Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

14/09/202112:50(Xem: 5492)
Tuần 2
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 2 THÁNG 9, 2021)
 
 Diệu Âm lược dịch

 

HAITI: Nỗ lực nhân đạo của Tổ chức Từ thiện Phật giáo Từ Tế được công nhận tại  buổi lễ quyên góp sau trận động đất

Port-au-Prince, Haiti - Sau trận động đất mạnh 7.2 độ Richter xảy ra ở phía tây nam Haiti vào ngày 14-8-2021, Tổ chức Phật giáo Từ Tế đã kích hoạt hoạt động ứng phó thảm họa tại quốc gia này.

Để công nhận nỗ lực nhân đạo của hội và những nỗ lực của những đóng góp quốc tế khác, Đại sứ quán Đài Loan tại Haiti, Chính phủ Haiti và Công ty Xây dựng & Kỹ thuật Hải ngoại (OECC) đã tổ chức Lễ quyên góp tại Nhà kho Từ Tế Haiti ở Port-au- Prince vào ngày 7-9-2021 với sự tham dự của Thủ tướng Ariel Henry của nước Cộng hòa Haiti, cũng như Đại sứ danh dự của Đài Loan tại Haiti, Richard Ku.

Các tình nguyện viên của Từ Tế Haiti và Đội ứng phó với động đất Haiti của Từ Tế, bao gồm các thành viên từ New York và California, cũng có mặt.

Sự kiện này đã ghi nhận sự đóng góp 25 tấn hàng viện trợ nhân đạo từ chính phủ Đài Loan, tổ chức Từ Tế và Hội Hồng thập Tự Đài Loan, bao gồm các máy tạo oxy, khẩu trang, quần áo bảo hộ, túi ngủ, khẩu phần ăn khô, lều, bạt, và bộ dụng cụ y tế.

Dấu ấn của các hỗ trợ của Từ Tế tại Haiti bắt đầu từ năm 1998. Trong thập niên qua, Từ Tế đã xây dựng lại 4 ngôi trường bị phá hủy trong trận động đất ở Haiti năm 2010, cung cấp thường xuyên gạo và nhu yếu phẩm cho các gia đình nghèo khó, và thành lập một nhà kho trong khuôn viên để lưu trữ và tổ chức hàng cứu trợ.

(PR Newswire – September 9, 2021)

 

TinTuc_PGTG_2021-09-2-000

 

Tình nguyện viên Hội Từ Tế (mặc quần trắng, bên trái) cùng với Đại sứ Đài Loan tại Haiti (đứng giữa) và Thủ tướng Haiti (thứ hai, bên phải) tại lễ tặng hàng cứu trợ nhân đạo ở Port-au-Prince, Haiti
Photo: PR Newswire

 

NEPAL: Tu viện Phật giáo Dathu Baha 300 năm tuổi được tu sửa

BHAKTAPUR: Dathu Baha (Jetbarna Mahabihar) một tu viện 300 năm tuổi - có trụ sở tại đô thị Madhyapur Thimi - ở Bhaktapur, đã được tu sửa.

Ngôi chùa Phật giáo không được tu sửa trong thời gian dài này phần lớn đã bị trận động đất tháng 4-2015 làm hư hại.

Các công việc trùng tu đã khởi động theo sự khởi xướng của Thị trưởng Madan Sundar Shrestha, và ngôi chùa đã được khôi phục lại theo cấu trúc nguyên bản.

Bốn mặt của tu viện được tái tạo theo phong cách kiến ​​trúc thời đại Malla.

Đất sét vàng, trắng và đen đã được sử dụng cho việc tu sửa. Mặt trước của tu viện đã được cải tạo với chi phí 5.4 triệu Rupees, và với lễ khánh thành của Thị trưởng Shrestha, các nghi lễ hàng ngày ở đây đã bắt đầu.

(NewsNow - September 9, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-09-2-001

Tu viện Phật giáo Dathu Baha 300 năm tuổi sau khi được trùng tu
Photo: NewsNow

 

ÚC ĐẠI LỢI: Viện Kim Cương thừa của Úc tổ chức Hội nghị Trực tuyến Toàn cầu về ‘Đạo pháp trong cuộc sống hàng ngày’

Viện Kim Cương thừa, một trung tâm Phật giáo Tây Tạng theo truyền thống Gelugpa, tổ chức hội nghị trực tuyến ‘Đạo pháp trong cuộc sống hàng ngày’  miễn phí với các giáo viên, học giả, tác giả và bác sĩ y khoa từ khắp nơi trên thế giới. Được tổ chức tại Úc, với hầu hết những người thuyết trình trong nước và nước lân cận Tân Tây Lan, sự kiện sẽ quy tụ hơn 20 giáo viên hàng đầu để thảo luận về các chẩn đoán của Phật giáo về các căn bệnh hiện đại và các công cụ để khắc phục chúng.

