Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

08/10/201721:48(Xem: 12193)
Tuần 1
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
  (TUẦN THỨ 1 THÁNG 10, 2017)
                                       
Diệu Âm lược dịch

 

 

NHẬT BẢN: Nghi lễ Phật giáo trong cuộc diễn hành qua chiếc cầu Nunobashi

Tateyama, Nhật Bản - Là một phần của nghi lễ Phật giáo tại huyện Tateyama ở tỉnh Toyama, vào ngày 24-9-2017 những phụ nữ mặc đồ trắng và bịt mắt đã diễn hành qua chiếc cầu Nunobashi.

Vào thời Edo (1603-1868), phụ nữ bị cấm leo lên ngọn núi linh thiêng Tateyama, và cuộc diễn hành “Nunobashi kanjo-e” - theo đó nữ tín đồ phải bịt mắt trong hành trình này - đã là một sáng kiến để cho phép phụ nữ cầu nguyện cho sự tái sinh trong lạc cảnh Phật giáo. 

Nghi lễ này đã biến mất vào thời Minh Trị, nhưng được phục hồi vào năm 1996, và trong thời gian gần đây đã được tổ chức ba năm một lần. Năm nay có 110 phụ nữ đi qua cầu Nunobashi dài khoảng 45 mét như một phần của sự kiện.

(NewsNow – October 1, 2017)

2017-10-01-000

Nữ Phật tử trong nghi lễ đi qua cầu Nunobashi tại Tateyama, Nhật Bản
Photo: Maichini

 

 

ĐÀI LOAN: Viên chức của Vatican viếng Hội Từ Tế tại huyện Hứa Liên

Đài Bắc, Đài Loan – Ngày 30-9-2017 - trong thời gian dự Hội nghị Hải Tông đồ Thế giới lần thứ 14 tại Đài Loan - Đức Hồng Y Peter Turkson của Vatican đã viếng trụ sở Hội Phật giáo Từ Tế tại huyện Hứa Liên, nơi ông đàm đạo cùng Ni sư Cheng Yen, người sáng lập Hội, về các vấn đề liên quan đến môi trường.

Hồng Y Turkson cảm ơn Từ Tế về những nỗ lực cứu trợ của Hội tại nước Cộng hòa Siera Leone sau trận lở đất vào tháng 8, bao gồm không chỉ cung cấp cứu trợ mà còn giúp tái thiết một nhà thờ địa phương. Ông nói mình mong muốn cùng Từ Tế đóng góp cho nhân loại.

Đáp lại, Ni sư Cheng Yen cảm ơn Hồng Y Turkson về sự ủng hộ và công nhận Hội Từ Tế của Vatican và nói rằng bà nhận thấy sự tương đồng trong tình yêu thương mà cả Công giáo và Phật giáo cùng đề cao.

(NewsNow – October 1, 2017)

2017-10-01-001

Trụ sở của Hội Từ Tế tại Hứa Liên, Đài Loan
Photo: Wikipedia

 

 

THÁI LAN: Mưa hoa cho Mùa Chay Phật giáo

Bang Phli, Thái Lan – Ngày 4-10-2017, một chiếc thuyền được trang trí chở một tượng Phật lớn bằng vàng đã là trung tâm của sự chú ý khi thuyền đi trên sông Bang Pakong trong lễ hội Rap Bua (hay Lễ hội Nhận Hoa Sen) tại huyện Bang Phli của tỉnh Samtu Prakan.

Sự kiện này là một truyền thống trong khu vực để kỷ niệm ngày cuối cùng của Mùa Chay Phật giáo, thường được tổ chức một ngày trước khi chính thức kết thúc thời kỳ này, khi Phật tử ném hoa sen cúng dường lên tượng Phật trên chiếc thuyền.

Hoa sen được xem là linh thiêng vì tương truyền Đức Phật đã bước đi trên chúng khi Ngài đản sinh.

