Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

10/06/201708:35(Xem: 10653)
Tuần 1

 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 1 THÁNG 6, 2017)
                                        
Diệu Âm lược dịch
 

 

BAGLADESH: Tu viện Phật giáo Dhammarajika tổ chức các bữa ăn iftar cho người Hồi giáo

Tu viện Phật giáo Dhammarajika cung cấp bữa ăn iftar cho người Hồi giáo nghèo đói trong tháng lễ Ramadan linh thiêng.

Là một dấu hiệu của sự thân thiện và lòng từ bi, Tu viện Dhammarajika ở khu Basabo của thủ đô Dhaka đã cung cấp các bữa ăn iftar cho những người nghèo đói của cộng đồng này trong mỗi tháng lễ Ramadan kể từ năm 2013.

Được đề ra bởi Hòa thượng Suddhananda Mahathero, sáng kiến nổi bật này - một gương mẫu hiếm có – tái khẳng định tinh thần thế tục bất diệt của Bangladesh, sau khi đất nước này gần đây đã chứng kiến một số bất ổn về tôn giáo.

Trong mỗi buổi tối của tháng ăn chay linh thiêng, một hàng dài những người nghèo đứng chờ trước cổng Phật viện để nhận bữa iftar mà người Hồi giáo ăn sau ngày nhịn đói.

(Dhaka Tribune – June 2, 2017)

 2017-06-01-0000

2017-06-01-0001

Tu viện Phật giáo Dhammarajika cung cấp bữa ăn iftar cho người nghèo Hồi giáo trong tháng lễ Ramadan
Photos: Mahmud Hossain Opu

 

 

NGA: Thủ tướng Ấn Độ tặng ngôi chùa Phật giáo ở St. Petersburg bộ kinh Phật giáo Urga Kanjur quý hiếm

St. Petersburg, Nga – Ngày 2-6-2017, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tặng chùa Datsan Gunzchoinei ở St. Petersburg hơn 100 tập kinh Urga Kanjur.

Phiên bản Urga (Mông Cổ) này của kinh Phật giáo Tây Tạng Kanjur mãi tới năm 1955 mới được biết đến, khi giáo sư Raghi Vira mang đến Ấn Độ bộ kinh đầy đủ gồm 104 tập với một tập ghi danh mục. Ông đã được Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ tặng, như một bản hiếm có trong thư mục. 

Bản kinh Kanjur này đã được sửa đổi, biên tập và khắc bản gỗ từ năm 1908 đến 1920 dưới sự bảo trợ của vị Jibcumdampa cuối cùng của Mông Cổ. Nó được so sánh với phiên bản Đức Cách (của tộc Tạng Cam Tư) và 2 phiên bản tiếng Hán. Nó vẫn giữ theo thứ tự của kinh Tshal-pa Kanjur, vốn dựa trên bản danh mục cổ.

(ANI – June 2, 2017)

 2017-06-01-0002

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tặng chùa Datsan Gunzchoinei ở St. Petersburg bộ kinh Urga Kanjur
Photo: ANI

 

 

ẤN ĐỘ: Cảnh sát bắt giữ 2 kẻ đánh cắp pho tượng Phật 900 năm tuổi

Ngày 4-6-2017, Cảnh sát hình sự Delhi đã thu hồi một tượng Phật Pema Lingpa vốn bị đánh cắp từ một tu viện ở huyện Tawang của bang Arunachal Pradesh. Pho tượng bằng vàng này - cao 15,24 cm, có gắn một viên đá quý trên bàn tay – được cho là khoảng 900 năm tuổi, bị mất từ nhà của vị trưởng lạt ma.

Cảnh sát đã bắt giữ con rể cũ của vị lạt ma và bạn gái của anh ta khi cặp đôi này đang cố bán pho tượng trị giá khoảng 200,000 Rupees cho một khách hàng tại khu Majnu Ka Tilla.

Tượng Phật nói trên thường được cất kỹ tại nhà của vị trưởng lạt ma và trưng bày trước công chúng, đặc biệt là trong các sự kiện tôn giáo ở Arunachal Pradesh.

(TNN – June 6, 2017)

 2017-06-01-0003

Tượng Phật Pema Lingpa
Photo: TNN
 

BHUTAN: Công chúa Nhật Bản viếng bảo tàng và Phật viện ở Paro

Paro, Bhutan – Ngày 5-6-2017, Công chúa Mako của Nhật Bản đã viếng một tu viện Phật giáo và một bảo tàng quốc gia trong chuyến thăm vương quốc Bhutan ở vùng Hi Mã Lạp Sơn.

Mako, 25 tuổi, đã viếng Paro Dzong, một trung tâm hành chính và cũng là một tu viện Phật giáo. Công chúa cũng tham quan bảo tàng quốc gia mà cha mẹ cô (Hoàng tử Fumihito và Công nương Kiko) cũng như Thái tử Nahuhito đã từng viếng.

