Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 21

25/01/201509:13(Xem: 3556)
Quyển 21

ĐẠI VIỆT SỬ THI

(30 quyển)

Chủ đề:  Việt Nam Lịch sử Diễn ca

Tác giả: BS. Hồ Đắc Duy

 

QUYỂN 21

MINH MẠNG HÒANG ĐẾ  (1820- 1841)
 
Thái tử Đởm lên cầm nghiệp đế (1820)
Năm Canh Thìn (1820) kế tiếp lên ngai
Đại Nam quốc hiệu đổi ngay
Triều tên Minh Mạng từ nay bắt đầu
 
Vua thiết triều trước sau xét việc
Vốn là người đoán quyết thông minh
Châu phê ghi chú rất tinh
Tính tình ham học sử kinh luận đàm
 
Vua là người quan tâm thi cử
Cho dựng nền Quốc Tử Giám ngay
Chiếu ban tuyển chọn tài hay
Thi Đình, thi Hội định ngày mở ra
 
Nay truyền ra ba năm một khóa
Ở Gia Định cho mỡ trường công
Đặt quan đốc học để cùng
Khuyến dân học tập ở vùng Trấn biên
 
Vua lại lập trường riêng ngoại ngữ
Đặt chương trình dạy chữ La tinh
Pháp văn học tập cho rành
Chữ Chàm, chữ Thái học hành siêng năng
 
Thầy ngoại quốc dạy môn đàm thoại
Cho các quan xuất ngoại học thêm
Mở trường Thổ ngữ Cao nguyên
Tuyên quang,Vĩnh Điện dạy riêng chữ này
 
Cho Xương, Thường sang Tây tiếp cận
Đi bằng thuyền qua tận Lưu Ba
Đóng tàu theo kiểu người ta
Trên sông chạy thử kiểm tra vận hành
 
Năm Canh Tý khánh thành ba chiếc
Thiết kế theo lý thuyết bốc hơi
Vận hành do nuớc đun sôi
Thanh chuyền khởi động làm quay chân tàu
 
Làm ra máy dựa vào sức nước
Quay trục xe , dòng nước chảy qua
Gỗ rừng xẻ được cưa ra
Chuyển về đem bán lợi ba bốn lần
 
Bớt sức dân góp phần khi trước
Đỡ tốc công gánh nước về dùng
Chế ra xe kéo vòi rồng
Để nhanh dập lửa dự phòng cháy to
 
Vua truyền cho Chaigneau kiễm soát
Việc khai thác mỏ bạc Thái Nguyên
Rồi sai kiễm định thêm xem
Tính ra không lãi nên đem đấu thầu
 
Tôn Thất Lang xin tâu khai khẩn
Ở Phú Yên trăm mẫu ruộng hoang
Hải An, Giao Thủy có quan
Chiêu dân khẩn đất khai quang một vùng
 
Sai bộ Công quan nha chuẩn bị
Ra Hoàng Sa làm lễ dựng bia
Trồng cây bãi đỗ còn ghi
Khoanh vùng mắc cạn thuyền bè tránh xa
 
Bãi Hoàng Sa nhiều cây rậm rạp
Dưới nước xanh là cát óng vàng
Cổ miếu nằm phía Tây Nam
Giữa cồn có giếng nước nằm bên trong
 
Năm Bính Thân (1836) lệch giòng mắc cạn
Thuyền nước Anh bị máng đá ngầm
Vua sai ông Nguyễn Tri Phương
Đem thuyền cứu hộ tìm đường đưa ra
 
Việc ngoại giao xem ra có vẻ
Ít nhiệt tình theo lẽ tất nhiên
Khước từ lễ vật người đem
Khư khư giữ lấy ý riêng của mình
 
Với nước Anh mấy lần từ chối
Nước Hoa Kỳ gởi tới quốc thư
Vua quan tỏ ý nghi ngờ
Tìm lời thoái thác chối từ người ta
 
Vua Louis phái qua Lãnh sự
Cháu Chaigneau đi sứ Việt Nam
Quốc thư lễ vật mang sang
Nhưng vua từ chối giao bang nước này
 
Bougainville với hai thuyền chiến
Đi vào nơi cửa biển sông Đà
Quốc thư, phẩm vật mang qua
Tính bề thông hiếu bị vua khước từ
 
Với Trung Hoa bấy giờ giao hiếu
Vua thân hành lãnh chiếu thọ phong
Lễ đài đặt tại Thăng Long
Sứ Tàu mang ấn với cùng chiếu thơ
 
Muốn khôi phục cơ đồ triều trước
Phan Bá Vành bắc chước dấy binh
Thành Nam đột kích thình lình
Giết quan Thủ ngự lấy thành như chơi
 
Nguyễn Công Trứ được sai dẹp loạn
Đánh Bá Vành đến tận phía Tây
Bắt Vành với bảy trăm người
Sai quân báo tiệp chạy ngay về triều
 
Lê Duy Lương kéo theo bè đảng
Chiếm ba châu cai quản một vùng
Lại thêm bị giặc họ Nùng
Văn Vân tên gọi xưng hùng một phương
 
