Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tác phẩm Thiền học Phật giáo Hàn Quốc in Kim loại Cổ nhất Thế giới đã Phiên bản 3D

18/01/202217:54(Xem: 5032)
Tác phẩm Thiền học Phật giáo Hàn Quốc in Kim loại Cổ nhất Thế giới đã Phiên bản 3D

Tác phẩm Thiền học Phật giáo Hàn Quốc
in Kim loại Cổ nhất Thế giới đã Phiên bản 3D


 

Ấn bản nhiếp ảnh của bộ sách "Sao lục Phật tổ Trực chỉ Tâm thể Thiết yếu" (초록불조직지심체요절, 抄錄佛祖直指心體要節), là giáo trình tiêu biểu để giảng dạy cho học chúng trong chốn thiền môn tự viện Phật giáo Đại thừa, sẽ được chuyển thành một cơ sở dữ liệu văn hóa 3D. Tác phẩm văn học Thiền Phật giáo Bắc truyền nêu trên là bộ sách in kim loại lâu đời nhất thế giới.

 

Trong xã hội loài người từ xưa đến nay, nền văn hoá nào cũng có những công cụ và phương tiện vật chất đặc trưng cho thời đại đó, để xã hội, cộng đồng sinh tồn và phát triển. Trong số các công cụ và phương tiện vật chất ấy, sách là một sản phẩm diệu kỳ. Trong tiến trình văn minh của nhân loại, sách luôn luôn đóng vai trò là nguồn kiến thức, là phương tiện và là một công cụ để sáng tạo và nhận thức thế giới.

 

Từ xưa đến nay, chữ viết là cách thức quan trọng nhất để lưu truyền tri thức và thông tin. Vì vậy, việc tìm ra biện pháp để lại cho hậu thế chữ viết một cách chính xác và nhanh chóng là vấn đề quan trọng nhất kể từ nghìn năm trước. Đặc biệt, việc phát minh kiểu khắc kim loại được coi là một bước cải cách thông tin. Người phát minh kiểu khắc kim loại đầu tiên trên thế giới chính là người Koryeo (Cao Ly, 고려,高麗).

 

Bộ sách "Sao lục Phật tổ Trực chỉ Tâm thể Thiết yếu" đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là danh sách Ký ức Thế giới (Memory of the World Register) vào tháng 09 năm 2001, trong nỗ lực nhằm bảo tồn di sản mang tính chất tư liệu thành một di sản chung của nhân loại.

 

"Sao lục Phật tổ Trực chỉ Tâm thể Thiết yếu" thường được viết gọn là Trực Chỉ (직지, 直指), là tài liệu bằng chữ cổ nhất của thế giới được in bằng khuôn kim loại, được in vào năm 1377 tại ngôi già lam Hưng Đức Cổ tự (흥덕사, 興德寺), Heungdeok-gu, Cheongju, tỉnh Bắc Chungcheong, Hàn Quốc. Một ngôi chùa Phật giáo tồn tại trong thời kỳ Silla và Goryeo thống nhất, như vậy "Trực Chỉ" (직지, 直指) đã có từ khoảng 78 năm trước khi cuốn Kinh thánh Gutenberg (còn được gọi là Kinh thánh 42 dòng) của Đức được xuất bản vào năm 1455 (Ất Hợi). Bộ sách "Sao lục Phật tổ Trực chỉ Tâm thể Thiết yếu" gồm tuyển tập các luận thuyết và bài giảng về đạo Phật được biên soạn bởi Thiền sư Bạch Vân Cảnh Nhàn (백운경한, 白雲景閑, 1298-1374).


thien hoc han quoc (1)thien hoc han quoc (2)thien hoc han quoc (3)thien hoc han quoc (4)thien hoc han quoc (5)thien hoc han quoc (6)thien hoc han quoc (7)thien hoc han quoc (8)thien hoc han quoc (9)thien hoc han quoc (10)thien hoc han quoc (11) 

Cơ quan dịch vụ thông tin văn hóa Hàn Quốc đã chọn chương trình do Ủy ban tổ chức Cheongju/Jikji Hàn Quốc đề xuất là người chiến thắng cho dự án cơ sở dữ liệu văn hóa.

 

 Một số mục sẽ được tạo thành dữ liệu 3D bao gồm bản in ảnh Trực Chỉ (직지, 直指) bản sắp chữ Trực Chỉ được chế tạo thông qua việc đúc sáp cũng như trang phục của triều đại Goryeo do Ủy ban tổ chức tái tạo.

 

Ủy ban có kế hoạch sử dụng dữ liệu 3D trong Lễ hội Hàn Quốc Trực Chỉ (직지, 直指) để giới thiệu một trải nghiệm thực tế ảo tương tác cho khán giả. Lễ hội quốc tế Trực Chỉ sẽ được tổ chức tại thành phố Cheongju, tỉnh Bắc Chungcheong vào tháng 10 năm 2018.

