Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 19

25/01/201509:11(Xem: 3433)
Quyển 19

ĐẠI VIỆT SỬ THI

(30 quyển)

Chủ đề:  Việt Nam Lịch sử Diễn ca

Tác giả: BS. Hồ Đắc Duy

 

 

QUYỂN 19

CẢNH THỊNH HOÀNG ĐẾ (1792- 1802)
 
Nguyễn Quang Toản mới vừa mười tám  
Thế ngôi cha vào buổi đầu thu
Hiệu là Cảnh Thịnh bấy giờ
Phong Tuyên vào chức Thái sư giúp mình
 
Từ trong thành cũng như ngoài nội
Bọn quan thần cứ mãi tranh nhau
Triều đình vua lại phó giao
Vào tay kẻ xấu sàm tâu người hiền
 
Năm Quý Sửu (1793) Phú Yên bị chiếm
Quân Nguyễn Ánh uy hiếp Quy Nhơn
Nhạc xin cầu viện Phú Xuân
Toản cho Văn Sở đem quân cứu thành
 
Quân Tây Sơn đại binh vừa đến
Lượng thế mình, chúa Nguyễn rút lui
Mặc Ngô Văn Sở ra tay
Thư binh đồ giáp cho người kiểm kê
 
Phe Quang Toản thu về vũ khí
Lấy binh phù ấn chỉ của vua
Trung ương hoàng đế chịu thua
Quyền hành mất hết sống thừa mà thôi
 
Vua Nguyễn Nhạc ra người thất thế
Giận cháu mình thổ huyết chết ngay
Toản đưa Nguyễn Bảo lên thay
Cấp thêm bổng lộc từ rày về sau
 
Quan tư khấu chặt đầu giám quốc (1794)
Giết chết rồi báo trước nhân dân
Rồi thêm những kẻ gian thần
Sẽ chung số phận như quân cậy quyền
 
Triều Tây Sơn ngả nghiêng từ đó
Cả triều đình một lũ tham ô
Trong khi chúa Nguyễn mưu đồ
Dàn quân đánh chiếm tóm thu dần dần
 
Năm Giáp Dần quân hơn bốn vạn (1794)
Nguyễn Tây Sơn chiếm trấn Phú Yên
Chu Lai cứ điểm giữa miền
Chận đường tiếp vận liên miên công thành
 
Quân Nguyễn Vương về thành Gia Định
Tôn Thất Hội , Diên Khánh coi quân
Trữ thêm thóc lúa lúc cần
Tây Sơn lủng củng dần dần lui binh
 
Quân chúa Nguyễn tình hình thắng thế (1796)
Đóng chiến thuyền thủy kế bày ra
Sắm thêm vũ khí phòng xa
Mua sách ngoại quốc khảo tra để dùng
 
Đúc tiền đồng Gia Hưng Thông Bảo (1796)
Hội đồng thi phác thảo lại ngay
Mộ binh huấn luyện thật hay
Lấy bài nhân nghĩa dạy bày ba quân

Năm Đinh Tỵ (1797)sau lần thất bại
Thề trận này lấy lại Quy Nhơn
Thân chinh Nguyễn Ánh cùng con
Đem trăm thuyền chiến dong buồm ra khơi
 
Vừa đến nơi tính không thắng được
Chúa cho thuyền ra tuốt Quảng Nam
Đông Cung -Võ Tánh ước ngầm
Qua đêm tiến chiếm bất thần tấn công
 
Lượng sức mình thắng không giữ được
Bèn thu quân về trước lúc suy
Nguyễn Văn Thành , truyền cho đi
Trấn miền Diên Khánh chỉ huy vùng này
 
Khi Xiêm quốc vào tay quân Miến  
Ánh cho người cứu viện sang ngay
Đức, Trương hai tướng được ngài
Phái đem lính thủy đêm ngày hành quân
 
Thành Diên Khánh ,Trần Thường trấn giữ
Vương xuống lệnh đề cử Đông Cung
Lấy Bá Đa Lộc tháp tùng
Thái, Phúc tùy tướng sẽ cùng công du
 