Tại Tuyên Quang theo đường mật báo
Biết Vân đang nương náu trong rừng
Lệnh cho đốt lửa khắp vùng
Họ Nùng chết cháy ở trong trận này
 
Lê Văn Khôi, con nuôi Tả tướng
Giận gian thần dấy loạn Phiên An
Chiếm luôn sáu tỉnh miền Nam
Ước giao Phiên quốc ngấm ngầm âm mưu

(Tiếp theo) QUYỂN 21

(Tiếp theo) MINH MẠNG HÒANG ĐẾ  (1820- 1841)


Truyền đưa vào, đạo quân Gia Định
Bày kế hoạch để đánh giặc Khôi
Quan quân chưa kịp đến nơi
Thì Khôi đã chết truớc đây mấy ngày
 
Lính bao vây quanh dinh nguyên soái
Khi triều đình chiếm lại Phiên An
Chém đầu dễ đến hai ngàn
Các quân phản loạn đang còn ở trong
 
Lính cho cùm Gia Tô đạo trưởng
Là cố Du đang vướng trong thành
Mặc dù ông cố thanh minh
Nhưng rồi vẫn bị hành hình như không  
 
Lệnh bá dao được dùng xử tử  
Lột da đầu , rồi bổ làm tư
Thịt xương cắt xẻo từ từ
Tay chân chặt cụt còn dư thân mình
 
Cuộc hành hình vô cùng man rợ
Chém treo ngành chỉ có nước ta
Lăng trì xử giảo nghe qua
Thật là rùng rợn hình tra bấy giờ
 
Với cựu thần dây mơ tới Ngụy
Như Tả quân Văn Duyệt thì cho
San bằng phá hủy mả mồ
Khắc bia buộc tội, tịch thu gia tài
 
Giặc ở trong, giặc ngoài biên trấn
Quân Thái Lan muốn tấn công ta
Nhân khi xẩy việc can qua
Ngụy Khôi cầu cứu ấy là cơ may
 
Đường tiến quân qua đây nhiều lối
Dàn thủy binh thẳng tới Hà Tiên
Nam Vang quân bộ theo liền
Lại qua Cam Lộ thọc xiên cạnh sườn
 
Ngã Ai Lao theo đường Nghệ Tĩnh
Cướp phủ nha trong huyện Trấn Ninh
Giặc nhanh tay chiếm mấy thành
Quân ta lui giữ đầu ghềnh sông Giang
 
Sai các tướng binh dàn thế đánh
Trương Minh Giảng , Phúc Đỉnh, Nguyễn Xuân
Toàn quyên ra lệnh điều quân
Chất Tri nghe thấyvội vàng rút lui
 
Ở Ai Lao vua người Nam Chưởng
Muốn thông đồng với tướng Xiêm La
Liệu tình Chiêu Nội phải qua
Xin quân cứu viện nhờ ta giúp giùm
 
Người Chân Lạp phục tùng triều cống
Để dân họ được sống bình an
Thỉnh cầu quận chúa Ngọc Vân
Xin ta bảo hộ chận đường quân Xiêm
 
Trương Minh Giảng cầm quyền bảo hộ
Lê Đại Cương sứ bộ trong quân
Đất người chiếm đoạt dần dần
Lấy luôn Chân Lạp thay bằng Trấn Tây
 
Thủy Chân Lạp giờ đây đâu nữa
Đày Ngọc Vân sang ở Phiên An
Ngậm ngùi dất nước Nam Vang
Quan quân ly tán điêu tàn quê hương
 
Nặc Ông Đôn tìm đường kháng chiến
Chống dân Nam xâm chiếm nước nhà
Cùng dân bản địa vạch ra
Dùng du kích chiến nhữ ta sa lầy
 
Cuộc viễn chinh gây đầy tổn thất
Làm người dân bị mất niềm tin
Chiến tranh giặc giã liên miên
Nhân dân cùng khổ lại thêm chết người
 
Lệnh vua sai kiểm tra dân số
Mỗi mười năm một hộ tăng thêm
Trăm ngàn dân được ghi tên
Tách từng nhân khẩu chép biên rõ ràng
 
Để dễ dàng điều hành việc nứớc
Vua đặt ngay Nội Các trong cung
Lập Cơ Mật Viện để cùng
Giúp vua bàn bạc ý chung mọi người
 
Chia nước ra ba mươi mốt tỉnh (31)
Cũng là tên đơn vị điều hành
Tổng đốc, Tuần phủ phân minh
Đặt thêm Bố chính lập dinh quan phòng
 
Một công trình vô cùng tuyệt tác  
Là Cửu đỉnh vừa được đúc xong
Nới thêm thành cũ ngoài cùng
Dựng lầu Ngũ Phụng, thiết trùng Ngọ Môn
 
Về văn Nôm dưới triều nhà Nguyễn
Có Nguyễn Du viết truyện Thúy Kiều
"Muôn nghìn người thấy cũng yêu
Xôn xao anh yến dập dìu trúc mai"
 
Nguyễn Huy Tự có tài thi phú
Truyện "Hoa Tiên" là thú ngâm nga
Riêng Phan Huy Chú làm ra
Lịch Triều Loại Chí thật là công phu
 