Hội nghị diễn ra vào ngày 11-9 từ 8:45 am - 3:00 pm Giờ chuẩn miền Đông Úc; nhằm ngày 10- 9 từ 6:45 pm - 1:00 am giờ EDT (múi giờ miền Đông của Bắc Mỹ) đối với những người ở Châu Mỹ.

Trong số những người tham gia có các giảng viên hàng đầu B. Alan Wallace, một cựu tu sĩ Gelugpa và dịch giả, người đã trở thành một chuyên gia học thuật về Phật giáo Tây Tạng, và Ven. Robina Courtin, một nữ tu Phật giáo theo truyền thống Gelugpa và là người sáng lập Dự án Nhà tù Giải phóng. Cả hai diễn giả này thuyết trình từ Hoa Kỳ.

Các bài nói chuyện khác sẽ đến từ một số giảng viên đáng kính từ Tổ chức Bảo tồn Truyền thống Đại thừa (FPMT), và từ một số giảng viên khác từ các quốc gia khác nhau.

(Buddhistdoor Global – September 09, 2021)Poster Hội nghị Trực tuyến Toàn cầu về ‘Đạo pháp trong cuộc sống hàng ngày’

Photo: hopin.com

 TinTuc_PGTG_2021-09-2-002

Bottom of Form

 

CAM BỐT: Các đền chùa Phật giáo ở Cam Bốt mở cửa cho Lễ hội Pchum Ben trong bối cảnh cảnh báo Đại dịch

Trong bối cảnh các biện pháp phòng chống và kiểm soát đại dịch trên toàn quốc, Bộ Tín ngưỡng và Tôn giáo của Cam Bốt đã cho phép tất cả các tự viện Phật giáo trên toàn quốc tổ chức lễ hội Pchum Ben  (Ngày Tổ tiên). Ông Chhit Sokhon, Bộ trưởng Bộ Tín ngưỡng và Tôn giáo, cho biết lễ Pchum Ben sẽ được tổ chức từ ngày 22-9 đến ngày 6-10 năm nay, sau đó là lễ dâng y Kathina kéo dài một tháng từ ngày 22-10 đến ngày 15-11.

Bộ trưởng Sokhon nói rằng lễ Pchum Ben và lễ Kathina sẽ được tổ chức tốt, cho phép các Phật tử tham gia mà không có nguy cơ bị lây nhiễm bởi COVID-19. Các tu viện phải tuân theo các hướng dẫn an toàn nghiêm ngặt của Bộ Y tế và chính quyền địa phương để thực hiện các biện pháp phòng chống đại dịch.

Ông Sokhon nói: “Tất cả các chùa [tu viện] phải được quét dọn, trang hoàng, có đèn màu, cờ hiệu, cờ tôn giáo, cờ hoàng gia, biểu ngữ và khẩu hiệu để chào mừng lễ Pchum Ben và lễ Kathina, theo truyền thống của người Khmer”.

(Buddhistdoor Global – September 10, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-09-2-003TinTuc_PGTG_2021-09-2-004

 

Hình ảnh lễ Pchum Ben hàng năm :
Ảnh trên - Phật tử cúng dường chư tăng tiền, y phục cùng các vật phẩm khác
Ảnh dưới - Phật tử cúng thức ăn lên ông bà tổ tiên trong lễ Pchum Ben
Photos: Buddhistdoor Global
Touists visit a stone Buddha in Tianti Mountain Grottoes in Wuwei Cityhwest China's Gansu Province, on Aug. 20, 2021. Photo by nuaChen Bin.

TRUNG QUỐC: Đôi bàn chân cuả tượng Phật 1,600 năm tuổi đã được phục hồi

Việc trùng tu bàn chân của tượng Phật bằng đá có niên đại 1,600 năm trong hang động núi Tianti, một trong số những nơi lâu đời nhất của Trung Quốc, đã được hoàn thành.