(Straits Times – October 5, 2017) 

2017-10-01-002

Thuyền chở tượng Phật bằng vàng đi trên sông Bang Pakong, Thái Lan, trong Lễ hội Nhận Hoa Sen
Photo: Straits Times

 

 

ẤN ĐỘ: Quần thể di tích Phật giáo tại Sanchi

Sanchi, Madhya Pradesh - Nằm cách Bhopal khoảng 46 km, thành phố Sanchi là một quần thể các di tích Phật giáo. Được xem là một trong những công trình kiến trúc bằng đá cổ xưa nhất ở Ấn Độ, di tích Phật giáo tại Sanchi là những minh họa cổ điển về nghệ thuật và kiến trúc Mauryan dưới dạng bảo tháp, đền thờ và tu viện.

Có 50 di tích trên đồi Sanchi cùng với 3 bảo tháp và nhiều đền chùa, và một trụ A Dục Vương nguyên khối – vốn là trọng tâm của sự quan tâm và kính ngưỡng toàn cầu.

Bảo tháp Sanchi là một di tích lớn được xây dựng để miêu tả cuộc đời và hành trình của Đức Phật Cồ Đàm. Điều thú vị nhất về bảo tháp này là Đức Phật Cồ Đàm được miêu tả đặc trưng bằng pháp luân, pháp tòa và dấu chân của Ngài hơn là bằng hình tượng. Bảo tháp Sanchi là một kiểu mẫu của sự xuất sắc về chữ khắc, vốn có thể được nhìn thấy rõ ràng trên 4 cửa ngõ của tháp này.

(ET – October 5, 2017)


2017-10-01-003
Bảo tháp Sanchi (Ấn Độ) 
Photo: Google 

 

 

BANGLADESH: Lễ hội Phật giáo Kathin Chibar Dan bắt đầu tại khu vực Chittagong Hill Tracts

Kithin Chibar Dan (Lễ Dâng Y), lễ hội tôn giáo lớn nhất của đạo Phật trong khu vực Chittagong Hill Tracts (CHT), đã bắt đầu vào ngày 6-10-2017 nhằm tìm kiếm hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc toàn cầu. Chương trình kéo dài một-tháng này khởi động thật sôi nổi và hoan hỉ tại Arjopur Dharmaujjal Ban Bihar ở vùng Baghaichhari thuộc quận Rangamati.

Các nhà tổ chức cho biết vào dịp này chư tăng được dâng y (Kithin Chibar) cúng dường vào khoảng 2:00 pm. Vào buổi tối, Phật tử tổ chức Lễ Pradwip và thả thiên đăng (fanush).

Các chương trình như vậy sẽ được tổ chức suốt tháng tại khu vực CHT.

2017-10-01-004

Phật tử dâng y cúng dường chư tăng tại Lễ Dâng Y ở quận Rangamati, CHT (Bangladesh)
Photo: Anvil ChakmaTop of Form