Vua viết bài Thiên cơ dự triệu
Thuyết bàn về vương đạo chăn dân
Để đời bảy tập thơ văn
Bài thơ Đế Hệ dể dàng noi theo
 
Vua Minh Mạng có nhiều con cháu
Riêng nữ nhi hơn sáu mươi nàng
Lại thêm bốn tám (48) hoàng nam
Cung phi mỹ nữ cả ngàn chung quanh
 
"Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử"
Thú mây mưa ắt dữ trăm đường
Nghe đâu toa thuốc cường dương
Còn lưu truyền mãi hoang đường đến nay

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2012(Xem: 9952)
Ngày hôm nay trên mạng xã hội có một số người chia sẻ bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19. Chia sẻ cùng các bạn, tôi sẽ bổ sung thêm các thông tin chi tiết sau, hoặc nếu bạn nào có thông tin gì về từng thời kỳ vui lòng comment để bài viết được hoàn thiện.
08/09/2011(Xem: 3372)
Hòa thượng Thích Giác Lượng, nguyên là Trị Sự trưởng Trị sự Đoàn GHTGKSVN, Giáo Đoàn 3 tại Trung Phần từ năm 1971 cho đến khi vượt biên năm 1980. Viện trưởng Viện Hành Đạo GHPGTGKS Thế giới, 1993, Phó Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, Đặc trách Giải Trừ Pháp Nạn, nhiệm kỳ 1997-2001, chủ nhiệm kiêm chủ bút Đặc San và Giai Phẩm Pháp Duyên (1983- 93), chủ bút tạp chí Nguồn Sống (1987- 91), chủ trương nhà xuất bản Nguồn Sống (từ năm 1988), thành viên Ban Chỉ Đạo kiêm chủ tịch Điều Hành Hội Đồng Hợp tác Tôn Giáo Bắc Cali, nhiệm kỳ 1994- 95 và 2000- 01, Chủ tịch Ủy Ban Quốc tế vận Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, chủ tịch Phong Trào Phật giáo Yểm trợ PG Hòa Hảo Quốc nội (nay đổi tên là Phong trào Yểm trợ PGHH Quốc nội). HT Giác Lượng là một trong những nhân vật không ngừng đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. HT đến Úc Châu lần này để tham dự buổi Đại Hội Giáo Hội PG Việt Nam trên Thế giới, được tổ chức tại Melbourne,và Đại Hội Liên Hữu Phật
10/08/2011(Xem: 47000)
Lịch Sử Việt Nam (trọn bộ) An Nam Chí Lược - Lê Tắc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Lê Văn Hưu, Phan Chu Tiên, Ngô Sĩ Liên Đại Việt Thông Sử - Lê Quý Đôn Đại Việt Sử Lược_Khuyết Danh - Nguyễn Khắc Thuần Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Quốc Sử Quán Triều Nguyễn Lam Sơn Thực Lục - Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu - Cao Xuân Dục Thử Viết Lại Cổ Sử Việt Nam - Trương Thái Du Thiền Uyển Tập Anh - Lê Mạnh Thát Việt Điện U Linh Tập - Lý Tế Xuyên Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim Việt Sử Tiêu Án - Ngô Thời Sỹ Việt Nam Nam Phật Giáo Sử Ca - Thích Nhật Tân Việt Nam Thi Sử Hùng Ca (thơ) Thích Nhật Tân
10/08/2011(Xem: 6838)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
06/08/2011(Xem: 5326)
Vua Thái Tổ, thụy hiệu Thống Thiên khải vận thánh đức thần công duệ văn anh vũ khoan minh dũng trí hoằng nghĩa chí nhân đại hiếu Cao Hoàng Đế. Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người làng Lam Giang, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hoa. Cụ Tằng Tổ của vua tên húy là Hối, sau truy tôn là “Cao thượng tổ Minh Hoàng Đế”. Tính cụ chất phát ngay thẳng, giữ mình như người ngu, nhưng hiểu biết rất sâu xa, có thể biết trước những sự chưa thành hình. [tờ 7b] Nguyên trước ở thôn Như Áng, một hôm, cụ đi chơi, thấy đàn chim liệng vòng quanh trên một khoảng đất nơi dưới núi Lam sơn, trông hình như một đám người tụ hội. Cụ tự nghĩ: “Chỗ này tất là nơi đất lành”,
02/08/2011(Xem: 5891)
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục_Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
22/07/2011(Xem: 3472)
Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm, người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ. Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.
07/07/2011(Xem: 30731)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
02/07/2011(Xem: 9581)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
16/06/2011(Xem: 15703)
Thế Giới chỉ bắt đầu chú ý nhiều tới vấn đề Việt Nam và tới "những người Phật Giáo '' sau khi Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng ở Sài Gòn ngày 11.6.1963 để kêu gọi dư luận thế giới chú ý đến những khổ đau của dân chúng Việt Nam dưới những đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm . Sở dĩ sự tự thiêu của Hoà Thượng Quảng Đức đã khiến Tây phương xúc động và ngạc nhiên nhiều hơn Đông Phương là vì hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Tây phương khác với hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Đông phương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]