Công chúa Mako rất thích những mặt nạ truyền thống và những bức họa Phật giáo được trưng bày tại bảo tàng.

Trước đó trong cùng ngày, công chúa đã tham quan những nơi có liên quan đến Keiji Nishioka, chuyên gia nông nghiệp người Nhật đã quá cố, là người được gọi là “cha đẻ của nông nghiệp Bhutan”.

(Asahi Shimbun – June 6, 2017)

2017-06-01-00052017-06-01-0004

Công chúa Mako viếng tu viện và bảo tàng tại thị trấn Paro, Bhutan
Photos: Ayako Nakada

 

 

TRUNG QUỐC: Khám phá lại ngôi chùa Phật giáo thế kỷ thứ 4 bên dưới thành phố Thành Đô

Gần đây, các phế tích của chùa Fugan, một di tích Phật giáo nổi tiếng từ triều Đông Tấn (317 AD – 589 AD) đến triều Nam Tống (1127-1279) đã được tái khám phá bên dưới đường Shiye ở Thành Đô (Tứ Xuyên) bởi các nhà khảo cổ học.

Đến nay các vật tạo tác được tái khám phá bao gồm hơn 1,000 bia bằng đất sét khắc kinh Phật và hơn 500 tác phẩm khắc đá về Đức Phật và chư Bồ tát. Nhiều đồ gốm sứ gia dụng và các vật liệu xây dựng cũng đã được tìm thấy.

Các nhà khảo cổ đã khai quật khoảng 11,000 m2, vốn chỉ là một phần của khu chùa này khi nó còn hoạt động vào thời nhà Tùy và nhà Đường (581 AD – 907 AD).

Chùa Fugan là một ngôi chùa nổi tiếng trong số các chùa cổ từng phát triển mạnh trong thời kỳ thịnh vượng của nhà Đường, nhưng dần dần suy tàn trong những cuộc chiến của thời nhà Tống.  

(NewsNow – June 6, 2017)

2017-06-01-0006

 Các nhà khảo cổ đang làm việc tại khu di tích Chùa Fugan ở Thành Đô, Tứ Xuyên (Trung Quốc)
Photos: scmp.com

 

 
 
Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/02/2012(Xem: 3194)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
25/01/2012(Xem: 5070)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
24/01/2012(Xem: 10941)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
19/01/2012(Xem: 6107)
Từ Ấn Ðộ du nhập vào Trung Quốc, Phật giáo đã nhanh chóng hòa nhập vào các hệ tư tưởng văn hóa - tôn giáo bản địa. Trong quá trình du nhập, hình thành và phát triển có thể nói Phật giáo Trung Quốc đã tạo ra bản sắc riêng so với nguồn cội Ấn, đồng thời đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống tư tưởng - văn hóa Trung Quốc. Công lao ấy thuộc về các bậc cao tăng của nhiều thế hệ Phật giáo Trung Quốc.Ðây là ý kiến nhận định chung của các nhà nghiên cứu văn hóa - tư tưởng Trung Quốc: Giáo sư Zenryu Tsukamoto trong tác phẩm The Path of the Buddha đã nhận định: "Chính nhiều các thế hệ thiền sư trong nỗ lực truyền giáo đã đưa tư tưởng và nghệ thuật Phật giáo vào trong nền văn hóa Trung Quốc và đem lại sự thay đổi vĩ đại trong văn hóa, triết học, văn học, nghệ thuật và ngay cả trong các tập tục truyền thống của dân tộc Trung Quốc" (1).
07/01/2012(Xem: 5350)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
07/01/2012(Xem: 9721)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 9033)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
02/01/2012(Xem: 3636)
Thi hào Tagore đã có lần ca ngợi đất nước Ấn Độ của ông qua mấy câu thơ: “Khi anh cất lên tiếng gọi thì Họ đến Ấn Độ Giáo và Phật Giáo, Kỳ Na Giáo và đạo Sikh, Đạo Parsi, Hồi Giáo và Thiên Chúa. Đông và Tây gặp nhau Thể xác đồng nhất với tình yêu nơi linh thiêng của anh Chiến thắng thuộc về kẻ tạo ra tâm hồn nhân loại Chiến thắng thuộc về kẻ kiến tạo định mệnh của Ấn Độ.” (Rabindranath Tagore)
10/10/2011(Xem: 14976)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
11/08/2011(Xem: 3165)
Sự quan tâm của tôi là điều thúc đẩy bằng một đề án đã đưa tôi lần đầu tiên đến những nơi mà Đức Phật đã sống và giảng dạy - Shravasti, Kusinagar, Gaya, Vaishali, Rajgir, Boddhgaya[1]. Lần đầu tiên, tôi đã có một cảm giác địa lý rõ ràng về thế giới của Đức Phật. Nó đã tạo nên một khuôn thức nào đấy mà trong ấy tôi đã bắt đầu đọc lại tam tạng Pali. Tôi đã bắt đầu nhìn vào kinh luận trong một ánh sáng khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567