnh Sâm thay vua quyết đoán
Đã một lần làm tướng xuất quân
Đã từng chiếm lấy Phú Xuân
Đuổi quân chúa Nguyễn Phúc Thuần vào Nam
 
Lê Quí Đôn một người tài lực (1752)
Để lại đời Tiểu Lục Kiến văn
Lê Triều Thông Sử trăm trang
Một nhà bác học thuộc hàng quán quân
 
Đất Hải Dương có Lê Hữu Trác (1724)
Là một người uyên bác y khoa
Y Tông Tâm Lĩnh viết ra
Vệ sinh yêu quyết thật là ích dân
 
Làng Đan Loan có Phạm Đình Hổ (1768)
Chuyên tâm vào nghiên cứu điễn văn
Vũ Trung tùy bút, Tang Thương
An Nam Chí Lược trăm trang để đời  
 
Từ Tân Dậu (1741) kéo dài cho tới
Năm Đinh Hợi (1767) cả ở hai miền
Có nhiều sự kiện khó quên  
Khoát mất, Thuần thế, Trịnh Sâm đang ngoài


NGUYỄN PHÚC THUẦN  (1765- 1777)
 
Nguyễn Phúc Thuần nối ngôi nghiệp chúa
Trương Phúc Loan lấn cả quyền hành
Trong triều có Nguyễn Cư Trinh
Cũng không ngăn được tình hình rối ren
 
Trương Phúc Loan lấy quyền Quốc Phó (1765)
Xem triều đình chẳng có một ai
Chuyên quyền lại giết người ngay
Tóm thâu công việc trong ngoài vào tay
 
Ơ Đàng Ngoài Trịnh doanh bố cáo (1754)
Cấm người Au truyền đạo Gia Tô (1746)
Cấm người Trung Quốc bấy giờ
Lim, Trắc gỗ quý không cho đem về
 
Ơ hai miền dân quê ly tán
Bởi mất mùa, lụt hạn triền miên
Gian manh làm giả bạc tiền
Khiến cho mất giá dân thêm đói nghèo
 
Biển Hà Tiên có nhiều hải sản
Lắm ghe thuyền lai vãn mưu sinh
Ngư dân ngoại quốc cố tình
Đánh bắt tôm cá nước mình mang đi
 
Việc trấn thủ lắm khi quá yếu (1758)
Muốn tuần tra lại thiếu chiến thuyền
Cuối năm bảy mốt vua Xiêm (1771)
Cất quân đánh chiếm Hà Tiên mấy ngày
 
Mạc Thiên Tứ sai người dụ địch
Tống Phước Hiệp đột kích sau lưng
Dồn quân giặc cướp tới cùng
Vượt qua biên giới tấn công mới về
 
Vua Xiêm bèn gửi ngay sứ giả
Sang cầu hòa vì đã bộigiao
Hứa rằng nay trở về sau
Có gì xích mích cùng nhau nghị bàn
 
Vùng Hội An thuyền buôn tấp nập
Tàu nước Anh, Pháp, Nhật, Java
Thuế quan thâu vốn được là
Ba mươi ngàn lẻ tiền đà nhập kho
 
Tiền thu vô Phúc Loan chiếm đoạt
Thuế mười phần chỉ được một hai  
Chuyên quyền Loan lại tác oai  
Nhân dân đói khổ không ai không thù
 
Đồng bỏ hoang , ruộng khô cỏ cháy
Có nhiều làng chẳng thấy luỹ tre
Nhân dân đói khổ não nề
Nhiễu nhương trộm cướp lắm bề tang thương
 
Trước bối cảnh thê lương đổ nát
Đất Tây Sơn Nguyễn Nhạc hưng binh
Nêu cao danh nghĩa của mình
Loạn thần phải diệt, dành quyền về dân
 
Vào tháng tám nghĩa quân chiếm cứ (1773)
Ở Quy Nhơn , tuần phủ Đắc Tuyên
Vội vàng tháo chạy xuống thuyền
Dong buồm trốn thẳng ra miền Hóa Châu
 