Tượng Phật ở tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc được xây dựng trên đá sa thạch đỏ mỏng manh bên cạnh một hồ chứa nước. Nước thấm và sự phong hóa đã làm hư hỏng các bộ phận của bức tượng bao gồm cả bàn chân.

Vào tháng 5-2020, dự án trùng tu tượng này được khởi động.

“Phần khó khăn nhất là công việc sửa chữa ở 2 bàn chân, nơi đã bị thấm nước nghiêm trọng”, theo lời của Qiao Hai thuộc Học viện Đôn Hoàng, nơi đã thực hiện việc trùng tu. “Các công nhân đã rút nước từ nền và bãi đá xung quanh tượng Phật bằng đá này, loại bỏ các khối đá rời, tìm ra kích thước và đặc điểm ban đầu của đôi bàn chân bị hư hại nặng, và phục hồi nó về lại nguyên mẫu”, Qiao nói. “Dự án có thể giúp bảo vệ phần nền của bức tượng lịch sử và khôi phục tính toàn vẹn tổng thể của nó".

Sơn động Tianti, nằm trong số các nguyên mẫu của động Vân Cương và động Long Môn, được giới học thuật Trung Quốc gọi là "tổ tiên của các hang động". Sơn động này được xây dựng lần đầu tiên vào triều đại Đông Tấn (317-420) và đang được bảo vệ cấp nhà nước.

(Big News Network – September 12, 2021)

Đôi bàn chân cuả tượng Đại Phật 1,600 năm tuổi tại núi Tianti ở Cam Túc (Trung Quốc) đã được phục hồi

Photo: Big News Network

 TinTuc_PGTG_2021-09-2-005

 

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/02/2012(Xem: 3194)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
25/01/2012(Xem: 5070)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
24/01/2012(Xem: 10941)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
19/01/2012(Xem: 6107)
Từ Ấn Ðộ du nhập vào Trung Quốc, Phật giáo đã nhanh chóng hòa nhập vào các hệ tư tưởng văn hóa - tôn giáo bản địa. Trong quá trình du nhập, hình thành và phát triển có thể nói Phật giáo Trung Quốc đã tạo ra bản sắc riêng so với nguồn cội Ấn, đồng thời đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống tư tưởng - văn hóa Trung Quốc. Công lao ấy thuộc về các bậc cao tăng của nhiều thế hệ Phật giáo Trung Quốc.Ðây là ý kiến nhận định chung của các nhà nghiên cứu văn hóa - tư tưởng Trung Quốc: Giáo sư Zenryu Tsukamoto trong tác phẩm The Path of the Buddha đã nhận định: "Chính nhiều các thế hệ thiền sư trong nỗ lực truyền giáo đã đưa tư tưởng và nghệ thuật Phật giáo vào trong nền văn hóa Trung Quốc và đem lại sự thay đổi vĩ đại trong văn hóa, triết học, văn học, nghệ thuật và ngay cả trong các tập tục truyền thống của dân tộc Trung Quốc" (1).
07/01/2012(Xem: 5350)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
07/01/2012(Xem: 9721)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 9033)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
02/01/2012(Xem: 3636)
Thi hào Tagore đã có lần ca ngợi đất nước Ấn Độ của ông qua mấy câu thơ: “Khi anh cất lên tiếng gọi thì Họ đến Ấn Độ Giáo và Phật Giáo, Kỳ Na Giáo và đạo Sikh, Đạo Parsi, Hồi Giáo và Thiên Chúa. Đông và Tây gặp nhau Thể xác đồng nhất với tình yêu nơi linh thiêng của anh Chiến thắng thuộc về kẻ tạo ra tâm hồn nhân loại Chiến thắng thuộc về kẻ kiến tạo định mệnh của Ấn Độ.” (Rabindranath Tagore)
10/10/2011(Xem: 14976)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
11/08/2011(Xem: 3165)
Sự quan tâm của tôi là điều thúc đẩy bằng một đề án đã đưa tôi lần đầu tiên đến những nơi mà Đức Phật đã sống và giảng dạy - Shravasti, Kusinagar, Gaya, Vaishali, Rajgir, Boddhgaya[1]. Lần đầu tiên, tôi đã có một cảm giác địa lý rõ ràng về thế giới của Đức Phật. Nó đã tạo nên một khuôn thức nào đấy mà trong ấy tôi đã bắt đầu đọc lại tam tạng Pali. Tôi đã bắt đầu nhìn vào kinh luận trong một ánh sáng khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567