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 


quadiacau_thegioi

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/04/2014(Xem: 12471)
Chào mừng Đại lễ Phật Đản Vesak LHQ 2014 tổ chức tại Việt Nam, được sự hỗ trợ của Ban thư ký Đại lễ Vesak, một ê kíp gồm nhiều đạo diễn, quay phim kỳ cựu của Truyền hình An Viên (AVG) đã thực hiện bộ phim tài liệu 10 tập có nhan đề "Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc".
24/03/2014(Xem: 27735)
Nói đến chùa Thiên Ấn không ai còn lạ về ngôi chùa này, một thắng tích được xem là “đệ nhất thắng cảnh„ cách trung tâm 3,5km (độ 10 phút xe hơi) nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc của thành phố Quảng Ngãi.
12/01/2014(Xem: 5703)
Mở đầu cuốn Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam, Quyển 1, nhà sử học Phạm Cao Dương viết: Dù sống tản mác ở bất cứ phương trời nào, trong bất cứ quốc gia nào hay ở chính quốc, người Việt Nam đều thuộc về một dân tộc thuần nhất, có chung một nguồn gốc, một quá khứ và những ước vọng chung về một ngày mai tươi đẹp huy hoàng.
12/01/2014(Xem: 4474)
Trước khi Phật Giáo truyền vào Việt Nam trong khoảng một hoặc hai thế kỷ trước Tây Lịch, trên mảnh đất nằm ở phía đông nam của Châu Á trông ra Biển Thái Bình bao la này đã có một dân tộc Lạc Hồng hiện hữu. Như thế nói theo ngôn ngữ khoa học, trong dòng máu của người Phật tử Việt Nam có hai nhiễm sắc thể: Người Việt Nam và người Phật tử. Trên danh nghĩa là hai yếu tính, nhưng thực tế đó chỉ là cuộc sống của một người, một người Phật tử Việt Nam.
25/12/2013(Xem: 11432)
Được tin trễ, hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011, tổ chức tại Bình Dương, nên chúng tôi không chuẩn bị kịp để tham dự. Rất tiếc cho việc thiếu cơ duyên của mình. Qua bài tham luận mang tính chủ quan nhưng có đủ bằng chứng cụ thể và đã được thí nghiệm nhiều lần ở nhiều nơi, nên chúng tôi có thể khẳng định “Ba giờ huấn luyện, 10 ngày hoằng hóa, đưa Phật pháp đến nông thôn”. Trước lúc trình bày phương cách, chúng tôi xin có vài nhận xét nhỏ nhưng cần thiết:
25/12/2013(Xem: 12116)
Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.
25/12/2013(Xem: 7601)
Kỹ niệm 1000 năm Thăng Long, thiết nghĩ, không hoàn toàn chỉ giới hạn trong việc kỹ niệm quyết định của vua Lý Thái Tổ đời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mà còn cần kỹ niệm những tinh hoa siêu việt đặc thù của hai thời đại Lý Trần, một thời đại vẽ vang, oanh liệt và thịnh trị chưa từng có trong lịch sử nước nhà hơn ngàn năm trước. Đặc biệt là kỳ tích nước Đại Việt đánh thắng quân Nguyên Mông, một đạo quân bách chiến bách thắng thống lĩnh cả thiên hạ, không những một lần mà đến ba lần. Bài nầy cố gắng nêu lên một số đặc điểm tiêu biểu của thời Lý Trần để từ đó chúng ta có thể hãnh diện, một cách có thực, việc kỹ niệm một thời đại vàng son hiếm thấy trong lịch sử Đại Việt.
25/12/2013(Xem: 11284)
Thật là một hân hạnh lớn cho chúng tôi hôm nay được về tham dự Đại hội kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Thật vậy, từ ngàn dặm xa xôi mà được về thăm quê hương đã là một điều hạnh phúc, lại được phép trình bày một số thao thức của một người con Phật trước những người đồng đạo mà cũng là đồng bào cùng chung một ước mơ, thì thật là một cơ duyên hiếm có.
01/12/2013(Xem: 3223)
Như quí vị đã biết, trước hết tôi là một tu sĩ Phật Giáo, hoằng pháp độ sanh là sứ mệnh thiêng liêng của người tu hành. Sứ mệnh thiêng liêng đó không ngoài đường phục vụ con người và xã hội mà nhà sư đang sống trong cõi đời ta bà khổ lụy nầy!
01/12/2013(Xem: 8841)
Bài hát này người viết thực hiện vào năm 1994, khi đó là lúc kỷ niệm tròn mười năm Hòa Thượng viên tịch. Như vậy tình đến nay, bài hát đã được 19 tuổi. Bài hát được nghệ sĩ út Bach Lan dàn dựng một năm sau đó và nghệ sĩ Thanh Ngân thể hiện rất xuất sắc. Xin mời quý vị nghe lại bài ca năm ấy, một chút lặng lòng tưởng nhờ một công hạnh to lớn. Bài ca mang tên CÔNG HẠNH LƯU ĐỜI. (đính kèm mp3).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]