Binh Tây Sơn thọc sâu vào chiếm (1773)
Đánh mạnh vào cứ điểm Bình Khang
Rồi cho áp sát phía Nam
Lấy vùng Bình Thuận như tằm ăn dâu
 
Quân chúa Nguyễn hai đầu bị ép (1774)
Bị cắt đường khó tiếp tế nhau
Lại thêm lính tráng ốm đau
Phúc Thuần ra lệnh rút vào Trấn Biên (1775)
 
Thấy Đàng Trong khắp miền nộichiến
Chúa Trịnh Sâm hạ lệnh động binh (1774)
Hành quân Chúa tự thân chinh
Giương cờ Nam tiến nắm quyền chỉ huy
 
Hoàng Ngũ Phúc sai đi tiền trạm
Vượt sông Gianh vây hãm Phú Xuân
Vợ con gia quyến Phúc Thuần
Dắt dìu bồng bế tránh quân Đàng Ngoài
 
Thành Phú Xuân lọt tay Chúa Trịnh
Nguyễn Phúc Thuần chạy lánh vào Nam
Để con trấn ở Quảng Nam
Bị Tây Sơn đuổi bắt làm con tin
 
Phe Tây Sơn dưới quyền Nguyễn Nhạc (1775)
Cùng Lập Đình ngầm ước với nhau
Cẩm Sơn buộc Trịnh đối đầu
Giao tranh mấy trận tiến vào Phú Xuân
 
Đổi sách lược với quân Lê -Trịnh
Tạm nghị hòa để tránh giao tranh
Tây Sơn đoán trước tình hình
Đương đầu Trịnh –Nguyễn khó giành phần hơn (1775)
 
Trịnh phong Nhạc: Tây Sơn hiệu trưởng
Trấn giữ vùng đất Quảng trở vô
Lữ-Huệ, Nhạc lại giao cho (1775)
Coi quân giữ đất kể từ Phú Yên
 
Nguyễn Khoa Kiên bị Huệ bắt sống
Sự kiện này rúng động ba quân
Đại binh chúa Nguyễn lần lần
Nếm mùi thất bại rút dần vào Nam
 
Ở Quảng Nam xẩy ra dịch bệnh (1775)
Phía Trịnh quân binh lính chết nhiều
Ngũ Phúc không dám đánh liều
Rút lui ra khỏi chân đèo Hải Vân
 
Tôn Thất Xuân mộ quân chiếm lại (1775)
Vùng đất mà Trịnh phải buông tay
Quân Xuân giữ được mấy ngày
Bị binh Nguyễn Nhạc đuổi ngay khỏi thành
 
Năm Bính thân (1776) Tây Sơn thừa thắng
Chiếm Long Hồ, đánh thẳng Trấn Biên
Lấy Sài Gòn, rồi lại đem
Quân vào Gia Định trăm thuyền trịch thu
 
Quân Tây Sơn dưới cờ Nguyễn Lữ
Vỗ yên dân , cắt cử nha quan
Thu gom khí giới kho tàng
Kiểm kê tài sản sai mang đem về
 