Được biểu tâu của con Nguyễn Nhạc
Xin về hàng để được yên thân
Bởi vì lắm kẻ gian thần
Muốn xâm chiếm đoạt lấy phần đất chia
 
Ánh liền sai quân đi thôn tính (1779)
Lần ba này chiếm lĩnh Quy Nhơn
Công thành vây hãm Tây Sơn
Quy Nhơn thất thủ bắt hơn vạn người
 
Cho đổi ngay thành tên Bình Định
Xuống chiếu khen tướng lĩnh binh dân
Tùng Châu, Võ Tánh dự phần
Giữ thành Bình Định coi quân đề phòng
 
Quân Tây Sơn với trăm thuyền chiến
Đem đại binh tái chiếm Quy Nhơn (1800)
Cắt đường tiếp liệu quan sơn
Chín mươi căn cứ lập đồn chung quanh
 
Trần Quang Diệu vây thành Bình Định
Võ văn Dũng đánh tỉnh Phú Yên
Chắn ngang Thị Nại bằng thuyền
Làm cho quân Nguyễn trong thành hết lương
 
Năm Tân Dậu (1801) mấy lần cứu viện
Mong làm sao xoay chuyển tình hình
Cuối cùng Võ Tánh quyên sinh
Trên lầu bát giác đốt mình tự thiêu
 
Trong khi đó binh triều Nguyễn Ánh
Lại đổi đuờng không đến Phú Yên
Xoay qua một thế gọng kềm
Tấn công vào Huế, đổ thêm quân vào

Ngày Mậu Dần, Ánh vào tới Huế (1801)
Cảnh Thịnh bèn lựa thế rút lui
Trung du dựng trại tạm thời
Chiêu quân định kế nay mai phục thù
 
Ở Kinh đô, Vương ban chiếu dụ
Niêm kho tàng an vỗ nhân tâm
Tịch biên tài sản bại quân
Cấm binh nhiễu hại lương dân trong thành
 
Vương thân hành coi nơi cung khuyết
Thu được ấn truyền quốc Tây Sơn
Xem qua danh mục kho tàng
Tịch thu khí giới quân trang chiến thuyền
 
Thù bất cộng đái thiên chưa trả
Nay sai người đào mả Quang Trung
Nghiền xương của vị anh hùng
Đầu lâu giam ngục thỏa lòng thù xưa
 
Xuống chiếu cho những ai trong nước
Vì sa cơ lỡ bước lầm đường
Có tài thì vẫn được Vương
Xét xem bổ dụng làm quan tân triều
 
Giữa Phú Xuân cho khao quân sĩ
Rồi Gia Long chỉ thị như sau :
Quy Nhơn cử Duyệt trở vào
Trương,Thường trấn giữ địa đầu sông Gianh
 
Chu Viên đứng đầu ngành nghiêm túc
Biên tập ra Cương Mục Chánh Biên
Ghi rành sự kiện từng niên
Từ khi Nguyễn Ánh sinh tiền đến nay
 
Triều Tây Sơn trước đây chỉnh lý
Cho phát hành Sử Ký Tiền Biên
Mà Ngô Thời Nhiệm được xem
Là người chủ chốt chỉnh biên sách này
 
Ở phuơng Tây mấy tay người Pháp
Theo Đông cung đi gấp trở về
Chaigneau với lại Vannier
Được phong chánh đội sai đi hộ phòng
 
Đối các bậc văn phong học sĩ
Như La Sơn Phu Tử Đại Nhân
Nếu không cộng tác dự phần
Thì cho hưu trí an thân dưỡng già
 