 

Tập cuối của bộ sách Trực Chỉ (직지, 直指) được Thư viện quốc gia Pháp tại Paris bảo tồn nguyên bản. Vậy tại sao Thư viện quốc gia Pháp lại bảo quản cuốn sách của Koryeo? Vào cuối thế kỷ thứ 19, thời kỳ Chosun, công sứ Pháp tại Hàn Quốc, một nhà ngoại giao, người yêu thích thư mục và nhà sưu tập nghệ thuật người Pháp Victor Émile Marie Joseph Collin de Plancy (1853-1924) đã thu thập các loại cổ thư của Hàn Quốc, bộ sách Sao lục Phật tổ Trực chỉ Tâm thể là một trong số những cổ thư này.

 

Sau khi về Pháp, Plancy đã bán đấu giá các đồ vật của mình vào năm 1911 (Tân Hợi). Nhà sưu tầm cổ thư, ông Henri Vever đã mua bộ sách Trực Chỉ (직지, 直指) và sau khi ông mất, bộ sách này được quyên góp cho Thư viện quốc gia Pháp vào năm 1950 (Canh Dần) theo di chúc của ông.

 




Vào năm 1972 (Nhâm Tý), cơ quan các cấp về sách tại Paris bao gồm Thư viện quốc gia Pháp đã tổ chức triển lãm kỷ niệm ngày sách thế giới. Thư viện quốc gia Pháp đã tuyển dụng Tiến sĩ Park Byung Sun (Tiến sĩ tại Trường Đại học Sorbonne, Pháp) là nhà nghiên cứu đặc biệt và ông Park đã chuẩn bị tổ chức buổi triển lãm. Trong quá trình đó, ông Park đã phát hiện ra bộ sách Trực Chỉ (직지, 直指).

 

Một phiên bản nhiếp ảnh được lưu giữ tại Bảo tàng in ấn thời kỳ đầu ở Cheongju. Bộ sách " Trực Chỉ (직지, 直指) được in bằng kim loại vào năm 1377, khoảng 78 năm trước khi một người Đức, Johannes Gutenberg, phát minh ra loại máy in ấn di động.

 

Năm 2005, lần đầu tiên Thiền phái Tào Khê xuất bản các bản dịch tiếng Hàn và tiếng Anh "Sao lục Phật tổ Trực chỉ Tâm thể Thiết yếu", các ấn bản mới nhất đã được hoàn thành thông qua việc rà soát lại và chỉnh sửa chính tả trong suốt năm 2020 trước khi tái bản.

 

Tổ chức Phật giáo Hàn Quốc cho biết, họ sẽ xuất bản năm 2021 bộ sách Trực Chỉ (직지, 直指) bản tiếng Pháp và thúc đẩy các dự án liên quan khác, để công bố cốt lõi thiền tông Phật giáo và khả năng văn hóa của Hàn Quốc liên quan đến công nghệ in kim loại đầu tiên trên thế giới.

 

Lip video

 

VAP 충주 흥덕사지 및 고인쇄박물관 동영상

https://www.youtube.com/watch?v=fhs4qF8FxMo&t=6s

 

Thích Vân Phong biên dịch

 (Nguồn: The Korea Bizwire)

***

facebook
youtube

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2013(Xem: 19007)
Là người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tánh tình đồng bào ta. Nếu là người trí thức Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì không xứng đáng là trí thức. Thế nên, sự nghiên cứu những mối liên quan với dân tộc, thực là điều kiện tối thiểu của những người yêu dân tộc, quê hương xứ sở.
09/10/2013(Xem: 12301)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
19/09/2013(Xem: 27325)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
05/06/2013(Xem: 4882)
Vào khoảng 4giờ chiều của ngày 10 tháng 09 năm 2003, chuẩn bị đi tụng kinh thì điện thoại lại reo. Nhấc phone để nghe và vừa niệm A Di Đà Phật, thì đầu dây vọng lại cho hay ...
01/06/2013(Xem: 20999)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
27/05/2013(Xem: 6440)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 10310)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
15/05/2013(Xem: 3471)
Triết học Phật giáo Đại thừa có hai phương diện, đó là Triết học Phật giáo Đại thừa hay Tánh không luận śūnyatāvāda) và Du-già hành tông (Yogācāra) hay trường phái Duy thức (Vijñānavāda). Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến triết học Trung quán (Madhyamaka Philosophy) hay triết học Tánh không (śūnyatā). Nói chung, đương thời có ba tên gọi dành cho Tiểu thừa và Đại thừa. Ba tên gọi dành cho Tiểu thừa là Phật giáo Nam truyền (Southern Buddhism), Phật giáo Nguyên thuỷ (Original Buddhism), và Phật giáo Tiểu thừa (Hīnayāna). Ba tên gọi dành cho Đại thừa là Phật giáo Bắc truyền (Northern Buddhism), Phật giáo Phát triển (Developed Buddhism), và Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna). Hai danh xưng đầu là do các học giả Châu Âu. Bắc truyền và Nam truyền là dựa trên yếu tố địa lý. Các học giả Châu Âu cho rằng đạo Phật được truyền bá sang các quốc gia phía Bắc Ấn Độ như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa , Nhật Bản, v.v... là Phật giáo Bắc truyền, và Phật giáo Nam truyền là đạo Phật được truyền bá đến các quốc gia
09/04/2013(Xem: 8856)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]