Triều đình Lê-Trịnh dần suy yếu
Gặp thiên tai lại thiếu tài nguyên
Mặc cho Nguyễn Nhạc lấn quyền
Tóm thâu lãnh thổ nguyên miền Đàng Trong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2012(Xem: 9952)
Ngày hôm nay trên mạng xã hội có một số người chia sẻ bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19. Chia sẻ cùng các bạn, tôi sẽ bổ sung thêm các thông tin chi tiết sau, hoặc nếu bạn nào có thông tin gì về từng thời kỳ vui lòng comment để bài viết được hoàn thiện.
08/09/2011(Xem: 3372)
Hòa thượng Thích Giác Lượng, nguyên là Trị Sự trưởng Trị sự Đoàn GHTGKSVN, Giáo Đoàn 3 tại Trung Phần từ năm 1971 cho đến khi vượt biên năm 1980. Viện trưởng Viện Hành Đạo GHPGTGKS Thế giới, 1993, Phó Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, Đặc trách Giải Trừ Pháp Nạn, nhiệm kỳ 1997-2001, chủ nhiệm kiêm chủ bút Đặc San và Giai Phẩm Pháp Duyên (1983- 93), chủ bút tạp chí Nguồn Sống (1987- 91), chủ trương nhà xuất bản Nguồn Sống (từ năm 1988), thành viên Ban Chỉ Đạo kiêm chủ tịch Điều Hành Hội Đồng Hợp tác Tôn Giáo Bắc Cali, nhiệm kỳ 1994- 95 và 2000- 01, Chủ tịch Ủy Ban Quốc tế vận Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, chủ tịch Phong Trào Phật giáo Yểm trợ PG Hòa Hảo Quốc nội (nay đổi tên là Phong trào Yểm trợ PGHH Quốc nội). HT Giác Lượng là một trong những nhân vật không ngừng đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. HT đến Úc Châu lần này để tham dự buổi Đại Hội Giáo Hội PG Việt Nam trên Thế giới, được tổ chức tại Melbourne,và Đại Hội Liên Hữu Phật
10/08/2011(Xem: 47000)
Lịch Sử Việt Nam (trọn bộ) An Nam Chí Lược - Lê Tắc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Lê Văn Hưu, Phan Chu Tiên, Ngô Sĩ Liên Đại Việt Thông Sử - Lê Quý Đôn Đại Việt Sử Lược_Khuyết Danh - Nguyễn Khắc Thuần Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Quốc Sử Quán Triều Nguyễn Lam Sơn Thực Lục - Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu - Cao Xuân Dục Thử Viết Lại Cổ Sử Việt Nam - Trương Thái Du Thiền Uyển Tập Anh - Lê Mạnh Thát Việt Điện U Linh Tập - Lý Tế Xuyên Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim Việt Sử Tiêu Án - Ngô Thời Sỹ Việt Nam Nam Phật Giáo Sử Ca - Thích Nhật Tân Việt Nam Thi Sử Hùng Ca (thơ) Thích Nhật Tân
10/08/2011(Xem: 6838)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
06/08/2011(Xem: 5326)
Vua Thái Tổ, thụy hiệu Thống Thiên khải vận thánh đức thần công duệ văn anh vũ khoan minh dũng trí hoằng nghĩa chí nhân đại hiếu Cao Hoàng Đế. Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người làng Lam Giang, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hoa. Cụ Tằng Tổ của vua tên húy là Hối, sau truy tôn là “Cao thượng tổ Minh Hoàng Đế”. Tính cụ chất phát ngay thẳng, giữ mình như người ngu, nhưng hiểu biết rất sâu xa, có thể biết trước những sự chưa thành hình. [tờ 7b] Nguyên trước ở thôn Như Áng, một hôm, cụ đi chơi, thấy đàn chim liệng vòng quanh trên một khoảng đất nơi dưới núi Lam sơn, trông hình như một đám người tụ hội. Cụ tự nghĩ: “Chỗ này tất là nơi đất lành”,
02/08/2011(Xem: 5891)
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục_Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
22/07/2011(Xem: 3472)
Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm, người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ. Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.
07/07/2011(Xem: 30731)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
02/07/2011(Xem: 9581)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
16/06/2011(Xem: 15703)
Thế Giới chỉ bắt đầu chú ý nhiều tới vấn đề Việt Nam và tới "những người Phật Giáo '' sau khi Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng ở Sài Gòn ngày 11.6.1963 để kêu gọi dư luận thế giới chú ý đến những khổ đau của dân chúng Việt Nam dưới những đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm . Sở dĩ sự tự thiêu của Hoà Thượng Quảng Đức đã khiến Tây phương xúc động và ngạc nhiên nhiều hơn Đông Phương là vì hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Tây phương khác với hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Đông phương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]