Ông Chaigneau đem qua Toán thuật
Viết về môn tính xuất phương Tây
Để vua tham khảo nhân đây
"Minh chỉ thiên yếu" luận bày cân phân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2012(Xem: 9952)
Ngày hôm nay trên mạng xã hội có một số người chia sẻ bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19. Chia sẻ cùng các bạn, tôi sẽ bổ sung thêm các thông tin chi tiết sau, hoặc nếu bạn nào có thông tin gì về từng thời kỳ vui lòng comment để bài viết được hoàn thiện.
08/09/2011(Xem: 3372)
Hòa thượng Thích Giác Lượng, nguyên là Trị Sự trưởng Trị sự Đoàn GHTGKSVN, Giáo Đoàn 3 tại Trung Phần từ năm 1971 cho đến khi vượt biên năm 1980. Viện trưởng Viện Hành Đạo GHPGTGKS Thế giới, 1993, Phó Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, Đặc trách Giải Trừ Pháp Nạn, nhiệm kỳ 1997-2001, chủ nhiệm kiêm chủ bút Đặc San và Giai Phẩm Pháp Duyên (1983- 93), chủ bút tạp chí Nguồn Sống (1987- 91), chủ trương nhà xuất bản Nguồn Sống (từ năm 1988), thành viên Ban Chỉ Đạo kiêm chủ tịch Điều Hành Hội Đồng Hợp tác Tôn Giáo Bắc Cali, nhiệm kỳ 1994- 95 và 2000- 01, Chủ tịch Ủy Ban Quốc tế vận Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, chủ tịch Phong Trào Phật giáo Yểm trợ PG Hòa Hảo Quốc nội (nay đổi tên là Phong trào Yểm trợ PGHH Quốc nội). HT Giác Lượng là một trong những nhân vật không ngừng đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. HT đến Úc Châu lần này để tham dự buổi Đại Hội Giáo Hội PG Việt Nam trên Thế giới, được tổ chức tại Melbourne,và Đại Hội Liên Hữu Phật
10/08/2011(Xem: 47000)
Lịch Sử Việt Nam (trọn bộ) An Nam Chí Lược - Lê Tắc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Lê Văn Hưu, Phan Chu Tiên, Ngô Sĩ Liên Đại Việt Thông Sử - Lê Quý Đôn Đại Việt Sử Lược_Khuyết Danh - Nguyễn Khắc Thuần Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Quốc Sử Quán Triều Nguyễn Lam Sơn Thực Lục - Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu - Cao Xuân Dục Thử Viết Lại Cổ Sử Việt Nam - Trương Thái Du Thiền Uyển Tập Anh - Lê Mạnh Thát Việt Điện U Linh Tập - Lý Tế Xuyên Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim Việt Sử Tiêu Án - Ngô Thời Sỹ Việt Nam Nam Phật Giáo Sử Ca - Thích Nhật Tân Việt Nam Thi Sử Hùng Ca (thơ) Thích Nhật Tân
10/08/2011(Xem: 6838)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
06/08/2011(Xem: 5326)
Vua Thái Tổ, thụy hiệu Thống Thiên khải vận thánh đức thần công duệ văn anh vũ khoan minh dũng trí hoằng nghĩa chí nhân đại hiếu Cao Hoàng Đế. Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người làng Lam Giang, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hoa. Cụ Tằng Tổ của vua tên húy là Hối, sau truy tôn là “Cao thượng tổ Minh Hoàng Đế”. Tính cụ chất phát ngay thẳng, giữ mình như người ngu, nhưng hiểu biết rất sâu xa, có thể biết trước những sự chưa thành hình. [tờ 7b] Nguyên trước ở thôn Như Áng, một hôm, cụ đi chơi, thấy đàn chim liệng vòng quanh trên một khoảng đất nơi dưới núi Lam sơn, trông hình như một đám người tụ hội. Cụ tự nghĩ: “Chỗ này tất là nơi đất lành”,
02/08/2011(Xem: 5891)
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục_Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
22/07/2011(Xem: 3472)
Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm, người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ. Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.
07/07/2011(Xem: 30731)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
02/07/2011(Xem: 9581)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
16/06/2011(Xem: 15703)
Thế Giới chỉ bắt đầu chú ý nhiều tới vấn đề Việt Nam và tới "những người Phật Giáo '' sau khi Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng ở Sài Gòn ngày 11.6.1963 để kêu gọi dư luận thế giới chú ý đến những khổ đau của dân chúng Việt Nam dưới những đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm . Sở dĩ sự tự thiêu của Hoà Thượng Quảng Đức đã khiến Tây phương xúc động và ngạc nhiên nhiều hơn Đông Phương là vì hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Tây phương khác với hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Đông phương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]